Thơ

Trang thơ Nguyễn Minh Châu
Thơ - Tuấn TT
Chùm thơ Đông Hương
Thơ - Huy Văn


Thơ Văn 2020
Thơ Văn 2019
Thơ Văn 2018
Thơ 2017 - 2022
Thơ Văn 2023


Huynh đệ chi binh
Quanh thau rượu
Hoàng hôn bên đồi
Nén hương mùa kiếp nạn
Tháng Tư… Trang sử…
Thằng lính già thương cảm
Thằng lính già cô độc
Thằng lính già ngủ mơ
Thằng lính già hoài niệm
Thằng lính già nhớ bạn
Phục Sinh nhiệm màu
Thương tích
Nửa đêm tỉnh giấc
Vá cờ
Xuân...và Quê tôi
Đă 50 năm
Ai nợ ai…?
Nỗi ḷng viễn xứ
Quà tặng
Quê hưong ngàn trùng
Đừng gọi tôi là ân nhân
Mùa Thu đất khách
Quê hương tôi đánh mất
Từ biệt đồng đội
Dậy đi em
Ngày chia tay
Hương xưa của tôi
Nặng trĩu niềm dau
Nổi sầu muôn thuở
Thương em…
Đếm Sao…
Hè về không Phượng đỏ
Về thăm chốn xưa
Ḍng Đời …
Ước mơ Phá Tam Giang
Ánh trăng xưa
Anh hùng tử, khí hùng bất tử
Một bài thơ không tên
45 năm đợi chờ & mơ ước
Sài G̣n yêu
Ngày đại thọ
Ḷng sơn gửi tạm giữa đất trời
Mông lung
Ḥn khô
Đêm ngủ tôi mơ
Cali mùa hạnh ngộ
Nhớ măi
Vẫn t́m em
Tháng tư hành
Gánh phù vân
Quốc hận
Nhắn lời
I am a soldier born to die
Tháng 2! Xuân vẫn ngát hương đời
Nhớ xuân xưa
Xin em
Cũng đành thôi
Đêm xuân nhớ mẹ
Mừng sinh nhật
Phút cuối
Đoản khúc Đà Lạt
Chờ
Hương ḷng
Nỗi ḷng biết ngỏ cùng ai ?
Cho anh nói lời xin lỗi với thằng em
Hồn thức giấc
Khóc cho người nằm xuống
Vọng cố hương… nỗi nhớ
Nỗi niềm riêng
Hương xưa của tôi
Mùa Trạng Nguyên

 

 

 

 

 

 


ĐÂY LONG GIAO, SUỐI MÁU


CầnThơ

 


Những ngày đầu tại trại tù Long Giao tôi ở chung cùng tổ với Tiểu Đoàn Trưởng TĐ2/TQLC Trần Văn Hợp, Ban Tư Lữ Đoàn Quách Ngọc Lâm, TĐP Trần Quang Duật, ĐĐT Thủy Xa Doăn Thiện Niệm. Tổ kế bên gồm Trưởng pḥng TLC/SĐ Huỳnh Văn Phú, Trưởng Pḥng Chính huấn Lê Đ́nh Bảo và các Th/tá Trần Kim Hoàng, Lê Văn Cưu, Phan Công Tôn. Thấp thoáng xa xa bên kia hàng rào kẽm gai là TĐT/TĐ9 Lâm Tài Thạnh, TĐT/TĐ4 Trần Ngọc Toàn, CHP/TTHL Trần XuânBàng, Th/tá Phạm Văn Sắt v..v...

Bài viết này không có mục đích nói về cuộc sống mới của những người bị bắt buộc đầu hàng trong *“Thiên Đường CS”*, nếu có chỉ là những thoáng qua một vài kỷ niệm.

Một chuyện vui và đáng nhớ trong những ngày đầu tiên tại Long Giao là VC bắt mỗi tổ phải luân phiên cắt cử một người ngồi gác tại cửa. Một đêm kia vào khoảng 3 giờ sáng, phiên tôi gác, đang đập muỗi, nh́n trăng nhớ nhà thèm điếu thuốc th́ giật ḿnh nghe tiếng la:

– Sĩ quan trực đâu?

Nghe giọng quen quen như của TĐT/TĐ2 thường gọi tôi khi xưa, như cái máy, tôi chạy vào xem có chuyện ǵ, nhưng tất cả đều ngủ cả, một ḿnh ta thức với trăng khuya! Lát sau, một con ma xách AK chạy đến lên đạn quát:

– Anh lào na cái ŕ thế?

Tụi ma này có mặt bất cứ lúc nào và ở khắp nơi để bảo vệ cho SQ/QLVNCH an giấc, biết có sự quan tâm của Cách Mạng nên một đêm nọ, lại cũng nhằm phiên trực của tôi, chả hiểu mê thật hay mê giả mà tôi nghe tiếng la của TĐP Trần Quang Duật:

– Gọi ngay B.52 cho tao

Quả thật chỉ một phút sau, ma lại hiện ra hỏi : “na cái ŕ thế”, tôi bèn chống chế :

– Anh D nhớ vợ nên mơ ấy mà, vợ anh ấy tên là là... Bê-Thị-Năm-Hai.

Sau vài tháng nghe VC nói tầm-bậy tầm-bạ đủ 8 bài về Đế Quốc Mỹ xâm lược, Ngụy Quân, Ngụy Quyền tay sai, chúng tôi bị di chuyển về trại tù Suối Máu, cái trại mà năm Mậu Thân 1968, ĐĐ1/TĐ2/TQLC của tôi đến để bảo vệ cho những người anh em phía bên kia, nay tới phiên họ gác cho chúng tôi rong chơi,

không phải đi hành quân, đêm th́ ăn ngày th́ ngủ, chờ về sân vận động Cộng-Ḥa Saigon làm lễ măn khóa *(theo tin đồn rỉ tai)*. Ngày ấy đă đến, tôi được về trước, Trần Văn Hợp là TĐT/TĐ Trâu Điên có nhiều tội ác với nhân dân nên bị ở lại học tập tiếp.

Trong đêm tối, đoàn xe bít bùng chở tù trực chỉ Saig̣n, tôi tḥ tay vân vê cục đường móng-trâu mà Hợp nó nhét vào túi áo tôi lúc hai thằng chia tay, bất chợt tôi muốn hát bài dân ca quan họ : Hợp ơi.. người ở.. đừng về... để tớ về, nhưng chưa kịp hát th́ đoàn xe rẽ vào Tân Cảng, đoàn tù bị đẩy xuống

hầm tầu, chẳng ai biết đi đâu, một giọng mỉa mai châm biếm của MX Huỳnh Văn Phú vang lên:

– Về sân CH làm lễ măn khóa mà đi bằng tầu thủy chắc măn đời không đến!.

