SÀI G̉N XA ĐĂ TR̉N NĂM

Chúng tôi mướn chiếu nằm ngay trước quầy vé từ sau nửa đêm hôm trước, nhưng sáng sớm hôm sau; khi nhân viên bán vé xe đ̣ bắt đầu làm việc, th́ những ai có “giấy giới thiệu” của cơ quan nhà nước đều được ưu tiên mua vé và lên xe trước. Sau đó, họ mới giải quyết cho chúng tôi và những người trải chiếu nằm “xếp hàng” qua đêm chờ mua vé chuyến xe sớm nhứt. Khi đến lượt chúng tôi “được” lên xe, tất nhiên chỉ có vài hàng ghế sau cùng là c̣n chỗ trống. Sao cũng được! Có chỗ ngồi là tốt rồi!

Anh Ẩn và tôi không hẹn mà nên, cùng im lặng đốt thuốc ngay khi ngồi xuống ghế. Có lẽ anh bạn đồng hành, kiêm đồng cảnh cũng đang nghĩ về hai ngày vừa qua không chừng. Cảm giác nôn nao khi xe vừa rời khỏi bến cũng là nguyên do khiến chúng tôi hút thuốc liên tục. Nhưng thay v́ theo Quốc Lộ 1 để rời Nha Trang, th́ tài xế chạy về hướng biển, theo đường Duy Tân ṿng qua Ty Bưu Điện lấy thư và bưu kiện. Lại một phen bồi hồi, khi nh́n b́nh minh đang le lói trên sóng nước.

Phố biển c̣n ngái ngủ, nhưng ḷng người đă miên man ngay khi xe lăn bánh ra khỏi bến. Đường phố thân quen vẫn c̣n đó, nhưng con người và sinh hoạt th́ có vẻ như gượng gạo và vô hồn. Cảnh náo nhiệt ở bến xe cũng như trên đường phố đă không c̣n. Sức sống của Nha Trang cũng đă biến mất sau những gương mặt gần như lănh cảm và xa xăm trên những con đường xe lăn bánh qua. Bùi ngùi quá đỗi!

Nha Trang đă khuất dạng. Không bao lâu sau, Cam Ranh cũng trở thành những vệt mờ phía sau lưng với cảnh núi, trời ḥa điệu trong vùng sáng của màu nắng ban mai. Con đường quen thuộc của ngày nào dập d́u xe cộ ngược xuôi, nay đă vắng vẻ đến không ngờ.

H́nh như nơi nào cũng mang một sắc thái tương tự trong suốt đoạn đường 500 km mà chúng tôi đă đi qua. Mọi thứ, từ cảnh vật đến con người, đều như trong hoạt cảnh của một khúc phim chiếu chậm. Cuốn phim của định phận trong đời người, cứ thế mà trải dài trước mắt chúng tôi và nḥa nhạt hai bên đường.

Tiếng xe cộ đủ loại đang lưu thông, tiếng bánh xe nghiến trên mặt lộ; tiếng gió ù tai át cả lời tṛ chuyện trong các hàng ghế, là thế giới quen thuộc mà hành khách trên những chuyến xe đ̣ thường nghe thấy. Nhưng bây giờ, đó chỉ là tiếng động, là âm thanh vô cảm thoáng qua tai mà thôi! Đúng là “người buồn, cảnh có vui lây bao giờ”!

Chúng tôi ngồi im lặng khá lâu. Mỗi người thả hồn theo ḍng suy tưởng của ḿnh. Thỉnh thoảng mới có vài câu trao đổi, đa số là để kể cho nhau nghe về những kỷ niệm mà mỗi người đă có với những nơi chốn quen thuộc mà chiếc xe lướt qua, hoặc rề rà lăn bánh theo nhịp giao thông trên đường lộ. Buồn làm sao!

Chuyến xuôi Nam mang thật nhiều h́nh ảnh rất đậm nét trong tôi, bởi quang cảnh ven đường hăy c̣n mang dấu ấn của những ngày xưa thân ái, nhứt là khi đến Phan Rang. Nh́n giáo xứ Hộ Diêm nằm sau mấy bờ ruộng lúa mà nhớ ngày đổ đèo Ngoạn Mục bằng xe Honda với thằng bạn, vốn là con của người chủ căn gác trọ trên Đà Lạt. Chuyến du lịch tốc hành chỉ trong một ngày thôi, nhưng Ninh Chữ, Tháp Chàm, rồi Đa Nhim đă hằn nét trong kư ức của một sinh viên sau đúng mùa học đầu tiên của thời Đại Học.

