NHÁNH MAI VÀNG

Thôn Phú Lộc uể oải phơi ḿnh dưới cơn nắng gắt dù trời đang vào Xuân. Hậu cứ của Bộ Chỉ Huy Liên Đoàn 12 BĐQ cũng lắng dần sinh hoạt. Thay v́ theo con đường đi ngang qua doanh trại kiêm hậu cứ của các Tiểu Đoàn 21 và 39 BĐQ để đến khu vực của Tiểu Đoàn 37 thì tôi rẽ phải, theo lối tắt ở phía sau cư xá sĩ quan của Liên Đoàn rồi băng ruộng để đi cho gần. Vừa bước lên bậc thềm của văn pḥng Tiểu Đoàn 37 BĐQ th́ đă nghe tiếng reo vui:

- Có ông ở đây thật là đỡ cho tui quá!

Thiếu úy Tuấn vừa thân mật bắt tay tôi, vừa nói nhỏ:

- ‘’ Gồng ‘’ dùm tui vụ tiếp nhận quà Xuân Chiến Sĩ này nghe! Ông về thật đúng lúc ghê nơi!

Anh bạn cựu học sinh Phan Chu Trinh và sinh viên trường Luật này bán cái đẹp thật! Tôi vừa lầm bầm trong bụng vừa đóng vai đại diện cho Tiểu Đoàn để nhận quà và thư chúc Tết của các học sinh trường Nữ Trung Học Hồng Đức gởi cho đơn vị. Đă có hai thầy và bốn em học sinh đang ngồi quanh bàn họp, trước mặt mỗi người là một tách trà đang tỏa khói và vài dĩa bánh mứt. Trong góc pḥng là một số thùng gói ghém đẹp mắt và buộc nơ nhiều màu. Cuộc tiếp xúc diễn ra ngắn gọn nhưng rộn ră. Một mặt là nhờ Tuấn gài chuyện thời c̣n đi học và tôi th́ cứ luôn miệng kể chuyện tham dự hội chợ Tết Giáp Dần của Trường Nữ, mặt khác, hai vị giáo sư đều là những người đã tham gia buổi văn nghệ mừng Xuân do Tiểu Đoàn tổ chức hồi năm ngoái, nên câu chuyện cứ thế mà diễn tiến trong bầu không khí thật tự nhiên và thân mật. Sau đó, Tuấn mời phái đoàn qua Câu Lạc Bộ ăn cơm chiều nhưng người giáo sư hướng dẫn thoái thác với lý do chính đáng là ‘’ Phải đưa các em về sớm như đă hứa với nhà trường và phụ huynh... ".

- Ông có chương tŕnh ǵ cho mấy ngày Tết không?

Tuấn vừa hỏi tôi, vừa nh́n theo chiếc Dodge chở phái đoàn của trường Nữ Trung Học đang tiến ra cổng.

- Ăn Tết tùy hứng. Không có dự tính nào cả. Tôi đáp gọn.

- Vậy nếu ông muốn thăm Thiếu tá Gio hay Đại úy Vương và mấy người bạn của ông ngoài hành quân, th́ ngày mai trở lại đây đi với tui vào Quảng Ngãi. Sáng đi sớm. Phát quà xong là về liền. C̣n không th́ trưa mùng Một trở lại đây nhậu với anh em một bữa. Coi như đễ mừng Xuân và bàn giao bán chính thức hậu cứ này cho ông.

- Mai mấy giờ ông đề pa?

- 8 giờ sáng! Hay là...ở đây chờ tui lo xong công việc rồi tụi ḿnh vào phố nghe! Thăm " nàng " một chút rồi mình trở vào đây ngay. Tường Vy gặp ông chắc vui lắm, cứ nhắc ông và bản Mộng Dưới Hoa hoài.

- Tôi không có chủ đích rõ rệt, lại cũng có ý ghé qua vài nơi. Đúng 8 giờ sáng mai mà không thấy tôi th́ ông cứ vọt, đừng chờ! C̣n mùng Một th́ tôi sẽ có mặt với anh em!

- Cũng được! A! Suýt chút nữa tui quên. Mới hai tuần trước, có một cô tên Mai và người chồng vào đây tìm ông. Họ có để lại một mảnh giấy nhỏ. Ông chờ đây.

