Thương tích
Đă 50 năm
Quê hưong ngàn trùng
Đừng gọi tôi là ân
nhân
Ngày chia tay
Ánh trăng xưa
Ngày đại thọ
Ḷng sơn gửi tạm
giữa đất trời
Mông lung
Ḥn khô
Đêm ngủ tôi mơ
Cali mùa hạnh ngộ
Nhớ măi
Vẫn t́m em
Gánh phù vân
Quốc hận
Nhắn lời
Tháng 2! Xuân vẫn
ngát hương đời
Nhớ xuân xưa
Xin em
Cũng đành thôi
Mừng sinh nhật
Phút cuối
Đoản khúc Đà Lạt
Chờ
Hương ḷng
Niềm riêng đêm thánh
Nỗi đau thẩm
T́nh tôi lăng mạn....
Tàn thu
Em cao nguyên
Thu từ phương ấy
thu sang
Kỷ nhân hồi
Hoài Thu
Tịch liêu
T́nh gửi từ
trên đôi cánh sắt
Trầm tích
Ngồi giữa Eden
nhớ Saigon
Nhớ quá
T́m nhau
Một khúc hoài
Muộn màng
Bước lưu vong
Tháng 7
Nh́n biển nhớ người
Chuyện một đời người
Rượu đầy làm sao cạn
Bó tay!
Vô thường bóng em
Đón xuân
Nói đi em
Đêm Giáng Sinh xưa
Nhớ em
Cám ơn
Đêm Thu
Hồng Quế
Tháng tám mưa rơi
Ḷng vẫn xuân xanh
Ước gì
Nhớ áo xưa
Hạ vàng trong kỷ niệm
Tóc mây
Lửa Việt
Xuân giữa trời đông
Khi muà xuân đến
Bóng xuân
Hẹn một mùa xuân
Lời cho hải đảo
Đừng do dự
Một ṿng quay
Một ḿnh trên căn gác
Mùa hoa phượng
Gọi thầm
Thầm lặng
Ngàn năm măi t́nh
chung
Đứng vùng lên
Nỗi buồn vong quốc
Ngày rời Đà Nẵng
Câu hỏi
36 năm! Hơn một phần ba thế kỷ mà ngỡ như mới hôm qua, hôm kia. Vẫn
là mái tóc ngắn chải ngược trên vầng trán rộng. Nhưng xoáy ngựa đă
không c̣n. Bạn vẫn vậy. Nói ít, cười nhiều. Vẫn là nụ cười gịn tan
như không hề có chút mảy may nào vướng bận trong hồn. Nụ cười khỏa
lấp nỗi đau, che giấu t́nh cảm để vui với người và với đời. Tôi biết
điều đó v́ hôm nay ghé thăm tôi, bạn chỉ đi một ḿnh.
- Mày vẫn ốm nhom, ốm nhách!
Bạn nói, sau khi chỉ c̣n hai chúng tôi dưới pḥng đọc sách. Tôi
cười, không đáp, v́ đang mường tượng cảnh cũ, người xưa của hơn một
phần ba thế kỷ. Chỉ có hai chúng tôi nơi đây, nhưng câu chuyện hàn
huyên th́ vượt nửa ṿng trái đất, trở lại Sài G̣n.
Sài G̣n của thời chiến tranh dần dà leo thang trong thập niên 1960,
là một thành phố rung chuyển từng đêm v́ bom B52 rải đâu đó tại
những vùng ven đô. Sài G̣n cũng hồi hộp và trân ḿnh chịu đựng sự
khủng bố kinh hoàng của đặc công cộng sản v́ những trái ḿn plastic.
Nhưng Sài G̣n và tuổi thơ của chúng tôi đẹp lắm. V́ chúng tôi có cả
một khu phố, một ngôi trường thật nhỏ bé nằm cạnh khoảng sân rộng,
đủ để cho con nít cả xóm mỗi ngày ra đó chơi đùa không biết mệt và
không thấy chán. Khu phố nằm trong hẻm 120, trên đường Trương Minh
Giảng, giữa ngă tư Yên Đổ và ngă ba Kỳ Đồng. Khu phố được gọi là Xóm
Cây Khế.