Sau 3 ngày đêm, mỗi đêm dài 24 tiếng, tù sống chung với nước biển pha nhớt dưới hầm tàu chở dầu cộng với nước đái và phân của tù thải ra, tàu cập bến Vinh, một nón cối chĩa cái miệng vẩu xuống hầm tầu la to:

– Các anh đă được về miền Bắc XHCN

Quả thực đây là thiên đàng CS sau 3 ngày đêm nằm trong địa ngục trần gian, tôi được vươn vai hít một hơi dài không khí vùng quê xứ Nghệ mặc dù không khí có tí hơi xú-uế bác Hồ. Hít thở chưa xong một hơi th́ lại bị đẩy lên những toa xe lửa chở súc vật và xi-măng, nó c̣n khủng khiếp hơn ở dưới hầm tàu, khi đoàn xe dừng lại, đổ tù xuống Yên Bái th́ có nhiều người ngất xỉu ! Có 2 Trung tá đă chết v́ ngộp thở.

MIỀN BẮC XHCN

Năm 1976 th́ VC lưu đày SQ cấp tá và những thành phần bị coi là ác-ôn ra rừng núi miền Thượng Du BV như Lào Kay, Yên Bái, Hoàng Liên Sơn. Năm 1979 chiến tranh Việt-Tàu bùng nổ, chiến tranh giữa những người anh-em núi liền núi, sông liền sông, như môi với răng, răng CS Tàu cắn môi CSVN, chúng sợ Đặng Tiểu B́nh bắt tay với sĩ quan QLVNCH... nên lại chuyển tù CT về miền

Trung Du như Vĩnh Phú, Hà Nam Ninh v..v... Chúng *(VC)* luôn xáo trộn lung tung, những bạn cũ không c̣n ở với nhau th́ tôi lại gặp thêm những TQLC khác như các anh Th/tá Lê Văn Huyền, Th/tá Trần Kim Đệ, TĐT/TĐ16 Đinh Xuân Lăm, TĐT PB Tr/tá Đoàn Trọng Cảo, CHT/TT/HL Tr/tá Nguyễn Đức Ân, Lữ đoàn Phó Tr/tá Huỳnh Văn Lượm...

TRỞ VỀ MIỀN NAM

Năm 1982 khởi đầu cho những đợt chuyển tù từ Bắc vào Nam vớí số lượng đông hơn. Tôi được diện kiến ở Z.30D các niên trưởng như Đ/tá Tỉnh trưởng Tôn Thất Soạn, Đ/tá Lữ đoàn trưởng LĐ.258 Nguyễn Năng Bảo và Tư lệnh Phó Đ/tá Nguyễn Thành Trí.

Những MX kể trên là những người mà tôi ở tù chung hoặc trông thấy, c̣n rất nhiều các anh em ở những trại khác tôi không gặp nên chưa ghi ra đây, nhưng con số hơn 90% SQ binh chủng TQLC vào tù là không sai bao nhiêu.

THẾ GIAN HƠN ÁO HƠN QUẦN

Các cụ nhà ta ngày xưa có câu : Thế gian hơn áo hơn quần, giá thử lột trần th́... ai cũng như ai nên phải nói thật là CÁI ĐÓI trong tù đă tạo lên nhiều t́nh trạng thê thảm. Người ta đồn rằng chỉ v́ một miếng cơm cháy mà hai ông Mặt-Trời đánh nhau ! Tôi không tin điều đó, nhưng chuyện Cá đối bằng đầu và những bộ mặt bôi vôi bị trôi đi th́ có, nên xẩy ra nhiều trường hợp anh em đồng đội bôi mặt đá nhau, thuộc cấp bôi C.. vào cấp chỉ huy.

Chuyện có thật 100%, tại đội 8 trại Vĩnh Quang A, tên đội trưởng Ng... lùn *, nguyên là TĐT, một tên tù hắc ám và mất dậy nhất, đang đêm đông lạnh lẽo bị đàn em cùng màu áo tên Đ... đem cứt bỏ vào chỗ nằm của hắn ! Tên Ng... lăn lộn với cứt suốt đêm, mùi xú uế lan ra làm khổ lây những người nằm gần hắn, sáng ra nó xin cai tù cho ở lại trại để xúc miệng, nhưng cái tên Ng... lùn th́ làm sao rửa cho sạch!

Bụt không lên ṭa th́ gà mổ mắt, tác phong của tên tù Ng... lại muốn làm chó săn cho cán bộ trại ắt hẳn xưa kia hắn là tên đội trên đạp dưới, nay bị đàn em cùng đơn vị bôi phân vào mặt th́ có chi lạ, cũng là một mảnh gương vỡ cho nhiều quan soi.

Điều an ủi là ḷng kính trọng của chúng tôi đối với tất cả các niên trưởng và đồng đội MX không hề suy giảm. Tư cách và tác phong của các anh trong tù c̣n đẹp hơn khi chỉ huy ngoài mặt trận, nói ngắn gọn như thế là đủ, thiết nghĩ không cần nêu những trường hợp cụ thể, v́ đó không phải là mục đích chính của bài viết này.

NHỮNG AI ĐĂ RA ĐI?

Như đă nói ở trên, bài này chỉ có ư đi t́m tài liệu cho Chiến Sử TQLC, nên nêu ra những trường hợp cụ thể để xin các chiến hữu bổ sung và sửa sai mọi chi tiết, xin cung cấp dữ kiện trước khi phê b́nh ĐÚNG SAI.

1/ Trung tá Đoàn Thức

Khi căn bệnh xơ gan của anh tới giai đoạn cuối th́ trại tù Mễ khoan hồng nhân đạo cho về đoàn tụ với gia đ́nh và anh mất sau đó một tháng, tháng 1/1980. Có người nói rằng trại tù không chữa được nên cho anh về ! Nếu nói cho công bằng th́ VC ở các trại tù không có khả năng chữa và không chữa bất cứ bệnh ǵ và cho chúng ta.

