Thơ

Trang thơ Nguyễn Minh Châu
Thơ - Tuấn TT
Chùm thơ Đông Hương
Thơ - Huy Văn


Thơ Văn 2020
Thơ Văn 2019
Thơ Văn 2018
Thơ 2017 - 2022
Thơ Văn 2023


Chuyện về nguồn
Nhớ Cha
Thu chiều… lặng lẽ
Chim kêu… nỗi ḷng
Nh́n Thu … Thương Phận
Huynh đệ chi binh
Quanh thau rượu
Hoàng hôn bên đồi
Nén hương mùa kiếp nạn
Tháng Tư… Trang sử…
Thằng lính già thương cảm
Thằng lính già cô độc
Thằng lính già ngủ mơ
Thằng lính già hoài niệm
Thằng lính già nhớ bạn
Phục Sinh nhiệm màu
Thương tích
Nửa đêm tỉnh giấc
Vá cờ
Xuân...và Quê tôi
Đă 50 năm
Ai nợ ai…?
Nỗi ḷng viễn xứ
Quà tặng
Quê hưong ngàn trùng
Đừng gọi tôi là ân nhân
Mùa Thu đất khách
Quê hương tôi đánh mất
Từ biệt đồng đội
Dậy đi em
Ngày chia tay
Hương xưa của tôi
Nặng trĩu niềm dau
Nổi sầu muôn thuở
Thương em…
Đếm Sao…
Hè về không Phượng đỏ
Về thăm chốn xưa
Ḍng Đời …
Ước mơ Phá Tam Giang
Ánh trăng xưa
Anh hùng tử, khí hùng bất tử
Một bài thơ không tên
45 năm đợi chờ & mơ ước
Sài G̣n yêu
Ngày đại thọ
Ḷng sơn gửi tạm giữa đất trời
Mông lung
Ḥn khô
Đêm ngủ tôi mơ
Cali mùa hạnh ngộ
Nhớ măi
Vẫn t́m em
Tháng tư hành
Gánh phù vân
Quốc hận
Nhắn lời
I am a soldier born to die
Tháng 2! Xuân vẫn ngát hương đời
Nhớ xuân xưa
Xin em
Cũng đành thôi
Đêm xuân nhớ mẹ
Mừng sinh nhật
Phút cuối
Đoản khúc Đà Lạt
Chờ
Hương ḷng
Nỗi ḷng biết ngỏ cùng ai ?
Cho anh nói lời xin lỗi với thằng em
Hồn thức giấc
Khóc cho người nằm xuống
Vọng cố hương… nỗi nhớ
Nỗi niềm riêng
Hương xưa của tôi
Mùa Trạng Nguyên

 

 

 

 

 

 


NĂM TỊ NÓI CHUYỆN RẮN


Bát Sách

Năm tới, theo âm lịch, là Ất Tị, tức là con rắn. Tại sao rắn ḿnh gọi là Tị th́ tôi không biết, Tầu gọi là Xà, thuộc bộ Trùng, với chữ trùng bên trái, chữ tha bên phải.

Đây không phải là một bài về sinh vật học nên tôi chỉ tóm tắt những chi tiết chính về loài rắn, những đặc điểm của chúng.

Rắn là loài động vật ḅ sát, ăn thịt, không có chân, thân tṛn và dài, thuộc phân bộ (subordo) serpentes, có xương sống tới mấy trăm đốt, tùy theo chiều dài, nối với xương sườn ở phần thân. Da rắn có vẩy, xếp chồng lên nhau. Rắn lột da mỗi năm mấy lần, trẻ nhiều, ǵa ít. Sọ của đại đa số các loại rắn có nhiều khớp nối khiến nó có thể nuốt con mồi lớn hơn đầu. Phần lớn các loại rắn chỉ có một phổi bên phải, phổi trái không có, hoặc rất nhỏ. Tim rắn có màng bọc, và di chuyển được để tránh bị tổn thương khi mồi quá lớn chạy qua thực quản.

Lá lách, túi mật, tụy tạng giúp lọc máu, và máu chảy qua thận trước khi trở về tim.

Thị lực của rắn thay đổi theo loài, có khi lờ mờ, có khi rất rơ.

Lưỡi rắn để nhận mùi và vị, nên hay tḥ ra, có khi rất xa.

Phần cơ thể tiếp xúc với mặt đất rất nhậy cảm với những rung động, giúp rắn biết có con vật khác tới gần. Rắn có thể cảm nhận được nhiệt độ của các động vật có vú và máu nóng, giúp rắn săn mồi.

Theo Wikipedia, rắn di chuyển bằng chuyển động sóng ngang, uốn lượn nghiêng, chuyển động concertina, vận động thẳng. Thú thật tôi không hiểu ǵ cả, thấy rắn là sợ hết hồn…

Rắn thụ tinh trong, đẻ trứng, trừ một vài loại đẻ con.

Rắn hiện có 20 họ, 500 chi, 3500 loài hay loại. Kích thước rất khác biệt, từ 10cm tới 8,9 mét

Trong 3500 loại, 725 loại có độc, 250 loại có thể giết chết người bằng một nhát cắn. Nọc độc được giữ trong các tuyến ở phía sau đầu, có ống dẫn tới các răng rỗng hay có khía ở hàm trên. Nọc độc này là một hỗn hợp proteine phức tạp, thuộc các nhóm neuro, hemo, hay cytotoxine, thêm chất hyaluronidase làm nọc độc khuếch tán nhanh chóng trong cơ thể của sinh vật bị cắn. Loại này giết con mồi bằng nọc độc rồi mới nuốt.