Hôm đó, buổi trưa của một ngày lập Đông trên cao nguyên, có hai chàng “đại học sĩ” cúp cua học buổi chiều thứ Bảy; phóng xe thả dài từ đại lộ Trần Hưng Đạo, theo Quốc Lộ 11 để qua Chi Lăng, Trại Hầm, tới Đơn Dương, để sau đó tắt máy cho chiếc Honda Scrambler 68 thong dong thả dốc về xuôi.

Nhưng đèo cao, dốc dài, cua gắt và cảnh rừng núi hùng vĩ, đă không làm hai chàng thích thú bằng lúc dừng xe ngay dưới hai đường ống dẫn nước khổng lồ bắt ngang quốc lộ; để vừa tránh nắng đă bắt đầu gay gắt, vừa nghe tiếng nước ầm ầm chảy ngay trên đầu, tạo cảm giác như đang đứng nghe một đoàn công voa có thiết giáp hộ tống, đang rầm rập lăn bánh.

Trong một ngày trời mây quang đăng, cỡ khổ và màu trắng bạc của hai ống dẫn nước in đậm trên nền xanh của dốc núi và có thể nh́n thấy từ tận trên Quốc Lộ 1! Thú vị làm sao!

- Đang nghĩ ǵ mà cứ nh́n về phía mấy ngọn núi rồi thừ người ra vậy?

Tiếng anh Hoàng Ngọc Ẩn kéo tôi về thực tại. Tôi đưa tay chỉ về phía đèo Ngoạn Mục:

- Hai ống dẫn nước của đập Đa Nhim đó! Anh có thấy không?

Tôi vừa nói, vừa cố gắng nh́n ánh bạc đang lấp lánh trên màu xanh của núi rừng. Anh Ẩn thấy vậy, cũng ráng nhíu mắt, ngoái nh́n hồi lâu, rồi lắc đầu. Tôi im lặng, ḷng thầm nghĩ hay là tại ḿnh nhớ kỷ niệm, nên đă “thấy” hai ống dẫn nước đó chăng?

Khi xe vừa đến xă Nho Lâm, ngay sát ranh giới hai tỉnh Ninh Thuận và B́nh Thuận, tôi kể cho anh Ẩn nghe về chuyến đi công tác Chiến Tranh Chính Trị, nhằm giải thích Hiệp Định Paris của Đại Đội Sinh Viên Sĩ Quan chúng tôi, từ Đồng Đế đến B́nh Thuận vào ngày 19/11/1972.

Hôm đó, mọi người rất căng thẳng khi chờ L19 bay lên hộ tống về Phan Thiết cho an toàn, v́ Quốc Lộ 1 vừa qua Nho Lâm, là bắt đầu đoạn Cà Ná - Tuy Phong là một con đường thẳng tắp, với một bên sừng sững núi cao, bên kia xanh tràn biển sóng. Quốc Lộ 1 tại đoạn này thật vắng vẻ và khô khốc. Đây là nơi địch thường phục kích quân xa, hay chận xe dân sự.

Nhưng nhờ “Đầm Ǵa“ L19 trên không, an ninh lộ tŕnh dưới đất, nên đoàn GMC đă không gặp nguy hiểm và từ đó thẳng một đường vượt các quận ven quốc lộ, để đến chiều th́ an toàn đổ quân ngay trước Ṭa Hành Chánh tỉnh trong thị xă Phan Thiết.

Đoạn đường từ quận Tuy Phong về Phan Thiết cũng có nhiều kỷ niệm khó quên, đặc biệt là buổi tắm nước suối Vĩnh Hảo, một địa danh nổi tiếng của B́nh Thuận và của cả nước; vào một chiều cuối tuần của tháng 12/1972, do Thiếu Tá Dụng Văn Đối, Quận Trưởng Quận Ḥa Đa tổ chức, nhằm khoản đăi thân nhân của chúng tôi từ Sài G̣n ra thăm.