Trung tá Đoàn Thức là một sĩ quan tham mưu giỏi và tận tụy với nhiệm vụ, đặc biệt là tính hiền ḥa vui vẻ với những người xung quanh, những ngày sau cùng anh là Tham mưu trưởng Lữ đoàn 468/TQLC. Một chi tiết tuy thuộc chuyện riêng tư nhưng cần phải nói : Tr/tá Đoàn Thức là em của Đoàn-Khuê, cựu Bộ trưởng Quốc pḥng CS, v́ lư do này mà anh Thức bị cục An Ninh Quân Đội VNCH lưu ư không cho giữ chức vụ chỉ huy, cũng chả sao, anh vẫn là một sĩ quan tham mưu giỏi, một sĩ quan gương mẫu cho tới giờ phút cuối cùng. Khi Đoàn Khuê vào trại giam thăm, anh Thức đă từ chối :

– Tôi không có bà con nào là cán bộ nhà nước cả *(Tham khảo tài liệu của cựu Đại tá Tôn thất Soạn)*

2/ Trung tá Nguyễn Hữu Cát

Có lẽ lớp sĩ quan đàn em ít người biết đến anh Cát, có khi tôi c̣n viết sai cả họ và tên đệm của anh, nhưng đă có thời gian làm việc dưới quyền anh, anh là chuyên viên Trung tâm trưởng TTHQ/SĐ. Anh ra đi cũng tại trại Mễ, thuộc huyện Phủ Lư, nơi nhốt những anh em hết thuốc chữa. Đại úy Nguyễn Kim Thân, hiện định cư San José, trước kia cùng ở trại Mễ vói anh Cát, nói :

– Chính mắt em thấy anh Trung tá Cát đập đầu vào... tường

Kính cẩn cúi đầu chào vong linh Tr/tá Trung tâm trưởng TTHQ của tôi những ngày ở Hương-Điền, của những SQ trực TTHQ như Đại úy Hưởng *(đă chết tại bờ biển Non Nước sáng 29/3/75)*, Đ/úy Tú-xe-ḅ, Tr/úy Sơn-mập v..v... những nhân viên dưới quyền của anh thường thiếu sót nhiệm vụ nhưng anh vẫn cười bao dung và... bao dàn.

3/ Trung tá Nguyễn Văn Nhiều

Anh là Trưởng pḥng tư Sư Đoàn TQLC, những ngày cuối tháng 4/75, hằng ngày một trực thăng liên lạc của của BTL thường đáp xuống CCST, cạnh hồ tắm, đôi lần tôi thấy anh đi theo chiếc trực thăng này. Là sĩ quan tham mưu, có đầy đủ phương tiện trong tay, ở ngay BTL tại Vũng Tàu, v́ thế tôi quá đỗi ngạc nhiên khi nghe tin anh không ra đi theo lẽ thông thường mà lại tự tử trên chuyến tàu chở tù ra Bắc!

Các anh Đinh Xuân Lăm, Trần Kim Hoàng, Huỳnh Văn Phú và tôi cũng được chở bằng tàu từ Tân Cảng ra Bắc nhưng cặp bến tại Vinh rồi bị đưa ra Yên Bái trong các toa xe lửa chở súc vật và xi măng, khi xuống xe có hai Trung tá chết v́ nghẹt thở nên khi nghe tin anh Nhiều tự tử tôi lại nghĩ anh là một trong hai người đă chết trên chuyến xe lửa cùng đi với chúng tôi. Sau này được Tr/tá PB Đặng Bá Đạt cùng đi với anh Nhiều cho biết các anh ra Bắc đợt sau và cặp bến Hải Pḥng, xác anh Nhiều đă được đưa lên bờ tại đây.

Tôi không biết anh Đạt hiện nay ở đâu, nếu được xin anh cung cấp cho chúng tôi những thông tin về anh Nhiều.

4/ Trung tá Nguyễn Đằng Tống

Anh là Lữ Đoàn Phó LĐ.147/TQLC, Lữ đoàn này thiệt hại quá nặng trong mặt trận tại cửa Thuận An ngày 26/4/75 nên cần thời gian để tái tổ chức lại tại Vũng-Tầu. Trong lúc dầu sôi lửa bỏng, tướng tài đâu phải để ngồi rung đùi ngâm thơ, chén tạc chén thù mà phải CHÉM thù nơi tiền tuyến, nên anh được giao nhiệm vụ mới, là Lữ Đoàn Trưởng LĐ.468/TQLC ngày 24/4/75, tham gia mặt trận ở Long B́nh Biên Ḥa rồi rút về CCST, rồi vào tù và chết trong tù, chúng ta hăy nghe chị Tống nói:

– ...Rạng ngày 30/4/75, TQLC rút về đầy đủ ở Biên Ḥa, sau đó toàn bộ di chuyển về CCST. Khi Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng, anh đi họp với Đaị tá Trí tại BCH/CCST. Anh trở về bảo tôi đợi cho anh em ra về an toàn hết chúng tôi sẽ đi sau cùng. Chính v́ thế trưa ngày 30/4, vào giờ chót cha tôi vào trại Cửu Long đón vợ chồng tôi mà không gặp nên ông đă rời Việt Nam một ḿnh. Mẹ tôi và các thân nhân trú tại căn nhà của chúng tôi đă xuống tàu từ 29/4.

– Suốt tuổi thanh xuân anh đă đi hết mọi nẻo đường đất nước, trên mọi chiến trường: B́nh Giả, Tam Quan, Huế Mậu Thân, Kampuchia, Hạ Lào, Quảng Trị, Cửa Việt v..v... Đến lúc nằm xuống là cái giá phải trả bằng xương máu của chính ḿnh, chỗ khúc ruột nối do trận Bồng Sơn bục ra giữa lao tù CS, dưới cái giá lạnh khắc nghiệt của mùa Đông nơi núi rừng Yên Bái. Anh chết đi trong đau đớn và cô đơn. Chết đi mà chỉ biết mặt đứa con trai duy nhất qua những tấm ảnh vợ gởi vào trong tù...


Vào mùa hè 1980, tại trại tù Vĩnh-Quang A tôi bị đau ruột một cách khủng khiếp, đau đến nỗi cong người lên, anh đội phó Phan-Trừng và Phan Hữu Hạnh phải trói chân tay tôi lại để khỏi vật vă cho tới khi ngất đi, không có thuốc men hay đi bệnh xá ǵ hết, hai ngày sau tôi gượng dậy được là cai tù bắt tôi đi lao động, theo đội lên đồi cuốc hố sắn, cái đau cái mệt bắt buộc tôi phải liều nằm trên đồi dưới cái nắng gay gắt để mong một trong hai trường hợp sẽ xẩy ra, chết v́ nắng hay nó bắn cho một viên th́ đỡ khổ hơn, v́ thế trường hợp của anh Tống tử nạn không làm tôi ngạc nhiên.

