An Dương
Lời giới thiệu của
người viết:
Hàng năm, khi tháng Tư trở lại, người Việt tị nạn lại bâng
khuâng nhớ về những khổ hận khi miền Nam sụp đổ. Tuy nhiên, đối
với những chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà, tháng Ba mới là tháng đau
thương nhất. Rất nhiều người đă gục ngă trên các tuyến đường rút
quân đầy hỗn loạn.
Với bài viết này, người viết xin chia sẻ nỗi đau “tháng Ba lại
về” với các chiến sĩ VNCH và dâng lời tạ ơn đến các chiến sĩ đă
bỏ ḿnh để bảo vệ miền Nam trong suốt hai mươi năm.
Thăm Mộ Ở An Dương
An Dương là một làng chài rất nhỏ nằm trên một rẻo cát dài và
hẹp, bốn bề là nước. Đứng tại An Dương quay nh́n ra biển th́ sau
lưng là Đầm Thanh Lam thông với Phá Tam Giang, bên trái là cửa
Thuận An, bên phải là cửa Tư Hiền. Thời trước 1975, ngoài dân
địa phương th́ chỉ có những người lính chiến đă bôn ba khắp miền
Trung là biết tới nơi này. Nhỏ xíu, tách biệt, nghèo, và buồn
tênh.
Tôi chưa từng đến An Dương nhưng đă nghe cái tên đó trong những
câu chuyện rất buồn. Đúng hơn, đó là những kư ức đau đớn, khốc
liệt đến nỗi người kể vẫn có thể rơi nước mắt, dù họ đă từng dựa
lưng cái chết, dù mấy chục năm đă trôi qua. Họ là những quân
nhân thuộc Lữ Đoàn 147 Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Hoà
(TQLC VNCH).
Tháng 3, 1975, v́ một lư do cho đến nay vẫn chưa hoàn toàn sáng
tỏ, An Dương đă được chọn làm băi bốc cho Lữ Đoàn 147 TQLC trong
cuộc rút quân về Nam.
Trong hai ngày 25 và 26 tháng 3, 1975, khoảng hai ngàn tám trăm
quân nhân Mũ Xanh đă tụ tập trên băi biển An Dương, ngóng đợi
tàu đón về Vũng Tàu. Pháo của Cộng quân từ bên kia Phá Tam Giang
liên tục nă sang, chuyến tàu đầu tiên chỉ kịp bốc một số thương
binh và thi thể của những người tử trận rồi vội vă quay đi. Gần
cả Lữ Đoàn c̣n lại tiếp tục chờ. Đạn dược và thực phẩm sắp cạn,
họ ngồi phơi ḿnh trên cát, ngay dưới tầm bắn của địch. Trong
ṿng vây của giặc thù, giữa trời, nước mênh mông, họ chỉ biết cố
gắng che chở cho nhau. Rất nhiều người đă chết.
Tối ngày 27 tháng 3, 1975, mọi liên lạc với cấp trên chấm dứt.
Những chiến sĩ TQLC quyết định mở đường máu dọc theo bờ biển để
về Nam, nhưng tất cả bị lọt vào tay Cộng quân khi đă chiến đấu
đến viên đạn cuối.
Không ai biết rơ bao nhiêu người đă tử nạn ở An Dương, bởi v́
sau khi những người sống sót bị tù đày, chẳng ai có thể t́m hiểu
về những người đă mất. Nhiều xác đă trôi ra biển, nhiều người đă
chôn trong bụng cá, nhưng cũng có hàng trăm xác nằm lại trên bờ.
Dân làng An Dương đă thu gom tất cả những xác mặc quần áo lính
và chôn họ trong vài hố tập thể lớn ngay trên bờ biển. Sau mấy
chục năm sau vật đổi sao dời, các hầm chôn dần phai dấu. Thêm
nữa, biển ăn sâu vào trong đất liền, lan đến các hố chôn, cuốn
đi một phần xương cốt…
Tháng 7 năm 2010, một phụ nữ quê ở An Dương đă từ Mỹ trở về với
số tiền quyên được của những người có ḷng ở hải ngoại. Cô cùng
người dân địa phương đào các hố chôn cũ lên, gom góp lại được
một trăm ba mươi hai bộ xương cùng mười hai tấm thẻ bài rỉ sét
rồi đem chôn trên đồi cát cao, quay nh́n ra biển. Lần đó, người
dân ở An Dương không những góp công sức mà c̣n góp tiền vào việc
xây mộ.