Loài không có độc th́ nuốt sống con mồi, hoặc giết bằng cách quấn, vặn và xiết trước khi nuốt.

Thôi miên rắn là tṛ lừa đảo, v́ rắn không có tai, không nghe nhạc được. Nó uốn éo theo tiếng nhạc là trong tư thế pḥng thủ, nó coi cái kèn là mối đe dọa
Người ta bắt rắn để ăn, lấy da, mật, và cả nọc độc để nghiên cứu và chế huyết thanh chống nọc độc. Người ta c̣n ngâm rượu, hoặc nuôi làm cảnh.
Rắn hầu như có mặt ở khắp nơi, trừ một vài đảo như Iceland.

Ở Việt Nam, có nhiều loại rắn lắm, nhưng tôi chỉ nêu lên một số, và chính tôi cũng không biết loại nào h́nh thù ra sao : Hổ lửa, Hổ đất, Hổ Trâu, Hổ mèo, Hổ mang chúa, Cạp nong, Cạp nia, rắn Lục đuôi đỏ, Lục sừng, Ri voi, Ri cá, Ráo, Liu Điu.

NHỮNG HUYỀN THOẠI TÂY PHƯƠNG LIÊN QUAN TỚI RẮN

Tôi học chương tŕnh Việt, không rành sử và huyền thoại Châu Âu, nên chỉ viết ngắn gọn về rắn :

1). Con rắn ở vườn địa đàng : Theo kinh thánh th́ sau khi tạo dựng trời đất và muôn vật, Thiên Chúa lấy đất nắn thành h́nh người là Adam, để ở trong vườn địa đàng, cho ăn tất cả các loại trái cây trong vườn, trừ cây biết thiện và ác, (trái trí tuệ, hay trái cấm, h́nh như là trái táo). Thiên Chúa cũng lấy một xương sườn của Adam, tạo ra bà Eva, và 2 người thành vợ chồng. Trong các loài thú vật, RẮN quỷ quyệt hơn cả, đă dụ Eva và Adam ăn trái cấm nên bị phạt :
- Rắn : Ngươi sẽ ḅ bằng bụng, ăn bụi đất suốt đời, (cái này không đúng) ngươi sẽ bị người đạp đầu, ngươi sẽ cắn chân người.
- Eva : Khổ khi mang thai, đau khi sinh đẻ, bị chồng cai trị (coi bộ sai)
- Adam : Phải khổ nhọc suốt đời để kiếm ăn, khi chết th́ về đất, v́ ngươi từ đó mà ra.

2). Cléopatre : Là một nữ hoàng rất nổi tiếng của Ai Cập, sinh năm 69 AC, chết năm 30 AC. Khi Ptolemy XII chết, ngôi truyền cho con là Ptolemy XIII 10 tuổi và Cléopatre VII 18 tuổi. H́nh như hai chị em kết hôn sau đó. Bà này nổi tiếng v́ nếp sống buông thả, là bồ của Julius Caesar, sau lại lấy Mark Antony. Khi thua La Mă, Antony tự tử bằng kiếm, Cléopatre th́ để cho RẮN COBRA cắn chết.

3). Esculape : Theo thần thoại Hy Lạp, th́ Esculape là một anh hùng của vùng Thessaly, là thần của y học. Ông là con của Apollon. V́ đă hồi sinh những người chết nên bị Zeus giết bằng cách cho sét đánh, và thành chùm sao Serpentaire, là chùm sao thứ 13 trong 12 cḥm sao của cung Hoàng Đạo ở Bắc bán cầu, giữa Hổ cáp (Scorpion) và Nhân mă (Sagittaire). Gậy ESCULAPE là biểu tượng của ông, có h́nh một con rắn nước (couleuvre) quấn quanh một cây gậy, có sức chữa tất cả các bệnh, nên nhiều nước, trong đó có Việt Nam, dùng làm phù hiệu của ngành Y.

Xin đừng nhầm với Caducée, là biểu tượng của thần Hermes, gồm có một gậy bằng cây laurier, với 2 cánh, và 2 con rắn. Cái này chỉ chữa rắn cắn thôi.

NHỮNG CHUYỆN VIỆT NAM LIÊN QUAN TỚI RẮN

1). Nguyễn Trăi và chuyện rắn báo oán : Đây là một huyền thoại, có lẽ ai cũng biết, nhưng sách vở, báo chí, Wikipedia… đều nói lung tung, không giống nhau. Tôi theo Tang Thương Ngẫu Lục của Phạm Đ́nh Hổ và Nguyễn Án, do Đạm Nguyên dịch, xuất bản năm 1970.

Ai cũng biết Nguyễn Trăi là công thần khai quốc của nhà Lê, giúp vua Lê Thái Tổ đuổi giặc Minh. Ông là tác giả bài B́nh Ngô Đại Cáo rất nổi tiếng. Sách này gọi ông là Lê Trăi, v́ ông có công, được ban quốc tính.

