CHUNG D̉NG ĐỊNH PHẬN


1- Chung chuyến xe Lam

Hôm đó là ngày thứ Hai 15/11/1971, ngày khai giảng Niên Khóa 1971-1972 của Viện Đại Học Đà Lạt. Bến xe Lam phía sau rạp hát Ḥa B́nh tấp nập hơn b́nh thường. Những chuyến xe chạy về hướng Viện Đại Học chở toàn là trai tân, gái lịch, trẻ trung và rạng rỡ trong những bộ y phục rất hợp thời trang. Tôi ngồi đối diện với một người có dáng dấp nghệ sĩ nhưng mang gương mặt "rất sữa" trên chuyến xe Lam chạy lên trường.

Anh chàng chào hết mọi người trên xe bằng những nụ cười thật tươi tắn như muốn khoe cả...chiếc răng khểnh. Với foulard choàng cổ, par dessus dài ngang gối; tập sách trên tay trái, dù đen bên tay phải, cộng thêm giọng nói mềm mại, ấm áp, "chàng" là một trong những gương mặt trẻ rất "à la mode" của ngày hôm đó.

2- Chung một niềm đam mê

Vừa bầu xong Ban Đại Diện th́ cuối tháng 12/1971, anh Chủ Tịch của Ban Đại Diện năm Nhập Môn Khóa 8 CTKD, quyết định tổ chức đêm Văn Nghệ gây quỹ, để in quyển Đặc San Xuân 1972. Đến lúc đó, tôi mới biết anh bạn có gương mặt trông khá "baby", với nụ cười thật hồn nhiên- đă từng đi chung chuyến Lam trong ngày đầu nhập học đó- có một giọng hát truyền cảm hết biết! Qua "Bao Giờ Biết Tương Tư" và ngay lần đầu "thử giọng" khi họp mặt tại cơ ngơi của Ấn quán Sivida, là chàng đă chinh phục toàn ban văn nghệ.

Bạn hát rất thoải mái, tự nhiên, như kể lể, như trang trải tâm sự. " Tôi ghé răng cắn vào. Miếng môi ngọt đắng...". Âm thanh của hai chữ "ghé răng" phát ra rất nhẹ nhàng, từ tốn và lăng mạn, nhưng nghe mănh liệt như muốn "nhai" cả trái tim của thính giả. Buổi văn nghệ trong đêm thứ Bảy 31/12/1971 đó, không chỉ có Bao Giờ Biết Tương Tư; mà c̣n có Qua Cơn Mê mà anh bạn- bây giờ mới biết tên là Nguyễn Duy Tân- phụ họa với nhóm Nữ, vốn là những gương mặt khả ái của năm Nhập Môn.

Qua hôm sau, bạn đă trở thành một gương mặt nổi bật, mang "dấu ấn" của một tài năng ca nhạc trong ḷng những ai có cùng một sở thích văn nghệ. Không ngờ anh bạn đồng khóa này sẽ đồng hành với tôi và hàng chục ngàn người khác trong một định phận khắc nghiệt, chỉ cách sau một mùa trọ học với vỏn vẹn có 5 tháng nhộn nhịp trong giảng đường! " Trường xưa vắng ta mai ta lại về. Cùng theo lũ em học hành như xưa ...". Định phận éo le thật đáng buồn!

3- Chung hoàn cảnh, khác nỗi niềm.

Cuối tháng 3/1972, Hà Nội xua quân vào Quảng Trị, mở màn cho một trận chiến khốc liệt tại nhiều nơi trên khắp 4 vùng Chiến Thuật của toàn lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa. Tháng 4/1972, sau khi Quốc Hội thông qua Luật Ủy Quyền do Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đệ tŕnh, th́ t́nh trạng khẩn cấp được công bố và lệnh Tổng Động Viên được chính thức ban hành.

