Thương tích
Đă 50 năm
Quê hưong ngàn trùng
Đừng gọi tôi là ân
nhân
Ngày chia tay
Ánh trăng xưa
Ngày đại thọ
Ḷng sơn gửi tạm
giữa đất trời
Mông lung
Ḥn khô
Đêm ngủ tôi mơ
Cali mùa hạnh ngộ
Nhớ măi
Vẫn t́m em
Gánh phù vân
Quốc hận
Nhắn lời
Tháng 2! Xuân vẫn
ngát hương đời
Nhớ xuân xưa
Xin em
Cũng đành thôi
Mừng sinh nhật
Phút cuối
Đoản khúc Đà Lạt
Chờ
Hương ḷng
Niềm riêng đêm thánh
Nỗi đau thẩm
T́nh tôi lăng mạn....
Tàn thu
Em cao nguyên
Thu từ phương ấy
thu sang
Kỷ nhân hồi
Hoài Thu
Tịch liêu
T́nh gửi từ
trên đôi cánh sắt
Trầm tích
Ngồi giữa Eden
nhớ Saigon
Nhớ quá
T́m nhau
Một khúc hoài
Muộn màng
Bước lưu vong
Tháng 7
Nh́n biển nhớ người
Chuyện một đời người
Rượu đầy làm sao cạn
Bó tay!
Vô thường bóng em
Đón xuân
Nói đi em
Đêm Giáng Sinh xưa
Nhớ em
Cám ơn
Đêm Thu
Hồng Quế
Tháng tám mưa rơi
Ḷng vẫn xuân xanh
Ước gì
Nhớ áo xưa
Hạ vàng trong kỷ niệm
Tóc mây
Lửa Việt
Xuân giữa trời đông
Khi muà xuân đến
Bóng xuân
Hẹn một mùa xuân
Lời cho hải đảo
Đừng do dự
Một ṿng quay
Một ḿnh trên căn gác
Mùa hoa phượng
Gọi thầm
Thầm lặng
Ngàn năm măi t́nh
chung
Đứng vùng lên
Nỗi buồn vong quốc
Ngày rời Đà Nẵng
Câu hỏi
Đà Lạt không có ǵ thay đổi mặc dù đă
3 năm rồi tôi mới có dịp quay trở lại. Thủy Tạ vẫn in bóng trắng
trên nền sóng bạc lặng lờ của hồ Xuân Hương, và tháp chuông của
Lycée Yersin phía xa xa vẫn muôn đời im lặng một cách khiêm nhường
bên cạnh sự nhấp nhô của đồi Cù vàng vọt. Ḥa B́nh vẫn là tụ điểm
của mọi trục lộ giao thông trong thị xă và chợ Hoa, nhà lồng, vẫn
luôn là nơi mua bán mọi thứ trên đời. Từ trên Café Thảo Nguyên, cùng
dăy với xi nê Ngọc Lan, nh́n xuống con đường dẫn từ bến xe chạy vào
chợ hoa, nh́n các gian hàng bán Tết và nh́n cảnh người qua, kẻ lại
trong một chiều tàn năm âm lịch mà ḷng tôi thấy nao nao khi nhớ lúc
từ giă bạn bè, đồng môn, từ giă sự trầm lắng thật thơ mộng của cao
nguyên, từ giă những trưa ăn cơm xă hội, chiều ngồi cà phê Domino và
buổi tối co ro học bài trong căn pḥng trọ. Mới đó mà đă 3 năm!
Đà Lạt vẫn c̣n đây nhưng đồng môn đă tản mác khắp mọi nơi. Không
biết nên buồn hay vui khi tôi âm thầm dành hai ngày phép cuối cùng
để thăm lại thành phố của một thời lăng mạn rất…hồn nhiên! Trường cũ
vẫn hiền ḥa, trầm lắng. Ngày cận Tết nên khuôn viên, pḥng ốc,
giảng đường đều vắng vẻ, im ĺm. Mọi người đă về quê, về nhà đón Tết
từ lâu nên Viện Đại Học trở thành một thắng cảnh không hơn, không
kém. Ngôi nhà trọ trên đường Thành Thái cũng vậy. Biệt thự đă vừa
đổi chủ và người quản gia cũng không biết ǵ về những sinh viên, học
sinh ở trọ của những năm trước. Ba năm trong Quân Đội không đủ để
thay đổi một nỗi lăng đăng, bâng khuâng và chút mơ mộng của những
ngày trọ học. Cảm giác đó chợt bùng lên ngay khi tôi vừa hít thở lại
không khí cao nguyên. Nhưng rồi thoáng say sưa- có lúc tưởng chừng
như đă làm tôi muốn ôm choàng lấy con người và cảnh vật để diễn đạt
nỗi hạnh phúc nghẹn ngào khi vừa trở lại thăm khung trời kỷ nịêm-
bây giờ đă trở thành một trống vắng mênh mông không sao diễn tả
được.