Tin tức từ mười hai tấm thẻ bài đă được công bố trên nhiều diễn
đàn, và trong số đó có năm người đă được gia đ́nh đến nhận sau
ba mươi lăm năm lưu lạc. Bảy tấm thẻ bài c̣n lại đă được trao
cho Tổng Hội TQLC VNCH ở Mỹ; sau đó, những kỷ vật quư báu này
được tặng cho Viện Bảo Tàng Chiến Tranh Việt Nam ở Nam
California.
Từ đó đến nay, Tổng Hội TQLC đă trùng tu mộ và nhờ người thăm
viếng hàng năm.
Qua những bài viết của các chiến sĩ Mũ Xanh, tôi được biết về
ngôi mộ đó và nhủ ḷng sẽ t́m về thăm khi có dịp…
* *
*
Nhưng, nếu suy tính kỹ lưỡng, c̣n khá lâu nữa tôi mới về An
Dương.
Đầu tháng 9, 2022, khi nhà trường cho biết tôi không có lớp dạy
trong khoá mùa Thu th́ mùa mưa băo ở Việt Nam đă bắt đầu. Nếu
theo dơi dự báo thời tiết, nếu đắn đo với những “lỡ mà…” th́
chắc tôi đă chờ khi khác.
Nhưng tôi vốn thích cái phóng khoáng của những quyết định “bốc
đồng”. Được rảnh rỗi th́ về Việt Nam thôi. Có nhiều việc muốn
làm, nhân thể gặp vài người bạn thân đang ở đó. Thế là chỉ sau
vài ngày sắp xếp, vợ chồng tôi lên đường.
Sài G̣n đón chúng tôi bằng những cơn mưa lớn. Tuy vậy, mưa mau
tạnh nên đường phố không bị ngập lụt. Một người bạn tặng tôi cái
áo mưa, và tôi không ngại ướt ống quần, nên mưa Sài G̣n chẳng
làm phiền tôi. Trời ít nắng càng thích hợp để lang thang, và
những cơn mưa đă gợi lại niềm bâng khuâng khó tả. Lâu lắm rồi
tôi mới có dịp ngồi trong quán cà phê ngắm mưa rơi mù trời, mới
nghe lại tiếng mưa rơi sầm sập trên mái...
Sau đó, tôi lên kế hoạch đi An Dương. Qua sự giới thiệu của các
chú trong TQLC, tôi sẽ đến gặp anh L, một thân hữu ở Đà Nẵng. Từ
Đà Nẵng, anh L sẽ cùng chúng tôi đi xe hơi ra Huế rồi đến An
Dương, tổng cộng khoảng 120 cây số. Theo chương tŕnh, chiều 28
tháng 9, 2022, tôi bay vào Đà Nẵng và sáng sớm 29 tháng 9, 2022
chuyến đi An Dương sẽ bắt đầu.
Nhưng, mùa mưa băo ở miền Trung khác xa ở Sài G̣n.
Từ vài ngày trước chuyến đi, mọi phương tiện truyền thông đă xôn
xao đưa tin về cơn băo Noru rất lớn sắp đổ vào khu duyên hải
miền Trung. Bạn bè lo lắng cho chúng tôi nên nhắn tin tới tấp.
Tin 25 tháng 9: chính
quyền thành phố Đà Nẵng gửi công điện khẩn yêu cầu các sở, ban
ngành, địa phương thực hiện các biện pháp pḥng chống cơn băo
lớn.
Tin 26 tháng 9: các
sân bay Đà Nẵng, Phú Bài, Phù Cát, Pleiku sẽ tạm ngừng tiếp nhận
máy bay từ 12 giờ trưa ngày 27 tháng 9 đến 12 giờ trưa ngày 28
tháng 9.
Tin sáng 27 tháng 9:
trước diễn biến khó lường của băo Noru, lănh đạo thành phố Đà
Nẵng quyết định ngưng họp chợ và cho công chức, người lao động
nghỉ làm từ trưa 27 tháng 9 để hạn chế ra đường.
Tin chiều 27 tháng 9:
chính quyền thành phố Đà Nẵng yêu cầu người dân ở nhà tránh băo.