Mặc dù biết tương lai sẽ không một chút "sáng sủa", bạn vẫn tỉnh bơ cùng với ban Văn Nghệ Toàn Trường tập dượt ráo riết cho phần văn nghệ của "Ngày Đại Học", cũng là ngày "vui chơi thỏa thích" của toàn Viện Đại Học Đà Lạt. Đây là một sinh hoạt truyền thống, rập khuôn theo phong cách giáo dục của các Đại Học Âu- Mỹ. Không kể một tuần tập hát, rồi buổi tổng dợt tại đại học xá Rạng Đông cho phần văn nghệ; tất cả các Phân Khoa đều rầm rộ chuẩn bị những đóng góp của riêng ḿnh, nhằm tổ chức một ngày Hội Chợ trong phạm vi của toàn Viện Đại Học; với những hàng cà phê, kiosque bán quà lưu niệm, đặc biệt là các quán Nhạc bỏ túi khắp đó đây.

Trong không khí sinh hoạt "có một không hai" của định chế giáo dục trên toàn miền Nam Việt Nam lúc bấy giờ, bạn trách nhẹ tôi:

- Sao không ghi tên tham gia lần này?

- Không đủ hứng để hát ḥ! Vă lại tui c̣n có lư do riêng...

- Tôi nghĩ khác! Vui trước cái đă! Tới đâu th́ tới! Que sera sera!

Buổi văn nghệ tại khoảng sân trống trong khuôn viên của nhà nguyện Năng Tĩnh kết thúc vội vă, ngay sau khi bạn vừa hát xong bản Mộng Chiều Xuân. Cơn mưa chiều bất chợt đổ xuống một cách ào ạt. " ... Ḷng tha thiết buông theo tiếng đàn ...Mộng vàng phút tan theo gió chiều... " Lại thêm một dấu hiệu của ngày vui không trọn vẹn, bởi cơn mưa giông đến bất ngờ, đi cũng thật vội vă!

Mọi sinh hoạt vui chơi, giải trí đều đồng loạt chấm dứt. Lúc đó là đúng 17h của ngày thứ Sáu 21/4/1972. Từ ngày giờ này trở đi, bạn và tôi; cùng những người chung hoàn cảnh, chỉ c̣n đúng 3 tháng để " vui nguồn sống mơ...", trước khi dấn thân vào cuồng nộ và khói lửa của "... những ngày phong trần... !".

4- Chung thân phận

"Mùa Hè Đỏ Lửa"! Tổ Quốc Lâm Nguy! Lệnh Đôn Quân của Luật Tổng Động Viên lập tức được thực thi vào đầu tháng 5/1972. Bạn và tôi cùng những ai học trễ 1 năm, đều không c̣n hội đủ điều kiện để được hoăn dịch học vấn. Nha Động Viên ấn định chúng tôi phải tŕnh diện nhập ngũ trong ṿng 2 tháng. Thời hạn được cho là 3 ngày, từ 17/7/1972 đến 19/7/1972.

Sáng sớm ngày thứ Hai 17/7/1972, bạn đến nhà tôi. Cùng đi với bạn là một đồng môn học bên Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Thưởng, cũng là hàng xóm của bạn trên Đà Lạt. "Xuống Sài G̣n mấy ngày nay rồi! Đi sớm cho khỏe. Chờ đến ngày sau cùng mới tŕnh diện th́ cũng vậy thôi!". Bạn vui vẻ nói khi chúng tôi "cụng" ly cà phê, trước khi bắt Taxi để qua Quân Vụ Thị Trấn bên đường Lê Văn Duyệt. Vài tiếng đồng hồ sau đó, chúng tôi có mặt trong Trung Tâm 3 Tuyển Mộ Nhập Ngũ trên Hóc Môn, Gia Định.

Sau 3 lần được cấp phép về nhà chờ khóa học quân sự, giữa tháng 8 năm đó, chúng tôi có tên trong danh sách Tân Khóa Sinh ra Nha Trang thụ huấn quân sự tại quân trường Đồng Đế. Trường Bộ Binh Thủ Đức không đủ chỗ để đào tạo các "quan nhí" cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa, nên Trường Hạ Sĩ Quan tại Nha Trang phụ gánh trách nhiệm này, như đă làm hồi năm Mậu Thân 1968.