Khu vực từ Bến Tắm Ngựa trên đường Yên Đỗ đến Chùa Miên ngay dưới
chân cầu Trương Minh Giảng- bao gồm những ngơ hẹp; đôi khi chỉ vừa
một người luồn lách, dẫn đến tận Xóm Ruộng và Chùa Vĩnh Nghiêm bên
Công Lư- là giang sơn của đám nhóc chúng tôi. Nhưng khoảng sân của
Trường Cây Khế trong khu phố 120 Trương Minh Giảng mới là thiên
đường của chúng tôi ngày xưa.
Cây khế thuộc loại cổ thụ gốc to, tàn rộng. Khế chua nhưng trái khá
lớn. Khi chín vàng nh́n chảy nước miếng, nhưng cắn vào là ai nấy đều
nhăn nhó, hít hà v́…ê răng! Không ai biết cây khế đă bao nhiêu tuổi,
kể cả bà Ba Hộ, chủ ngôi biệt thự xây theo kiểu villa thời pháp
thuộc. Bà là chủ đất và cũng là cô giáo của ngôi trường có hai gian,
ngay trước nhà.
Mảnh đất trống có đủ đặc tính của một vùng ngoại ô; với hàng dừa
xiêm, trứng cá, vú sữa, mận, ổi, chùm ruột và hàng rào dâm bụt của
những ngôi nhà nằm chung quanh. Có cả một ngôi mộ cổ bề thế, nằm
cuối dăy nhà của trường học, nhưng cây khế mới là trung tâm, là h́nh
ảnh đặc trưng của một "xóm quê trong đô thị"!
Cây khế! Nhân chứng thầm lặng của tuổi thơ Sài G̣n, với tất cả mọi
tṛ vui không biết ai bày ra nhưng rất đồng loạt và theo mùa, nhứt
là mùa hè tưởng chừng như rất ngắn. Từ tạt lon, đá dế, bắn bi, chọi
đáo, cho đến tạt h́nh, tạt bao thuốc lá, bông vụ, vít tán, chơi u,
rượt bắt cứu bồ, đá banh, thả diều. Nhưng vui nhứt vẫn là chơi năm
mười v́ có cả mấy anh chị lớn hơn vài tuổi cùng ra ḥ hét cả buổi
tối. Chưa kể tṛ "năm mười, mười lăm" chính là cơ hội bằng vàng để
đám nhóc chúng tôi trèo cây, chọt ổi, bẻ mận, hoặc hái vú sữa của
những ngôi nhà có tường thấp, hay không khóa cổng rào.
Không tính mấy ngôi nhà bao quanh khu đất- mà mọi người gọi là sân
trường Cây Khế- th́ dăy phía trong gồm có sáu căn. Tất cả đều do Ông
phú hộ xây lên rồi bán dần đi. Bên hông căn số 1 và giữa căn số 5
với số 6, là hai con hẻm vừa đủ cho một xe gắn máy lách qua. Đây là
những lối đi tắt, để những ai bên Yên Đổ muốn ra Trương Minh Giảng
hay ngược lại, mà không phải len lén chạy ngược chiều ngoài công lộ.
Nhóc t́ trong Xóm Cây Khế, tuy ham chơi nhưng cũng rất siêng học.
Mỗi ngày, không kể vào mùa hè; nếu ai có đi ngang qua vào lúc sáng
sớm, hay chập tối, đều nghe vài ba giọng con nít rống qua cửa sổ; để
cho mọi người biết là ta đây đang học bài, chuẩn bị cho ngày hôm
sau, hoặc ôn bài trước khi đến trường.
Khu phố của chúng tôi có đủ những "đặc tính cộng đồng" qua những ồn
ào, va chạm không thể tránh được trong sinh hoạt hằng ngày. Có lúc
xỉa xói qua lại long trời lở đất, đôi khi chỉ là những càu nhàu bâng
quơ không nêu đích danh ai. Nhưng rồi sau vài ba ngày, người lớn
cũng anh anh, chị chị, cũng hỏi han, cười, nói như không có chuyện
ǵ xảy ra.