Tuyệt đối không ra đường từ 20 giờ cho đến khi có thông báo tiếp
theo.
Tin cập nhật lúc 19
giờ tối, 27 tháng 9: tâm băo Noru hiện ở ngoài biển Đông, cách
đất liền khu vực Đà Nẵng - Quảng Ngăi khoảng 180km. Sức gió mạnh
nhất vùng gần tâm băo lên tới cấp 13-14 (134 - 166 km/giờ), sức
giật tới cấp 16. Dự báo trong 12 giờ tới, băo sẽ di chuyển theo
hướng Tây, tiến vào đất liền với vận tốc 20 - 25km / giờ.
Như vậy, Đà Nẵng sẽ lănh trọn cơn băo vào khoảng 3 giờ sáng ngày
28 tháng 9. Người quen ai cũng ái ngại dùm chúng tôi. Ông anh
tôi nói thẳng, “Thôi, cô chú đừng đi. Có ai đang yên lành mà đem
thân đi vào rốn băo!”
Chúng tôi cũng lo, nhưng vẫn tiếc dịp đến thăm An Dương. Nếu lỡ
dịp này th́ chẳng biết khi nào chúng tôi mới trở lại Việt Nam.
Tôi đă mấy lần định huỷ chuyến bay. Nhưng, anh L, người đang ở
ngay tại Đà Nẵng, lại rất b́nh tĩnh. Trước đêm băo đổ bộ Đà
Nẵng, anh vẫn nói chắc nịch, “Theo anh, 80% là băo sẽ qua nhanh,
ḿnh sẽ đi được. Cứ theo dơi t́nh h́nh tới phút chót, nhé.”
6 giờ sáng ngày 28 tháng 9, tôi gọi anh L, “Đêm qua băo vào có
mạnh lắm không anh?” Anh Long đáp, “Anh đang đứng trên sân
thượng đây. Mưa tạnh rồi, trong công viên trước nhà chỉ có một
ít nhánh cây bị găy. Xem ra băo đi qua Đà Nẵng nhẹ hơn dự đoán!”
Mở máy tính xem lại th́ chuyến bay lúc 2 giờ 30 chiều của chúng
tôi là chuyến đầu tiên được phép đáp xuống Đà Nẵng! Thế là chúng
tôi đi.
* * *
Chúng tôi ra khỏi phi trường Đà Nẵng lúc 4 giờ chiều ngày 28
tháng 9.
Xe cộ qua lại thưa thớt, khá nhiều cửa hàng c̣n đóng làm cho Đà
Nẵng mang vẻ ngơ ngác của một đứa bé vừa qua cơn bệnh nặng.
Nhưng trời Đà Nẵng trong veo, biếc xanh, và cả thành phố đă khô
ráo, sáng sủa đến không ngờ.
Khách sạn vắng tanh v́ hầu hết mọi người đă huỷ chuyến đi Đà
Nẵng, nhưng đêm đầu tiên của chúng tôi ở nơi này rất thoải mái,
b́nh yên.
B́nh minh ngày 29 tháng 9, 2022, trời sáng trong, những tia nắng
dịu dàng báo hiệu một ngày tươi đẹp.
Anh L và người em tên T đến đón vợ chồng tôi lúc 6 giờ sáng và
bốn người lên đường ngay. Anh L là mối dây liên lạc của Tổng Hội
TQLC với ngôi mộ tập thể v́ anh có người thân đang sống tại An
Dương. C̣n T trước đây làm trong ngành du lịch, và đă từng nhiều
lần lái xe cho cựu chiến binh Mỹ đi thăm lại những chiến trường
xưa từ Đà Nẵng đến sông Bến Hải. Được T chở đi lần này cũng là
một duyên may của chúng tôi.
Quốc Lộ 1 ở Việt Nam hiện nay đă được mở rộng với t́nh trạng khá
tốt. Dưới “tay lái lụa” của T, chiếc xe SUV của chúng tôi lướt
êm ru, đến Huế lúc mới hơn 8 giờ. Sau khi dừng chân ăn sáng,
chúng tôi theo Quốc Lộ 49 đi về phía Bắc, băng qua thành phố
Huế, rồi bắt vào Quốc Lộ 49B tiến về phía Biển Đông.
