Thơ

Trang thơ Nguyễn Minh Châu
Thơ - Tuấn TT
Chùm thơ Đông Hương
Thơ - Huy Văn


Thơ Văn 2019
Thơ Văn 2018
Thơ 2017....


Kiếp tử sinh
Niềm riêng đêm thánh
Nỗi đau thẩm
T́nh tôi lăng mạn....
Khi tôi chết
Khấn nguyện - Diễn ngâm
Chim kêu...
Nỗi niềm gửi gió…
Nhạc Thơ Rượu đắng - Nhạc
Nhạc Thơ Mày hỏi tao
Nhạc Thơ Tấm thẻ bài
Tàn thu
Em cao nguyên
Thu từ phương ấy thu sang
Kỷ nhân hồi
Tâm khúc...
Nh́n Thu
Hoài Thu
Tịch liêu
T́nh gửi từ trên đôi cánh sắt
Trầm tích
Dựng cờ
Ngồi giữa Eden nhớ Saigon
Nhớ quá
T́m nhau
Một khúc hoài
Muộn màng
Bước lưu vong
Tháng 7
Nh́n biển nhớ người
Tri ân TQLC
Father's Day - Ngày Quân Lực
Chuyện một đời người
Rượu đầy làm sao cạn
Tháng Tư đen giữa mùa đại dịch
Bốn lăm năm
Mùa gió chướng
Đêm trăn trở
Bó tay!
Rượu tháng Ba
Vô thường bóng em
Đón xuân
Niềm đau mùa Xuân
Hoa Đào lại nở
Nói đi em
Đêm Giáng Sinh xưa
Đông kỷ niệm
Thở dài…
Nhớ em
Nhớ người cũ…
Mưa và… quá khứ
Cám ơn
Gió ơi…
Kiếp nhân sinh
Lạnh vào Thu
Đêm Thu
Vào Thu
Hồng Quế
Gửi gió
Mùa trăng...
Tháng tám mưa rơi
Rồi sẽ đến
Ḍng đời lặng lẽ
T́m chốn dung thân
Ḷng vẫn xuân xanh
Ai về chốn cũ
Phiền muộn
Đường về
Ước gì
Nhớ áo xưa
Hạ vàng trong kỷ niệm
Ḍng phù sa xanh
Nhớ về Thành Cổ
Father’s Day - Ngày Quân Lực
Lá rơi…
Hư vô...
Tiềm thức
C̣n bao lâu nữa
Giỗ bạn…
Mùa xuân vô tận
Gịng thủy tinh
Về đây Anh… Về bên nhau…
Đợi chờ
Than thân
Tổ Quốc ghi ơn
Dối ḷng
Người di tản buồn
Nghĩa trang Quân Đội Biên Hoà
Mong một ngày về...
Bước chân người lính
Nỗi buồn… biển
Một thoáng… tháng Tư
Máu Cọp Biển và tháng Tư
Gịng thủy tinh
Đốt nén nhang… Tháng Ba…
Mưa nửa đêm
Nhớ tháng Ba xưa
Nhớ ngoại
Thời gian...bể dâu
Tóc mây
Vô đề…“Túy Ngọa”
Lửa Việt
Khúc nhạc xa xưa
Mùa xuân cho người ở lại
Xuân giữa trời đông
Khi muà xuân đến
Bóng xuân
Gịng sông nắng
Chiều tháng chạp
Chiếc mũ xanh
Lời cho hải đảo
Niềm đau của Mẹ
Hoa đào đất khách
Hoài niệm xuân
Vọng xuân xưa
Hẹn một mùa xuân
Đừng do dự
Một ṿng quay

 

 

 

 

 

 


Con Sáo Bạc Má và Người Tù*

Âm thanh chói tai của tiếng kẻng phát ra từ cḥi gác ngay cổng Trại 5 tù ở B́nh Điền làm mọi người thức dậy. Không khí các “lán” trở nên ồn ào khi tiếng kêu lấy nước nóng để uống cũng như châm đầy bi đông của bác Huỳnh trực “lán”, vừa gánh nước đun sôi từ nhà bếp. Sau đó, bác vội vă trở lại nhà bếp nhận phần ăn sáng cho “lán”, với những củ khoai ḿ (sắn) sứt sẹo hấp chín, trên các khay tṛn bằng kim loại pha nhôm bị oxy hóa cũ kỹ móp méo. Mỗi khay là phần ăn ít ỏi của 6 người tù.