Đám nhóc cũng vậy. Gây lộn, đánh lộn, mắng vốn qua lại, nhưng rồi
cũng t́m cách làm ḥa để hú nhau bắn chim, đá cá lia thia, hay chơi
tṛ ǵ đó cho qua một buổi trưa, chiều. Đám nhóc có lúc cũng là
nguyên nhân gây ra chuyện không vui giữa các gia đ́nh là v́ hay leo
nóc nhà thả diều, hay chận lỗ thoát nước trên nóc để…thả cá cho ăn
lăng quăng. Đến lúc bị dột mới hay nóc bị bể ngói, hoặc mưa không
bao nhiêu mà sao nước cứ rỉ qua khe tường mà đọng xuống nhà. Thế là
các phụ huynh ai nấy cứ đoán ṃ mà rủa qua, mắng lại. Chỉ có mấy ông
nhóc thấp thỏm sợ ăn đ̣n và im luôn cho qua chuyện.
Cây khế và sân trường cũng là nhân chứng cho những thay đổi của con
người và hoàn cảnh. Đến một lúc nào đó, khoảng sân đă không c̣n đủ
lớn và cây khế cũng dần dà cằn khô. Mấy hàng dừa, bụi bông giấy,
chùm ruột, xoài, mận, ổi… biến mất từ khi nào không biết. Thay vào
đó là những bức tường kiên cố hơn, nhà cửa mới mẻ hơn. Ngôi trường
cũng không c̣n và đám nhóc ngày nào c̣n t́m cách leo cây, chơi đùa
th́ nay đă có những nhu cầu khác, thú vui khác.
- Tao nhớ mày là đứa có chiếc Suzuki đầu tiên của xóm ḿnh. H́nh như
Tết 1967 th́ phải!
Bạn nói đúng và tôi nhớ đến thời mới lớn, nghênh ngang, ồn ào, khi
rồ máy, giựt ga cho chiếc Suzuki M15 nhỏng đầu để lấy le với mọi
người. Mới vào lứa tuổi dậy mà tưởng ḿnh như đă "lớn" lắm! Có xe
th́ cứ kiếm cớ, kiếm cách xin tiền để hoang phí, mà không biết ba má
đă mua chiếc xe đó ngoài salon, mắc gấp đôi so với giá nhập cảng
chính thức. Lúc đó tôi không ư thức được đó là t́nh thương, là sự
chắt chiu của cha mẹ dành cho ḿnh.
- Nhớ tới thời đó, tao thấy mắc cỡ quá! Nhi nhô không ra ǵ. Không
bị mấy đàn anh đá đít là may phước cho tao lắm!
Bạn cười, thông cảm:
- Nhưng phải công nhận mày sướng nhứt trong đám nhóc tụi ḿnh. Ba
tao khó tánh quá! Măi cho tới khi lên Première, ổng mới cho tao một
chiếc Honda Dame.
Sau đó, trong xóm chúng tôi, nhóc nào cũng có “xế nổ” để tha hồ ḷng
ṿng Ngọc Thủy, Anh Đào, Lồ Ồ trên Thủ Đức và Dĩ An để tắm piscine
hay để picnic, hoặc câu cá ở vùng ngoại ô dọc theo xa lộ Biên Ḥa
hầu như hằng tuần. Chưa kể những chuyến đi Vũng Tàu qua đêm, hay
sáng đi chiều về vào những ngày thứ Bảy, Chúa nhựt hoặc vào các ngày
Lễ lớn.
Có xe gắn máy cũng đồng nghĩa với hút thuốc và "cua đào". Là bắt đầu
giai đoạn bước vào ngưỡng cửa của hẹn ḥ trai gái. Ai cũng có nhóm
bạn riêng, sở thích riêng, nhu cầu riêng nên khu phố và khoảng sân
ngoài ngơ đă dần dà trở nên nhỏ bé và không cần thiết. Cho đến khi…
- Khoảng thời gian tụi ḿnh vừa xong Trung Học là tao không c̣n biết
tới cây khế.