Tuấn vào trong văn phòng rồi trở ra ngay với một mảnh giấy trên tay.

- Tui đã biết câu chuyện ghi trong đó. Là cô ấy kể cho nghe chứ không phải tui coi lén đâu! Nhớ trở lại đây sáng mai hoặc mùng Một nghe!

Tôi gật đầu, bắt tay từ giã Tuấn rồi cất mảnh giấy vào túi áo. Không cần đọc vội vì có thể đoán được nội dung. Trên đường ra cổng, tôi rảo chân đi một ṿng ngang qua dăy văn phòng của các Đại Đội với hy vọng nh́n thấy một gương mặt quen thuộc nào đó. Nhưng không c̣n ai lai văng. Vắng ngắt. Khu gia binh kế bên doanh trại cũng im ĺm không kém. Quang cảnh hoàn toàn trái ngược với một năm trước đây, khi Tiểu Đoàn từ Trà Kiệu trở về hậu cứ dưỡng quân và ăn Tết. C̣n bây giờ th́ cả Liên Đoàn đang bảo vệ Quảng Ngăi. Lính xa nhà nên hậu cứ buồn thiu! Gia đ́nh của những người bạn thân cũng không thấy đâu. Nhà chị Hương, vợ thiếu úy Công và nhà trung sĩ Chế Việt, người bạn văn nghệ đầu tiên của tôi khi mới ra đơn vị, đều đóng cửa. Có thể chị Hương đă về Hố Nai ăn Tết và vợ con của Chế Việt cũng đă về Huế đón xuân không chừng. Nhớ quá những ngày dưỡng quân đầu đời của Lính!...

...Mảnh giấy của cô giáo tiểu học theo tôi vào Hương Xưa, chiếc quán quen thuộc nằm cạnh ga Hòa Khánh, nơi lui tới hầu như hằng ngày mỗi khi chúng tôi có dịp dưỡng quân tại hậu cứ. Buổi xế chiều, quán vắng. Những người quen thuộc không thấy đâu. Anh chị Quyến lo đi sắm Tết. Hương, cô em út của chị Quyến thì đi dự tiệc mừng xuân với bạn học chung lớp. Không biết khi nào họ trở về. Cô thâu ngân viên cho biết như thế. Tôi chọn chiếc bàn trong cùng, nơi mọi khi chúng tôi vẫn thường quây quần trước đây. Nhân ảnh vẫn hằn nét trong đầu nhưng người thì đã chia xa. Một thoáng chạnh ḷng khi nghĩ đến những đồng đội c̣n đang miệt mài trong vùng lửa đạn. Họ không có mùa xuân đích thực. Bóng xuân chỉ đến qua làn sóng phát thanh với những bài hát quen thuộc đến nằm ḷng. Mùa xuân của Lính là những gói quà nho nhỏ và những cánh thư từ hậu phương gởi ra tiền tuyến. Những nét chữ học tṛ, dù mang cùng một nội dung, đă là một hạnh phúc thật ấm ḷng. May mắn lắm Lính mới nhận được vài chữ không nằm trong ‘’ bản sao ‘’ đă được ai đó viết sẵn. Tuy nội dung chỉ là vài ḍng mộc mạc với lời chúc an lành trong mùa xuân mới, nhưng bấy nhiêu thôi cũng đủ để Lính khoan khoái đem khoe rầm trời với bạn bè trong đơn vị. Ngày mai đồng đội của tôi sẽ nhận được những niềm vui nho nhỏ ấy để càng thêm nhớ nhà, nhớ phố và nhớ bạn hữu gần xa. Họ c̣n ở tuyến đầu còn tôi may mắn hưởng xuân nơi phố thị và đang miên man nhớ họ: những người- mà chỉ mới một năm về trước- đă cùng tôi ḷng ṿng ngoài Đà Nẵng. Bây giờ th́ một số đă về với cát bụi hoặc đă an phận đời thường sau khi đă bỏ lại một phần thân thể nơi chiến địa. Không tính người mới, thì những người cũ c̣n lại trong Trung Đội chỉ đếm được trên đầu ngón tay sau 4 lần bổ sung quân số trong năm vừa qua. Một năm lại đến rồi đi. Ngày giờ này, năm ngoái, ai nấy đều hăm hở vác những nhánh mai từ rừng núi Quế Sơn và Duy Xuyên mang về làm đẹp cho hậu cứ rồi tha hồ ra phố Đà Nẵng vui xuân, còn hôm nay thì chỉ một mình tôi bên ly cà phê, ngồi trong quán vắng để thả ký ức về những kỷ niệm còn rất đậm nét, trong đó có hình ảnh của cô giáo trẻ mà anh em trong đơn vị đặt cho biệt danh là ..." Mai mốt ". Tôi không buồn đọc mẫu nhắn tin mà tôi đã đoán được phần nào nội dung. Chắc chắn không ngoài chuyện báo tin đã lập gia đình kèm theo vài câu cáo lỗi vì đã không lần nào tôi nhận được hồi âm của Mai. Cũng hợp lý thôi khi những lá thư tôi gởi cho Mai chỉ là để nhắc tới hôm gặp gỡ thật tình cờ và đặc biệt, hoặc chỉ nhờ chuyển vài lời thăm hỏi của tôi đến ông nội của nàng. Nhưng tôi lầm!