Khi chưa hiển đạt, ông dậy học ở làng Nhị Khê. Một hôm, ông bảo học tṛ, ngày mai ra dọn cái g̣ ở ngoài đồng để dựng nhà học. Đêm đó, ông nằm mơ thấy một người đàn bà đến nói : Tôi c̣n yếu, con c̣n nhỏ, xin hăy thư cho 3 bữa để tôi kịp rời đi nơi khác.

Sáng hôm sau, khi thức dậy, ông ra đồng xem th́ thấy học tṛ đă dọn sạch cái g̣. Họ nói đánh cụt đuôi một con rắn trắng, và lấy 2 quả trứng. Ông đem 2 quả trứng về nhà. Đêm đó, khi đang đọc sách, ông thấy một con rắn trắng leo lên xà nhà, nhỏ một giọt máu vào đúng chữ đại (là đời), thấm qua 3 tờ giấy. Ông nghĩ là nó sẽ báo oán tới 3 đời . Cái này có lẽ ông nghĩ sai, ông bị tru di tam tộc chứ không phải bị báo oán 3 đời : Sách Tang Thương Ngẫu Lục kể rằng, người con trai của ông là Anh Vũ, thoát chết trong vụ tru di, được vua Thánh Tông tha tội, sai đi sứ Tầu, đến hồ Động Đ́nh, th́ thấy một con rắn, và sóng gió nổi lên dữ dội, Vũ khấn, xin được b́nh yên làm tṛn sứ mạng, và đến khi về cũng bị đắm thuyền mà chết. Con rắn sao sống lâu vậy, lại qua tới hồ Động Đ́nh ? Dù đúng là con rắn đó báo thù th́ cũng chỉ có 2 đời, không phải 3.

Hai trứng nở ra 2 con rắn, một dài, một ngắn, ông sai đem thả xuống sông Tô Lịch.

V́ là công thần khai quốc, ông được ban quốc tính, làm tới chức Nhập Nội Hành Khiển, tước Tế Văn Hầu.

Sách Tang Thương Ngẫu Lục có chép một bài biểu, 2 bài chế (viết thay vua) nhưng không có B́nh Ngô Đại Cáo, và thơ hỏi đáp giữa ông và Nguyễn Thị Lộ.

Mỗi ngày, ở triều về, đi qua phố hàng chiếu, ông thường gặp một người con gái rất đẹp. Ông ỡm ờ làm thơ ghẹo :

Ả ở đâu mà bán chiếu gon ?
Chẳng hay chiếu ấy hết hay c̣n ?
Xuân thu phỏng độ bao nhiêu tuổi ?
Đă có chồng chưa, được mấy con ?
Nàng ấy đáp rằng :
Tôi ở Tây Hồ bán chiếu gon,
Cớ chi ông hỏi hết hay c̣n ?
Xuân Thu trạc độ trăng tṛn lẻ,
Chồng c̣n chưa có nói chi con.

Người đó là Nguyễn Thị Lộ, được Nguyễn Trăi lấy làm vợ bé.

Theo Thi Viện th́ Nguyễn Trăi gặp Thị Lộ năm 1406, lúc ông 26 tuổi, đang làm quan với nhà Hồ. Có lẽ không đúng.
Nguyễn Trăi sinh năm 1380, mất 1442.

Theo Wikipedia th́ Thị Lộ sinh năm 1400, vậy năm 1406, Lộ mới 6 tuổi !
Có chỗ nói Lộ sinh năm 1390 hay 1394, như thế không hợp lư, v́ bà chỉ kém Nguyễn Trăi 10 tuổi. Kém 20 tuổi th́ hợp lư hơn. (1380 và 1400)

Vua Thái Tông rất ngưỡng mộ bà Thị Lộ, vời bà vào cung làm LỄ NGHI Học Sĩ. Thái Tông sinh năm 1423, lên ngôi năm 1433, lúc Thái Tổ mất, khi mới 10 tuổi. Thái Tông kém bà Thị Lộ tới 23 tuổi (1400 và 1423).
Nguyễn Trăi quy ẩn vào năm 1439. Sau đó th́ xẩy ra vụ LỆ CHI VIÊN, tức là vườn vải.

* Theo Đại Việt Sử Kư Toàn Thư, th́ ngày 27 tháng 7 năm Nhâm Tuất 1442, vua đi tuần, duyệt quân ở Chí Linh, Hải Dương. Nguyễn Trăi đón vua về chỗ ông ở là Côn Sơn. Ngày 4/8, vua về đến Lệ Chi Viên thức suốt đêm với Thị Lộ rồi mất. Thái tử Bang Cơ 2 tuổi lên ngôi, Thái hậu Nguyễn Thị Anh thị chính. Triều đ́nh kết tội Nguyễn Trăi giết vua, bị tru di tam tộc.

* Sách Khâm Định Việt Sử Thông Giám Cương Mục cũng viết đại khái như vậy, nhưng nói rơ là khi đến Lệ Chi Viên, vua bị sốt rét mà băng, dù được Thị Lộ hầu hạ suốt đêm. Sách này c̣n nói, thời Thị Lộ làm Lễ Nghi Học Sĩ ở trong cung, vua có sàm sỡ với bà. Bà là Lễ Nghi học sĩ, lớn hơn vua 23 tuổi, lại là vợ của đại thần th́ chắc vua không dám và không nỡ làm điều trái luân thường như vậy.