Qua Thuận An, Quốc Lộ 49B rẽ sang hướng Nam, chạy giữa Phá Tam
Giang và bờ biển. Thời xa xưa, Phá Tam Giang có tiếng là một
vùng nước xoáy hiểm trở, thuyền bè qua đây bị đắm rất nhiều, v́
thế phá đă đi vào ca dao bằng những lời năo nuột, “Phá
Tam Giang ai xây mà có, Thiếp thương chàng biết thuở nào
nguôi?” hay “Thương
em anh cũng muốn vô, Ngại
Truông Nhà Hồ, sợ Phá Tam Giang.” Thế mà bây giờ phần cuối
của Phá Tam Giang nơi chúng tôi đi qua có vẻ không sâu lắm, với
làn nước màu rêu đậm, lặng lờ. (Không chỉ nơi này mà các sông,
rạch, đầm, phá ở Việt Nam đều có vẻ không được chăm vét đúng
cách cho nên nơi nào cũng cạn đi và nhỏ lại.)
Tuy không hùng vĩ như tôi tưởng, Phá Tam Giang vẫn đem lại cho
tôi lắm bồi hồi. Ngày tôi c̣n nhỏ, nơi đây đă trở thành quen
thuộc với người dân thị thành qua những lời hát thiết tha“Chiều
trên Phá Tam Giang, anh chợt nhớ em…” (1) Bây giờ đi qua
đây, tôi thấy thương vô cùng những người lính đă đứng ở nơi này,
quay quắt dơi về hậu phương khi chiều buông xuống. Trong tuổi
thơ tôi, tôi đă nhiều lần gặp họ trên các nẻo đường. Những người
trai rất trẻ, súng đạn oằn lưng, bơ phờ, đen đúa v́ đă dầm mưa,
dăi nắng trên khắp mọi miền để đẩy lui quân xâm lăng cho đám trẻ
thơ chúng tôi được yên ổn học hành…
Đi một lát, Quốc Lộ 49B thu hẹp lại, len lỏi giữa dăy nhà dân và
đồi cát cao che khuất bờ biển. Điều đặc biệt là suốt mấy cây số
sau đó, trên đồi toàn là những ngôi mộ chạm trổ cầu kỳ, tô vẽ
rực rỡ, có những ngôi to như cái lăng nhỏ. Dưới chân đồi, sát
mặt đường c̣n có những ngôi nhà thờ họ bề thế. Những trang trí
rồng phượng, hoa lá đủ màu thi nhau khoe vẻ sang trọng và diêm
dúa.
Anh L và T giải thích rằng những ngôi làng nhỏ sát biển này có
rất nhiều gia đ́nh ngư dân vượt biển t́m tự do vào những thập
niên 1970, 1980. Sau khi ăn nên, làm ra ở nước ngoài, họ đă áo
gấm về làng, xây lại mộ tổ tiên, và dựng nhà thờ cho ḍng tộc.
Các đồi cát hoang này không được quy hoạch rơ ràng nên người dân
cứ mặc sức kiếm chỗ, khoanh vùng, rồi xây mộ.
Một lát sau, xe chúng tôi tiến vào An Dương. Hiện nay, An Dương
là một thôn nhỏ xíu thuộc xă Phú Thuận, huyện Phú Vang, tỉnh
Thừa Thiên Huế.
Ngôi mộ tập thể ở An Dương cũng nằm trên một đồi cát gần biển.
Theo chú Long Hồ, Tổng Hội Trưởng Tổng Hội TQLC VNCH 2018-2022,
mộ đă được sơn lại một lần nằm 2019. Màu xanh lục đă được chọn
để gợi nhớ màu Mũ Xanh xưa. Trước đây, có lẽ ngôi mộ này là một
trong vài ngôi mộ nằm rải rác trên đồi cát ở An Dương, nhưng đến
nay các đồi đều bị bao phủ bởi vô số mộ lớn, nhỏ. Nơi này không
có địa chỉ, cũng không hiện hữu trên bản đồ nên khá khó t́m.
Chợ An Dương
(h́nh trên Youtube)
Để t́m ngôi mộ, chúng tôi phải bắt đầu từ điểm mốc là Chợ An
Dương, ngôi chợ duy nhất của thôn. Tuy anh L đă đến đây một lần,
chúng tôi vẫn không nh́n thấy ngôi chợ bé xíu khi đi ngang qua.