" ...Ông Nội mới qua đời tuần vừa qua ( thứ bảy 8/2/1974) trong Hòa Mỹ. Nội vẫn nhắc anh hoài và đã có ý định sẽ gửi tặng anh một nhánh mai như hồi năm ngoái. Nhưng...Buồn quá!...Còn em thì bận đủ thứ chuyện nên chỉ một lần gửi thư thăm anh rồi thôi. Bà nội đã về Phước Tường ở với ba má và vợ chồng chúng em. Vài hàng tin cho anh rõ. Mai "

Bức thư chỉ võn vẹn bấy nhiêu lời. Không có câu nào nhắc tới sự bặt tin sau đúng một lần hồi âm. Nhưng vì sao tìm đến hậu cứ để báo tin buồn, trong khi những liên lạc suốt năm qua chỉ là những lời thăm hỏi của tôi nhờ nhắn lại với người lăo niên mà tôi thật lòng trọng kính? Tôi không có cảm giác rõ rệt, chỉ biết đâu đó trong lòng đang dậy lên một nỗi buồn pha lẫn chút bùi ngùi. Tôi có thể đoán được nguyên do vì sao ông cụ qua đời và nhớ ngay đến ngày gặp mấy ông cháu của Mai trong vùng trách nhiệm hành quân...chỉ mới một năm trước đây thôi!...

Tháng giêng 1974, chừng một tuần trước Tết nguyên đán, địch liên tục quấy phá và pháo kích vào hai xă Phú Diên và Dương Mông thuộc quận Quế Sơn, gây thương vong cho các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân cũng như các hương chức xã, ấp và dân lành, nên Tiểu Đoàn 37 BĐQ được chuyển khẩn cấp từ Phong Thử thuộc quận Điện Bàn qua Quế Sơn để...dẹp loạn. Tiểu Đoàn rải quân từ Phú Trạch về tới Hòa Mỹ, lấy con đường hỏa xa xuyên Việt làm ranh giới giữ an ninh cho các làng, thôn trong vùng. Mấy ngày truy lùng bóng địch chỉ như một cuộc picnic bằng súng đạn dọc theo hành lang của hai con suối Trà Nam và suối Cái ngay tại cửa ngõ đi vào thung lũng Quế Sơn, bên kia đường rầy xe lửa. Không thấy bóng dáng của đám chính quy, c̣n du kích th́ vốn quen thuộc địa thế nên nhanh chóng chém vè rồi biến mất dạng vào rừng sâu của thung lũng sau khi bắt loa tuyên truyền hoặc pháo kích lẻ tẻ vào vị trí đóng quân của chúng tôi và các đại đội bạn. Không khí lành lạnh của núi rừng, cộng với vẻ hoang tàn đổ nát của những ngôi nhà một thời là dấu ấn của sự trù phù và an b́nh trong vùng Cẩm Sơn, Ḥa Mỹ làm người Lính chợt se ḷng. Đó đây là những nền nhà ngổn ngang kèo, cột mục rữa hoặc cháy nám. Từ đường xe lửa xuyên Việt trở vào hướng Tây là vùng oanh kích tự do, là đất chết. Nhưng khi nắng hồng mang hương Xuân trở về th́ cũng là lúc vạn vật hồi sinh nên bằng cách này hay cách khác, một số người quanh vùng vẫn vượt đường rầy, vào tận trong vùng Cẩm Sơn vốn đã bỏ hoang từ lâu để lo chuyện vườn tược hay chăm sóc những khóm mai vàng vốn nổi tiếng đẹp nhứt Quảng Nam của họ. Đã có không hiếm những trường hợp họ bị du kích hay chủ lực tỉnh bắt đi dân công, thực chất là tải thương cho địch sau khi chúng thất bại trong những lần tấn công vào phòng tuyến của các đơn vị Địa Phương Quân hay các đơn vị tăng phái như chúng tôi. Ông nội của Mai và đứa cháu chừng 12, 13 tuổi là những người mà chúng tôi gọi là liều mạng đó.