Ư đẹp của Thiếu Tá Đối (cấp bậc và chức vụ sau cùng của ông là trung tá, Quận Trưởng kiêm Chi Khu Trưởng quận Hàm Thuận) c̣n được thể hiện qua những ưu ái, công khai cũng như tế nhị khác. Điển h́nh là sau khi thái độ rụt rè và quân phong, quân kỷ đă dần dà nhường chỗ cho những tâm t́nh và truyền đạt kinh nghiệm trong quân ngũ, Thiếu Tá Đối đă khích lệ đàn em bằng câu nói “Mấy em sẽ là cấp chỉ huy, sẽ như tôi sau này. Có khi c̣n khá hơn nhiều. Lo cho mấy em được cái ǵ hay cái đó là việc làm của những người đi trước như chúng tôi đây…”

Đó là trong đêm tiếp xúc với vài gia đ́nh thân nhân và “... Nghe mấy đứa Em sinh viên hát nhạc thính pḥng ..” ngay trong chiếc xe cứu thương đậu cạnh hội trường của quận đường, hôm thứ Bảy 09/12/1972. “Nhạc thính pḥng“ mà ông nói, là những bài t́nh ca thời thượng và vài bản nhạc Pháp, Mỹ, Việt được ưa chuộng lúc bấy giờ, cùng với ngón đàn classique của một bạn kha sinh Hướng Đạo, từ Sài G̣n ra Ḥa Đa thăm chúng tôi.

Có một nghĩa cử thật đẹp và đầy t́nh nghĩa khác của Chi Khu Ḥa Đa dành cho chúng tôi, đó là vợ chồng người chủ Câu Lạc Bộ trong quận đường, đă “can đảm” cho cả chục mạng trong nhóm công tác ăn uống kư sổ xả láng cho đến ngày cuối cùng, mà không sợ bị quỵt nợ.
Tờ mandat "thanh toán nợ nần" kèm trong thư cám ơn của chúng tôi, gởi từ Quy Nhơn hai tuần sau đó, có lẽ đă làm cho những tâm hồn yêu văn nghệ của Chi Khu Ḥa Đa càng thêm nhớ những đêm hát ḥ hầu như “không có giới nghiêm” trong câu lạc bộ, ngay phía sau hội trường kiêm pḥng họp của quận đường. Kỷ niệm thật khó quên thay!...

Càng về gần Sài G̣n, chúng tôi càng yên lặng để dán mắt vào cảnh vật hai bên đường. Trong khi đó, tiếng x́ xào to, nhỏ của một số hành khách- có lẽ là lần đầu tiên nh́n thấy các vùng trù phú của Biên Ḥa, Gia Định và đặc biệt là sự tân tiến và hiện đại thủ đô miền Nam- đă cho chúng tôi biết họ là ai!

Sài G̣n mới hôm nào huyên náo trong nhịp sinh hoạt thường ngày, nay như ngái ngủ trong buổi xế chiều của một ngày nắng đẹp. Những con đường quen thuộc bỗng trở thành xa lạ khi- cũng như tại những thành phố chúng tôi đă đi qua sau hai ngày được “phóng thích”- màu cờ của phe thắng trận tràn ngập phố phường và không khí sinh hoạt dường như chỉ mang sắc thái gượng gạo và nhẫn nhịn.

Quang cảnh bơ thờ càng thêm rơ nét, khi xe về đến ngă Sáu và vào bến Pétrus Kư. Cảnh chào khách của xích lô máy, xích lô đạp và xe ôm vẫn c̣n, nhưng không nhộn nhịp, xôn xao như xưa. V́ đă xế chiều, hay v́ lư do nào khác, mà ngay cả khu bến xe náo nhiệt nhứt của Sài G̣n cũng có vẻ uể oải chưa từng thấy!? Chắc chắn rất nhiều xe đ̣ đă bị trưng dụng, bằng không th́ bến xe nổi tiếng nhứt của Sài G̣n không thể nào hoang vắng như vậy được.

Hoàng Ngọc Ẩn và tôi chia tay nhau ngay khi xuống xe. Anh Ẩn ngoắc một chiếc xe ôm “...để đi cho lẹ“. Người bạn đồng cảnh, kiêm đồng hành nói sau cái bắt tay và lời hẹn gặp bên Khánh Hội, là nơi gia đ́nh anh cư ngụ. Ngay sau đó, có một hai người ngỏ ư mời lên xích lô nhưng tôi từ chối, đeo chiếc ba lô lên vai rồi rảo bước về phía đường Phan Thanh Giản. Khi năy, lúc chạy ngang ngă tư Hiền Vương- Trương Minh Giảng, tôi đă định gọi tài xế dừng lại để xuống xe lội bộ về nhà cho gần, nhưng lại đổi ư v́ muốn đi chung với anh Ẩn thêm một đoạn đường nữa.