Vào mùa đào khoai lang, trại cho nhà bếp cung cấp vào 3 bữa ăn sáng trưa và chiều tối, một thời gian phải ăn bo bo mà Ấn Độ viện trợ cho nhà nước Cộng Sản Việt Nam nuôi gia súc, bác Huỳnh cùng mấy người tù lớn tuổi răng lung lay, cái c̣n cái rụng, móm mém nhai không kỹ nuốt vào rồi khi thải ra cũng y chang như vậy, ngay cả người trẻ cũng thế v́ cái vỏ của nó dai, khó tiêu.

Từ khi con sáo bạc má của anh Châu nuôi biết bay, nó như hiểu được nỗi khổ tâm của người tù khi nghe kẻng. Mỗi lúc sáng sớm trước giờ khua kẻng, nó bay từ trong rừng lượn qua các “lán” và cất tiếng hót, âm thanh như nốt nhạc yêu thương, du dương chan chứa t́nh cảm. Khi nghe tiếng hót, mọi người thức dậy mỉm cười và tất cả hiểu rằng đó là con sáo của thằng Châu, người tù không bản án.

Châu ra trường t́nh nguyện về binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Tháng 3 năm 1975, đơn vị anh đang pḥng phủ tuyến Sông Bồ th́ địch quân mở những cuộc tấn công thăm ḍ nhưng bị tiểu đoàn của Châu chặn đứng. Th́nh ĺnh, trên ra lệnh TQLC phải triệt thoái vô Đà Nẵng bằng đường thủy, điểm tập trung tại bờ biển Phú Thứ, và sẽ được tàu Hải Quân vào đón. Được biết sau buổi họp phân chia nhiệm vụ cho từng đơn vị đang hiện diện trong lănh thổ tỉnh Thừa Thiên, Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn I, đă lên đường vào Đà Nẵng.

Tới nơi an toàn, ông chỉ huy qua máy truyền tin PRC 25 cho các đơn vị, nhưng ông không nh́n thấy t́nh h́nh thật sự của điểm tập trung mà ông hoạch định. Tàu HQ của Hải Quân neo xa tít ngoài tầm hỏa tiễn địch quân. Từ 10 giờ sáng đến 7 giờ tối ngày 25 tháng 3 tàu Hải Quân bất động, đáng lư ra thời gian này rất thuận lợi cho tàu vào bốc, v́ áp lực địch c̣n ở xa điểm tập trung. Ngày hôm sau, một chiếc LCM vào bốc Bộ Chỉ Huy Lữ Đoàn TQLC cùng thương binh tử sĩ, công việc chưa hoàn tất th́ tàu vội vàng de ra ngay. Mấy giờ sau, một chiếc khác ủi vào băi, lúc đó con nước ṛng mà số người tràn lên quá đông nên tàu bị mắc cạn. Một chiếc khác vào kéo cũng không được. Mờ sáng ngày 27 tháng 3, tàu HQ biến mất trên biển, v́ đã nhổ neo trong đêm tối. Cả đoàn quân trên bờ hết hy vọng, như cá bỏ trong rọ nên bị bắt. Kế hoạch của Tư Lệnh Tiền Phương thất bại hoàn toàn, nhưng Trung Tướng Lâm Quang Thi, ở trong Đà Nẵng, đă mạnh dạn tuyên bố tàu HQ của Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại chuyên chở được hơn phân nửa Lữ Đoàn TQLC vào Đà Nẵng.

Người tù cấp thiếu úy và trung úy phải cuốc bộ từ Cây Số 17 lên Khe Sanh rồi đến Tà Cơn gần biên giới Lào, sau khi VNCH bị bức tử. Toàn bộ các tù nhân lại phải đi bộ trở về Cồn Thiên, rồi Ái Tử, sau rốt là B́nh Điền, nơi mà người dân thường ví: “Cọp B́nh Điền, nước Khe Điên”.

Các trại tù ra công sức phá rừng, khai khẩn đất để trồng trọt, dẫn nước làm ruộng lúa, nông sản dồi dào nhưng vẫn ăn độn sắn khoai. Số lượng thực phẩm nuôi tù quá ít nên tù bị đói ngày này qua ngày khác, nếu không có gia đ́nh bới xách th́ chẳng biết thân phận người tù sẽ ra sao. Một hôm gần ngày Tết Nguyên Đán, toán của Châu tăng cường vào rừng chặt cây cung cấp củi cho nhà bếp. Thân cây to bổ nhào sau khi dứt găy, tổ chim văng ra và một con chim mới nở c̣n sống sót. Anh em trong toán nh́n con chim non đỏ hỏn, miệng đang hả rộng đ̣i ăn.