- Ổng không mang theo giấy tờ tùy thân và khai là đã ở trong thôn Hòa Mỹ mấy ngày rồi đó chuẩn úy! Còn đây là những bó mai ổng nói là chặt từ trong vườn nhà.

Trung Sĩ Diệp vừa báo cáo vừa chỉ vào mấy bó mai buộc đầy trên chiếc xe đạp dựng kế bên hai ông cháu. Tôi nhìn ông lão, chưa kịp hỏi thì ông đã lên tiếng, đại ý nói là đang cư ngụ trong làng tỵ nạn Chiêm Sơn-Trà Kiệu, vốn là nơi dành cho đồng bào tản cư khỏi vùng giao tranh bao gồm các xã Phú Trạch, Hòa Mỹ và Cẩm Sơn của Quế Sơn cùng những nơi khác của quận Duy Xuyên gom về.

- Tôi đã 70 tuổi rồi! Đem theo giấy tờ làm chi cho mất công?! Còn thằng cháu thì mới có 12 tuổi thôi. Nó theo để phụ giúp tôi về trong đó chặt ít nhánh mai về bán Tết.

Ông lão vừa phân trần, vừa đưa tay chỉ về hướng thung lũng. Tôi trấn an ông và giải thích là Lính chỉ làm nhiệm vụ của mình khi hai ông cháu đi ngay vào chốt tiền đồn. Giữ ông lại để lấy tin chứ không phải làm khó dễ người dân. Lúc này thì hai ông cháu có vẻ bớt lo lắng và sau đó ông cụ kể lại những ngày hai ông cháu vào tận nền nhà xưa để làm công việc mà cũng có nhiều người dân khác làm như ông. Lúc ông đang nói về chuyện trẩy lá và chăm sóc mấy cội mai thì có khinh binh của Đại Đội dẫn ba người tiến đến chỗ chúng tôi đang đứng. Họ là đại diện của Hội Đồng Xã Chiêm Sơn- nơi có làng lánh cư mà ông lão vừa cho biết- và một cô gái.

- Đây là thẻ căn cước và giấy chứng nhận cư trú của ông nội em.

Cô gái vừa nói vừa đưa giấy tờ cho tôi.

- Có người về nói là ông nội và em Trung bị giữ lại trong này nên em đã mời ông phó Chủ Tịch Hội Đồng Xã và Thư Ký cùng vào đây để xin cho ông nội về.

Người phó chủ tịch Hội Đồng Xã cũng tiếp lời cô gái:

- Đây là ông Tư, cư dân của làng tỵ nạn do chúng tôi điều hành trong Chiêm Sơn. Xin chuẩn úy cho ông về. Bà cụ ở nhà lo ghê lắm!

Tôi cười, kể lại sự việc và kèm theo một câu nói đùa là ngoài cẩm chướng và pensée thì mai là loại hoa tôi ưa thích nhứt. Vừa nghe xong câu nói thì ông Tư và các đại diện của Chiêm Sơn bật cười, còn cô gái thì có vẻ e thẹn ra mặt.

- Cháu tôi đây tên Mai. Nó là cô giáo tiểu học. Chắc là vừa từ Đà Nẵng về thăm chúng tôi dịp cuối tuần thì gặp chuyện này.