Dù sao cũng đă về gần nhà rồi! Có đi thêm vài con đường nữa, th́ cũng nên thong thả mà tận dụng cơ hội nh́n người và nh́n đời trong hoàn cảnh mới. Bước chân đưa tôi qua lề bên trái của con đường Phan Thanh Giản một cách ngẫu nhiên, như để tránh ánh nắng đang c̣n gay gắt lúc về chiều

Nắng vốn đă như đổ lửa. Màu đỏ như máu của những lá cờ tượng trưng cho chế độ mới càng làm tôi thêm... nhức mắt! Chưa quen với những thay đổi đắng ḷng, nhưng vẫn phải chấp nhận nghiệt ngă của định phận. Nhà đă thay chủ mới! C̣n Người th́ đang bị đóng khung trong ngục tù bao la. Tự do chỉ có trong tâm khảm, hay trong hoài niệm của vàng son quá khứ. Th́ thôi cũng đành! Ai sao, ta vậy!

Vừa đi, tôi vừa đưa mắt nh́n những khu phố trước mặt và bên kia đường, để nhận ra rằng ở đâu người dân cũng có một nhịp sinh hoạt trầm lắng thật lạ thường. Chỉ mới một năm mà Sài G̣n của thời yêu cuồng, sống vội trong chiến tranh, của những hiện sinh nửa mùa- thể hiện qua phong cách đốt thời gian trong các quán nhạc hay vũ trường của những kẻ may mắn hưởng thụ giờ phút yên b́nh ở chốn hậu phương- đă không c̣n.

Thành phố của dập d́u xe cộ ḥa lẫn với âm thanh máy nổ trong giờ tan sở, của những tà áo tan trường tung tăng trên hè phố; của những nụ cười đáng yêu trên môi các cô gái đan tay với người về từ đầu tuyến, đă nhường chỗ cho những dáng người g̣ lưng trên chiếc xe đạp, hay những chiếc quân xa chở đầy nón cối và những bộ kaki Nam Định lướt ngang trên đường.

C̣n âm thanh?! Tiếng xe qua lại dường như nghe nhỏ hơn cả những chiếc loa phường, đang “hiếp dâm” màng nhĩ của khách bộ hành, lẫn người dân trong con hẻm của từng khu phố. Hóa ra tại bất cứ nơi nào, nhà nước CSVN cũng đều áp dụng một phương thức sinh hoạt như nhau!

Cứ chừng vài chục thước, là người ta phải nghe những bài nhạc eo éo làn điệu ngũ cung của Trung Hoa, của dân ca Bắc bộ, hoặc những bản tin có tính cách tuyên truyền, được phát đi phát lại để cố t́nh tẩy năo và lũng đoạn tinh thần người dân.

Tôi vẫn đều bước. Rạp Long Vân đă bỏ lại khá xa phía sau lưng, c̣n Đại Đồng th́ nằm khiêm nhường bên kia ngă tư, trên đường Cao Thắng. Cả hai rạp xi nê dường như đang giương áp phích và tranh vẽ, quảng cáo cho một loại phim kiểu tâm lư xă hội của Nga Sô, hay một quốc gia nào đó trong khối Đông Âu.

Chắc chắn không phải là loại phim trữ t́nh kiểu Love Story của Mỹ hay La Piscine của Pháp, bởi trong thế giới Cộng Sản không có loại t́nh cảm mà họ cho là ủy mị kiểu tiểu tư sản như vậy! Bất giác, tôi chạnh nghĩ tới chủ trương dùng âm nhạc và phim ảnh để tuyên truyền cho chế độ; qua những bản nhạc đă được nghe và qua mấy cuốn phim đă được xem, lúc c̣n "tả nợ" trong các trại tập trung tại Ḥa Cầm và Hội An ở Quảng Nam.

Nghệ thuật cũng phải có “chất thép”, phải ca ngợi chế độ và phải đồng thời lên án kẻ thù về mọi mặt. Mấy con vẹt quản giáo cũng như cán bộ chính trị trong các trại học tập đă “phán” như vậy đó! Thầy chạy thật!

Tôi vừa đi, vừa miên man suy tưởng, nên không để ư tới việc bước tới đâu, là đều có những ánh mắt đang nh́n ḿnh chằm chằm tới đó. Ngay từ khi chia tay với anh Ẩn tại bến xe, th́ tôi có cảm giác dân chúng đang rất ngạc nhiên, khi thấy một thanh niên mặc quân phục của tân binh quân dịch thời Việt Nam Cộng Ḥa hiên ngang đi trên lề đường.