Nhớ thời gian gần cuối năm 1977, lúc Đoàn 76 của Quân Đội Cộng Sản quản trị tù, một số anh em các trại tù đi “lao động” khổ sai ngoài Thanh Hóa, vét Kinh Mụ Bà thuộc thị trấn Đô Lương, rồi sau đó phá rừng ở Sông Mực, Thanh Hóa. Thật sự đây chính là địa ngục trần gian, v́ người tù làm việc quá sức, trong khi thức ăn là cái bánh bột ḿ mỏng và tṛn nằm gọn trong ḷng bàn tay, bụng đói meo mà khi nuốt nó vào bao tử khoảng một giờ sau là cơn đói trở lại.

Người tù lúc cởi trần, có thể đếm được từng cái xương sườn của ḿnh. Khi bước đi, người tù chỉ vướng vào cỏ dại ḅ trên mặt đất là té bổ nhào. Dụng cụ cấp phát gồm rựa, búa, lưỡi ŕu dùng để chặt hạ khu rừng gồm các loại danh mộc: dẻo như Táo, xoắn như Trường Mật, và cứng như Lim (rừng Thanh Hóa sản xuất nhiều gỗ Lim). Lúc đó không một sinh vật nào thoát khỏi tay người tù, ngay cả con cheo phóng chạy thật nhanh, nguy hiểm trước con rắn phùn mang phát tiếng khè đe dọa; cóc nhái, cắc ké, tắc kè, ong mật, đủ loại trái cây rừng… Nhờ sinh vật và thực vật đó mà người tù như những bộ xương biết đi c̣n tồn tại. Vài anh giă từ bạn bè v́ trúng độc, bị cây đè, cảnh tù vô vọng thành quẩn trí nên quyên sinh.

Trở về Ái Tử, Đoàn 76 bàn giao cho Công An quản trị, tất cả các trại tù chuyển hết vào B́nh Điền. Nhờ hy sinh của gia đ́nh, dành dụm để bới xách thực phẩm và thuốc men bồi bổ lên thăm, nên sức khỏe mọi người từ đó được phục hồi. Khi thấy con chim đỏ hỏn, anh em thương hại, nh́n chung quanh không thấy chim mẹ, nếu để lại có thể sẽ làm mồi cho sinh vật khác đang sống trong rừng. Châu được anh em ủy thác săn sóc, và mỗi người sẽ t́m bắt cào cào châu chấu, sâu bọ đem về cho chim.

Châu dùng cỏ khô bện lại làm cái tổ, mỗi lần chim con hả miệng kêu là anh dùng tay bóp dập con cào cào rồi đút vào miệng nó. Hằng ngày anh em cung cấp cả chục con châu chấu, dế cho chim, đôi khi phụ thêm chút bánh in do gia đ́nh mang lên. Mỗi khi về đến “lán”, Châu đem cái tổ đặt giữa bàn, trong khi anh em ngồi chung quanh ăn khoai ḿ, lúc th́ khoai lang, hoặc bắp hột, hay khoai ḿ, sắt lát phơi khô bị mốc meo, nhai sừng sực khó nuốt. Riêng chim con được cả toán săn sóc cẩn thận, đầy đủ đồ ăn riêng cho nó. Đây là niềm vui chung duy nhất của nhóm người tù.

Chim được cho ăn no mỗi tối. Tổ chim đặt trên dàn chứa ba lô và giỏ xách và đặt nó trong cái lồng tạm để pḥng ngừa chuột tấn công vào ban đêm mà thôi. Là thân phận tù nên anh em không muốn cảnh cá chậu chim lồng. Những tối họp “lán” để “b́nh bầu” hay “đấu tố” theo lệnh của trại, chim được giấu trong thùng gánh nước mà bác Huỳnh để bên ngoài.