Huyền thoại th́ nói Thị Lộ là con rắn hóa thân, khi họ hàng Nguyễn Trăi bị tru di tam tộc th́ Thị Lộ hóa rắn lặn xuống sông, trốn mất.
Theo nhiều nhà nghiên cứu th́ vụ án Lệ Chi Viên không phải v́ rắn báo oán mà là người báo thù.

Nguyên Thái Tông có nhiều vợ lắm, trong đó bà Nguyễn Thị Anh đă có con trai là Bang Cơ, đă được lập làm Thái tử. Lúc đó, bà vợ khác là Ngô Thị Ngọc Dao đang có mang. Sợ bà Dao sinh con trai, có thể tranh chức Thái tử của con ḿnh, nên bà Anh xúi Thái Tông giết bà này, với tội dùng bùa phép. Nguyễn Trăi biết chuyện, và Thị Lộ đang làm việc ở trong cung, nên ông bảo bà ấy khuyên vua không nên làm việc thất đức. Thái Tông nghe theo, nên Thị Lộ đem bà Ngọc Dao dấu ở chùa Huy Văn, sau sinh ra Tư Thành, tức Thánh Tông. V́ việc này mà bà Anh thù Nguyễn Trăi, nên nhân được thị chính, mới khiến triều thần kết tội giết vua cho Nguyễn Trăi.

Trong sách Tang Thương Ngẫu Lục c̣n nhắc tới chuyện Lê Quư Đôn, mà tôi sẽ đề cập đến ở đoạn sau.

Sách viết rằng, đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng, triều đ́nh làm sổ dân, muốn rút bớt ân trạch với các công thần khai quốc. Khi xem đến đạo sắc của Nguyễn Trăi, Thị lang bộ Hộ là Bảng nhăn Lê Quư Đôn đă xé đi và nói “Đây là loạn thần tặc tử mà c̣n cáo sắc làm ǵ”. Vừa nói xong th́ ngủ lim đim, th́ thấy 2 người lính đến giải tới trước mặt một vị quan văn, đội mũ phốc đầu (mũ thời xưa, giống như cái khăn xếp lại, để triều vua vào ngày rằm, mồng một, ngày thường dùng mũ ô sa), mặc áo bổ phục (áo có thêu kim tuyến và chỉ ngũ sắc, h́nh chim cho quan văn, h́nh thú cho quan vơ), có lính hầu, trông rất oai nghiêm. Lính bắt Đôn quỳ xuống. Vị quan quát lớn : “ Ta là Tế Văn Hầu đây. Ngươi là một gă hậu sinh mới học, sao dám xúc phạm tới bậc bề tôi cũ có công của triều trước, thật đáng tội chết ”. Đôn sợ, không dám ngẩng mặt lên. Một lúc sau, có người khuyên bảo, Tế Văn Hầu mới nói “Công danh sự nghiệp của ta, cố nhiên không thèm so sánh với nhà ngươi. Hăy đọc B́nh Ngô Đại Cáo của ta, nếu ngươi viết được hay hơn th́ xé sắc của ta mới không có lỗi”.
Tỉnh dậy, Đôn sợ quá, phải viết lại đạo sắc như cũ.

2). Chuyện Rắn đầu biếng học, thơ ứng khẩu của Lê Quư Đôn : Lê Quư Đôn, sinh 1726, mất 1784, tự Doăn Hậu, hiệu Quế Đường.
Năm 1743, ông đỗ Giải nguyên kỳ thi Hương.
Ông rớt thi hội mấy lần, năm 1752 đỗ Hội Nguyên.
Vào thi Đ́nh, ông đỗ Bảng Nhăn. Nhưng năm đó không có Trạng Nguyên nên coi như ông đỗ đầu, như vậy là đỗ đầu cả 3 kỳ thi.
Ông học rộng, biết nhiều, ham viết, ham nghiên cứu, đúng là một nhà bác học. Tuy ông chết sớm, nhưng có rất nhiều sách :
- Đại Việt Thông Sử, hay Lê Triều Thông Sử.
- Toàn Việt Thi Lục.
- Phủ Biên Tạp Lục.
- Bắc Sử Thông Lục.
- Dịch Kinh Phu Thuyết.
- Thư Kinh Diễn Nghĩa.
- Xuân Thu Lược Luận.
- Quần Thư Khảo Biện
- Quế Đường Thi Tập.
- Quế Đường Văn Tập.
- Vân Đài Loại Ngữ. (Cuốn này hay và nổi tiếng nhất).

Giai thoại kể rằng, Vũ Công Trấn đến thăm cha ông là Lê Phú Thứ, gặp ông đang cởi truồng đứng chơi trước cổng. Ông đứng dạng chân tay ra, đố chữ ǵ.

Được trả lời là chữ Đại, ông chê không đúng, phải là chữ Thái.

Tiến sĩ Trấn phải chịu là ḿnh sai, v́ quên cái chấm, là cái chim !

Nghe được chuyện đó do ông Trấn kể, ông Thứ gọi con ra tính đánh.