Nỗi hụt hẫng trải dài theo bước chân ḷng ṿng các phố phường trong
thị xă cho đến những con đường ngoại ô, để sau cùng dẫn về con dốc
Ngọc Lan và chiếc quán nhỏ, ngày xưa không có tên, nằm khiêm nhường
cách rạp Xi nê không bao xa. Quán ấm cúng với lối trang trí mới mẻ
và lạ mắt hơn lúc tôi c̣n trọ học. Nhạc thời trang với âm lượng vừa
phải, khách ngồi rải rác đó đây. Không khí lắng đọng càng làm cho
tôi thêm nhớ kỷ niệm và người xưa. Những tháng rộng, ngày dài của
tuổi trẻ hồn nhiên đă không c̣n nữa. Chỉ mới vài năm thôi mà ḷng đă
già hơn tuổi tác. V́ gian khổ chiến trường, v́ sinh tử rất bất chợt,
hay v́ kỷ luật của Quân Đội? Có thể là v́ tất cả mọi thứ liên quan
đến đời binh nghiệp! H́nh như có ai đó đă nói là: "Muốn sớm trưởng
thành th́ cứ bước vào đời lính". Điều này có lẽ đúng với tôi khi chỉ
vài năm trước c̣n cười, nói nhi nhô, bon chen mọi mặt và chẳng thấy
ḿnh "người lớn" chút nào dù đă có nhăn hiệu "đại học sĩ " và đă có
được chỗ dành riêng trong Thư Viện. C̣n bây giờ, những nụ cười ḍn
tan như thời bốc hạt dẽ ném vào nhau trong đêm vui cuối tuần, hay
những lần đua xe gắn máy quanh sân Cù đă nhường chỗ cho những trầm
ngâm, căng thẳng lúc vào vùng hành quân. Nụ cười ḍn đă trở thành xa
xí phẩm, v́ nụ cười của Lính chỉ thật sự tươi tắn khi biết ḿnh c̣n
sống sau một trận giao tranh. Buồn v́ nỗi cô đơn, nhưng cũng lâng
lâng vui lây với không khí Tết là tâm trạng của tôi ngay lúc này
đây...
Tôi quay đầu nh́n về phía trong. Như hiểu ư, cô thâu ngân đến bên
bàn kèm theo b́nh trà và phiếu tính tiền. Tôi lên tiếng trước:
- Làm phiền cô quá! Người nhân viên khi năy đâu rồi?
Cô gái mỉm cười:
- Cô em họ của tôi mới về nhà có chút việc rồi đi sắm tết luôn.
- C̣n cô đă mua được ǵ chưa ?
-Khi nào xong việc ở đây th́ tôi mới đi.
Tôi nh́n đồng hồ :
- Cũng hơi trễ rồi, coi chừng không kịp !
Cô gái lại mỉm cười :
-Tôi th́ không sao, nhưng thiếu úy không phải dân địa phương...
Tôi ngắt lời:
-Sao cô biết tôi không phải dân địa phương hay vậy?
- Nh́n bộ quân phục là biết ngay! Vả lại, Đà Lạt nhỏ xíu hà. Nh́n là
biết thiếu úy chỉ là du khách.
Tôi định nói là ḿnh rành đường xá Đà Lạt không thua ǵ người dân ở
đây, nhưng cô gái đă mang tiền thối lại và nói ngay:
-Thiếu úy không giống như những du khách khác...
Tôi ngạc nhiên, định hỏi th́ cô gái đă tiếp ngay:
- Cứ ngồi tư lự như kẻ thất t́nh, lâu lâu lại mĩm cười một ḿnh…
- A! Th́ ra cô theo dơi tôi.
-Không phải đâu. Chỉ tại v́…
-V́ sao?
-V́ giống như đang nhớ ai vậy đó.
Tôi cười:
- Cô không làm thầy bói được rồi.
- Hay là “ lạnh gị “ v́ sắp ra trận?
Tôi vừa bước ra cửa vừa nói với trở lại:
-Tôi đang nghỉ phép thường niên.
-Vậy th́ chúc thiếu úy vui xuân thoải mái. Nhớ trở lại ủng hộ nữa
nha!
Tôi lắc đầu:
-Tiếc quá! Mai tôi đi rồi!
Khi quay lưng, tôi chợt thấy đôi mắt có điều ǵ muốn nói, nhưng rồi
cô gái chỉ buông nhẹ:
- Chúc thiếu úy đón xuân vui vẻ.
Tôi cám ơn rồi bước ra ngoài. Trời về chiều mát lạnh. Đường xuôi dốc
nên từ Ngọc Lan đến xi nê Ḥa B́nh là những bước chậm và đều theo sự
lăng đăng của tâm trí. Đà Lạt đang chuẩn bị mừng Xuân nên cuối tuần
càng thêm nhộn nhịp. “ Thành phố buồn” đang khởi sắc và có vẻ an
b́nh làm sao so với không khí chiến tranh đang dần dà leo thang đến
mức đáng e ngại! Xe cộ đầy đường. Người đi tấp nập. Tôi dừng lại
ngay trước quán Mékong, vừa định bước qua thềm Ḥa B́nh để vào chợ,
th́ có tiếng c̣i và một chiếc Honda Dame chắn ngay trước mặt. Ngồi
trước tay lái là cô tiếp viên của quán Thảo Nguyên, đang nh́n tôi
cười cười. Phía sau cô là một người đàn ông trung niên cụt một cánh
tay, vừa chăm chú nh́n tôi vừa bước xuống xe. Tôi nhận ra người này
ngay:
- Ông Thái! Là ông đây sao!?