Gian khổ bắt đầu bằng mưa nắng quân trường và những màn huấn nhục trời ơi đất hỡi, nhưng bạn và tôi chấp nhận dấn thân. Bạn, trong dáng vóc "công tử và nụ cười thư sinh", gồng ḿnh "cơng" 2 quả đạn súng cối 60 ly. C̣n tôi, nhờ vào "tinh thần Sắp Sẵn" của Hướng Đạo, đă t́nh nguyện từ Trung Đội 1 đổi qua Trung Đội 4 của bạn và của một đồng khóa 8 Chánh Trị Kinh Doanh gốc Đà Lạt, để "ôm" thùng đạn đại liên M60 mỗi khi ra sân, băi.

Ai nấy đều ngạc nhiên khi thấy- ngoài tôi ra- c̣n có một anh bạn "ĺ đ̣n" khác, Lâm Hoài Nam, cũng t́nh nguyện từ Trung Đội 3 qua vác đạn chung với 3 đứa chúng tôi...cho vui! Sau đó, mọi người đều hiểu ra; chúng tôi gom chung một chỗ, là v́ cùng "gu" văn nghệ và có một mẫu số chung là thích "thả chân du tử la cà đó đây". Vui là chính, chuyện Lính tính sau! Thế là nhóm "Du Ca súng nặng" thành h́nh, gồm hai chàng Hướng Đạo Sài G̣n kết hợp với hai tâm hồn đồng điệu của Đà Lạt.

5- Chung ḷng Khai Phá, hạp tánh phiêu lưu.

Vừa xong 8 tuần huấn nhục và cấp hiệu Alpha ( trông như h́nh "con cá" ) vừa được may lên cổ áo, th́ cuối tháng 10/1972, chiến dịch giải thích Ḥa Đàm Paris- nhằm ngăn chặn phía Cộng Sản lấn Đất, giành Dân- được Bộ Tổng Tham Mưu gấp rút ban hành. Toàn thể Sinh Viên Sĩ Quan từ các quân trường, được gởi đi tăng cường cho tất cả Tiểu Khu trên toàn quốc, để phụ với đơn vị địa phương thực hiện công tác có tính cách chiến lược này.

Đại Đội Khóa Sinh chúng tôi được phân phối về tỉnh B́nh Thuận. Tại đây, chúng tôi phân nhóm rồi được đưa về các Quận, tức Chi Khu, để chung sức với lực lượng địa phương trong việc thi hành công tác chiến tranh chính trị, theo chiều hướng và tinh thần đă được Bộ Tổng Tham Mưu ấn định và giao phó trách nhiệm.

Nhóm "Du Ca súng nặng" chúng tôi, cùng với 16 đồng đội khác, t́nh nguyện về công tác tại quận Ḥa Đa, nơi có xă Phan Rí Thành, là vùng đông dân nhứt của tỉnh B́nh Thuận. Nơi này nổi tiếng với xă Phan Rí Cửa, một thời là thủ phủ tiên khởi của B́nh Thuận ở thế kỷ 17, hiện nay là nơi sinh sống của đa số dân tộc Chàm tại miền duyên hải trung phần. Chọn đến công tác tại quận Ḥa Đa không phải là t́nh cờ, mà do chúng tôi đă biết đến địa danh và h́nh ảnh, từng được Bộ Thông Tin của hai nền Cộng Ḥa giới thiệu rất tận t́nh trên các bài viết hay phim thời sự nói về Du Lịch, Kinh Tế, Văn Hóa từ rất nhiều năm trước.

Ḥa Đa, ngoài tính cách lịch sử gắn liền với Dân Tộc Chàm, c̣n nổi tiếng khắp vùng nhờ vườn táo tại xă Lâm Lộc. Ngoài ra c̣n có vùng biển Thượng Văn ( tên địa phương gọi là Duồng ), là một thắng cảnh đủ đẹp để thu hút ngành du lịch trong thời b́nh. Tên Thượng Văn là do Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm đặt cho, khi ông đi kinh lư và t́m đất để đồng bào miền bắc vào định cư. Nằm cách Ḥa Đa không xa, Phan Rí Cửa là một trong vài đơn vị hành chánh, tuy ở cấp Xă, nhưng trù phú nhứt của Việt Nam Cộng Ḥa.