Ông Trấn xin tha cho, nhưng Đôn phải làm một bài thơ, có đề là RẮN ĐẦU BIẾNG HỌC. Bèn ứng khẩu như sau :

Chẳng phải liu điu vẫn giống nhà,
Rắn đầu biếng học lẽ không tha.
Thẹn đèn, hổ lửa, đau ḷng mẹ,
Nay thét mai gầm rát cổ cha.
Ráo mép chỉ quen lời lếu láo,
Lằn lưng chẳng khỏi vết năm ba,
Từ nay Trâu Lỗ xin xiêng học,
Kẻo hổ mang danh tiếng thế gia.

Đầu bài ra bất ngờ kiểu này th́ người lớn cũng khó mà làm được.

Chữ RẮN đầu câu 2, tuy là chữ rắn, nhưng không phải con rắn, mà là tĩnh từ nghĩa là cứng, rắn đầu là cứng đầu.

Hai chữ Trâu Lỗ này không chỉnh, v́ Hổ Mang là tên kép của một loài rắn, ở chữ thứ 2 và 3 của câu chót, mà Trâu Lỗ ở vị trí thứ 3 và 4, lại không có con rắn nào tên như vậy cả. Trâu là quê của Mạnh Tử, Lỗ là quê của Khổng Tử. Có người nói Trâu là rắn Hổ Trâu, nhưng không có rắn Hổ Lỗ.

Có người nói Trâu, Lỗ chỉ muốn nói tới Khổng Mạnh. Cũng được đi, nhưng câu này không có rắn…

Tôi bàn chơi cho vui vậy thôi, đă là giai thoại th́ có thể không đúng…

Giai thoại Lê Quư Đôn bị Nguyễn Trăi mắng đă viết ở trên.

Xin nói thêm là Giáo Sư Nguyễn Văn Phú và Tướng Nguyễn Ngọc Loan là hậu duệ của Nguyễn Trăi. Ông có tượng ở một công viên ở Québec.

3). Ngọc rắn : Dă Tràng là một nông dân hiền lành, có lần làm ơn cho một con rắn, được nó cho viên ngọc, ngậm vào miệng th́ nghe được tiếng chim. Nhờ viên ngọc rắn này mà Dă Tràng giúp nhiều người t́m được thức ăn, cứu được nước khỏi bị bắc phương thôn tính v́ được chim báo trước mà kịp đề pḥng. Sau v́ vô t́nh, Dă Tràng đánh rơi viên ngọc xuống biển, không t́m thấy nên tiếc quá, cứ xúc cát làm đường xuống biển để t́m ngọc, lúc chết biến thành một loại cua nhỏ, tiếp tục xúc cát.

“Dă Tràng xe cát biển đông.
Nhọc nhằn mà chẳng nên công cán ǵ”.

Làm ǵ mà không thành công th́ ḿnh nói là công dă tràng.

Xin đừng nhầm với Công Dă Tràng, tự Tử Tràng, là một học giả nước Lỗ, là môn đồ và con rể của Khổng Tử.

NHỮNG CHUYỆN TẦU LIÊN QUAN TỚI RẮN

1). Tôn Thúc Ngao : Thời Xuân Thu, một danh tướng nước Sở là Vĩ Lă Thần.
Thần sinh ra Vĩ Giả, là một thần đồng, giỏi từ hồi 5,6 tuổi.
Khi Vĩ Giả bị hại, con là Vĩ Ngao, tự Tôn Thúc, nên được gọi là Tôn Thúc Ngao, dắt mẹ đi lánh nạn ở Mông Trạch, lo việc cầy quốc nuôi thân. Ngao văn vơ toàn tài, tính t́nh hiền lành, thích giúp đỡ thiên hạ. Một hôm, Ngao ra đồng th́ gặp CON RẮN 2 ĐẦU. Nghe người ta nói, ai thấy rắn 2 đầu th́ tất mạng vong, Ngao nghĩ đằng nào cũng chết, nên giết con rắn, đem chôn để tranh cho người khác khỏi mắc nạn như ḿnh, rồi về nhà, kể chuyện cho mẹ, khóc lóc thảm thiết. Người mẹ cười, nói rằng con làm việc thiện th́ chắc Trời sẽ giúp. Quả nhiên, mấy hôm sau, có chiếu chỉ của vua Sở, triệu Ngao về triều, phong làm Lệnh Doăn. Ngao làm cho nước giầu, dân mạnh, mà rất thanh liêm, nên khi chết, con cháu nghèo khổ, ai cũng thương. (Trời giúp hơi ít)

2). Lưu Bang, hay Lưu Quư : Hồi trẻ, bà Đoàn Thị Điểm, người dịch Chinh Phụ Ngâm, rất hay chữ, ứng đối rất giỏi. Một hôm anh bà là Đoàn Doăn Luân ra câu :

Bạch xà đương đạo,
Quư bạt kiếm nhi trảm chi.
(Rắn trắng đón đường,
Quư vung kiếm ra chém đó)
Bà đối lại là :
Hoàng long phụ chu,
Vũ ngưỡng thiên chi thán viết.
(Rồng vàng đội thuyền,
Vũ nh́n trời mà than rằng)

Lưu Bang tên chữ là Quư, làm chức đ́nh trưởng, rất nhát, nhưng có hôm say rượu, thấy con rắn trắng dài 10 trượng, Bang quên sợ, rút kiếm chém rắn đứt làm 2 đoạn…
Mấy hôm sau, người ta thấy một bà già ôm xác rắn mà khóc. Hỏi tại sao th́ được trả lời : Con tôi là con Bạch đế, hóa ra rắn, nằm dọc đường, bị ông Xích đế chém chết.
Cái này là Tầu bịa ra để tâng bốc Bang, cho là số trời đă định cho ông ta làm vua.