Tôi nói. Bạn gật đầu:
-Tao cũng vậy. Mày biết đó! Tao th́ bị ông già bắt học và học. Trong
xóm, tao là đứa sau cùng có được một chiếc xe gắn máy. Mày th́ khỏi
nói. Nhạc nhít tưng bừng và bạn bè, trai gái th́ đếm không xuể.
-Th́ cũng là vui chơi vậy thôi! Rốt cuộc cũng chẳng có ai bên cạnh.
Thời choai choai của Hippie mà! Cũng may là tao không sa đà vào thứ
ǵ cả. Chỉ áo quần và bon chen thời thượng mà thôi.
- Thú thật là tao đă từng thèm thuồng được như mày. Nhưng Ông già
tao không tin là vừa đi chơi, bồ bịch lung tung, mà học hành vẫn tới
nơi tới chốn, nên ổng cấm cung tao như Bác Hai giam mấy đứa em mày
trong nhà.
-Mày cũng biết chuyện đó hả ?
- Sao lại không! Chỉ có mày ham vui chơi nên cứ tưởng là cả xóm
không ai nghĩ đến ai.
Tôi cười, thầm công nhận bạn nói đúng. Khu xóm Cây Khế chỉ có vài
căn nhà, nhưng gần hai tá con nít, không kể có mấy anh chị đă là
thanh thiếu niên vào thời điểm đầu thập niên 1960. Sinh hoạt và lớn
lên trong cùng một hoàn cảnh và môi trường; hơn kém nhau một, hai
tuổi nên không ít th́ nhiều tánh t́nh của nhau ai mà không biết.
Cũng v́ biết nhau quá rơ nên khi lớn lên, chỉ có vài bâng quơ, hay
vài e ấp của lưa dậy th́ mà thôi. Không có ai trong đám nhóc ngày
xưa thật sự bước qua lằn ranh của t́nh bạn và t́nh hàng xóm. Nhưng
tôi lầm v́…
- Tao biết có những mối t́nh câm trong xóm ḿnh.
Bạn nói tiếp trong tiếng thở dài:
- Có mày, có tao, có cả mấy đàn anh, đàn chị của tụi ḿnh nữa.
- Hồi đó cùng lắm là chỉ nắm tay thôi. Tao đâu có đi xa hơn những
lần đi chơi chung với cả xóm!?
- Đă nói là mày vô tư mà! C̣n nhớ lúc tụi ḿnh học thêm buổi tối
không?
- Có cả Ngọc nữa. Văn Học và Trung Học Trường Sơn. Lớp đêm.
- Ba của bà Ngọc có nói ǵ với mày không?
-Thầy Sáu nhờ tao cho Ngọc quá giang về mỗi tối.
- Ổng cũng nói với tao như vậy.
-Th́ ra…
-Mày nghĩ sai rồi. Tao biết bà Ngọc thương mày nên chỉ hứa suông.
- C̣n tao th́ né v́ biết là c̣n có mày.
- Tao cũng nghĩ như mày nên …
- Nên Ngọc phải lội bộ về.
- Nhưng bả chỉ trách mày…
Những cái nắm tay trong những lần đi sở thú, hay xi nê của những mùa
hè trước, đă là bước khởi đầu cho những phiêu lưu của thời mới lớn.
Năm đó, khi tôi biết ḿnh không thật sự có t́nh cảm sâu xa với Ngọc
là vội t́m đủ mọi cách để né tránh sau khi chở nàng về mấy lần, kể
cả đổi trường để không gặp nhau mỗi đêm. C̣n cô bạn hàng xóm th́
thoải mái qua nhà rủ đi học, hay lóng ngóng chờ để được chở về lúc
c̣n ngồi chung lớp.
Có nhiều đêm, thấy Ngọc thả bộ một ḿnh, tôi cũng có chút bất nhẫn
trong ḷng. Nhưng chỉ thoáng qua rồi thôi. Cho đến một hôm, khi thấy
có một chiếc Lambretta kè kè bên cạnh nàng, th́ tôi cảm thấy nhẹ
nhơm v́ biết cô bạn hàng xóm đă có người đưa về. Chỉ một thời gian
ngắn, th́ Cây Khế trong khu phố 120 có dịp chứng kiến những tâm t́nh
vội vă trước khi chia tay. Riêng tôi th́ hầu như không c̣n nhớ là đă
có người cần đến ḿnh đưa, đón trước đó không lâu.