Giây phút cuối trước khi bị bắt buộc phải từ bỏ binh nghiệp, lần đầu tiên và cũng là lần sau cùng tôi được họp cùng Đại tá TLP tại BCH/CCST, có gặp anh Nguyễn Đằng Tống trong buổi họp này. Theo lời chị Tống kể th́ gia đ́nh đă có đầy đủ phương tiện để ra đi, nhưng anh Tống cương quyết ở lại cùng anh em binh sĩ, nên chị Tống cũng bỏ hết để đến bên anh trong giờ phút hấp hối của chế độ.

Việc anh Tống từ chối ra đi mà quyết ở lại sống chết với binh sĩ dưới quyền th́ không có chi lạ, đó chỉ là thái độ đúng đắn của cấp chỉ huy, dù là cấp tiểu đội hay cấp quân đoàn, trong phạm vi nhỏ của TQLC cũng đă có quá nhiều trường hợp tương tự, các anh từ chối chạy trốn cùng gia đ́nh mà ở lại cùng đồng đội chiến đấu.

Đă bao lần thập tử nhất sinh đều có đồng đội bên cạnh, anh là cấp chỉ huy, anh thức trắng đêm để điều động đơn vị th́ người thuộc cấp cũng thức trắng đêm để sẵn sàng thi hành lệnh dù biết cái lệnh đó sẽ đưa họ vào cơi tử nhiều hơn sinh. Bây giờ trước mặt là địch, dù nặng hay nhẹ cũng như những lần xưa kia mà thôi.

Người không có phận sự chỉ huy, không có quân trong tay mà ra đi một cách kín đáo để khỏi làm hoang mang người cầm súng th́ cũng chẳng chết ai*(!),* nhưng nếu họ ở lại cùng anh em là đáng quư, người vợ lính bỏ thanh b́nh ở lại sau lưng để ra tiền tuyến cùng chồng trong lúc bom đạn mù trời thật là đáng phục, thật là hiếm hoi. Người phụ nữ v́ t́nh yêu mà hy sinh như vậy thật hợp t́nh nhưng không hợp lư, nếu là cấp chỉ huy th́ tôi không khuyến khích những trường hợp hy sinh như thế.

5/ Trung tá Huỳnh Văn Lượm

Anh là LĐP/LĐ.258/TQLC, v́ Đại tá LĐT bị thương nằm bệnh viện nên anh nắm quyền chỉ huy Lữ đoàn trong giai đoạn cuối dưới quyền điều động của Đại tá Tư lệnh Phó Nguyễn Thành Trí. Tôi thường xuyên ở cùng trại tù với anh, cùng nhau chia xẻ bi thuốc lào, miếng sắn lát nên có nhận xét anh là một trong những người tù tỉnh bơ nhất. Không bao giờ anh vui *(dĩ nhiên)* và cũng không buồn, bất cứ lúc nào anh cũng đủng đỉnh từ từ, quản giáo trại giam có hối thúc anh cũng mặc, có la lối mạt sát anh cũng coi như không nghe, không biết, không trả lời, không chống đối, anh vẫn thong thả làm việc chậm chạp, h́nh như anh là người đi sau mọi người trong tất cả mọi việc. Các quản giáo và bộ đội rất bực v́ thái độ “ne pas” của anh nhưng chưa có lư do để cùm.

Một lần tên Trung úy Bộ, cán bộ an ninh khu A, trại tù Z.30D Xuân Lộc đi kiểm soát buổi tối, thấy anh c̣n ngồi ôm cây đàn ghi-ta gẩy từng tứng tưng bài ǵ đó trong khi mọi tù khác vội vàng chuẩn bị vào chuồng, Bộ thấy gai mắt nên kết tội anh chơi nhạc vàng, thay v́ nhốt anh th́ nó chạy lại cầm cây đàn của anh vứt đi, anh từ từ đứng dậy vẫn im lặng và đi vào buồng, cây đàn vẫn trơ gan nằm bên hàng rào kẽm gai cho tới khi một tên bộ đội đến lấy đi.

Cần nói thêm rằng sau năm 1982, số đông tù được chuyển từ Bắc về Nam, về trại Z.30D Xuân-Lộc, ngày nghỉ hay các buổi tối anh em thường ca hát thoải mái, bộ đội c̣n đến nghe ké và xin điếu thuốc có cán ! Việc anh Lượm bị kết tội hát nhạc vàng chỉ là cái cớ, anh có hát đâu, chỉ dạo vài ngón classic chớ vàng với bạc cái ǵ.

Sau cái ngày bị mất cây đàn, anh bị thuyên chuyển từ đội trồng rau, đội của mấy người già chậm chạp, xuống đội nhà bếp, là đội cần những người trẻ nhanh nhẹn để nấu sắn, nấu bắp cho tù, ưu ái hơn nữa là anh được chọn vào toán quan trọng nhất, toán bổ củi và nấu nước sôi để phát cho toàn khu A.

Tôi thuộc toán lâm sản, đi rừng cưa cây làm củi về giao cho nhà bếp, thấy anh cởi trần đưa xương sườn ra đánh vật với những khúc cây to hơn anh mà thương cho anh, cho chính ḿnh !

Chỗ nấu nước sôi là một cái bệ xi-măng cao gần 1m, trên đó đặt những chảo gang to, đường kính dễ chừng hơn mét, người phụ trách cơm nước phải di chuyển trên đó, giữa cái không gian chật hẹp, không khí đặc quánh v́ khói và hơi nước, dưới chân là sàn xi măng và những cái miệng chảo nước sôi trông như những miệng núi lửa.

Việc phải đến đă đến, từ đầu đến ngực của Trung tá LĐP/LĐ.258/TQLC Huỳnh Văn Lượm nằm gọn trong chảo nước sôi ! Anh tắt thở trên đường đi đến bệnh viện Biên Ḥa. Anh được THA về để gia đ́nh lo hậu sự cho anh. Có lẽ anh chết v́ nước nên được ưu đăi hơn các anh Nhiều, Tống, Hợp bị vùi xác nơi xó rừng. Thực ra th́ nhà thương trả xác anh về cho gia đ́nh, trại nó đă phủi tay, những ai không may chết trong tù th́ không bao giờ nó thông báo cho gia đ́nh đâu.