3). Bạch Xà, Thanh Xà : Đó là truyền thuyết đời Tống, xẩy ra ở Hàng Châu, Tô Châu và Trấn Giang. Nhiều bản văn khác nhau, một số chi tiết khác nhau, viết vào triều Tống, Minh, Thanh. Đại khái là Bạch xà tu luyện thành tinh, hóa ra người được, có tên là Bạch Tú Trinh, kết duyên với Hứa Tiên, và nhận Thanh xà (Tiểu Thanh) làm em. Bạch xà và Hứa Tiên tới Trấn Giang mở hiệu thuốc.

Pháp Hải là con rùa, cũng tu thành người, bắt Hứa Tiên nhốt ở chùa Kim Sơn, Trấn Giang, Bạch nương tử (Bạch xà) th́ bị nhốt trong tháp Lôi Phong ở Hàng Châu, khi đang có thai. Thanh xà trốn thoát, tu luyện thành tài, đánh Pháp Hải, cứu mẹ con Bạch xà và Hứa Tiên.

Tháp Lôi Phong ở bờ nam của Tây hồ, du khách có thể thấy khi đi thuyền.

Tháp được xây năm 975, bởi vua Nam Đường, để kỷ niệm sự ra đời của con trai với sủng phi họ Hoàng, nên c̣n gọi là tháp Hoảng Phi. Tháp này bị xập, được xây lại năm 2002.

4). Rắn báo oán : Đời Minh, Mục Tông lên ngôi, các gian thần và những người ông không tin tưởng. Chu Tuệ có tài, nhưng nằm trong số người bị cách chức. Chu về quê, ở Hàng Châu, một hôm đi dạo th́ gặp một người con gái đi bán hoa, tên Kiều Oanh. Cũng làm thơ, hỏi, trả lời, rồi cưới nàng làm thiếp. Thái tử tới thăm, Chu Tuệ mở tiệc thết đăi, sáng ra th́ Thái tử chết. Chu bị tru di tam tộc. Trước đó, Chu nằm mơ thấy có người đàn bà đến xin hoăn dọn vườn, nhưng không hiểu, gia nhân phá tổ rắn, rắn mẹ bị thương chạy thoát, đến nhỏ giọt máu thấm 3 trang giấy…

Truyện này giống hệt trường hợp Nguyễn Trăi. Nhưng vụ án Nguyễn Trăi xẩy ra vào năm 1442, mà Minh Mục Tông là vua thứ 13 của nhà Minh, trị v́ từ 1567-1572, sau Nguyễn Trăi hơn 100 năm.

RẮN TRONG TIỂU THUYẾT CỦA KIM DUNG

1). Quách Tĩnh uống máu rắn : Trong Anh Hùng Xạ Điêu, có một nhân vật phụ là Sâm Tiên Lăo Quái Lương Tử Ông. Lương nuôi một con rắn cực độc bằng thuốc bổ thượng hạng, rồi từ từ uống máu rắn để tăng công lực.

Khi Vương Xử Nhất, người thứ 3 trong Toàn Chân thất tử, một trong những thầy của Quách Tĩnh, bị trúng độc, Quách lẻn vào Triệu Vương Phủ định ăn cắp thuốc, đă không thành công, c̣n bị con rắn của Lương vồ được, quấn chặt lấy. Trong lúc nguy cấp, Tĩnh cắn cổ con rắn, hút hết máu. Rắn chết, Tĩnh thoát thân. Lương Tử Ông tiếc lắm, cố đuổi Tĩnh để hút máu lấy lại chất bổ. Sau cùng, Lương bị Tĩnh đá rớt xuống vực sâu mà chết.

2). Vua nuôi rắn : Âu Dương Phong, Tây Độc (trong Anh Hùng Xạ Điêu, Thần Điêu Đại Hiệp) là chủ nhân Bạch Đà Sơn ở Tây Vực, có vơ công rất cao, nhất là Hàm Mô Công, lại nhiều mưu mô, thủ đoạn. Khí giới của ông ta là một cây gậy với 2 con rắn độc. Ông ta đi đâu cũng có đám thị nữ theo hầu và lùa cả ngàn con rắn đi trước. Trong Thần Điêu Đại Hiệp, ông ta c̣n dậy vơ công cho Dương Quá, và đánh nhau tay đôi với Hồng Thất Công, tức Bắc Cái. Tây Độc và Bắc Cái đều truyền thụ vơ công cho Dương Quá rồi kiệt lực, ôm nhau mà chết.

3). Kim xà lang quân : Trong Bích Huyết Kiếm, vai chính là Viên Thừa Chí, con của Viên Sùng Hoán, tướng nhà Minh, chống quân Thanh. Khi Sùng Hoán bị vua Sùng Trinh nghe xàm tấu giết đi, Thừa Chí được bộ thuộc của cha đưa lên Hoa Sơn, làm đồ đệ của Bát Thủ Tiên Viên Mục Nhân Thanh.
Khi được xuống núi, Chí quen và yêu Ôn Thanh. Mẹ Thanh là Ôn Nghi, con của Ôn lao tam. Mấy anh em họ Ôn này đă giết cả nhà Hạ Tuyết Nghi, nên Nghi tới trả thù. Hạ Tuyết Nghi là Kim xà lang quân.