Cơ ngơi và sinh hoạt về mọi mặt tại Phan Rí Cửa có tầm cỡ của một thị trấn, với rạp hát, sân đá banh, sân Tennis, trường Trung Học Công Lập Đệ Nhứt Cấp, Bệnh Xá toàn khoa và một hệ thống ngư nghiệp hùng hậu với ghe, thuyền ngày đêm tấp nập. C̣n hàng, quán th́ không thua bất cứ nơi nào tại các tỉnh, thành của miền Nam Việt Nam.

Riêng các quán cà phê th́ từ cảnh trí, âm nhạc và hương vị đều không kém Đa La trong Chợ Lớn, Thượng Uyển trên đường Trần Quốc Toản, hoặc Hương Xưa tại G̣ Vấp. Cà phê nhạc là nơi "dưỡng quân" thường xuyên, mỗi khi chúng tôi đến công tác tại Phan Rí Cửa, đặc biệt là tại một quán khá trang nhă ở Xóm Cồn, nghe nói là của gia đ́nh ông Dân Biểu đối lập họ Trương, biệt hiệu Trúc Viên.

Sẵn máu phiêu lưu, cộng với "gu" văn nghệ của cả nhóm công tác, nên chúng tôi đă có nhiều lần hát ḥ ngoài lộ thiên, trong hội trường, ngay mé biển, tại tất cả những nơi chúng tôi đi thuyết tŕnh trong toàn quận, kể cả trong sân trường Trung Học Phan Rí Cửa. Trong những lần sinh hoạt, bất kể là vào ban ngày hay buổi tối này, bạn luôn là "ngôi sao" phụ diễn nổi bật nhứt.

Dường như Duy Tân sinh ra là để thẩm thấu vào âm nhạc, vào thiên nhiên, v́ bạn rất thường lăng đăng trong cơi mịt mờ nào đó của mộng ảo. Đôi khi trầm ngâm, xa vắng, lắm lúc bạn lại cười đùa, nói và hát ḥ nhiều hơn ai hết. Bạn như bất cần đời, "bạo miệng" đấu hót về mọi thứ chuyện, nhưng khi cần trao đổi một cách nghiêm chỉnh th́ rất sâu sắc trong nhận định, chững chạc trong lư luận, có khi lại khôi hài một cách ...rất "b́nh dân"! Khó hiểu được bạn. Nhưng "Công Tử răng khểnh" lại rất dễ gần gũi với anh em, đặc biệt là khi có cây đàn trên tay và một ly trà, hoặc cà phê ở ngay bên cạnh.

6- Chung "chuyến xe định mệnh"

Chuyến công tác Chiến Tranh Chính Trị đợt 1 của Sinh Viên Sĩ Quan- điều động từ các quân trường trên toàn quốc- chấm dứt từ giữa tháng 1/1973. Tại Phan Thiết, đại đội khóa sinh chúng tôi được gom về Ṭa Hành Chánh tỉnh, để Pḥng Chiến Tranh Chính Trị của Tiểu Khu tổng kết thành quả công tác và thết tiệc khoản đăi. Hai hôm sau, thứ Sáu 19/1/1973, chúng tôi được đoàn xe Quân Vận gồm 8 chiếc GMC, mỗi xe chở một toán công tác của một quận thuộc tỉnh B́nh Thuận, đưa về Nha Trang.

Hai tháng trước đó, Đại Tá Ngô Tấn Nghĩa, Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng cho L19 từ Phan Thiết đón chúng tôi, khi đoàn xe từ Đồng Đế vừa rời phần đất Ninh Thuận để vào địa phận của Tuy Phong, là quận cực bắc của tỉnh B́nh Thuận. Bận về lần này, Đại Tá Nghĩa cũng cho L-19 lên bao vùng, giữ an ninh lộ tŕnh và hộ tống chúng tôi qua những đoạn đường thường hay có Việt cộng lăng văng.