Bỗng dưng Ngọc biến mất khỏi khu phố và bỏ kỳ thi Tú Tài. Đến khi
tôi sửa soạn lên Đà Lạt học th́ mới gặp lại nàng với đứa con mới
sanh.
- Anh chàng đeo kỹ quá! C̣n mày th́ chỉ lo chơi nhạc và đă không c̣n
thân thiết, nên bà Ngọc phải xiêu ḷng v́ xừ Chánh. Chuyện sau đó
th́ mày đă rơ.
Rơ, nhưng không chấp nhận sự thật, là bạn bè trong xóm đă có người
âm thầm yêu thương nhau. Những t́nh cảm vụn vặt bất quá chỉ là bồng
bột của thời điểm “giao mùa“ khi mới trưởng thành. Cùng lắm cũng chỉ
“h́nh như là t́nh yêu“ mà thôi , nên những lần nhớ và nghĩ đến bạn
bè trong xóm, tôi luôn luôn mỉm cười trong niềm trân trọng kỷ niệm
xưa.
May mắn thay! Ngoại trừ chị em của người con gái bây giờ là “Nghệ Sĩ
ưu tú “ của sân khấu cải lương Việt Nam thuở xưa ở với bà Nội tại
căn số 1, và mấy “nhóc t́“ của căn số 6; những trang lứa c̣n lại đều
gom về miền đông Hoa Kỳ và Canada nên t́nh hàng xóm cứ vài ba năm
lại được “hâm nóng“ bằng những lần họp mặt, hay ghé thăm nhau bất
chợt.
- Mà cũng lạ thật ! Nếu có t́nh cảm với nhau từ lâu th́ tại sao cả
xóm không ai hay biết? Sao không nghe ai nói ǵ mặc dù đa số đang
sống nơi đây?!
Bạn cười:
-Tao đă nói rồi. Chỉ có mày hời hợt quá nên bù trất. Chứ cả xóm ai
lại không biết chuyện ǵ đă xảy ra. Có điều, chuyện bà Ngọc yêu mày
là nổi bật nhứt nên ai cũng biết.
Tôi c̣n im lặng th́ bạn nói tiếp, giọng trầm hẳn đi.
- Đàn anh của ḿnh cũng có mấy người là nạn nhân của t́nh anh em,
t́nh bè bạn. Anh Vĩnh, người lôi mày đi chơi nhạc đó. Nhớ chưa? Ảnh
thích chị thằng Hưng, nhưng chỉ im lặng nh́n người khác đón chị Ḥa
đi chơi rồi rinh bả làm vợ luôn. C̣n sau đó th́ ảnh thương một người
khác, một hoa khôi của xóm ḿnh, thời đó làm đau tim cả mấy anh và
đám nhóc của xóm sau chợ. "Nạn nhân" của cô này nhiều lắm. Nói ra
th́ mày sẽ ngạc nhiên nhưng Bác Hai gái th́ không.
- Đúng là tao rất ngạc nhiên. Nhưng sau mày biết nhiều quá vậy?!
- Không ai nói th́ mày làm sao biết chuyện ǵ đă xảy ra. C̣n tao hồi
đó không được đi đâu. Thậm chí bạn tới nhà rủ đi cà phê cũng không
được phép ra đường. Noel năm 1966, Ba tao nể bác Hai lắm nên mới cho
tao theo mày, thằng Lắm và thằng Toàn đi lễ đêm ở Nhà Thờ Đức Bà rồi
chui vô Casino Sài G̣n coi phim Tề Thiên Đại Thánh . Sau đó Ba mày
lấy Vespa xuống đón về. Nhớ không?