- Thiếu úy! Tôi đây.
Tôi ngây người nh́n Trung Đội Phó của ḿnh. Tôi không nói được lời
nào v́ quá bất ngờ. Thượng sĩ Thái cũng im lặng nh́n tôi một lúc rồi
mới mở lời:
- Tôi đang phụ với bà chị bán hàng trong chợ th́ cháu Tâm kéo tôi ra
đây.
Cô gái tắt máy xe, vừa cười vừa nói:
- Chị Thảo và em nh́n phù hiệu là biết ngay ba ở cùng đơn vị với
Thiếu Úy nên em lật đật chạy nói cho ba biết.
- Sao mấy cô không hỏi trước cho chắc ăn?!
-Kỳ thấy mồ. Ai mà dám.
Tôi hết nh́n cô gái rồi lại nh́n người đồng đội cũ. Như hiểu tôi
đang nghĩ ǵ, Thượng sĩ Thái nói ngay:
- Ông không biết nó là phải. Tên nó là Tâm. V́ nó lớn nhứt nên tôi
gởi nó trên này ở với gia đ́nh chị tôi. Chỉ có hai đứa nhỏ là theo
tôi về Đà Nẵng.
Tâm cúi đầu chào rồi thêm:
- C̣n người thâu ngân ở Thảo Nguyên là chị Thảo. Con của bác Hai.
Hai chị em chỉ phụ trông quán vài hôm thôi.
Thượng Sĩ Thái tiếp lời :
- Ở đây không nói được nhiều. Mời Thiếu úy về nhà hàn huyên tiếp.
Chuyện hàng quán có em nó lo rồi. Xin đừng ngại.
Khi tôi nói c̣n phải mua sắm vài thứ bánh mứt làm quà cho đơn vị th́
Thượng sĩ Thái quay sang Tâm:
- Con lo chuyện này cho thiếu úy giùm ba. Nói với bác gái là ba về
trước nghe.
Tâm dạ rồi quay xe ṿng qua chợ. Chúng tôi nh́n theo cô gái một lát
rồi cùng rảo bước, vừa đi vừa hỏi han những người quen trong đơn vị
và những chuyện hành quân sau này...
Chiều đang tắt nắng. Trời trở lạnh. Nh́n cánh tay áo phất phơ của
người Trung Đội Phó mà tôi cảm thấy nao ḷng. Dù sao cũng là quyết
định của tôi. Một sự t́nh nguyện ḥan toàn theo bản năng sắp sẵn của
Hướng Đạo để dẫn đầu đại đội đánh vào căn cứ địa của địch. Tuy hoàn
thành trách nhiệm nhưng cái giá phải trả là một cánh tay, bốn mạng
người và một nửa Trung Đội bất khiển dụng, không kể lời trách móc
của lính tráng và nhứt là của Chị Thái.
Lính than phiền ngay lúc c̣n dùng chân rà ḿn trên một ngọn đồi của
vùng biển Quảng Ngăi. Họ xôn xao và bất măn khi sau đó tôi t́nh
nguyện đưa trung đội vào ngôi làng bỏ hoang dưới chân đồi để truy
lùng du kích và khai quang trước khi cơ giới vào san bằng. Kết quả
là thượng sĩ Thái mất cánh tay, 4 đứa em hy sinh và thêm bốn đứa nữa
trọng thương v́ một trái ḿn nội hóa và một quả đạn 155 ly do địch
gài bẫy. Hôm đó là một ngày cuối tháng 4-1974. Lúc đó, chị Thái
trách tôi bồng bột khi t́nh nguyện dẫn lính vào tử địa khiến cho Ông
Thái trở thành thương phế binh. Tôi không gặp lại chị lần nào. Những
lời phiền hà của chị được anh em trong trung đội kể lại. Ba tháng
sau, tiểu đoàn từ Quảng Ngăi về hậu cứ để tái trang bị và bổ sung
quân số. Tôi có đến Trại Gia Binh để thăm th́ gia đ́nh thượng sĩ
Thái vừa mới dọn đi. Không ai biết là họ đi đâu. Bây giờ th́ tôi gặp
lại Ông Thái nơi đây.
Người trung đội phó không có đến một lời than trách. Ông vẫn thân
t́nh và cởi mở như trước. Nhắc đến những ngày rà ḿn bằng lưỡi lê và
cánh tay đă bỏ lại Mộ Đức, ông chỉ lắc đầu tỏ vẻ thương cảm cho số
phận người Lính và kết luận:
-Tôi thường nói với má con Tâm là phải chấp nhận thực tế dù có đau
ḷng cách mấy. V́ làm lính là chờ đến lúc chết hoặc bị thương. Chỉ
có hai đường đó mà thôi. Bà xă tôi có trách móc thiếu úy th́ cũng
chỉ là thường t́nh của phụ nữ. Nhưng xong rồi th́ thôi. Mất một cánh
tay c̣n hơn là mất mạng. Lúc tôi xuất viện là bà ấy cũng nhận ra
điều đó. Vă lại, tôi có nói là nhờ Thiếu Úy b́nh tĩnh cầm máu cho
tôi, bằng không th́…
Công bằng mà nói th́ trong lúc hoảng loạn, tôi chỉ hành xử theo bản
năng. Vừa ḥ hét qua kẽ răng- không dám la lớn v́ sợ địch biết ḿnh
đang bị thiệt hại- vừa mở băng cá nhân cầm máu cho những người bị
thưong, lại vừa phải phối trí lại đội h́nh đang chết dí tại chỗ.