Đoạn đường quốc lộ 1 chạy qua ngă ba đi Sông Mao, tức ngay Hương lộ 404, có một dốc khá cao tại ấp Lương Sơn thuộc xă Chợ Lầu. Đoạn này chạy sát sông Lũy. Tại đây, cây cối um tùm, địa thế rậm rạp, rất dễ bị phục kích, nhứt là khi xe cộ rề rề leo dốc. Đến đây th́ không c̣n bao xa nữa sẽ đi ngang quận Ḥa Đa. V́ vậy, chúng tôi đồng loạt đội bê rê màu xanh nước biển của Đồng Đế và ngồi xoay mặt nh́n ra hai bên đường. Mục đích là chờ tới khi xe chạy ngang qua Phan Rí Thành, th́ mọi người sẽ vẫy tay từ giă dân chúng tại các quán xá trước cổng quận đường.

"Đầm Già" lượn sát đọt cây, đảo một ṿng quan sát ven đồi bên kia bờ sông Lũy, rồi bay trở ra quốc lộ. Chiếc L-19 rú ga lấy cao độ, nhưng nghe như có tiếng "ho", rồi hai cụm khói đen phụt ra từ cánh quạt. GMC rị mọ leo lên dốc cao. Phi cơ đă chết máy nhưng đà lướt vẫn thật nhanh và cũng thật êm. Quân xa và máy bay "gặp" nhau trên đỉnh dốc. Cánh phi cơ "vớt đầu" vài bạn ngọt xớt như tiếng róc mía! Sau đó tiếng động khô khốc của cánh máy bay chạm vào cabin ngay sau lưng tài xế, làm mọi người giựt ḿnh, thảng thốt.

L-19 lật ngửa, rớt nằm bên vệ đường. GMC đổ một đoạn dốc ngắn rồi mới dừng hẳn lại. V́ quay ra hai bên đường, nên lúc nghe tiếng va chạm, các bạn ngồi phía bên kia băng ghế đều quay nh́n về phía sau xe. Khi thấy máy bay lật ngửa là họ la toáng lên, rồi hối nhau lập tức nhảy xuống đường để chạy tới cấp cứu viên phi công và người quan sát viên. Họ không hề biết đă có 5 thân người bật ngửa, rồi ngă vào ḷng xe, nơi ba lô và sac marin của cả toán ngổn ngang chất chồng. Trên đống lỉnh kỉnh đó, có tôi cùng một anh bạn ngồi dựa lưng vào cabin, quay mặt nh́n về phía sau xe suốt từ lúc khởi hành.

Định mệnh trớ trêu, mà Tạo Hóa cũng khéo léo làm sau khi cánh máy bay "vớt hụt" 2 chiếc bê rê đầu tiên, rồi mới "liếm đầu" của 5 bạn c̣n lại, trước khi máy bay va chạm với góc buồng lái! Tai nạn xảy ra như chỉ trong tích tắc. Khi tôi nhoài người đỡ Ngô Quốc Thắng, nạn nhân đầu tiên cũng là người bị thương nặng nhứt, th́ cũng là lúc bạn Thắng đưa tay bụm trán theo một hành động phản xạ. Vầng trán rộng của bạn bấy giờ là một mớ bầy nhầy của lớp da, xương, mỡ dồn cục, kéo từ trái qua hết bên phải. Vết thương trắng hếu màu thịt mỡ!

Chỉ khi chậm miếng băng cá nhân lên đầu bạn th́ máu mới rỉ ra, thấm đầy. Vết thương trên trán Nguyễn Duy Tân tuy ngắn hơn một chút nhưng cũng phải 6, 7 cm chiều ngang và đă ra máu khi tôi buộc băng cứu thương cho bạn. Chỉ có một bạn Sinh Viên Sĩ Quan tên Vơ Công Lư, là người duy nhứt đội nón sắt. Không thấy bạn Lư chảy máu, nhưng v́ có một cục u; sưng to cỡ quả trứng bồ câu ở phía sau ót, sờ vào th́ thấy căng cứng, nên chúng tôi để yên đó.