Chim lớn nhanh, màu sắc bộ lông của con chim là Sáo Bạc Má. Trong ‘lán” có anh Bùi Bảy lúc còn thiếu niên hay theo cha đi bẫy Cu, anh được cha hướng dẫn cách săn sóc để dùng làm Cu mồi, anh học cách nhận xét một số loài chim đặc biệt để phân biệt con trống và con mái. Quan sát chùm lông trên mũi rậm, mọc dài và nhô cao, vệt lông đen đuôi mắt to đậm và nhọn phần cuôi, anh Bảy cho mọi người biết con Sáo này là con trống.

Ngày con sáo tập bay từ trên bàn xuống đất, rồi là đà qua các bàn, anh em vỗ tay, cười vui như khuyến khích cố rán lên. Nó nghe và hiểu tiếng huưt sáo của nhóm nuôi nó, nên khi nghe nó ngẩng đầu về hướng đó. Ngày kế tiếp nó bay đậu trên hàng rào trại tù, trên mái tranh. Anh em mỗi khi có con cào cào, dế, hay châu chấu, chúm môi huưt sáo th́ nó liền bay đậu trên vai và dùng mỏ quặp con mồi. Cuộc sống của con Sáo Bạc Má và người tù như có mối t́nh cảm liên kết không sao giải thích được. Mỗi lần xuất trại, khi toán bước ra khỏi cổng vài trăm thước là thấy con Sáo bay theo. Nhóm của Châu khi cuốc đất hay làm cỏ, người nào bắt được con mồi, liền huưt sáo là nó bay sà đến. Một buổi chiều sau bữa ăn tối nó bay thẳng vào rừng, và mấy ngày sau không thấy tăm hơi, anh em buồn bàn luận nhiều về nó.

Bác Huỳnh thức dậy sớm, khi âm thanh tiếng kẻng vừa vang lên là bác gánh đôi thùng rời khỏi “lán” bước nhanh đến nhà bếp. Bỗng dưng hôm nay bác nghe tiếng hót của con khứu đang quyện trên không, và mọi người cùng ngồi bật dậy. Đó là tiếng hót của con Sáo Bạc Má mà nhóm thằng Châu nuôi. Một chập sau tiếng kẻng khuấy động cảnh yên tĩnh của núi rừng vùng căn cứ Bastogne khi xưa. Con Sáo đă trở về với những người tù không bản án.

Từ dạo đó, nó đánh thức cả trại tù bằng âm thanh du dương mỗi buổi sáng, nhảy trên vai Châu cùng những người trong nhóm đang ngồi cùng vài củ khoai mì ít ỏi trước mặt. Nó rũ lông, thân tình cạ đầu vào má người tù. Khi có kẻng tập họp, nó bay ra ngoài trại rồi bay theo người tù đi làm việc khổ sai như h́nh với bóng. Lúc hoàng hôn dần xuống nơi chân trời là lúc con sáo rời trại tù bay thẳng vào rừng. Một hôm ánh nắng chiều vừa tắt, có tiếng hót mà âm thanh không mạnh phát ra trên cành cây bên bờ suối ngoài trại, con sáo bạc má của nhóm Châu cất cao tiếng hót đáp trả, rồi lập tức bay ra, anh em nhìn thấy từ chòm cây bóng con chim xẹt ra, hai chấm đen chìm lẫn trong cánh rừng.

Tình cảm của người tù và con sáo khắn khít, như có chút thần bí gì đó, ngày con Sáo không đến, anh em thấy nhớ, buổi sáng nghe tiếng hót, mọi người vui vẻ suốt cả ngày. Khi hoàng hôn, tiếng hót chim mái vang lên, rồi hai cánh cùng chim bay vút vào rừng,

Trong số công an dẫn người tù đi làm việc, có tên Thư người gốc Quảng Bình hống hách, ra khỏi cổng là hối thúc anh em bước nhanh. Mỗi khi khai khẩn đất trồng khoai thì hắn bảo:

- Này, các anh giơ cuốc lên cho chim đậu, cuốc xuống đất cho mối ăn đấy hỉ?

Hôm nào tên Thư dẫn “lán” của Châu đi làm, trời trưa nắng hắn hay ngồi trong bóng im, con sáo đậu trên cành và ị trên nón cối hắn. Lúc đầu hắn không để ư, dần dà hắn cảm thấy có ǵ khác lạ. Một lần sau giờ nghỉ giải lao, hắn đang gằn giọng quát tháo anh em tù, lập tức từ trong lùm cây con sáo bay nhanh quẹt ngang sống mũi hắn, hắn giựt ḿnh v́ bất ngờ nhưng hắn nh́n thấy dáng con chim bay khuất trong lùm cây. Hành động của con sáo được người tù thán phục, có anh cho rằng vong linh của tử sĩ VNCH tại căn cứ Bastogne ở trong nó.