Tôi gật đầu, bạn tiếp:
- Tao suốt ngày chỉ đi học rồi ngồi nhà. Mọi chuyện xảy ra bên khung
cửa sổ tao đều thấy, đều nghe. Má tao nói ǵ với bác Hai, hay Cô Sáu
và Bà Bảy tao đều biết. Có hôm buồn t́nh tao thả ra ngoài cây khế,
leo lên đó ngồi nhớ mấy năm trước c̣n chơi đùa thật vui nhộn; bây
giờ th́ đám con gái đă có người theo sát nút. Bên con trai th́ mày,
tao và đám thằng Hưng, thằng Toàn chỉ cách nhau một, hai tuổi mà sao
tụi bây già dặn quá. Đứa nào cũng xế nổ lạng tới lạng lui tưng bừng,
c̣n tao vẫn phải ôm eo ếch ông già để tới Taberd, hay ké tụi bây đi
tắm piscine là hết cỡ. Nhưng nhờ những lúc leo cây khế như vậy mà
t́nh cờ tao thấy anh Vĩnh đứng ngay dưới gốc, nh́n lén chị Ḥa lên
xe hẹn với kép. Cho đến bây giờ th́ mày là người đầu tiên biết
chuyện của ảnh. C̣n chuyện "nhức nhối" của ảnh với hoa khôi xóm ḿnh
th́ Bà Bảy kể cho Má tao nghe. Má tao kể cho ông già, tao nằm trong
mùng nghe hết mọi thứ. Có thể nói, tao là "trung tâm thâu nhận tin
tức" của cả xóm.
- Có nghe ǵ về tao không ? Tôi đùa.
- Có chứ! Nhưng không cần nghe nói. Chỉ cần nh́n mày đi đi, về về
cũng biết mày cao số rồi. Tại sao hả?! Th́ có ai dám gả con cho mày
khi mà bạn bè, nhạc nhít om ṣm cả ngày như vậy. Má tao viết thư kể
là lúc đi lính cũng vậy. Mày kéo cả đám bạn lính về nhậu tưng bừng.
Nhưng nhờ vậy mới biết tụi bây cũng hiền khô. C̣n trước đó cứ thấy
đồ bông th́ ai nấy sợ thấy cha.
- Mày nói má tao không ngạc nhiên về chuyện nhức nhối ǵ đó của anh
Vĩnh. Sao lạ vậy?! Chưa nghe má tao kể bao giờ cả.
- Có thể đă nói nhưng mày không để tâm tới. Hay là Bác gái lịch sự
không muốn nói ǵ về những chuyện có liên quan tới...con gái ḿnh
không chừng.
Tôi ngạc nhiên:
- Em tao…???
- Th́ là Hằng chứ ai!? Hoa khôi của xóm ḿnh đó. Ngạc nhiên lắm hả?
Cô em kế của tôi có người ḍm ngó là chuyện thường, nhưng hoa khôi
th́…
- Hằng không phải là đẹp nhứt xóm nhưng hồi đó Hằng để tóc dài,
không se sua mốt này mốt nọ, chỉ có jupe hay áo dài. Nói chuyện th́
chỉ dạ thưa rồi cười và mắc cỡ đỏ mặt. Không thấy em mày đi đâu,
cũng không thấy quen với ai. Có ai mà không thích!? Và làm sao giấu
được người lớn, nhứt là những người trong cuộc là Bà Bảy và Bác Hai
?!
- Nhưng sao mày biết được?
- Th́ bà Bảy nói với má tao là khó mở lời, v́ Hằng c̣n nhỏ quá, lại
không biết Bác Hai nghĩ sao. Lỡ sứt mẻ t́nh hàng xóm th́ không tốt.
Bí quá nên Bà Bảy chỉ than thở với Má tao thôi. Má tao biết th́ cả
nhà tao biết. C̣n bác Hai gái th́ khỏi cần ai nói cũng biết, v́ hồi
đó Anh Vĩnh cứ lấy cớ bị cảm chạy qua nhà mày nhờ bác Hai cạo gió
hoài, th́ làm sao qua mắt được ai chứ?!
- C̣n những “nạn nhân“ khác của nhỏ Hằng là ai. Không lẽ…
- Lần này th́ mày đoán đúng Có tao nữa!
