Chuyện mắc dịch.

Nguyễn văn Dõng.

Con người có sống tất phải có chết. Thường tình thì chết vì già yếu, nhưng rất nhiều khi chết vì bịnh tật, không bắt buộc phẳi mắc dịch mới chết – tuy rằng ai cũng mong “cái đồ mắc dịch” chết bớt cho đở phiền hà. Ngày nay con người sống dai (kể cả đồ mắc dịch) là nhờ những khám phá của y học đi kèm theo sự sáng chế ra nhiều vị thuốc giúp con người thoát khỏi bịnh tật, và cũng ít “mắc dịch” hơn. Chuyện kể sau đây dành cho những người ngoại đạo, không qui y...giới. Những người trong y giới thì đã rành cả rồi.

Ai ai cũng biết những thức ăn trước khi được nhập khẩu đều thơm phức chỉ muốn dí mũi vào ngửi. Thế nhưng khi ra cửa hậu thì chẳng ai có can đảm làm điều nầy, bởi vì đã hết thơm mà lại thối không chịu được. Cũng tựa như việc ông một tông tông khi lên phi cơ riêng bằng cửa trước oai phong ngon lành, nhưng đến xứ Chệt cộng lại phải ra cửa hậu trông thật thối oăng, chẳng giống ai. Chuyện khó tin nhưng có thật nầy chắc khó lòng tái diễn trong lịch sử xứ cờ hoa.

Suốt đoạn đường từ cửa trước đến cửa sau của các thức ăn, các thầy lang thấy rõ là sau khi vào đến bao tử thức ăn chỉ có một đường đọc nhứt dẫn đến cửa hậu. Nếu mọi việc tiến hành suông sẻ bình thường, con người sẽ mạnh khỏe như voi. Thế nhưng “đời không như là mơ”...

Cách đây chưa đầy hai thế kỷ, các lang y đã biết đến bịnh “đái đường” – không phải loại “đái đường” do Chệt cộng phổ biến thời gian gần đây. Bịnh “đái đường” của Chệt chỉ khó ngửi chớ không làm chết ai; trái lại bịnh tiểu đường đã giết hại khá nhiều người, nhưng phải chờ đến cuối thế kỷ 19 các thầy lang mới dần dần tìm hiểu được cội nguồn. Sau các công trình của những lang y như đồ tể đã mỗ người chết lẫn người sống để tìm hiểu cấu trúc của cơ thể, họ nhận ra rằng ngoài ruột non ra, chỉ có lá gan, lá lách và “lá mía” can thiệp vào sự tiêu hóa của thức ăn được nhét vào ruột. Trong ba cái lá nầy thì lá lách chẳng có tích sự gì trong việc tiêu hóa. Còn lại hai lá kia phải có một lá trách nhiệm việc chất đường tích tụ trong máu nhiều hơn bình thường. Đầu tiên các ông lang đều chú tâm vào lá gan, có lẽ vì nó to xác ắc phải có nhiều trọng trách hơn. Riêng ông Pierre Langherans lại chú tâm vào cái “lá mía” (le pancréas) ông có lý do riêng chứ không phải vì là “lá mía” nên dính liếu đến chất đường trong máu ! Không nên lấy tiếng nước ta suy ra bụng nước người. Thời đó nào có ai hiểu gì về căn bịnh lạ nầy đâu. Các thầy lang chỉ mò mẫm chửa bịnh theo kiểu phước chủ may thầy. Ông Langherans quyết định tìm hiểu cội nguồn và ông đã chọn lá mía làm đề tài nghiên cứu. Ông đã nhìn ra cấu trúc của lá mía có điều khá đặc biệt : một số các tế bào được sắp xếp theo từng nhóm riêng biệt giống như những óc đảo. Sau nầy được gọi là “îlots de Langherans”. Những óc đảo nầy đã gợi cho ông rất nhiều nghi vấn nhưng ông không đủ thời gian để tìm ra được chức năng của nó. Ông bị suy thận nặng nên qua đời lúc mới ngoài 40 tuổi.