Một hôm tên công an Thư lại dẫn đội của Châu vừa ra khỏi cổng, con sáo lượn ngang cào trên nón cối của hắn, anh em nh́n nhau với ánh mắt vui mừng. Đội dọn đất sạch sẽ để chuẩn bị cho trâu cày xới đất rồi bón phân xanh, kế hoạch sẽ trồng đậu giúp đất màu mỡ. Anh em bắt được cào cào để thưởng công cho nó. Giờ giải lao, nhóm của Châu ngồi dưới gốc cây, Châu huưt gió th́ con sáo sà xuống, anh em để thức ăn trên ḷng bàn tay cho nó. Con Sáo bay đậu trên nhánh cây, nó cất tiếng hót vui tươi cho những người tù

Đoành!

Tiếng đạn xẹt qua đầu người tù, con sáo rớt xuống đất, lông lả tả bay, Châu chụp vội con Sáo trong lúc tiếng kêu tập họp của anh đội trưởng.

Những ngày làm việc, khi có súng AK nổ, vọng gác đánh kẻng báo động, các đội đang làm việc phải tập họp ngay điểm danh. Lúc đó toán công an nơi ban chỉ huy trại tủa ra, một số chạy đến chỗ đội của Châu. Từ xa, anh em nh́n thấy tên công an Thư phân bua ǵ đó với họ. Một lát sau họ rút lui, anh em lại tiếp tục làm việc đến hết giờ trở về trại.

Buổi ăn chiều thật buồn thảm, con sáo đă bị tên Thư căm thù, theo dơi và bắn chết nó. Nhóm của Châu âm thầm đặt xác con Sáo trong cái ly nhựa, và chôn tại bàn ăn của nhóm. Tiếng hót con chim mái trên cành cây bên ngoài trại vui tươi, nhưng sau đó âm thanh từng chập vang lên như ai oán trong bóng đêm. Tối hôm đó anh em làm lễ truy điệu cho con sáo giống nghi thức hạ huyệt người lính trận hy sinh.

Vào năm thứ sáu anh em lần lượt ra tù, nhóm chỉ c̣n lại Châu. Khi nghe xướng tên ḿnh được phóng thích, anh trở về “lán” thu dọn vật dụng. Anh đă suy tính từ lâu, khi nghe và thấy nhà tù mới đang khởi công xây cất với thép và ciment đúc kiên cố, tương lai các trại tù sẽ gom hết về nơi đó. Với Châu dù ở đâu cũng là thân phận người tù, nhưng thân xác con Sáo không thể nằm trong ṿng kẽm gai của trại tù, dù rằng mai này trại này bị dẹp bỏ.

Châu ra ngay chỗ bàn ăn, đào lấy cái ly nhựa đựng xác con Sáo, gói cẩn thận để vào ba lô. Trên đoạn đường ra ngă ba từ B́nh Điền đến Ashau, anh tạt vào khuất sau đám chồi, đào đất rồi trịnh trọng đặt cái ly nhựa xuống. Những kỷ niệm từ con chim đỏ hỏn, tới con sáo bạc má, tiếng hót du dương, hình ảnh dễ thương hai bóng chim tung cánh về tổ ấm, hành động dũng cảm với tên công an Cộng Sản. Giọt nước mắt dành khóc cho đồng đội của người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa nay trào ra khóe mắt, trộn lẫn vào nắm đất vừa lấp trên cái ly nhựa.

Khi chiếc xe đ̣ nhỏ vừa chuyển bánh rời bến B́nh Điền, Châu ngoái nh́n lại con đường vào trại tù. Anh mường tượng con Sáo Bạc Má đang cất tiếng hót, và vỗ cánh bay về hướng ngọn đồi của căn cứ Bastogne ngày trước. Những người lính đang huưt gió chờ nó đến. Bỗng dưng, anh nghe thoảng bên tai nhạc quân hành, hoà cùng ca khúc “Chiến Sĩ Vô Danh” trong ánh nắng ban chiều phủ xuống bến phà qua sông Hương.

MX Giang Văn Nhân

* Phóng tác theo câu chuyện thật của bạn tù Ái Tử B́nh Điền.