- Mai mốt nhớ vào thăm chúng tôi nghe cô Mai!

Một người lính của trung sĩ Diệp buột miệng trêu chọc càng làm cho cô giáo thêm mắc cỡ khi quay lưng bước theo hai vị hương chức, còn ông Tư khi đẩy xe ngang qua tôi thì cười:

- Có thật cậu thích...mai không!?

Tôi không trả lời, chỉ mỉm cười và gật đầu. Ngay lập tức, có ai đó la lên thật lớn:

- Ông nội yên chí. Thế nào mai mốt chuẩn úy của tụi cháu cũng sẽ tìm ông nội để xin...Mai là cái chắc!

Tràng cười thay lời tiễn chân tưởng đâu chỉ là một lối đùa dễ thương trong ngày sắp vào xuân nhưng lại trở thành hiện thực khi chỉ hai ngày sau là có lệnh cho cả Tiểu Đoàn di hành về Trà Kiệu, quận lỵ của Duy Xuyên, để đoàn xe Quân Vận vào đón. Khoảng cách di chuyển không xa, Chiêm Sơn lại nằm ngay vòng đai của Trà Kiệu nên tôi mới có dịp tìm đến thăm ông Tư trong khi chờ đợi phương tiện đề về hậu cứ dưỡng quân...

..."- Không ngờ lại gặp chuẩn úy ở đây!

- Hôm ở trong Quế Sơn cháu nghe ông bác nói là đang ở trong làng tỵ nạn này nên khi ra đến đây thì bọn cháu ghé thăm.

- Ở chơi lâu không?

- Dạ, cả tiểu đoàn đang chờ xe vào bốc về Đà Nẵng. Chắc không chờ lâu đâu.

- Vậy thì uống chút trà, ăn miếng bánh cho vui. Của cháu Mai mang từ Đà Nẵng về cho chúng tôi ăn Tết đó!

- Cám ơn ông bác. Cháu tưởng cô Mai về ở đây với hai cụ từ hôm kia rồi.

- Phải đến hôm nay nó mới nghỉ dạy. Chắc chắn nó sẽ về đây ngay để phụ với tôi và bà nội nó lựa mấy nhánh mai đẹp nhứt mang ra chợ quận bán Tết.

- Năm sau ông bác đừng vào đó chặt mai nữa! Nguy hiểm lắm! Trong đó là vùng oanh kích tự do. Mấy hôm trước chút xíu nữa thì...

- Tôi quen rồi! Bao nhiêu năm nay tôi bị lính cộng hòa và đám bộ đội chận bắt hoài nhưng rồi cũng đâu có sao!

- Không thể may mắn mãi như vậy đâu ông bác ơi! Súng đạn vô tình. Lỡ như...

- Tôi biết! Nhưng là đất đai, nhà cửa của cha ông. Cực chẳng đã mới phải lìa quê đó cậu! Có ai muốn xa nhà đâu. Phải không!? Tôi ghét bọn cộng sản và muốn con cháu khỏi phải bận tâm, lo lắng nên mới ra đây sinh sống. Làng tản cư này mới đầu cũng đông dân lắm. Nhưng bà con không chịu được cảnh bí rị trong bốn bức tường đất, lại không có ruộng rẫy canh tác nên đã bỏ đi gần hết. Phần tôi thì nhất định không đi đâu cả!

- Ông bà bác già yếu rồi. Nên về Đà Nẵng sống tốt hơn. Chứ còn nơi đây cũng không an ninh lắm đâu.

- Làng tỵ nạn Trà Kiệu này là nơi gần nhất để chúng tôi có thể ở tạm và trở lại vùng Cẩm Sơn- Hòa Mỹ bất cứ lúc nào.Tôi muốn sống càng gần nơi chôn nhau cắt rốn càng tốt! Mỗi năm vài ba lần tìm về nơi mình được sinh ra và lớn lên là hạnh phúc của tuổi già chúng tôi đó cậu. Vã lại, mấy cội lão mai là nguồn thu nhập khá tốt mỗi khi Tết đến. Bỏ cho chúng khô héo hết cũng uổng lắm!