Cùng lúc ông Claude Bernard cũng chú tâm vào lá mía và sự tiêu hóa các chất mở. Ông nhận thấy số lượng đường trong máu cũng một phần do gan điều hành. Bác sĩ Étienne Lancereaux nghi lá mía chính là thủ phạm của bịnh tiểu đường. Sự nghi ngờ nầy đã được ông Minkowski chứng minh bằng cách cắt bỏ lá mía của một con chó : tức thì chó bị tiểu đường ngay. Ông Langherans đã nghĩ đúng : chính những tế bào của các “óc đảo” đã bài tiết ra một chất gì đó ông chưa xác định được nhưng đã chửa con chó khỏi bịnh tiểu đường. Đến năm 1916 bác sĩ Nicolae Paulescu gọi chất đó là pancréine vì do cái pancréas tiết chế. Vào năm1920, một bác sĩ người Canada chú tâm vào các îlots de Langherans, và với sự trợ giúp của vài người bạn chuyên về sinh học, ông tìm ra được một chất rút ra từ các “đảo” nầy để cứu sống một bịnh nhân bị tiểu đường đang chờ hui nhị tì. Từ đó người ta không gọi là pancréine nữa, mà đổi lại là insuline chính xác hơn vì do các “îlots de Langherans” sản xuất. (insuline do chữ insula, hòn đảo).

Từ thuở tạo thiên lập địa, con người không ngớt đối phó với bịnh tật, chết chóc. Nhân loại luôn có những đầu óc tọc mạch, tò mò tìm hiểu, nhờ vậy mới có những phát minh ngày càng hữu ích cho đời sống. Chính nhờ những con người không bao giờ chịu thua nghịch cảnh, bịnh tật nên đời sống hôm nay mới được tiện nghi, bớt đi khồ đau vì bịnh tật...Tuy có một điều thật đáng tiếc là con người không ngớt tàn sát lẫn nhau chỉ vì quyền với lợi...

Trong những cuộc tàn sát thời cổ đại, thuở xa xưa lại may mắn có người có đầu óc quan sát các vết thương của đối thủ để thỏa lòng thù hận, và của phe ta để tìm cách chửa trị. Nhưng quan sát để quan sát chớ có phương tiện đâu mà khâu vá các vết thương do gươm đao. Phải chờ đến thế kỷ thứ 5 trước tây lịch, ông Hippocrate ra đời mới xếp loại các vết thương theo một hệ thống có đôi chút tính khoa học. Thời đó con người rất là thiêng liêng, không ai có thể tùy tiện mỗ xẻ để xem xét lục phủ ngủ tạng ra sao dù trên một thây ma. Mải đến 200 năm sau mới được phép mỗ các xác chết để nghiên cứu, học hỏi. Khi được phép mỗ xác, thành phố Alexandrie xứ Hy Lạp liền tới luôn : cho phép mỗ người sống ! Từ ngày đó và trong suốt 50 năm liền, các tù nhân được làm vật tế thần cho các “lương y như đồ tể ” để họ mỗ xẻ quan sát...mà không có gây mê ! Thời đó làm gì biết gây mê. Nhắm mắt nghĩ đến cảnh mỗ người còn tỉnh táo mà dựng tóc gáy. Trong tù cải tạo khi phải nhổ răng cho bạn mà không có thuốc tê đã thấy... ê càng, nói chi đển mỗ xẻ. Những người tù nạn nhân của việc học hỏi thời đó được cột chặc trên bàn, không thể vùng vẫy, chỉ có quyền la hét khi được người mỗ bụng, kẻ cưa chân, người cưa tay... cho đến khi tắt thở là hết la. Đơn giản vậy thôi ! Lần hồi rồi dân chúng phản đối quá nên việc mỗ sống của các ông lương y như đồ tể phải được đình chỉ. Suốt 50 năm trời biết bao nhiêu tù nhân đã chịu cực hình của địa ngục trần gian ? Nhưng cũng nhờ vào những “hy sinh” đó mà các thầy thuốc biết rõ ràng hơn về cơ thể con người. Nhắc chuyện xưa lại nhớ chuyện nay, không rõ thực hư, nhưng nghe cũng rùng rợn không kém : bọn đồ tể Tàu phù cũng mỗ sống nạn nhân không để học hành gì cả, mà để lấy lục phủ ngủ tạng đem bán, chẳng khác gì họ bán thịt heo ngoài chợ !