Tinh mắt một chút , anh em sẽ biết ngay là tôi đang run và tiếng
chưởi thề hay gằn giọng khi ra lệnh chỉ là để ngụy trang cho nỗi sợ
hăi trong ḷng. Rất may là địch không có cơ hội phản công và đại đội
nhanh chóng mở đường, khai lối để vào tải thương. Cảm động nhứt là
trong cơn mê sảng của cơn đau, Thượng Sĩ Thái c̣n hỏi lại tôi “
Chuẩn úy có sao không? “ trước khi ngất xỉu.
Câu chuyện tạm dừng khi thượng sĩ Thái chỉ tay về một khu vườn,
trong đó có hai ngôi nhà, cách nhau một khoảng sân rộng. Chúng tôi
băng qua đường. Vừa đến trước cổng th́ có tiếng reo vui và hai đứa
trẻ cùng xuất hiện một lượt.
- Ba! Chú Huy !
Sau gần một năm không gặp, Toàn và Thiện, hai đứa con của ông Thái
trông lớn hẳn ra. Thượng sĩ Thái xoa đầu cả hai:
-Vào nói với Mẹ là có khách quen ghé thăm.
Nhưng hai đứa vẫn nắm chặt tay tôi, mỗi đứa một bên, kéo tôi bước
lên thềm để vào nhà. Cửa mở. Chị Thái sững người nh́n tôi. Không ai
nghĩ là sẽ gặp lại nhau tại nơi này. Sau một thoáng ngạc nhiên, chị
cười thật tươi, và niềm nở mời tôi vào. Vẫn như ngày nào c̣n ở trại
gia binh của hậu cứ tiểu đoàn. Không có dấu hiệu của sự trách cứ mà
tôi đă được nghe kể lại.
Không khí chẳng khác ǵ những ngày vui lúc dưỡng quân, chỉ khác là
bây giờ có một ḿnh tôi, c̣n trước đây cả nhóm “ con bà phước “ hầu
như ngày nào cũng ghé qua căn nhà của gia đ́nh Thượng Sĩ Thái để
nhậu nhẹt, hát ḥ hoặc bài bạc. Vẫn là cảnh chị Thái vừa làm bếp vừa
góp chuyện và hai nhóc t́ lăng xăng chơi đùa chung quanh bàn ăn.
Nh́n qua cửa sổ, tôi thấy ngôi nhà bên kia mảnh vườn cũng vừa lên
đèn. Ông Thái cho biết đó là nhà của gia đ́nh người chị cả. Hai vợ
chồng chị ông Thái lập nghiệp đă lâu và có hai con. Người con trai
lớn đă lập gia đ́nh và đang là giáo viên dạy ở một trường Tiểu Học
trong khu đồn điền trà Minh Rồng, Bảo Lộc. Cô em gái là Thảo th́
đang làm cho Ṭa Hành Chánh thị xă Đà Lạt trên đường Yersin. Anh rể
của ông Thái đă về hưu sau gần 40 năm làm trong ngành bưu điện. Nhờ
chí thú làm ăn và được sự hỗ trợ của gia đ́nh bên chồng, nên chị ông
Thái dần dà sang được một tiệm tạp hóa ngay trong chợ. Cũng là lúc
thượng sĩ Thái giải ngũ nên mọi chuyện sau đó chỉ là cơ hội cho hai
nhà gom lại một chỗ.
Đang hàn huyên th́ có tiếng mở cửa, rồi Tâm bước vào, trên tay lỉnh
kỉnh túi, giỏ. Tâm vừa sắp soạn lên bàn kiếng vừa nói:
- Có mấy món đặc sản Đà Lạt tặng cho Thiếu úy để ăn Tết.
Tôi cảm động nhận lấy phần quà, định hỏi giá tiền nhưng lại thôi.
Chị Thái quay sang nói với chồng:
- Anh mời anh chị hai và cháu Thảo qua ăn cơm tối cho vui.
Chị vừa nói xong th́ Tâm bước ngay ra cửa:
- Để con đi cho! Chị Thảo c̣n bận ngoài quán. Chắc phải chờ đóng cửa
mới về...
Bữa cơm gia đ́nh đơn sơ nhưng thân mật. Ông bà Phương vui vẻ và nồng
nhịêt không kém ǵ anh chị Thái. Mới gặp lần đầu mà như quen biết đă
lâu.
- Cũng nhờ cả nhà chú thím nhắc tới thiếu úy hoài nên không biết
cũng thành quen. Nhất là hai nhóc t́ này đây, cứ khoe là chú Huy hay
dẫn đi ăn kem lắm.
Ông Phương nói xong, Tâm cũng phụ họa:
- Khi về đây, hai đứa cứ bắt em dẫn đi ăn kem cho bằng được, và c̣n
nói là chú Huy hay mua quà cho nữa. A! mà phải cám ơn chị Thảo mới
đúng. V́ khi nh́n phù hiệu và chiếc mũ nâu là chị nói em nên cho ba
biết ngay, v́ có thể là người quen không chừng. Mà đúng là quen
thật!