Những chuyện về ông đều do người khác kể lại từng đoạn. Đại khái như sau : Hạ tới Ngũ Độc Giáo, được Hà Hồng Dược tin yêu, dắt vào cấm địa của giáo phái ḿnh, Hạ lấy cắp 3 báu vật là Kim xà kiếm, Kim xà truỷ, và bản đồ kho báu ở Nam Kinh . Hà Hồng Dược th́ bị phạt, thả vào hang rắn, một trong ngũ độc, không chết nhưng dung nhan bị hủy hoại. Hạ Tuyết Nghi về thăm người yêu, bị Ôn gia ngũ lăo dùng lời ngon ngọt dụ dỗ ở lại, bị hạ độc, cắt đứt gân tay chân. Hạ thoát được chạy đến Hoa Sơn, trốn trong một động đá, và chết ở đó. Viên Thừa Chí vô t́nh t́m thấy động ấy, chôn xác Kim xà lang quân, lấy được 3 báu vật, thêm cuốn Kim Xà Bí Kíp để dùng với kim xà kiếm cho thêm uy lực. Chuyện Thừa Chí th́ dài lắm, được A Chín tức Trường B́nh Công Chúa say mê, t́m được kho báu để Lư Tự Thành mua quân lương. Khi chiếm được nước, Sùng Trinh tự vẫn, Lư trở nên hoang đàng, giết Lư Nham…Thừa Chí chán quá, cùng Ôn Thanh Thanh bỏ đi. Ôn là họ mẹ, thật ra tên nàng là Hạ Thanh Thanh… Quân nhà Thanh, nhờ phản tướng Ngô Tam Quế giúp, đă chiếm được Tàu Quốc.

4). Kim Ngân Huyết Xà : Trong Ỷ Thiên Đồ Long Kư, vai chính là Trương Vô Kỵ, con Trương Thúy Sơn và Hân Tố Tố, con nuôi của Kim Mao Sư Vương Tạ Tốn. Vô Kỵ bị Huyền Minh Thần Chưởng đánh trúng, bệnh rất nặng, được Điệp Cốc Y Tiên Hồ Thanh Ngưu chữa cầm chừng, kéo dài cuộc sống. Vô Kỵ học được y thuật của Y Tiên, và được cuốn sách Độc Vật Đại Toàn của Độc Tiên Vương Nạn Cô, vợ Thanh Ngưu, khi cậu ta chôn 2 vợ chồng vừa bị Kim Hoa Bà Bà giết chết

Kỷ Hiểu Phù bị sư phụ đánh một chưởng vào đầu, lúc sắp chết, nhờ đưa con gái là Dương Bất Hối, con Dương Tiêu, Quang Minh Tả Sứ của Minh Giáo ở Toạ Vọng Phong, núi Côn Luân. Trên đường đi, Vô Kỵ đi tới phái Côn Luân, mà Chưởng Môn là Hà Thái Xung, và vợ là Ban Thục Nhàn, v́ Chiêm Xuân, đồ đệ của Hà, biết tài của Vô Kỵ mà giới thiệu.

Thái Xung có nhiều vợ bé, cô Năm được yêu nhất nhưng bị bệnh lạ, không ai chữa khỏi. Vô Kỵ coi bệnh, quan sát chỗ ở của cô Năm, thấy có hai cái hang, coi vườn hoa, nhờ Hà coi ngón chân của cô thấy có vết cắn nhỏ, th́ tuyên bố :

Cô Năm bị Kim Ngân Huyết Xà cắn.

Vô Kỵ sai đào hết mấy cây Linh Chi Lan, lấy gốc giă ra, trộn với hột gà, và hai ống tre nhỏ. Cậu làm một ṿng tṛn, để hở một chỗ, rồi lấy lá Linh Chi Lan đốt ở trước 2 cái hang. Lát sau th́ thấy từ hang bên trái có một con rắn chui ra, da đỏ hồng như máu, đầu có mào mầu vàng, mà có 4 chân, dài chừng 8 tấc. Từ hang bên phải cũng có một con rắn nữa ḅ ra, con này nhỏ và ngắn hơn một chút. Hai con rắn thè lưỡi liếm vai nhau, trông rất âu yếm, rồi ḅ vào giữa ṿng thuốc. Chờ chúng vào trong rồi, Vô Kỵ để ống tre trước mặt con rắn mầu bạc, rồi lấy que trúc khẽ gạt đuôi, nó chui tọt vào ống tre, nhanh như chớp. Con mầu vàng định chui theo, nhưng không vừa, nên ngửng đầu, kêu vù vù, như tiếng ống tiêu. Vô Kỵ cũng làm như vậy với con mầu vàng rồi đậy nắp lại.
Sau khi rửa hết những chất độc trên mặt đất, Vô Kỵ sai đóng cửa sổ, lấy hồng hoàng, minh phàn, cam thảo giă thành bột, trộn với vôi rồi bỏ vào ống tre có con rắn mầu bạc. Nó kêu vù vù… con mầu vàng cũng kêu theo.