Không được mỗ tù nhân nữa, các “ông thầy” bèn xoay qua mỗ thây ma, nhưng phải lén lút vì cũng bị cấm. Cuối cùng họ đành mỗ mấy con thú, đặc biệt là heo : bộ đồ lòng của“lão Trư” rất giống của Thầy Đường Tăng. Giống bộ đồ lòng mà cũng rất giống bộ đồ giửa: cũng hai trứng tòn ten giữa hai đùi sau, duy có cái của quí là không giống ai; cái của Lão Trư dài gần 60cm, phần đầu lại không trơn tru hồng hào bóng lán, mà xoán óc như sợi tóc của Xã Xệ ! Mỗi phát Lão Trư có khả năng phung ra nửa lít nhớt ! Đường Tăng thua xa. Heo không chỉ giống người từ trong ruột, mà còn giống cả ngoài da : cũng có loại da trắng, da hồng, da xám đến da đen. Hồi xửa hồi xưa bên Tàu, có căn nhà lá của một nông dân bị hỏa hoạn thiêu rụi, thiêu luôn con heo con bị cột dưới gầm giường. Cả nhà thương tiếc con heo chết cháy chín vàng thơm phức, đến chảy nước miếng. Khi rờ vào heo, tay dính mỡ. Liếm tay thấy ngon, bóc miếng da bỏ vào mồm sao mà nó giòn rụm, khoái khẩu chi lạ. Và từ đó có món heo quay. Lần lần con người mới thấy rằng trong con heo cái gì cũng ngon, chỉ trừ cái răng cái tóc là mậu hẩu! Và cũng chỉ trừ có người hồi giáo, họ chê heo là vật tội lỗi, dơ bẩn; họ bị cấm ăn thịt heo dù thấy heo quay, xá xíu thèm rỏ dảy. Từ đó cuộc tàn sát giống heo ngày càng tăng, ăn đứt những cuộc tàn sát trong chính sách cải cách ruộng đất của CS, bởi vì CS giết người có thì có lúc, còn heo thì triền miên bị xơi tái; ngày ngày xá xíu, heo quay, phá lấu, kho tàu...làm sao Lão Trư chịu nổi. Và cũng từ đó Lão Trư rất có giá : nhà nhà nuôi heo như bỏ quỷ tiết kiệm. Heo được ưu ái đúc tượng làm phương tiện để “bỏ ống” thay vì bỏ ngân hàng. Dân làng quê tôi, đặc biệt là mấy ông “sồn sồn”, nghĩa là vào lứa năm mí, sáu mí, không bỏ ống vì đó là tiền chết; mấy ổng chủ trương tiêu xài hợp lý hơn :

“ Tiền đâu bỏ ống nuôi heo, mình nuôi em vợ mình hèo mình chơi” .

Chẳng biết hèo của mấy ổng có giống của Lão Trư hay không, nhưng xem chừng mấy ổng rất tự tin.