Không khí ấm cúng và thân t́nh làm tôi chạnh ḷng khi nghĩ đến lúc
chia tay và thầm tiếc cho hai ngày đă qua. Phải chi gặp lại nhau sớm
hơn th́ vui biết mấy. Trong bữa ăn, tôi có cho biết là đă rời trung
đội để về học Tiếp Liệu Binh Đoàn mấy tháng qua. Phép măn khóa cộng
với Sự Vụ Lệnh về tŕnh diện đơn vị đủ để thăm gia đ́nh tại Sài G̣n
rồi dành cho Đà Lạt vài hôm trước khi trở lại Đà Nẵng. Cả nhà cũng
tiếc cho khoảng thời gian thật ngắn ngủi nên thượng sĩ Thái ngỏ lời
giữ tôi ở lại qua đêm. Tôi nhận lời ngay nhưng nói là cần phải về
khách sạn để gom mớ hành lư. Tâm đề nghị:
- Hay là Thiếu úy lấy xe đi cho nhanh hơn, để có th́ giờ hàn huyên
với ba và kể chuyện lính cho cả nhà nghe.
Tôi bật cười:
-Tôi chưa đầy ba năm lính th́ mười phút là xong chuyện. Nghe ba cô
kể mới đúng.
Quay sang Ông Thái, tôi tiếp:
-Thôi để tôi đi bộ. Từ đây về Duy Tân cũng chẳng bao xa. Tôi sẽ trở
lại ngay, chỉ có một túi xách thôi nên gọn nhẹ lắm.
Nói xong, tôi chào mọi người rồi đi ra cửa. Con đường Hải Thượng
vàng vọt ánh sáng, nằm im ĺm trong cơn mát lạnh của cao nguyên.
Không khí thật dễ chịu. Ḷng tôi cũng lâng lâng. Không uổng công về
thăm Đà Lạt chút nào. Định t́m bè bạn hay đồng môn th́ gặp lại đồng
đội cũ. Đúng là trái đất tṛn. Gom mọi thứ cho vào túi xách, kiểm
soát căn pḥng lần cuối, trả ch́a khóa cho văn pḥng, ra khỏi khách
sạn th́ chưa tới 9 giờ tối nên tôi lưỡng lự một chút trước khi ṿng
qua Minh Mạng với ư định mua vài ly chè cho gia đ́nh Ông Thái, rồi
xuống tiệm Tàu gần rạp xi nê Ngọc Hiệp t́m món ǵ đó để nhâm nhi với
nhau qua đêm. Tôi vừa qua rạp hát th́ có ánh đèn xe từ phía sau rọi
tới, một chiếc Honda rề rề kế bên, rồi có tiếng nói:
-Thiếu úy đi đâu đây !? Tâm nói là đă theo cậu về nhà lâu rồi mà?!
Tôi nhận ra Thảo, nên dừng lại, chỉ vào quán cơm Tàu:
-Tôi định vào đây t́m món đưa cay mời bác Phương và ông Thái nhâm
nhi cho vui. C̣n cô th́ chắc là xong việc rồi phải không?
Thảo vừa khóa xe, vừa trả lời:
- Người em họ ra trễ. Mùa Tết. Lại nhằm thứ bảy nên càng về đêm càng
bận.
Chúng tôi cùng bước vào một lượt. Thảo vừa lom khom nh́n các quầy
hàng, vừa nói với lại phía sau:
- Ba mẹ thích xá xíu của nơi này lắm.
- C̣n ông Thái th́ vịt quay.
Thảo quay lại, tṛn xoe mắt:
- Sao Thiếu úy biết hay vậy?
- Đồng đội cũ mà.
- Mợ ba nói thịt vịt mỡ nhiều, ăn khó tiêu. C̣n cậu ba th́ xơi luôn
cả da. Ổng nói nốc chừng vài chung th́ thứ ǵ cũng sắp xếp thứ tự
trong bụng cả.
Chúng tôi cùng cười sau câu nói đùa, và khi ra cửa th́ trên tay Thảo
là một gói xá xíu và một túi vịt quay: qùa của tôi dành cho hai gia
đ́nh, coi như mừng ngày tao ngộ bất ngờ. Đến chỗ đậu xe th́ tôi mới
nhớ là cần phải mua rượu th́ Thảo bật cười:
- Tưởng ǵ chứ rượu th́ cậu và ba lúc nào cũng có vài chai trong
nhà. Thiếu Úy đừng lo.
- Sắm mồi mà không mua rượu th́ coi không được đâu.
- Đă hơn 9 giờ. Đâu c̣n chỗ nào bán!?
Tôi thừ người một lúc rồi chợt nghĩ đến một người:
- Cô đói bụng chưa?
Thảo ngẫn người, nhướng mắt. Tôi lật đật nói tiếp:
- Tôi biết một người có thể giúp tôi ít nhứt là một chai Cognac. Nếu cô không gấp về nhà th́ theo tôi đi t́m rượu ngon.
- Trời ơi ! Đặc sản của Đà Lạt cũng
ngon rồi. Cần ǵ rượu tây!
- Cô cho tôi quá giang qua nhà thờ Con Gà được không?
Thảo bật cười lớn:
- Thiếu Úy định xin rượu lễ của mấy Cha hả ?