- Cháu biết ông bác quyến luyến với ruộng vườn, nhà cửa trong đó, nhưng mọi thứ đã tan hoang cả rồi. Chưa kể vào đó sẽ bị tình nghi là việt cộng, ngược lại bọn họ có thể nghĩ là ông bác vào dọ thám giùm chúng cháu. Đường nào ông bác cũng lâm vào cảnh thiệt thân cả!

- Tưởng gì! Chỉ có Biệt Động Quân hay lính Bộ Binh lâu lâu mới tạt qua đây nên không biết tôi, chứ còn lính địa phương và đám du kích nhảy núi trốn trong thung lũng Quế Sơn còn lạ gì tôi chứ! Toàn là bọn nhóc trong làng không hà. Ông bà chúng nó, cha, chú của tụi nó đều biết tôi là ai. Lúc đầu đám du kích còn kiếm chuyện nhưng sau đó thì bọn họ để yên cho tôi làm gì thì làm. Mà đâu phải năm nào cũng trở vào đó. Tùy theo thời tiết nữa. Có khi vài ba năm mới có mưa thuận gió hòa, mà mai vàng thì rất cần nắng ấm, đất mềm và không úng nước. Năm nào được Trời thương như vậy thì làm sao bỏ qua cơ hội cho được!

- Cháu không dám nói hỗn, nhưng mạng người quan trọng hơn còn cây cỏ thì...

- Cây cỏ cũng có cảm nhận của chúng nó chứ! Cậu không biết đâu. Mỗi lần tôi đứng trên thềm nhà xưa, mỗi khi tôi vun gốc, lặt lá cho mấy cội lão mai mà ông cụ tôi đã cố công ghép giống từ mai động và mai chủy, là tôi cảm thấy như chúng nó muốn reo vui để chào đón mình. Còn tôi thì khỏi nói! Cứ chạm vào chúng là tôi có cảm giác như ...đang nắm tay bà lão nhà này lúc mới quen vậy đó!

- Thật vậy sao ông bác?!

- Sao lại không thật! Cây mai có hồn lắm đó cậu! Chắt chiu nó cẩn thận thì nó sẽ cho ra những nhánh và cành trông như hình mẫu tử, phu thê hay những tư thế như trong võ thuật vậy đó.

- Ô! Hóa ra ông bác là nghệ sĩ thứ thiệt rồi!

- Không phải đâu! Muốn được như vậy thì phải o bế thường xuyên, ngày này qua ngày khác trong suốt cả năm trời thì họa may...Còn tôi thì khi xưa vốn chỉ mày mò theo kinh nghiệm học được từ ông cố con Mai. Chưa bao lâu thì giặc giã triền miên. Thì giờ đâu mà chăm với sóc. Nay còn tệ hơn! Phải bỏ bê mọi thứ và phó thác cho đất trời. Một năm chỉ có vài lần vào trong đó dòm ngó qua loa. Chỉ có gần Tết mới tỉa tắp đều đặn hơn một chút. Thấy mấy cội mai đó đã bằng tuổi mình mà coi bộ còn sung mãn lắm cho nên tôi thích ngắm nhìn chúng nó rồi theo dáng vẻ của cả thân, cành, lẫn nhánh mai mà tưởng tượng rồi nói vậy mà thôi!

- Thật là tiếc quá! Tụi cháu phải đi rồi. Nếu không, thế nào cũng ngồi đây học kinh nghiệm của ông bác.

- Thì cứ viết thư cho tôi. Gửi thẳng về đây hay là nhờ em nó chuyển cũng được. Cháu Mai thường hay về thăm hai ông bà già này lắm.

- Dạ, mai mốt thế nào cháu cũng viết thư thăm ông bác và bà bác.

- Đây là nhánh mai mọc theo thế tam tài. Thấy cậu cũng thích hoa mai nên tôi tặng cho cậu làm quà Tết. Nhánh này đem chưng bày trên bàn làm việc thì đẹp mắt lắm.

- Dạ, cháu sẽ đem về chưng bày trong văn phòng Đại Đội...Mà tam tài là sao vậy ông bác?!

- Là hình ảnh của Phúc, Lộc, Thọ hay biểu tượng của Cha, Mẹ và đứa Con! Tùy theo cách diễn đạt của người chơi mai...