Ngay lúc anh Lượm bị nạn, không ai có mặt tại chỗ để xác định đó là một tai nạn? Một vụ tự tử hay một vụ dàn cảnh giết người v́ ḷng nhân đạo? Tất cả, nếu có, chỉ là suy đoán, thí dụ như đối với tôi th́ cho đó là một màn kịch hay của tên Trung úy Bọ, an ninh trại giam, không trực tiếp th́ cũng gián tiếp, bởi v́ một người yếu đuối và chậm chạp như anh, một người được xếp vào đội trồng rau, chỉ v́ cây đàn t́nh tang mà bị đẩy xuống một công việc nặng nhọc nhất, khổ nhất và dễ chết nhất ? Có lẽ chỉ có Anh và Hồ chủ tịt biết lư do chính xác nhất.

6/ Thiếu tá Trần Văn Hợp

Hợp là Tiểu đoàn trưởng sau cùng của T.Đ Trâu-Điên. Tiểu đoàn 2/TQLC được chỉ huy bởi 4 Tiểu đoàn trưởng kể từ ngày mang danh là Trâu-Điên, hai vị tiểu đoàn trưởng tiền nhiệm là Lê Hằng Minh và Nguyễn Xuân Phúc đă tử trận, Trung tá Lê Hằng Minh hy sinh trong trận bị VC phục kích trên QL1 thuộc cây số 17 quận Phong Điền và ngày đó Tr/úy Nguyễn Xuân Phúc ĐĐT/ĐĐ4 bị bắn một viên từ ngực xuyên ra sau lưng vẫn không sao, nhưng 9 năm sau th́ Tr/tá Nguyễn Xuân Phúc đă tử trận tại Đà nẵng vào ngày 29-3-1975, một vị TĐTr khác thoát cảnh tù tội, c̣n Trần Văn Hợp là con trâu đầu đàn sau cùng đi tù và chết trong tù. Có lẽ đây là một nét khá đặc biệt đối với TĐ.2/TQLC mang danh Trâu-Điên.

Đối với VC th́ h́nh như bất cứ Tiểu đoàn TQLC cũng là Tiểu đoàn Trâu-Điên cả, những tháng đầu tiên tại trại tù Long Giao, khi nón cối nói về những bài Đế Quốc Mỹ xâm lược, Ngụy Quân, Ngụy Quyền, một tên cán bộ đă cao giọng:

– Những cái gọi là Cọp ba đầu Rằn, Trâu Điên, cần phải trừng trị đích đáng!

Hai con Trâu Điên ngồi bên nhau, nghe vậy, tôi bóp tay Hợp :

– Tụi nó hù mày đó, liệu cái thần hồn!

Hợp và tôi cùng ở chung một trại gia binh Cửu Long, rủ nhau đi tù một ngày, nằm bên nhau từ trại Long Giao đến trại Suối Máu, tôi ra Bắc trước, chúng tôi xa nhau từ đấy, không bao giờ gặp lại nó nữa: Trâu Điên Trần Văn Hợp Đă chết trong tù!

Nhớ lại khi vào trại Long Giao, Hợp, Lâm, Duật, Niệm và tôi ở chung một tổ, khi cán bộ quản giáo đưa cho miếng giấy ghi : Không có ǵ quư HƠN độc lập tự do... bảo Hợp viết khẩu hiệu này lên tường, Hợp hỏi có sơn và cọ không, tên nón cối nói các anh phải phát huy sáng kiến và khắc phục, Hợp lấy cục than viết lên tường : Không có ǵ quư BẰNG độc lập tự do!

Hôm sau nón cối đến kiểm soát, thấy hàng chữ viết bằng than ngả nghiêng trên vách trông rất là bôi bác, mặt hắn đỏ lên rồi tái đi nhưng lại nghiến răng xuống giọng:

– Anh nào viết khẩu hiệu đẹp nhưng không đạt mục dích và yêu cầu. Các anh tự măn là những người học giỏi mà chỉ có vài chữ thôi cũng viết sai

– Tôi thấy chữ HƠN không hay bằng chữ BẰNG nên sửa…

Nó lư luận và giải thích rằng phải dùng chữ BẰNG thay cho chữ HƠN mới nêu hết được cái hay tuyệt đối của Tự Do, nón cối không nghe ǵ cả, như bị chạm nọc, nó phùng mang trợn mắt kết án Hợp tội *“Nhục mạ lănh tụ”* !!

Một ngày mùa đông mưa phùn gió bấc, từ trại tù số 8 Hoàng liên Sơn, gần hồ Thác Bà chúng tôi phải khiêng vác những cây bương dài và to, một loại tre rừng, lên xă Cẩm Nhân nộp cho ban chỉ huy liên trại, khi đi ngang một đám người rách rưới, ngồi bó gối chồm hổm bên đường như đám tử tù ! Nghe ai khẽ gọi tên tôi, liếc ngang, gặp ngay đôi mắt sáng của Trần Quang Duật môi mấp máy thều thào:

– Anh Hợp chết rồi !

Giữa cái rét đến thâm tím chân tay mà người tôi toát mồ hôi, ngập ngừng chậm lại muốn nghe Duật nói thêm một câu ǵ đó th́ mũi súng AK.47 thúc vào lưng tôi, họng tôi nghẹn cứng, máu ḥa nước mắt làm mờ bước chân tôi đi!

Sau này tôi gặp nhiều người ờ chung trại với Hợp, đều thuật lại giống nhau, nhưng rất tiếc là không gặp ai cùng đội để có những chi tiết rơ ràng hơn.Xin trích một đoạn trong tác phẩm *Ḿnh Phải Tồn Tại *của Phan Văn Th́n, cùng khoá với Hợp:

– Trần Văn Hợp thường nói với tôi như vậy mỗi khi chúng tôi gặp nhau! Tôi và Hợp bị giam chung ở liên trại Kiên Thành, tỉnh Hoàng Liên Sơn, nhưng chúng tôi ở khác K, may mắn gặp nhau một vài phút khi di lănh thực phẩm,mỗi lần gặp như vậy Hợp thường nhắn “Ráng tồn tại nghe mày”, tôi gật đầu vẫy tay từ biệt.

Rừng thiêng nước độc, thiếu ăn không thuốc nên chỉ trong một thời gian ngắn đă có 8 người ra đi v́ kiết lỵ và tiêu chảy. Một hôm trong toán cưa cây rừng chúng tôi lượm được một loại hột, nếm thử nhân có vị bùi và béo như hạt điều, thế là đi t́m, nhưng may quá, chỉ t́m được 3 hột cho 4 người, sau khi ăn xong chúng tôi thấy khó chịu và buồn nôn, cố móc họng cho ói ra.

Chiều hôm đó về tới trại nghe anh em bàn tán có nhiều người ăn phải hột này nên ngộ dộc. Trại tôi có anh Đinh long Thành bị nặng nhất.