Tôi đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Không ngờ con mọt sách
kế bên nhà, người bạn thân chăm chỉ hạt bột, chỉ biết học hành, ngày
xưa một hớp rượu cũng đỏ mặt, ngày nay uống không biết say, từ lúc
c̣n chung xóm đă thầm thương cô em bạn sát vách nhà ḿnh.
-Tao không dám nói ǵ hết, và càng không dám ló đuôi. V́ tao sợ Bác
hai sẽ méc ba má tao, chắc chắn tao sẽ bị ăn đ̣n nhừ tử. Tao ngại cả
mày nữa, v́ t́nh cờ tao biết mày không ưa cái chuyện “em của bạn và
bạn của em“. Tao thật ḷng mến phục mày ở điểm này. Chuyện là như
vầy. Hồi mày vừa lên Đà Lạt học, th́ vài tuần sau tao cũng có chuyến
bay qua Bỉ. Đến lúc đó th́ tao liều mạng ghi mấy chữ tỏ t́nh với
Hằng. Tao tính là khi qua từ giả ba má mày, th́ xin phép mời Hằng và
cả Hiền nữa, cùng dự tiệc chia tay, rồi sau đó đưa thư cho Hằng, kết
quả ra sao cũng được. V́ khi mọi người biết chuyện th́ tao đă lên
máy bay rồi. Nhưng tao chỉ toại nguyện được một nửa.
- Là sao?
- Lá thư theo tao qua Bỉ rồi lạc mất đâu đó không biết. Tao không
đưa cho Hằng là v́ ngay lúc định gơ cửa để vô nhà mày, th́ nghe
tiếng bác gái đang giảng morale cho một anh bạn nào đó không biết là
ai trong mấy chàng hay tới lui với mày. Tao đoán là anh bạn đó tới
rủ Hằng hay Hiền đi chơi đâu đó, v́ tao nghe bác gái nói “ Thôi con
à. Nó c̣n nhỏ lắm. Để cho nó học xong cái đă … Thằng Huy của bác
cũng không thích em nó dây dưa với bạn ḿnh đâu. Đứa bạn nào của
thằng Huy bác cũng thương hết, nên không muốn có ǵ xảy ra giữa tụi
con...”
Tao nghe tới đó là rút về nhà. Một lát sau th́ nói với má tao xin
phép trước rồi qua từ giả sau. Đúng như tao dự tính. Bác Hai vui vẻ
cho hai em mày dự tiệc với cả nhà tao ngoài Kim Đô. Vui lắm mà cũng
buồn lắm. V́ sao th́ mày cũng hiểu rồi.
Tôi thừ người sau khi nghe xong tâm sự của bạn. Từ xưa đến nay tôi
không thay đổi quan niệm cho dù ai nấy đều nói là tôi gàn và vô lư.
Cũng may là mấy cô em đều lập gia đ́nh với những người tôi không
quen biết trước. Nếu không th́ chẳng biết phản ứng của ḿnh sẽ như
thế nào.
C̣n đang suy nghĩ th́ bạn nói tiếp:
- Tao qua Bỉ vài tháng th́ gặp má con Tâm. Tụi tao học khác phân
khoa, nhưng chung khu nhà trọ. "Xa quê hương nhớ mẹ hiền" nhưng khi
không có ai kềm kẹp th́ tao bung! Chưa hết năm thứ nhứt là tao quyết
định lấy vợ. Ba tao cự quá trời, không chịu tới nhà ba má bả để nói
chuyện xui gia. Má tao năn nỉ cách mấy cũng không chịu. Tới khi tao
báo tin bà xă có bầu sắp sanh th́ ba tao x́u. Dĩ nhiên là không bên
nào vui vẻ ǵ hết. Có con là phải lo lắng đủ thứ, kể cả phải bỏ học
để kiếm tiền, nhưng may mắn là bà xă tao có anh chị cùng học một
chỗ, nên tao chỉ lo học nhiều hơn là lo làm. Ai cũng nói là sẽ không
bền v́ chưa t́m hiểu mà đă lấy nhau. Tao cố chứng minh ngược lại, v́
thật sự tụi tao yêu nhau lắm. Nhưng người xưa nói đúng. Dục tốc bất
đạt! Một thời gian sau là biết hai đứa không hợp nhau, nhưng v́ con
nên phải gồng ḿnh chịu đựng. Bây giờ con Tâm đă có chồng nên tụi
tao chia tay.