- Cô đi với tôi rồi sẽ biết.
- Được thôi. Thiếu úy lái xe đi. Nhà binh mà ngồi sau lưng con gái
th́…
- Th́ cứ coi như hậu phương yểm trợ tiền tuyến vậy mà…Nếu cô không
run th́ để tôi lái cũng được.
Thảo chỉ cười, rồi tự nhiên ngồi lên phía sau...
Tôi dừng ngay cuối dốc nhà thờ, ngay trước quán cà phê Không Tên.
Thảo vừa xuống xe đă hỏi ngay:
- Chỗ này à?
- Chỗ này. Cô chờ tôi một chút. Tôi ra ngay.
Nói xong là tôi vội vă đi vào quán,
không để ư dường như Thảo cũng có điều ǵ đó muốn nói nhưng không
kịp.
Chú Phúc thấy tôi liền reo lên:
- Đi đâu mất biệt vậy?
- Cháu gặp người trung đội phó. Ổng ở bên đường Hải Thượng. Xin chú
để lại cho cháu một chai Cognac. Đêm nay cháu tâm t́nh với ổng rồi
mai đi luôn.
- Đúng là hữu duyên thiên lư. Cháu muốn Henessy hay Rémy Martin?
- Dạ, loại nào cũng được.
Chú Phúc vào bên trong chừng một hai phút là trở ra đưa cho tôi một
bao giấy:
- Chú tặng cháu.
Tôi lắc đầu:
- Cháu kẹt nên qua đây làm phiền chú. Đâu dám nhận không!
-Thằng này lạ nhỉ?! Coi như ĺ x́ cho mày không được à?! Cầm lấy đi!
Tôi biết không thể từ chối nên đành
cám ơn rồi nhận chai rượu. Chú Phúc đưa ra cửa, nói:
- Chú có một ông bạn nhậu, rất thân, làm bưu điện nay đă về hưu,
cũng ở bên Hải Thượng. Lâu nay không có dịp gặp nhau. Nghe nói cũng
có tiệm chi đó trong chợ.
Tôi buột miệng:
- Có phải tên Phương không?
Chú Phúc trợn mắt, vừa định hỏi lại th́ đă thấy Thảo ngoài sân:
- Cháu Thảo. Chờ ai ngoài này vậy?
Thảo chỉ vào tôi, chưa kịp trả lời th́ chú Phúc bước ra cửa, hỏi
tiếp:
- Cháu quen với Huy hồi nào?
- Dạ, mới vài tiếng đồng hồ thôi.
Chú Phúc nh́n tôi chờ câu trả lời. Tôi kể sơ về cuộc hạnh ngộ vừa
qua. Chú cười, vỗ vai tôi:
-Đúng là hữu duyên. Chuyện lạ đó nghe!
Rồi quay sang Thảo, chú nói:
-Thảo về nói với ba mẹ là chú gửi lời thăm. Nếu không bận th́ chú sẽ
chạy qua cụng ly với ba và cậu của cháu. Nói với mẹ là chú không ép
rượu ba cháu đâu!...
Trên đường về, tôi kể cho Thảo nghe về người chủ quán tốt bụng. Chỉ
là bạn học với cháu của ông, nhưng chú Phúc xem tôi như là con cháu
trong nhà. Mặc dù thời gian trọ học không bao lâu, nhưng hầu như
ngày nào tôi cũng ghé ủng hộ cà phê và bánh croissant của ông. Thỉnh
thoảng, tôi cũng hay ngồi nghe ông kể chuyện sinh sống ở Paris nên
thân thiết từ lúc nào không biết. Con đường về không xa. Chỉ chừng
mười phút lái xe. Đủ để trao đổi những ǵ cần biết về cuộc sống của
nhau. Qua Thảo tôi biết được gia đ́nh người trung đội phó đang sống
thật đơn sơ nhưng hạnh phúc. Và h́nh ảnh của Tâm hôm nay cũng là
Thảo của mấy năm trước, khi phải bỏ dở mơ ước vào đại học để đi làm
phụ lo cho gia đ́nh. Nếu không…
- Nếu không th́ ḿnh đă là đồng môn rồi!
- Không dám đâu! Đồng viện mới đúng v́ chương tŕnh bên Chánh Trị
Kinh Doanh khó lắm!
Bù lại, tôi kể cho Thảo nghe về những ngày đầu khi mới về đơn vị, về
thượng sĩ Thái, chiến sĩ xuất sắc trong trận tái chiếm Sa Hùynh hai
năm trước và cũng là người thầy của tôi trên mọi phương diện, nhứt
là kinh nghiệm chiến trường.
- Không nghe cậu ba nói ǵ nhiều. Nhưng hai nhóc t́ th́ nhắc tới
thiếu úy hoài.
- Là v́ có chút kẹo bánh cho hai đứa mà thôi. Tóm lại, ông Thái vừa
là thầy, vừa là bạn và chị Thái th́ như một bà chị cả trong nhà.
Cũng may là chị đă không c̣n trách tôi về chuyện tàn phế của ông
Thái. Nếu không, chắc khó có một ngày vui như hôm nay...