Vô Kỵ mở nút ống tre có con rắn mầu vàng, th́ nó ḅ quanh ống tre của con rắn bạc, rồi chạy vào chăn, cắn ngón chân của cô Năm hút máu.
Lát sau, ḿnh con rắn căng lên, to gấp 5, 6 lần lúc chưa hút máu. Nó ḅ xuống, nhả chất độc ra cho con rắn bạc ăn.
Vô Kỵ nói : Như vậy là 2 con rắn này sẽ thay phiên nhau hút chất độc cho cô Năm, ít lâu sẽ khỏi.
Cô khỏi thật, Hà Thái Xung làm tiệc mừng, vợ Xung là Thục Nhàn đưa hũ rượu độc tới, bắt 1 người uống. Mọi người đều né, thành ra Vô Kỵ lănh đ̣n.
Tôi không nói dài ḍng, chỉ biết Vô Kỵ thoát chết, đưa Bất Hối tới cho cha, theo đúng lời gởi gắm của Hiểu Phù.

Xin ngừng v́ bài quá dài, và tôi cũng hết ư. Viết được vậy là may lắm rồi, v́ ông chủ bút đ̣i bài vào giờ chót. Xin chúc quư độc giả năm mới an khang.

Bát Sách.
(Ngày 26/11/2024)

Tham khảo :
* Wikipedia.
* Thi Viện.
* Việt Nam Sử Lược.
* Việt Sử Tân Biên
* Tang Thương Ngẫu Lục.
* Một số tiểu thuyết của Kim Dung.

 


Văn


Hỏi ngă chánh tả tự vị
Cách sử dụng "I" và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi & ngă" trong tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngă
Gạch nối trong tiếng Việt
Xưng hô tiếng Việt...


Các cấp chỉ huy và đồng đội TQLC

Lạng Sơn Thiếu Tướng Bùi Thế Lân
Tango Đại Tá Nguyễn Thành Trí
Sài G̣n Đại Tá Tôn Thất Soạn


Năm Tị nói chuyện Rắn
Ngậm ngùi,,, Tiếc thương...
Chuyện t́nh buồn
Ḿnh ơi! Em muốn...
Đây Long Giao, Suối Máu
Người hùng TQLC Trần Ba
Poncho
Quân Cán Chính VNCH chết trong trại tù "Cải Tạo"
Bão Beryl và Đại Hội 2024
Đại Hội 2024: Những tấm chân t́nh của Đại Gia Đ́nh TQLC
Người về từ thành cổ
Đại Hội TQLC 2024 tại Houston
Houston - Chuyện bên lề
Thương Phế Binh, Ông Là Ai?
Ḷng biết ơn nhân ngày Lễ Những Người Cha 2024
Một ngày không thể quên
Giầy Saut trong tử địa
Những nhân chứng sống sót của một thời thảm khốc
Tôi đi khám Bás Sĩ
Bóng người hay bụi sương?
Lần đầu nhập trận
Cố Trung Tá Nguyễn Văn Nho
Trước sau như một!
Louisiana 2023 – Rằn Ri gặp mặt
Môt ban nhạc lạ đời
Những điều ít người biết về bài hát "Kỷ vật cho em"
An Dương
Ngược ḍng thời gian
Người lính cuối cùng
T́m tự do
Tù cải tạo…Những nỗi buồn khó phai
Danh sách Quân Dân Chính chết trong tu cải tạo
Đón xuân này nhớ xuân xưa
"Tù cài tạo" - Những nỗi vui buồn khó quên
Trở lại Cổ Thành
Những ngộ nhận về chiến tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ
Gặp gỡ Chú Long Hồ
Tango: Ngày này năm xưa! Ngày này năm nay!
Saigon đă tṛn năm
Ngày về từ rừng núi Hiệp Đức
Trường Sơn bỏ lại sau lưng
Cuộc hành tŕnh
Bên kia bờ sông Thạch Hăn
Chung g̣ng định phận
Kỷ niệm cổ thành Đinh Công Tráng - Quảng Trị 1972
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ
Cố vấn TQLCHK trao Bronze Star cho NT Đặng Bá Đạt
Nhật Kư Cali: Ngàn năm mây bay
Quỳ hôn đất thân yêu
Sau 46 năm nước mắt vẫn c̣n rơi!
Chuyện mắc dịch
Vui buồn cùng Cọp Biển
Cái ǵ của Cesar … Cái ǵ của Thương Phế Binh …
Hỏng rồi tiếng nước tôi !!! Phần 1 - Phần 2
Bạn tôi, người y tá tên Ri
Hai bà chị
Trận đánh tháng 3/75 Quân Khu I
Thu hát cho người
Sự nghiệp 4 chữ, lư tưởng 2 chữ
TĐ2/TQLC Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Trung Đoàn Tăng-Thiết Giáp 202
T́nh với Nghĩa
Xuân ở nơi nào?!
Tuổi 70, Chán mớ đời!
Họ nhà "Cu"
Con sáo bạc má và người tù
Quân khu IX ơi. Chào mi!
Chuyện về bức tượng TQLC
Tháng 3, kư ức về anh
Ngày ra trại
Một buỗi chiều xuân
Đêm xuân Đà Lạt
Nhánh mai vàng
Phục Hưng Tự