Cũng may anh L c̣n nhớ đường nên đă kịp ṿng lại trước khi đi
quá xa.
Những người thân của anh L sinh ra và lớn lên ở An Dương, và
hiện nay có nhà ngay trước chợ. Tuy nhiên, đa số những người lớn
tuổi từng đến thăm mộ đă đi Mỹ định cư, giờ chỉ c̣n vài người
trung niên là có nghe nói lờ mờ về ngôi mộ. Tuy vậy, họ vẫn rất
hăng hái dắt chúng tôi đi t́m. Có cả một cậu thanh niên trẻ,
thuộc vai cháu trong nhà, cũng đi theo. Những người dẫn đường
lái xe máy đi trước, xe hơi của chúng tôi – bỗng nhiên trở thành
kềnh càng trên con ngơ quê lồi lơm, nhỏ hẹp -- khập khễnh chạy
theo sau.
Bắt đầu từ điểm mốc là chợ An Dương, chúng tôi đi ngược Quốc Lộ
49B về phía Bắc khoảng một trăm mét rồi rẽ phải vào Kiệt 15, đi
ra biển. Kiệt 15 là một con ngơ nhỏ xíu, chỉ vừa lọt một chiếc
xe hơi. Chỉ có T với tay lái lăo luyện, đôi mắt sành sỏi, và sự
tự tin của người đầy kinh nghiệm mới chở được chúng tôi qua
những ngóc ngách này.
Đi vài trăm mét, chúng tôi rẽ trái vào Kiệt 15/1, là một con
đường đất gập ghềnh. Đi thêm một chút th́ đường được đổ bê tông
nhưng lâu ngày đă loang lổ, chỗ mất chỗ c̣n. Theo con đường bê
tông đi thêm vài trăm mét nữa th́ bên trái xuất hiện đồi cát có
đầy mộ giống như cảnh đă thấy trên đường đến An Dương. Đỉnh đồi
cát khá cao, từ đường nh́n lên chỉ thấy những ngôi mộ nằm la
liệt trên sườn đồi, c̣n các mộ ở đỉnh đồi th́ chỉ lấp ló phần
chóp mái. Trong những ngôi mộ mà chúng tôi nh́n thấy, không có
ngôi nào màu xanh lục.
Đi thêm một chút th́ anh L gọi mọi người dừng xe. Đến đây th́
những người dẫn đường và anh L bắt đầu bối rối. Khi anh L đến
đây vào mấy năm trước, mộ c̣n rải rác và anh đă dễ dàng nh́n
thấy ngôi mộ tập thể lớn, sơn màu xanh ở gần đoạn đầu của đồi
cát. Bây giờ, cả một quăng đồi dài bị bao phủ bởi hàng trăm ngôi
mộ, ngôi trước che khuất ngôi sau, trông quá khác xưa.
Mọi người chia nhau đi t́m. Trong khi mấy người lớn c̣n đang
loanh quanh ở gần đường, cậu cháu trẻ đă nhanh chân leo lên đỉnh
đồi. Sau một lúc đi ṿng vèo giữa đám mộ, cậu ta đành cầu cứu
người biết rơ hơn về địa thế của khu này. Cậu ấy gọi điện thoại
cho ông trưởng thôn An Dương.
Có lẽ ông trưởng thôn đi lên đồi theo một con đường khác, nên
chúng tôi không nh́n thấy ông ta. Khi cậu thanh niên reo lên là
đă t́m thấy mộ, chúng tôi mừng rỡ trèo lên. Con dốc từ chân đồi
lên đến ngôi mộ chỉ khoảng hai trăm mét nhưng phải đi ṿng qua
nhiều ngôi mộ. Lúc nh́n thấy ngôi mộ lớn màu xanh lục, chúng tôi
thở phào. Đúng là đây rồi!
Chụp từ con
dốc đi lên. Ngôi mộ màu xanh lục, nằm cách chân đồi
khoảng 200m
Trí nhớ của anh L quả là tốt v́ ngôi mộ nằm ngay phía trên vị
trí đậu xe, nhưng bị các mộ mới che khuất. Tôi nh́n quanh, cố
đánh dấu nơi chốn th́ thấy đối diện chân đồi nơi xe đậu, bên kia
con đường nhỏ, là bức tường dài màu vàng xỉn của một khu nuôi
tôm, cá, nghe nói thuộc một trường đại học về thuỷ sản. Xeo xéo
chỗ đậu xe có ba bức tường thấp quây quanh một băi rác nhỏ.