Vừa chạy vào sân th́ đă thấy ông Thái chờ trên thềm, có vẻ ngạc
nhiên khi thấy chúng tôi về chung, nhưng không hỏi mà chỉ tươi cười:
-Thấy lâu quá mà thiếu úy chưa về nên tôi vừa mới ra đây ḍm ḍm một
chút.
Chỉ vào Thảo, tôi nói:
- T́nh cờ gặp nhau ở Phan Đ́nh Phùng. Sau đó…
- Sau đó th́ thiếu úy chạy t́m rượu ngon để cụng ly với cậu đó.
- Với bác Phương nữa. Tôi nói thêm.
-Trời ơi! Mua làm ǵ cho tốn tiền. Bà xă tôi đă làm hai ba món ǵ đó
cho ḿnh lai rai rồi. Bà ấy c̣n đang nấu thêm để mai khỏi làm lụng
ǵ hết, để cho Ông Táo nghỉ xả hơi. Thôi, sẵn đây cậu nhờ Thảo về
mời ba qua đây lai rai chút đỉnh, rồi con trở qua ăn tối luôn...
Bên ngoài, đêm đă vào xuân. Trong căn nhà nhỏ cũng ấm t́nh chiến
hữu. Câu chuyện hàn huyên vẫn là những kỷ niệm đă có với nhau ngoài
vùng I và thêm vài âu lo về thời sự lẫn chiến cuộc, nhưng mọi thứ
đều tạm nhường cho niềm vui bất ngờ của sự hữu duyên. Tôi cũng không
mong ǵ hơn. Hạnh phúc lâng lâng khi trở lại Đà Lạt đă tăng thêm
cường độ. Nỗi man mác, lăng đăng, buồn buồn, hụt hẫng, đă không c̣n
nữa. Thay vào đó là những nồng nàn trong t́nh cảm dành cho gia đ́nh
người trung đội phó, cùng với chút rộn ràng vừa t́m thấy được sau
câu chuyện trao đổi với một mái tóc dài mới quen. Chú Phúc không
thấy qua. Bác Phương về ngủ sớm. Thảo cũng cáo từ sau đó không lâu
để c̣n lo phụ mẹ chuẩn bị cho hàng quán ngày mai. Tâm theo mẹ và hai
em đi ngủ từ lâu mặc dù rất muốn ngồi lại để nghe chuyện xưa và nay.
Chỉ c̣n lại ông Thái và tôi bên ḷ sưởi. Thêm vài câu chuyện kể, vài
lần nhấm nháp, là người chiến sĩ một thời ngang dọc nằm ngay dưới
sàn nhà ngủ ngon lành. H́nh như tôi cũng đă thiếp đi một chút. Khi
tỉnh giấc th́ thấy trên ḿnh có một tấm mền, đắp chung với ông Thái.
Chiếc bàn nơi pḥng khách đă được lau sạch hồi nào không hay. Và ghế
cũng đă được sắp qua một bên để cho rộng chỗ nằm. Có lẽ là Chị Thái
đă ra thu dọn mọi thứ, cả túi xách và giỏ bánh mứt cũng đuợc gom vào
một chỗ trong góc pḥng. Tất cả đều ngăn nắp, trật tự: dấu ấn của
một bàn tay nội trợ tuyệt vời!
Ánh đèn từ nhà bếp dọi qua đủ để tôi thấy những nếp nhăn trên trán
và mớ tóc muối tiêu bên thái dương của người Trung đội phó. Ông Thái
đang ngủ ngon, tiếng ngáy nhỏ và đều đặn. Nh́n người chiến sĩ thương
binh mà thấy mang mang một sự thương cảm nào đó thật khó diễn đạt
thành lời. Một thời ngang dọc bây giờ đành khoanh ḿnh như đang hứng
chịu sức nặng của quang gánh mưu sinh. Một cánh tay đă dâng hiến cho
tổ quốc. Bây giờ là phần đời c̣n lại dành cho gia đ́nh. Mănh hổ về
chiều có vẻ mệt mỏi làm sao! Tôi chạnh nghĩ đến ḿnh. Đến lúc bằng
tuổi ông Thái bây giờ th́ tôi sẽ ra sao? Không t́m được câu trả lời
và cũng không muốn suy nghĩ vẩn vơ, tôi quay lưng dỗ giấc muộn màng
trong đêm về sáng. Nhưng tôi không ngủ lại được mà chỉ chập chờn
bằng những suy tư miên man về mọi thứ trên đời. Tôi tỉnh người khi
nghe tiếng xe từ ngoài đường vọng lại. Một ngày mới đang bắt đầu.
Chúa Nhựt 04-02-1975. Ngày đưa Ông Táo về trời. Ngày tôi rời Đà Lạt
để trở về đơn vị. Chuyến xe sớm nhất sẽ đưa tôi xuống Phan Rang. Kịp
th́ có xe đ̣ ra Nha Trang ngay. Không kịp th́ đứng dọc đường quá
giang quân xa để vào Nha Trang ở qua đêm. Dù sao đi nữa, tôi cũng
chắc chắn sẽ có mặt tại Đà Nẵng vào ngày kế tiếp nếu không muốn
tŕnh diện thẳng tại vùng đơn vị hành quân, ngoài Quảng Ngăi.