Mà thật vậy! Từ đầu tới chân, tôi hoàn toàn ăn mặc như người lính trong quân trường với đồ đạc mới toanh. Từ nón lưỡi trai đến bộ treillis và cả sợi dây nịt lẫn đôi giày bố, cùng với chiếc ba lô. Tất cả đều được lấy từ kho quân trang của Cục Quân Nhu tại Đà Nẵng.

Trên đường từ trong trại tù Hiệp Đức ra bến xe đ̣ Thăng B́nh và ngay cả tại Đà Nẵng, đă có nhiều người ngỏ ư muốn tôi bán lại bộ quân phục và chiếc ba lô. Đặc biệt là những người đang khẩn hoang trong khu vực gần doanh trại của tù cải tạo.

Họ nói đồ treillis của Lính rất quư, v́ làm lụng cỡ nào cũng rất lâu ṃn và không sợ rách, c̣n ba lô th́ đựng được khá nhiều thứ tiện dụng. Cho dù nặng cách mấy, đeo ba lô sau lưng vẫn thoải mái hơn vác bị, túi trên vai. Họ đề nghị mua bằng nhiều giá rất... hấp dẫn, nhưng tôi quyết định giữ lại mọi thứ, để kỷ niệm thuở mới vào Lính, cũng như lúc trở thành “phó thường dân”.

Chính v́ vậy, có nhiều người đang nh́n tôi đi trên hè phố, nhứt là khi tôi đứng ngay trước ngôi nhà 3 tầng có cửa sắt hai lớp mang số 928 Phan Thanh Giản, là đă nghe nhiều tiếng x́ xào bàn tán xung quanh. Một vài người trong bọn họ đoán đúng khi nói với nhau là tôi “cải tạo” mới về, nhưng cũng có người nghĩ sai, khi cho là “...anh này hồi lúc trước chắc có ở đây!”

Những người đó đoán sai, nhưng cũng đă phần nào nghĩ đúng, v́ đây là nơi tôi lui tới thường xuyên để dợt nhạc, hát ḥ, nhậu nhẹt hoặc tâm t́nh với Trần Quốc Tuấn, một đồng môn Jean Jacques Rousseau kiêm “lính cậu”, có ông bố là lănh tụ của Tổng Liên Đoàn Lao Công Việt Nam.

Papa Trần cũng là một trong những gương mặt có nhiều thế lực nhứt trong sinh hoạt chính trị của hai thời Cộng Ḥa tại miền Nam Việt Nam. Gaston Tuấn và đại gia đ́nh chắc chắn đă an lành rời khỏi đất nước ngay khi Sài G̣n đang hấp hối.

Ngôi nhà của bạn tôi bây giờ nằm im ĺm sau khối cửa sắt vô hồn, như mặc kệ ḍng đời đang luân chuyển bên ngoài. Chủ nhân mới bây giờ là ai, thuộc thành phần nào? Ai, trong số những người đang ṭ ṃ nh́n tôi là hàng xóm cũ của Tuấn? Hay họ cũng chỉ là bộ hành hoặc người bàng quang, đang dừng lại trên lề để ṭ ṃ nh́n một “hiện tượng lạ“ là tôi?

Trong số họ, bây giờ tôi mới để ư thấy có một thanh niên đă chậm răi đạp xe theo tôi từ lúc tôi vừa đi ngang qua rạp Long Vân. Bây giờ anh chàng cũng chỉ đưa mắt nh́n, không tỏ ư muốn bắt chuyện. Nhưng khi tôi dừng chân trước Bệnh Viện B́nh Dân, đứng phía bên trường Văn Học, th́ chàng thanh niên dắt xe lên lề rồi đến bên tôi, nói:

- Lúc trước em cũng học ở đây!

Tôi quay sang nh́n anh ta, không trả lời. Vẫn hướng ánh mắt vào ngôi trường tư thục một dạo nổi tiếng và có người thầy thi sĩ dạy môn Triết, anh chàng nói thêm:

- Em không có cơ hội nếm mùi đại học v́ chưa xong lớp 12 th́ đă mất nước.