Hôm sau hay tin anh Hợp đă ngộ độc khá nặng, v́ cùng ăn những hột như bọn tôi, phải vào trạm xá và đă ra đi ! Lúc đó có một bạn tù cùng tổ, đi lănh thực phẩm về kể chuyện cho tôi nghe rằng trên đường về có gặp anh Hợp đă bị ngộ độc, ráng ḅ ra được con đường nhỏ để về trại, nhưng mệt quá đă gục bên đường, tên vệ binh thấy anh em muốn lo lắng săn sóc cho Hợp th́ nó quát lên:

– Không sao đâu, anh ấy chỉ say thuốc lào thôi!

Thế là mạnh ai nấy đi, không ai được phép đưa anh Hợp về bệnh xá trại để kịp thời cấp cứu và cuối cùng anh Hợp đă không đạt nguyện vọng ao ước : Ta phải tồn tại để xem kẻ thù rồi sẽ ra sao?

*(hết trích).*

Nhà cách mạng Phan bội Châu nói : “Khi bụng đói th́ người ta có thể bới đất cuốc cỏ mà nhét cho đầy bụng đói, nhưng cái đầu, bộ óc mà đói th́...bán nước”

Những người Tù mà là tù của miền Bắc nước CHXHCN th́ đói là dĩ nhiên, ai không cùng hoàn cảnh th́ khó tưởng tượng được nó khủng khiếp đến cỡ nào.

Tại trại tù Vĩnh Quang A, chúng tôi bị giam chung với tù h́nh sự của miền Bắc, họ đói lắm, v́ không được gia đ́nh tiếp tế, thấy họ chui đầu cả vào những thùng... phân và rác để kiếm một cái ǵ đó nhét vào miệng! Một đầu gấu h́nh sự đến xin ăn, tâm sự:

– Các ông biết không, chúng cháu đói nắm, hôm qua bu *(mẹ)* thằng Tâm đến thăm, mang cho ló gói cơm lếp và miếng thịt nợn, nó không dám mang vào trại mà ăn hết ngay tại chỗ thăm luôi, khi tối vào buồng, ló bội thực, muốn mửa ra thế nà mấy thằng ông mănh chung quanh nói thằng Tâm hượm* (khoan)* đă để chúng ló kiếm cái chậu hấng lấy miếng thịt nợn mà thằng Tâm sắp mửa ra...!

Tôi tin điều nó nói, chúng hứng để mong kiếm được miếng thịt heo mà thằng Tâm ói ra, những ai không đi tù CS ở miền Bắc nhưng nếu vượt biên bị lênh đênh trên biển hay lạc vào hoang đảo th́ chắc sẽ tin câu chuyện tôi kể.

Dài ḍng một chút để hiểu hoàn cảnh ngộ độc của trại tù nơi Hợp bị giam, cái không hiểu được là thấy người sắp chết mà không cứu của đồng tù, c̣n tụi nón cối ư? Sổ tay của chúng đều ghi : *Trần Văn Hợp TĐTr Trâu-Điên, cố t́nh nhục mạ lănh tụ!*

7/ Thiếu tá Bạch

Theo tài liệu của anh Đinh xuân Lăm cung cấp th́ anh Bạch nguyên là Đại đội trưởng Đại đội Thám báo của SĐ, anh cũng tử nạn trong tù nhưng rất ít chi tiết về anh.

8/ Bác Sĩ Vũ đức Giang Y sĩ TĐ7/TQLC

FB Áo Nhà Binh

Bác Sĩ Vũ Đức Giang, TĐ 7 TQLC được biết đến là một bác sĩ điển trai, phong cách nghệ sĩ nhưng vô cùng nghiêm túc và khắt khe trong công việc, ông cũng là người có trách nhiệm lương tâm của một bác sĩ Quân Y ...chiến đấu và ở bên cạnh đồng đội đến những giây phút cuối cùng của cuộc chiến Việt Nam vào những ngày tháng 3 năm 1975..

Ngày 26/3/1975 pháp trường cát cửa biển Thuận An nơi lữ đoàn 147 TQLC trên đường triệt thoái và tan hàng tại đây có một chiếc LCU duy nhất vào đón được BCH LĐ 147 gồm LĐT Đại Tá Nguyễn Thế Lương, LĐP Trung Tá Nguyễn Đăng Tống và thương binh. Theo các Quân Y tá LĐ 147 cho biết th́ Bác Sĩ Vũ Đức Giang và vài quân y tá TĐ 7 khiêng thương binh lên tàu sau đó anh điểm danh y tá TĐ 7 rồi tất cả cùng trở xuống để tiếp tục cùng đồng đội chiến đấu, cứu chữa những đồng đội bị thương dưới sự truy sát của cộng quân ...

Về số phận của BS Giang, hăy đọc hồi kư của Mũ xanh Cao Xuân Huy trong Tháng Ba Gẫy Súng:

“Rạng sáng ngày 27/3/1975 tôi c̣n gặp cả một thằng bạn cũ cùng học với nhau hết bậc trung học ở trường Nguyễn Trăi, Vũ Đức Giang, khi chúng tôi đang bị trói chung bằng một sợi dây điện dài. Tôi ngạc nhiên kêu lên:

-“Giang, mày làm ǵ mà cũng bị bắt ở đây?”

-“Ơ Huy, cả chục năm mới gặp lại mày.”

-“Tao hỏi mày làm cái giống ǵ mà cũng bị bắt ở đây?”

-“Tao Thủy Quân Lục Chiến.”

-“Mẹ kiếp, cậu đếch tin, mày mà cũng dám giết người à? Mà sao ở Thủy Quân Lục Chiến tao không gặp mày?”

-“Tao mới ra trường về Thủy Quân Lục Chiến khoảng nửa tháng nay.”

-“Mày bác sĩ à?”

-“Ừ, tao về Tiểu Đoàn 7.”

-“Tội nghiệp thằng bé, mày sợ đời không có gió sương à?”

“Gió sương ǵ? Cởi trần ngồi suốt đêm ngoài trời thế này mày bảo không bị gió sương à?”

"Trời sáng rơ, mấy tên Việt Cộng gác chúng tôi cầm súng đi qua đi lại trước cổng.”


Giang bị tù tại trại tù Ái Tử-Quảng Trị. Theo hồi kư “Khóc Bạn” của BS Hoàng Thế Định, một người bạn đồng tù với Giang th́ trong tù anh vẫn hiên ngang giữ tư cách của một Bác Sĩ Quân Y TQLC sa cơ, không cúi đầu luồn cúi quân thù nên anh bị chúng đầy ải bắt đi lao động khổ sai trong khi các đồng nghiệp của anh được làm trong bệnh xá trại tù.