Hai tờ giấy bạc làm quà Tết cho Toàn và Thiện. Một vài chữ chúc xuân
cho gia đ́nh. Một ṿng mắt để thu hết tổ ấm của người chiến hữu. Một
thoáng bùi ngùi khi nhè nhẹ đẩy cánh cửa bước ra ngoài đủ để tôi cảm
khái thở dài. Muốn gọi ông Thái dậy để nói lời từ giả, nhưng lại e
bịn rịn khó rời. Sau một lúc ngập ngừng, tôi quyết định đóng hẳn
cánh cửa. Khi quay lưng lại th́ đă thấy Thảo đứng dưới thềm từ bao
giờ không biết. Thấy tôi có vẻ ngạc nhiên, Thảo lên tiếng trước:
- Có chút quà của gia đ́nh. Hồi đêm mang qua th́ thấy mọi người đều
ngủ cả.
Tôi nhận gói giấy nhỏ, mềm. Chưa kịp đoán ra là món ǵ th́ Thảo
tiếp:
- Chỉ là chút kỷ niệm về Đà Lạt thôi.
Tôi cám ơn, cất vào túi xách, vừa đi ra cổng vừa nói:
- Thảo cho tôi gởi lời chào hai bác. Chắc chắn là tôi sẽ về đây mỗi
khi có dịp đi phép.
- Hay là lấy xe đi cho nhanh. Cũng xa
lắm đấy!
Tôi cười:
- Cám ơn Thảo. Hăy c̣n sớm lắm. Tôi muốn nh́n Đà Lạt trong cơn ngái
ngủ và xem cảnh vật ra sao. Thảo vào đi. Coi chừng bị cảm lạnh.
Thảo vừa chúc b́nh an là tôi vội bước đi. Chần chờ thêm một chút là
có lẽ tôi sẽ quay vào nhà, rồi tới đâu th́ tới. Vừa được vài bước
th́ có tiếng Thảo nói với:
- Khi rảnh nhớ viết vài chữ cho mọi người biết tin nha.
Tôi không dừng lại, chỉ quay nh́n rồi đưa tay vẫy. Người con gái vẫn
c̣n đứng dưới ṿm sáng mờ mờ của ngọn đèn ngoài cổng, vẫy tay, làm
tôi thoáng nao nao trong ḷng. Chút lăng mạn bất chợt hay dấu hiệu
của sự bắt đầu cho một t́nh cảm đậm đà hơn?
Tôi không có cơ hội nh́n Đà Lạt trong cơn ngái ngủ như đă nói. Suốt
đoạn đường ra phố để xuống bến xe là những suy nghĩ về hạnh phúc
t́nh cờ thật ngắn ngủi, cùng với h́nh ảnh chia tay trong màn sương
với người con gái mới quen mà như đă biết nhau lâu rồi. Khi xe
chuyển bánh, tôi bất giác lấy gói quà Thảo đưa ra xem. Một chiếc
khăn quàng cổ màu nâu và một mảnh giấy nhỏ. “ Qùa mọn để nhớ Đà
Lạt…” Chỉ có vậy thôi, nhưng cũng đủ hiểu tấm ḷng sau ba dấu
chấm lửng lơ, mời gọi, làm tôi nhớ lại sáng nay đă không gọi Thảo
bằng cô và lời lẽ của nàng cũng không có chủ từ. Cả cấp bậc Quân Đội
gắn cho tôi cũng được bỏ quên đâu đó. Tôi chợt mỉm cười khi nhớ
ḍng nhật kư viết trong đêm sau cùng ba năm về trước: "Măi măi
Đà Lạt sẽ sống trong tôi như là khung trời của mơ mộng và cô đơn".
Lần này tôi không kịp ghi chữ nào, nhưng chắc chắn sẽ không phải là
tiếng thở dài như thời trọ học.
Khi xe vừa chạy ngang Thủy Tạ, tôi nh́n lại thành phố thêm một lần
nữa. Sau màn sương nhẹ giăng trên mặt hồ là ánh hừng đông đang ló
dạng trên sân cù. Chắc chắn sẽ là một ngày nắng ấm để làm đẹp cho Đà
Lạt lúc vào xuân. Và trong cơn bồi hồi, tôi lại nhớ đến lúc chia tay
với Thảo, nhớ từng gương mặt trong gia đ́nh người chiến hữu thương
binh. Chưa rời khỏi thị xă, chưa khuất dáng thông xanh mà đă nghĩ
đến ngày quay trở lại. Chỉ mong là ngày ấy sẽ không xa và cũng sẽ là
một ngày nắng đẹp như hôm nay.
HUY VĂN
Bóng người hay bụi
sương?
Lần đầu nhập trận
Ngược ḍng thời gian
Họa, phúc trong ngày
50 năm thoáng
vội trong ngày
Ukraine & VNCH
Saigon xa đă tṛn
năm
Ngày về từ rừng
núi Hiệp Đức
Trường Sơn bỏ
lại sau lưng
Cuộc hành tŕnh
Chung g̣ng định phận
Cuối cuộc hành tŕnh
2020
Xuân ở nơi nào?!
Giấc mơ Xuân
Ngày ra trại
Một buỗi chiều xuân
Nhánh mai vàng
Đêm xuân
Cuối cuộc hành tŕnh
Thân chiến
quốc, phận lưu vong
Mộ Đức - Một ngày
vào hạ
Từ Mỹ Tho đến
Garden Grove