Mai không nói rõ lý do vì sao ông nội của nàng qua đời, nhưng tôi có thể hình dung được câu chuyện đau buồn đó dựa vào những gì đã xảy ra hồi năm ngoái. Những người dân như ông nội của Mai chỉ cảm nhận được mùa xuân khi đứng trong mảnh đất của cha ông gầy dựng qua bao thời kỳ. Những nhà trồng tỉa yêu nghề như ông sẵn sàng trả bất cứ giá nào để tận hưởng hạnh phúc được hòa mình với cây cảnh mà họ bỏ công vun trồng, tỉa tắp. Hòa Mỹ từ lâu đã là vùng xôi đậu. Chạm trán, giao tranh thường xuyên xảy ra quanh năm. Súng đạn vô tình. Thương vong là chuyện không thể tránh được. Ông nội của Mai đã nằm xuống ngay trên mảnh đất mình được sinh ra và lớn lên. Chắc chắn là ông rất hạnh phúc khi lìa đời. Điều đáng buồn là người dân ở nông thôn thường bám đất, giữ làng. Họ không muốn xa lìa mảnh ruộng và khóm vườn nên nhiều người chấp nhận sự áp đặt và cai trị của cộng sản. Họ trở thành " cha mẹ chiến sĩ ", " vợ con anh hùng ", thậm chí là " gia đình liệt sĩ". Ông nội của Mai không ở trong số những người đó. Ông hiểu cộng sản ngay trong thời kỳ kháng Pháp và càng hiểu họ thêm khi càng ngày đám tay sai của đệ tam quốc tế càng bộc lộ bản chất khát máu của cái gọi là " bạo lực cách mạng ". Khi cuộc chiến về đến thôn làng, ông mới chịu bỏ lại sau lưng tất cả những gì sâu đậm nhứt của đời người để đổi lấy tự do. Nhưng ông không đi đâu xa. Mặc cho gia đình nài nỉ, ông quyết định nương náu ngay bên kia lằn ranh của quận nhà, chỉ cách làng xưa, xóm cũ có một vùng đồi mà độ cao nhứt không hơn 25 mét và một nghĩa địa rộng lớn được biết là đã có từ cả trăm năm trước. Ông là hình ảnh của tình tự dân tộc và văn hóa thôn trang mà chiến tranh do cộng sản gây ra không tài nào hủy diệt được. Cây cảnh lúc vào xuân mà điển hình là những cội mai già, muôn đời là nét chấm phá để điểm tô cho vẻ đẹp quê hương và nét ngà nhân bản, trong đó nét chấm phá đậm màu nhứt chính là sự hiện diện của ông Tư và những người nặng tình với nhà xưa, vườn cũ như ông mỗi khi đến độ Xuân về.

Tôi thầm cảm ơn người lão niên và thêm nhớ nhánh mai vàng trong văn phòng đại đội. Xuân đến rồi đi nhưng duyên tao ngộ đủ để tạo thành tình thân mặc dù nhịp cầu tri âm chỉ là những cánh thư không có hồi đáp. Dù sao cũng là một kỷ niệm ấm lòng cho dù sự ra đi của vị lão niên có thể đã là dấu chấm hết cho những liên hệ vốn rất mơ hồ trong ḷng tôi. Chỉ có điều...Phú Lộc và Phước Tường cách nhau không xa nhưng sao không lần nào cô giáo trẻ ghé đến đưa thư trong cả năm qua?! Vài chữ hỏi thăm hoặc đôi dòng chuyển lời nhắn tin có tốn quá nhiều thời gian như vậy không? Câu hỏi cứ lãng vãng trong đầu khi tôi rời quán Hương Xưa để đón xe Lam vào Đà Nẵng. Lại thêm một lần xuống phố với những mơ hồ, trống vắng và tâm trạng đầy, vơi bất chợt. Nhưng dù sao thì nhánh mai vàng mà người lão niên ấy có lòng ưu ái hứa tặng cho tôi sẽ không chỉ là nhánh Tam Tài trong tâm tưởng mà còn là nhánh " Thiên Nhân " ( * ) của mùa Xuân hằng hữu giữa đời thường.

HUY VĂN