Mùa xuân năm 1977, đa số đồng ngiệp đă có danh sách được thả ngoại trừ Giang. Một kẻ sĩ có tư cách như BS Vũ Đức Giang khi sa cơ bị quân thù làm nhục th́ chỉ lấy cái chết để rửa, đêm 30 tết năm 1977 noi gương các anh hùng tiền nhân, Giang đă mượn một liều thuốc độc mạnh tuẫn tiết…

Không bỏ thương binh và đồng đội để t́m đường thoát thân trong hoàn cảnh tuyệt vọng mà cấp chỉ huy Lữ Đoàn và Quân Đoàn đă bỏ đi; tự vẫn để bảo tồn danh dự . Đó là Bác Sĩ Vũ Đức Giang.

Trong quân sử thế giới đă có bao nhiêu người làm được như vậy?

***o***

C̣n rất nhiều các sĩ quan từ cấp Chuẩn úy đến Đại úy bị tù ở trong Nam, đă tử nạn hoặc bị hành h́nh v́ chống đối, v́ vượt ngục mà chưa được kể lại, nếu không cùng ở một trai th́ khó ḷng biết ai c̣n ai mất, mong rằng sau bài này, những tin tức về tất cả TQLC chết trong ngục tù được bổ sung đầy đủ hơn. Ó-Biển Trần Như Hùng từ bên Úc xa xôi đă cho chúng tôi một vài trường hợp điển h́nh như sau:

- Trung úy Nguyễn Văn MINH, ĐĐT/TĐ2

- Trung úy Nguyễn Ngọc BỬU, ĐĐT/TĐ7

Cuối năm 1978, tại trại giam Suối Máu, Biên Ḥa, phong trào diệt an-ten và phản kháng chế độ CS lên cao dần tới tột đỉnh là đêm Giáng Sinh 1978, toàn thể 5 phân trại cùng đồng loạt đứng dậy phản đối hành động cấm anh em tù cử hành thánh lễ nửa đêm, hậu quả những ngày sau đó là đ̣n thù, lùng bắt, chia cắt, chuyển trại, những ai nằm trong ủy ban hành động chống đối đều bị chuyển ra trại tù ác độc khét tiếng là Xuân Phước Tuy Ḥa, trong số này có 2 chiến hữu Mx Minh và Bửu.

Taị trại Xuân Phước, nhân một buổi đi lao động ngoài rừng, Minh và Bửu cùng 3 đồng tù khác đánh gục vệ binh, cướp súng và vượt ngục, nhưng chỉ 2 ngay sau là các anh bị bắt hết.

Không cần diễn tả th́ ai cũng biết chuyện ǵ sẽ đến với các anh, trường hợp vượt ngục của nhóm cha Lễ mà đă được ông diễn ta lại trong hồi kư th́ cựu Dân biểu Đặng Văn Tiếp bị đánh chết! Ở đây, anh Bửu không những đă bị bắn chết mà thân xác anh c̣n bị lưỡi lê đâm nát! Những người khác, trong đó có Minh th́ không ai biết số phận họ ra sao?

- Trung Úy Nguyễn Văn SAN, ĐĐT/TĐ3

Trong thời gian đầu mới vào tù, mỗi buổi tối trại giam thường chiếu phim cho tù nhân giải trí! với mục đích ǵ và phim loại ǵ th́ chẳng cần mất th́ giờ giải thích, tại trại giam Ái-Tử, nơi có rất đông cấp úy/TQLC cũng được giải trí như vậy.

Chúng ta biết sau vụ ngưng bắn da beo, da cọp, dành dân lấn đất, ai ở đâu th́ nằm nguyên đó nên mới có những màn vui chẩy nước mắt trên các tuyến pḥng thủ của SĐ/TQLC ở Quảng Trị. Anh em hai miền Nam-Bắc sống chung ḥa b́nh trong tư thế cài răng lược, M.16 nằm gác chân lên A.K, M.79 ôm cổ B.40.

Tuy rằng cấp trên không cho phép, nhưng cùng là máu đỏ da vàng, nói cùng một thứ tiếng nên binh sĩ hai bên zui-zẻ zới nhau, lại là dịp cho các Mũ Xanh chứng tỏ tính ga-lăng hào phóng, mang thực phẩm miền Nam ḥa cùng thức ăn miền Bắc để cùng uống cùng hút, nói chuyện gia đ́nh, nói chuyện linh tinh.

Nhưng chính sách trồng người của CS đă không để cho binh sĩ của họ sống bằng t́nh người với anh em Mũ Xanh, nó đem ngay phân hóa học bón vào đám bộ đội này để dụ khị MX rồi lén lút quay phim dùng làm tài liệu tuyên truyền bịp bợm.

Khi biết chúng dở tṛ lưu manh, Mũ-Xanh đáp ngay “Đi với ma th́ mặc áo giấy”; đúng theo lời dặn của Tổng Tư Lệnh Quân Đội : VC dùng dao găm, ta chơi mă tấu, MX đấu khẩu không nương tay khiến chúng tắt đài. Trong số những nhà tâm lư chiến trên tuyến đầu phát ngôn hăng hái nhất là Trung úy Đại đội trưởng NGUYỄN VĂN SAN.

Trong một buổi tối chiếu phim, các anh em TQLC được cho coi một cuốn phim vô cùng độc đáo mà những tài tử đóng phim lại do chính các anh thủ vai trên tuyến pḥng thủ cài răng lược ở Gia-Đặng* (QT)*. Khi thấy tài tử chính đóng hay quá, các anh quên là ḿnh đang ngồi trong trại tù bèn hoan hô vỗ tay chỉ vào tài tử chính:

– Trung úy SAN ḱa! Coi thằng SAN đóng phim ḱa!

Vài ngày sau, khi đang lao động ngoài rừng th́ San và một đồng tù bị cán bộ quản giáo gọi ra chỗ vắng làm việc, đây là một kiểu chơi trước sau như một, giống nhau từ Nam ra Bắc, trong giờ lao động, khi chúng muốn ḍ tin tức, dụ tù làm an-ten, hay hù dọa đều dùng cách này nên chẳng ai để ư làm ǵ.

Tràng súng AK từ xa vọng về, thằng tù cầm cuốc đứng nghe!