- Mày cũng kín đáo quá. Hai năm nay tao tưởng vợ chồng mày ở với
cháu Tâm hay gần đâu đó mà thôi. Không ngờ c̣n ở tận bên Bỉ .
- Tao buồn chuyện nhà nên chỉ có gia đ́nh tao biết. Tao không nói
với ai hết! Cho đến hôm nay th́ chạy lên đây thăm hai bác và vợ
chồng mày. Mọi người vẫn vậy. Nhưng Hằng th́ thay đổi hoàn toàn.
- Hồi mới qua đoàn tụ, tao cũng thấy như vậy. Em tao khác xưa nhiều
quá!
- Lanh hơn và nói nhiều hơn. Tao biết điều này qua thư từ trao đổi
với gia đ́nh. Nhưng đúng là Hằng dạn dĩ hơn xưa rất nhiều. Trước mặt
ông xă mà vẫn tỉnh bơ hỏi tao hồi đó nhức nhối ai th́ khai thiệt đi.
C̣n anh Thuận th́ cũng vui tánh và cởi mở như quen tao từ lâu, nên
bắt tao ở lại cả buổi rồi mới thả cho tao qua đây.
- Tao cũng nghĩ như mày . Hồi đó vui quá. Làm sao quên được!
- Tao vẫn nhớ thời chơi chuyền chuyền với đám con gái và đá banh bàn
tới bỏ ăn với mày và mấy đứa xóm Chợ. Mới đó mà đă gần 40 năm!
Lần nào về Sài G̣n công tác, tao cũng đều trở lại thăm khu phố 120.
Nhớ mọi người, mọi thứ. Có lần gặp chị em Ngọc Hoa. Lúc đầu ngờ ngợ,
sau đó nh́n ra nhau th́ không có th́ giờ hàn huyên, v́ cả hai bận đi
tập tuồng. Bạn cũ th́ không t́m được ai nữa. Tản mác đi đâu không
biết. Sài G̣n đă bị nạn nhân măn. Mày có nhắn tin và nhờ công an t́m
cũng không ra. Thế giới của tụi ḿnh đă biến mất từ lâu rồi.
Tôi và bạn im lặng hồi lâu. Mỗi người một suy tư ngược ḍng thời
gian về quá khứ. Cho đến khi vợ tôi từ trên lầu xuống gọi lên ăn cơm
mới tạm ngưng cuộc hàn huyên. Gần 40 năm và nửa ṿng trái đất. Thời
gian và không gian như ḥa lẫn vào nhau để lắng lại thật sâu đậm
trong ḷng.
Nhờ bạn, tôi lại t́m thấy ḿnh và kỷ niệm của thời thơ ấu cho đến
lúc trưởng thành. Khu phố vẫn c̣n đó dù mọi thứ đă đổi thay đến
chóng mặt. Thiên đường của tuổi thơ đă không c̣n. Nhưng cây khế và
những gương mặt thân t́nh của ngày xưa vẫn sẽ luôn sống măi trong
ḷng đám nhóc bây giờ đă trở thành đồ cổ.
Chắc chắn bạn tôi cũng nghĩ như vậy!
HUY VĂN
Bóng người hay bụi
sương?
Lần đầu nhập trận
Ngược ḍng thời gian
Họa, phúc trong ngày
50 năm thoáng
vội trong ngày
Ukraine & VNCH
Saigon xa đă tṛn
năm
Ngày về từ rừng
núi Hiệp Đức
Trường Sơn bỏ
lại sau lưng
Cuộc hành tŕnh
Chung g̣ng định phận
Cuối cuộc hành tŕnh
2020
Xuân ở nơi nào?!
Giấc mơ Xuân
Ngày ra trại
Một buỗi chiều xuân
Nhánh mai vàng
Đêm xuân
Cuối cuộc hành tŕnh
Thân chiến
quốc, phận lưu vong
Mộ Đức - Một ngày
vào hạ
Từ Mỹ Tho đến
Garden Grove