Tôi nghe hai chữ cuối của câu nói mà thấy nhói trong ḷng. Người xưa có câu: “Nước mất th́ Nhà tan”. Nước đă mất một năm rồi, vậy th́ Nhà cũng bắt đầu lung lay là cái chắc. Nhưng bao giờ th́ tan? Tan như thế nào? Chắc chắn bọn cầm quyền đă có mưu đồ. Không thể nào chúng để yên cho dân miền Nam hưởng không khí an vui như thuở trước mặc dù chúng luôn miệng rêu rao khẩu hiệu “tự do, hạnh phúc”.

Đă ở Đà Nẵng một đêm và sau khi quan sát thái độ, cùng cách sinh hoạt của người dân trên suốt lộ tŕnh xuôi Nam và ngay giữa ḷng Sài G̣n, tôi đă thấy cảnh nước mất, nhà tan qua h́nh ảnh những chiếc xe đ̣, xe hàng, xe tải bị trưng dụng để chở của cải, vật chất và hàng hóa ngược Bắc, để sau đó đưa đám bộ đội và dân nón cối xuôi Nam. Rơ ràng là Sài G̣n và miền Nam đang dần dà tan... loăng!

- Nhà c̣n xa không anh? Lên đây em chở về cho. Xin đừng ngại. Ḿnh với nhau mà!

Nghe câu này, tôi muốn bật khóc. Từ trong trại tù, ra tới Đà Nẵng rồi suốt quăng đường về, đâu đâu chúng tôi cũng nhận được câu nói thật ấm ḷng này. Chỉ những người cùng tâm trạng và hoàn cảnh mới an ủi nhau bằng câu nói mộc mạc mà chan ḥa t́nh cảm đó.

Nghĩ tới đây, tôi dừng bước, quay sang chàng thanh niên, mỉm cười rồi đến bên cạnh anh ta:

- Đi bộ với tôi một đoạn cho vui được không?

- Em nghĩ là anh để em chở anh về cho nhanh. Gia đ́nh anh chắc là mừng lắm!

Tôi ngẩn người nh́n người đồng hành bất đắc dĩ. Lời nói chuyển tải toàn bộ tâm tính của một con người nên qua câu vừa rồi, rơ ràng là anh bạn “chưa kịp trở thành cậu Tú của miền Nam” này, đă cho thấy tấm ḷng rất nhân bản của ḿnh. Không cần phải nghĩ ngợi thêm, tôi nói tiếng cám ơn rồi lên ngồi trên yên sau. Phía trước, là một nụ cười đôn hậu và rạng rỡ!

Từ ngă tư Lê Văn Duyệt - Phan Thanh Giản về tới ngă ba Kỳ Đồng - Trương Minh Giảng không xa, nên chỉ kịp hỏi tên và nhận từ người em bạn mới quen vài tin tức liên quan tới cuộc sống hiện tại, là chúng tôi đă về tới đầu con hẻm 128 trên đường Trương Minh Giảng.

Sau cái bắt tay là những lời chúc lành của chàng trai, sau đó nữa là lời hẹn gặp nhau trong tương lai thật gần. Tôi vừa nói xong lời cám ơn, là người em bạn tốt bụng đó đạp xe phóng nhanh lên dốc cầu, hướng về phía trường Đại Học Vạn Hạnh. Tôi nh́n theo một hồi rồi mới quay người bước vào hẻm.

Đă có người nhận ra tôi. Đă có lời hỏi han kèm theo những nét mặt mừng rỡ rất chân thành. Con hẻm của tuổi thơ Sài G̣n, của lứa dậy th́ đầy mơ hoa, của màu áo trận vùng địa đầu giới tuyến, lại một lần nữa đón bước chân trở về của một gương mặt thân quen trong khu phố. Chắc chắn đă có người chạy qua nhà báo tin cho gia đ́nh tôi biết.

Chốc lát nữa thôi, là tôi sẽ được những ṿng tay nồng ấm đón mừng ngày đoàn tụ. Nhưng hôm nay là hạnh phúc đoàn viên, c̣n ngày mai th́ sao?! Với thân phận một “phó thường dân” trong ngục tù bao la mang h́nh chữ S này, tôi sẽ làm được ǵ, có “sống” được với đám chủ mới của đất nước hay không?!

Nghĩ nhiều vô ích. Vui với gia đ́nh cái đă! Chuyện ngày mai th́ cứ gởi vào tương lai. Que Sera, Sera!

HUY VĂN

( Cuộc Hành Tŕnh )