Tên quản giáo rất thong thả từ tốn với giọng nói đầy khoan hồng nhân đạo:

– Hai anh SAN và XY đă lợi dụng lúc tôi làm việc mà trốn trại!

Đừng nghe những ǵ CS nói, nói láo như vẹm! Anh em bạn tù cầm cuốc đứng nghe, nhưng h́nh như trong đầu mỗi người, tùy theo tôn giáo, đă có lời cầu xin cho vong linh hai bạn SAN và X.Y sớm siêu thoát.

Những người dân đi vào rừng bới đất cuốc cỏ để t́m cho được một chút ǵ hầu nhét cho đầy bụng đói th́ chỉ c̣n một chút hơi tàn xầm x́:

– Có hai xác tù dang bị mối xông!

Cái h́nh ảnh TQLC San bị đem đi bắn một cách dấm dúi chỉ v́ một lư do rất buồn mà cười càng làm cho tôi nghi ngờ về cái chết của Trung tá Huỳnh Văn Lượm trong chảo nước sôi và của Trâu Điên đầu đàn Trần Văn Hợp. Tôi xin nhắc lại một lần nữa là ngày khai giảng khóa học 8 bài về Đế quốc Mỹ,Ngụy-quân, Ngụy-quyền tại trại Long Giao năm 1976, tên cán bộ cấp cao đă tuyên bố :

– Những thứ như Trâu Điên, Cọp đầu rằn cần phải trừng trị đích đáng!

XIN MỘT LẦN ĐƯỢC VIẾT TÊN ANH

Đồng đội tôi, cấp chỉ huy của tôi đă ra đi mỗi người một cung cách khác nhau:

Người th́ anh dũng đền xong nợ nước trên chiến trường, ḥm gỗ phủ cờ, cài hoa, bạn bè tiễn đưa, thân nhân lập mộ.

Anh th́ dù đă làm xong bổn phận người quân nhân mà đành uất nghẹn bị bắt buộc đưa tay cho địch trói dẫn đi thủ tiêu dần ṃn trong chốn rừng sâu, không đồng đội thân nhân, không một miếng gỗ đề tên cho thê nhi t́m xác, không một điếu thuốc, chén cơm trái trứng, ngọn nến, nén nhang để linh hồn anh bay theo hương khói lên trời cao mà măi măi cứ bị dập vùi trong khe suối hốc đá! Chiều tà khi bóng ngả về tây, không nghe tiếng mơ tụng kinh nơi cửa Phật, thiếu tiếng kinh chiều nơi giáo đường, linh hồn anh vật vờ trên đồi sắn nương ngô, ngóng về quê hương miền Nam yêu dấu!

Mọi sự ra đi của các anh đều tô thêm nét hào hùng cho mầu áo binh chủng, thêm âm cao vang cho bài ca Cờ bay trên Cổ Thành, tạo thêm nét bi ai cho bài ca truy điệu, cho bài chiến sĩ trận vong, cho bài chiến sĩ vô danh.

Cần Thơ

TĐ2/TQLC

 


Văn


Hỏi ngă chánh tả tự vị
Cách sử dụng "I" và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi & ngă" trong tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngă
Gạch nối trong tiếng Việt
Xưng hô tiếng Việt...


Các cấp chỉ huy và đồng đội TQLC

Lạng Sơn Thiếu Tướng Bùi Thế Lân
Tango Đại Tá Nguyễn Thành Trí
Sài G̣n Đại Tá Tôn Thất Soạn


Chuyện t́nh buồn
Ḿnh ơi! Em muốn...
Đây Long Giao, Suối Máu
Người hùng TQLC Trần Ba
Poncho
Quân Cán Chính VNCH chết trong trại tù "Cải Tạo"
Bão Beryl và Đại Hội 2024
Đại Hội 2024: Những tấm chân t́nh của Đại Gia Đ́nh TQLC
Người về từ thành cổ
Đại Hội TQLC 2024 tại Houston
Houston - Chuyện bên lề
Thương Phế Binh, Ông Là Ai?
Ḷng biết ơn nhân ngày Lễ Những Người Cha 2024
Một ngày không thể quên
Giầy Saut trong tử địa
Những nhân chứng sống sót của một thời thảm khốc
Tôi đi khám Bás Sĩ
Bóng người hay bụi sương?
Lần đầu nhập trận
Cố Trung Tá Nguyễn Văn Nho
Trước sau như một!
Louisiana 2023 – Rằn Ri gặp mặt
Môt ban nhạc lạ đời
Những điều ít người biết về bài hát "Kỷ vật cho em"
An Dương
Ngược ḍng thời gian
Người lính cuối cùng
T́m tự do
Tù cải tạo…Những nỗi buồn khó phai
Danh sách Quân Dân Chính chết trong tu cải tạo
Đón xuân này nhớ xuân xưa
"Tù cài tạo" - Những nỗi vui buồn khó quên
Trở lại Cổ Thành
Những ngộ nhận về chiến tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ
Gặp gỡ Chú Long Hồ
Tango: Ngày này năm xưa! Ngày này năm nay!
Saigon đă tṛn năm
Ngày về từ rừng núi Hiệp Đức
Trường Sơn bỏ lại sau lưng
Cuộc hành tŕnh
Bên kia bờ sông Thạch Hăn
Chung g̣ng định phận
Kỷ niệm cổ thành Đinh Công Tráng - Quảng Trị 1972
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ
Cố vấn TQLCHK trao Bronze Star cho NT Đặng Bá Đạt
Nhật Kư Cali: Ngàn năm mây bay
Quỳ hôn đất thân yêu
Sau 46 năm nước mắt vẫn c̣n rơi!
Chuyện mắc dịch
Vui buồn cùng Cọp Biển
Cái ǵ của Cesar … Cái ǵ của Thương Phế Binh …
Hỏng rồi tiếng nước tôi !!! Phần 1 - Phần 2
Bạn tôi, người y tá tên Ri
Hai bà chị
Trận đánh tháng 3/75 Quân Khu I
Thu hát cho người
Sự nghiệp 4 chữ, lư tưởng 2 chữ
TĐ2/TQLC Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Trung Đoàn Tăng-Thiết Giáp 202
T́nh với Nghĩa
Xuân ở nơi nào?!
Tuổi 70, Chán mớ đời!
Họ nhà "Cu"
Con sáo bạc má và người tù
Quân khu IX ơi. Chào mi!
Chuyện về bức tượng TQLC
Tháng 3, kư ức về anh
Ngày ra trại
Một buỗi chiều xuân
Đêm xuân Đà Lạt
Nhánh mai vàng
Phục Hưng Tự