Toàn cảnh
ngôi mộ tập thể
Vị nữ lưu xây khu mộ này chắc đă để tâm lập nên một nơi trang
nghiêm xứng đáng, v́ thế, khu mộ rất rộng. Chiều ngang khu mộ
hơn ba mươi mét, chiều sâu khoảng mười lăm mét. Khu mộ được bao
quanh bằng một ṿng tường thấp sơn màu xanh lục có viền vàng và
cam, chính giữa mở thành cổng và có bậc để đi lên. Phía trong
tường là sáu ngôi mộ lớn, bốn ngôi nằm phía sau, hai ngôi nằm
phía trước bên cạnh cái miếu nhỏ với mái cao và bốn cột đắp rồng
phượng. Bên trong miếu là tấm bia lớn màu trắng, khắc chữ đỏ:
Thập Loại Cô Hồn Hiển Hách Chi Mộ. Đằng sau miếu, mỗi bên c̣n có
một tấm bia nhỏ hơn, cũng ghi hàng chữ trên. Ở cạnh bốn nấm mộ
phía sau c̣n có mấy tấm bia cá nhân nằm rải rác dọc theo thành
mộ.
Chúng tôi vội chạy đến quét dọn và bày lễ vật trước ba tấm bia.
Trong sự vui mừng, tôi không nh́n thấy một người đàn ông lạ đang
đứng gần đó. Cho đến khi anh L tiến đến bắt tay và giới thiệu
ông ta là trưởng thôn, tôi mới chợt lo. Đó là người đại diện của
nhà cầm quyền tại đây, không biết ư nghĩ của ông ta ra sao trước
những người khách lạ về viếng mộ của những người lính Cộng Hoà.
Tôi cúi chào ông ấy rồi tiếp tục cắm hương v́ không biết nói ǵ
thêm; ông ta cũng im lặng. Anh L hỏi ông ta có muốn nói vài câu
về lai lịch của ngôi mộ, như một gợi ư cho ông ta nhắc đến tấm
ḷng của người dân An Dương đối với người đă khuất. Nhưng ông ta
lắc đầu từ chối rồi bỏ đi. Tôi thở phào nhưng cũng hơi tiếc v́
không hỏi được ǵ về những người đầu tiên đă chôn cất mấy trăm
cái xác trên bờ biển. Trong số những người địa phương đă hai lần
lập mộ, chắc vẫn c̣n một vài người sống tại An Dương. Tuy nhiên,
nhiều năm đă trôi qua, chắc ít ai muốn khuấy động lại chuyện cũ.
Nh́n theo ông ta đi xuống đồi, tôi chợt hiểu ra rằng người dân
quanh vùng rất tin những chuyện tâm linh và có lẽ cũng kính quư
những người nằm trong mộ không khác ǵ tôi. Sau này, tôi c̣n
nghe nói rằng nhiều người dân An Dương tin là các vong linh nơi
đây đă phù hộ cho họ ăn nên, làm ra. Ngôi mộ tuy không được thăm
viếng thường xuyên nhưng vẫn nằm trong sự che chở tử tế của An
Dương. Dù sao, An Dương cũng từng là một phần của đất nước mà
những chiến sĩ nằm đây đă đổ máu để ǵn giữ, và có lẽ dân trong
thôn cũng đă mất đi những người con trong cuộc chiến bảo vệ miền
Nam năm xưa.
Quay lại ngắm nh́n khu mộ, tôi càng thấy cảm t́nh của dân địa
phương dành cho những người đă hy sinh vẫn c̣n rơ nét. Những
người lập mộ đă trân trọng ǵn giữ những thông tin nhỏ nhoi mà
họ thu nhặt được sau hai lần dâu bể. Năm 1975, có lẽ hầu hết
những xác quân nhân trên bờ biển đều có đeo thẻ bài, nhưng đến
năm 2010 chỉ c̣n lại vài tấm thẻ lẫn trong các khúc xương. Những
kỷ vật hiếm quư ấy đă được giữ ǵn cẩn thận, và những tên tuổi
cùng số quân thu được vẫn c̣n rơ nét trên những tấm bia cá nhân.