Thế nhưng heo cũng có cách “ăn miếng trả miếng”, hại ta thì ta hại lại, và cũng hại với số lượng đáng kể mỗi lần xuyên qua các dịch “cúm heo”. Thật sự thì từ thời cổ đại, “bịnh cúm” nó đeo con người như sam vậy. Người đầu tiên đã mô tả khá chính xác về một căn bịnh rất giống bịnh cúm chính là ông Hippocrate. Thời đó người Hy Lạp gọi là dịch (tiếng Pháp là épidémie) vì tràn lan ra khắp nơi gây một số lớn tử vong. Trong từ épidémie có tiếng Hy Lạp épi có nghĩa là trên, và tiếng demos có nghĩa là quần chúng. Cúm có khá nhiều loại, không riêng gì cúm heo, cúm gà...ngày nay ta đang có cúm…Chệt. Nhưng cúm nổi tiếng nhứt là cúm Tây Ban Nha hồi đệ nhứt thế chiến. Cúm năm đó – mùa xuân 1918 - không xuất phát từ quốc gia nầy, nhưng vì xứ nầy đứng ngoài cuộc chiến nên số tử vong do bịnh gây ra, dù không nhỏ nhưng được thông báo chính xác, không che giấu như các quốc gia đang choảng nhau chí chéo : họ sợ thêm số tử vong do chiến tranh vào với số do bịnh cúm sẽ làm dân chúng mất tinh thần, xã hội thêm rối loạn. Thật sự thì cúm Tây Ban Nha do quân đội Mỹ mang từ trại binh ở Kansas sang. Trường hợp cúm đầu tiên được ghi nhận ở trại binh nầy vào đầu tháng 3 năm 1918. Do đó ngày nay Tàu cộng đã tỉnh bơ bảo rằng cúm năm nay không do Chệt Vũ Hán mà do lính Mỹ gieo rắc. Kể ra thì đồng chí họ Tập ăn nói cũng có sách mách có chứng đấy, nhưng là thứ chứng ...cà chớn ! Đã bảo rồi, người CS, XHCN, kẻ thiên tả...lúc nào cũng dối trá, vòng vo; là loài rắn rết, họ chỉ biết quanh co, uốn éo; nếu họ uốn éo như các vũ nữ flamenco, lambada...làm cho thiên hạ lên gân, lên gà cũng còn có lý. Nhưng họ vặn mình lòn qua lộn lại chỉ vì đi ngay thẳng không phải là ...đường lối của họ, cũng không phù hợp với bản chất tiểu nhân của họ. Khi họ theo đường ngay nẻo chính tức khắc họ không còn là người bên lề trái nữa. Cứ nhìn cái đám Dân chủ bên Mỹ hôm nay đủ hiểu, nếu ai chưa hiểu chắc phải gởi trả về cho VC cải tạo thêm.

Dịch cúm Tây Ban Nha đợt đầu không gây chết chóc đáng kể ; nhưng vài tháng sau kết quả của đợt hai thật là tàn khóc, khắp thế giới người chết như rạ ! Đến gia đình nhà heo cũng không thoát khỏi. Mãi cho đến năm 1933 người ta mới tìm ra được thủ phạm của dịch cúm nầy : một con siêu vi trùng (virus) không thể nhìn thấy qua kính hiển vi bình thường. Và người ta cũng biết rằng con siêu vi trùng nầy lây lan từ người qua người; gia đình nhà heo cũng là những kẻ... chứa chấp và phân phối virus rất đáng sợ. Sau cùng các nhà nghiên cứu cũng tìm ra được “tẩy” – génome - của con siêu vi trùng nầy vào năm 1999. Họ cũng nhận ra có 3 loại virus gây ra bịnh cúm : A, B và C. Ngày nay mọi người đều biết rõ bộ mặt của con virus được trình chiếu dài dài trên TV dưới hình dáng tròn tròn như một cục bò vò viên với nhiều nấm nhỏ mọc lên tia tỉa bên cạnh những cây gai tựa như những kim của thợ may cấm vào. Hình vẽ trên TV thiếu mấy cây kim nầy. Nấm và gai đều là những antigènes, nấm là antigène neuraminidase tượng trưng bằng chữ N; mấy cây kim là antigène hémagglutinine tượng trưng bằng chữ H. Hai chữ nầy đặc tên, định loại cho các con virus trong các dịch cúm khác nhau. Bên trong cục bò vò viên là vật liệu di truyền của virus, gọi là ARN. Đại khái có 17 H và 11 N.

Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 có biệt danh là virus A (H1N1). Con virus nầy chỉ xơi tái có chừng 50 triệu người thôi ! Đến năm 1957, dịch cúm á châu do virus A(H2N2) chỉ thủ tiêu có hơn 1 triệu người. Sang năm 1968, cúm Hồng Kông do virus A(H3N2) cũng không làm hại hơn 1 triệu bịnh nhân.

Trên đây là một dấu ngoặc dành cho kẻ ngoại đạo y khoa hầu giúp họ giải quyết thắc mắc rằng cái gì mà “anh Hai hát hay” lại giết đến cả triệu người. Vậy thì liệu các anh tư, anh năm cũng hát hay thì bao nhiêu mạng sẽ ngủm củ tỏi ?

Đông Vân
Clermont Ferrand Một ngày cuối Xuân 2021.


 

 


Văn


Hỏi ngă chánh tả tự vị
Cách sử dụng "I" và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi & ngă" trong tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngă
Gạch nối trong tiếng Việt
Xưng hô tiếng Việt...


Các cấp chỉ huy và đồng đội TQLC

Lạng Sơn Bùi Thế Lân
Tango Nguyễn Thành Trí


Tôi đi khám Bás Sĩ
Bóng người hay bụi sương?
Lần đầu nhập trận
Cố Trung Tá Nguyễn Văn Nho
Trước sau như một!
Louisiana 2023 – Rằn Ri gặp mặt
Môt ban nhạc lạ đời
Những điều ít người biết về bài hát "Kỷ vật cho em"
An Dương
Ngược ḍng thời gian
Người lính cuối cùng
T́m tự do
Tù cải tạo…Những nỗi buồn khó phai
Danh sách Quân Dân Chính chết trong tu cải tạo
Đón xuân này nhớ xuân xưa
"Tù cài tạo" - Những nỗi vui buồn khó quên
Trở lại Cổ Thành
Những ngộ nhận về chiến tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ
Gặp gỡ Chú Long Hồ
Tango: Ngày này năm xưa! Ngày này năm nay!
Saigon đă tṛn năm
Ngày về từ rừng núi Hiệp Đức
Trường Sơn bỏ lại sau lưng
Cuộc hành tŕnh
Bên kia bờ sông Thạch Hăn
Chung g̣ng định phận
Kỷ niệm cổ thành Đinh Công Tráng - Quảng Trị 1972
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ
Cố vấn TQLCHK trao Bronze Star cho NT Đặng Bá Đạt
Nhật Kư Cali: Ngàn năm mây bay
Quỳ hôn đất thân yêu
Sau 46 năm nước mắt vẫn c̣n rơi!
Chuyện mắc dịch
Vui buồn cùng Cọp Biển
Cái ǵ của Cesar … Cái ǵ của Thương Phế Binh …
Hỏng rồi tiếng nước tôi !!! Phần 1 - Phần 2
Bạn tôi, người y tá tên Ri
Hai bà chị
Trận đánh tháng 3/75 Quân Khu I
Thu hát cho người
Sự nghiệp 4 chữ, lư tưởng 2 chữ
TĐ2/TQLC Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Trung Đoàn Tăng-Thiết Giáp 202
T́nh với Nghĩa
Xuân ở nơi nào?!
Tuổi 70, Chán mớ đời!
Họ nhà "Cu"
Con sáo bạc má và người tù
Quân khu IX ơi. Chào mi!
Chuyện về bức tượng TQLC
Tháng 3, kư ức về anh
Ngày ra trại
Một buỗi chiều xuân
Đêm xuân Đà Lạt
Nhánh mai vàng
Phục Hưng Tự