Có lẽ những người lập mộ vẫn hy vọng có thêm thân nhân đến t́m,
hay họ cảm thấy mỗi người nằm đây đều xứng đáng được biết tên.
Tôi đi ṿng quanh, đọc từng cái tên, và lặng ḷng trong niềm đau
xót. Những người nằm đây đă không nhắn được một lời cho những
người thân yêu của họ vào giây phút cuối! Mỗi một người đă là
con, anh, người yêu, chồng, cha của ai đó. Người thân của họ đă
đau đớn biết bao nhiêu? Đă trông chờ, t́m kiếm trong bao lâu? Và
bây giờ, cha mẹ họ hầu hết đă khuất, những người vợ đă già,
những người con đă lớn. Có ai c̣n măi rơi nước mắt khóc thương
hay đau đáu t́m tin người mất tích?
Cát An Dương trắng ngà như màu khăn tang cũ trên sáu nấm mộ
khổng lồ. Gió nhè nhẹ thổi khói hương bay lăng đăng trong cái
tĩnh mịch, buồn.
Đă đến lúc phải đi, nhưng tôi vẫn dùng dằng. Tôi thấy thấm thía
câu hát “Rưng rưng
tôi chắp tay, nghe hồn khóc đến rướm máu, Quê hương non nước tôi
ai gây hận thù, tội t́nh…” (2). Thương vô cùng mấy trăm
thanh niên đă mất đi mạng sống một cách tức tưởi vào những ngày
cuối của sứ mệnh bảo vệ miền Nam. Tuổi trẻ và ước mơ của họ giờ
chỉ c̣n là những mảnh xương tàn nơi gió cát.
Cuối cùng chúng tôi cũng chầm chậm bước xuống đồi. Đến xe, tôi
mới nhận ra rằng mùi hương trầm đă theo gót chúng tôi cho đến
khi cửa xe đóng lại.
Ngày hôm sau, khi chúng tôi đang lên máy bay về Sài G̣n, trời
chuyển mưa. Và chỉ một thời gian ngắn sau, băo lớn kéo về làm
ngập lụt đường phố, chặn đứng mọi xe cộ ra, vào Đà Nẵng.
Tôi tin rằng những chiến sĩ nằm lại ở An Dương rất mong mọi
người nhớ đến họ, và sự việc chúng tôi bất ngờ t́m về đến nơi
cũng là do mong muốn của họ mà thành. Có phải họ đă hợp lời xin
Trời cho một ngày nắng đẹp hi hữu ngay giữa mùa băo lớn để chúng
tôi đi đến nơi, về đến chốn? Có phải họ đă kiếm người đem chúng
tôi về để ghi lại đường cho những người khác c̣n t́m đến?
Cuộc chiến Việt Nam đă cướp đi biết bao thanh niên ưu tú và để
lại vô vàn khổ đau cho người thân của họ. Ngọc đă đắm, châu đă
ch́m, thời gian đă qua. Nhưng ḷng nhớ ơn của những người được
hưởng tự do và b́nh an -- đánh đổi bằng xương máu của những
người đă nằm xuống, th́ nên c̣n, măi măi.
Khôi An
Về tác giả: Khôi An
định cư ở Bắc California. Cô là một kỹ sư từng làm việc ở hăng
Intel hơn hai mươi năm. Sau đó, Khôi An trở lại trường lấy bằng
Master về Ngôn Ngữ Học rồi đi dạy tiếng Việt ở các trường đại
học vùng Vịnh San Francisco. Dự Viết Về Nước Mỹ từ 2008, cô đă
nhận giải Chung Kết 2013. Sang năm 2015, thêm giải Việt Bút
Trùng Quang, dành cho những nỗ lực phát huy văn hóa Việt trên
đất Mỹ. Từ 2016, cô là thành viên Ban Tuyển Chọn Giải Thưởng
Việt Báo VVNM.
(1) Chiều Trên Phá Tam Giang – Nhạc Trần Thiện Thanh, thơ Tô
Thuỳ Yên
(2) Đêm Nguyện Cầu - Nhạc và lời Lê Minh Bằng.