Hai nạn nhân c̣n lại th́ được anh bạn có biệt danh là "bánh ḿ đường" ( do sáng nào cũng đi lănh bánh ḿ và đường cát về phân phát cho cả đại đội khóa sinh ) và một người khác vừa chạy trở lại, phụ băng bó. Tất cả các nạn nhân trên xe đều mê man. Để chạy đua với thời gian, thay v́ chờ xe cứu thương của Quân Y từ Sông Mao chạy ra, chúng tôi nhờ 2 chiếc xe đ̣ lỡ ( loại Renault của Pháp ) chở gấp mọi người về Phan Rí Cửa, để trực thăng tải thương đưa về Quân Y Viện Nguyễn Huệ tại Nha Trang.

Thứ Sáu 19/01/1973! Một ngày đẹp trời, nhưng lại là một ngày đẫm máu ngay trên chiếc GMC chở toán Ḥa Đa chúng tôi về quân trường. Đoàn quân xa của Đại Đội 727 là chuyến sau cùng trở về Đồng Đế. Ba ngày sau, trong buổi họp tổng kết chiến dịch CTCT với đại diện của Quân Đoàn II và Quân Khu 2 tại rạp Tân Tân ngoài Nha Trang, chúng tôi được vị sĩ quan Tham Mưu Phó Chiến Tranh Chính Trị của Quân Đoàn II cho biết Quân Cảnh Sông Mao kết luận tai nạn hy hữu tại xă Chợ Lầu, quận Ḥa Đa, là tai nạn...giao thông v́ đă xảy ra ngay trên Quốc Lộ 1!

Ngày 27/01/1973, Sinh Viên Sĩ Quan của Đồng Đế lại lên đường tham gia công tác CTCT đợt 2. Chúng tôi nhận tin bạn Lư đă qua đời ngay trong đêm trước khi mọi người rời quân trường. Các bạn khác, cùng với phi công và quan sát viên của chiếc L-19, đều trên đà b́nh phục. Bạn Lư yểu mạng chỉ v́ ...đội nón sắt! Cánh máy bay -với tốc độ đang đà bay của phi cơ c̣n khá cao- đă vớt mạnh vào chiếc nón. Sức va chạm làm bạn Lư dập năo, long óc. Khi bị đẩy bật ra phía sau, bạn lại bị thương thêm một lần nữa ngay tại tiểu năo. Phía sau gáy của bạn Lư không biết đập vào đâu, nhưng lúc bạn được đưa lên xe đ̣, vết thương đă sưng to bằng ngón chân cái. Vơ Công Lư ra đi trong hôn mê. Không một phút giây nào hồi tỉnh!

7- Chung lối dấn thân

Cuối tháng 3/1973, công tác CTCT nhằm giải thích Hiệp Định Paris và ngăn chặn phía CS giành Dân, chiếm Đất trên toàn quốc, đồng loạt chấm dứt. Sinh Viên Sĩ Quan được trả về quân trường để tiếp tục thụ huấn quân sự. Trừ Vơ Công Lư đă qua đời, tất cả nạn nhân khác của vụ "tai nạn giao thông" giữa L19 và xe GMC, đều hoàn toàn b́nh phục. Việc huấn luyện tại Đồng Đế được tiếp tục theo chương tŕnh đă ấn định. Ngày 26/06/1973 Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa có thêm khoảng 600 tân Chuẩn Úy (*).

Ngoài một số đă được các đơn vị thuộc các ngành chuyên môn "chấm" trước để đưa về phục vụ, những tân sĩ quan c̣n lại, hoặc t́nh nguyện về các binh chủng tổng trừ bị, hoặc chọn nơi phục vụ, bằng cách ghi tên vào bảng ghi danh sách của Sư Đoàn và Tiểu Khu của các Vùng Chiến Thuật. Duy Tân chọn Sư Đoàn 2BB là đơn vị chịu trách nhiệm bảo vệ lănh thổ tại hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngăi thuộc Quân Đoàn I & Quân Khu 1, gọi tóm tắt là Vùng 1 Chiến Thuật. Nhóm "Du Ca súng nặng" chính thức dấn thân vào lửa đạn ngay sau đó.

8- Chung mặt trận, cùng chiến tuyến

Tôi chọn về Biệt Động Quân, rồi t́nh nguyện phục vụ ngoài Quân Khu 1, sau đó được đưa về Tiểu Đoàn 37/ Liên Đoàn 12 BĐQ. Đây là đơn vị tổng trừ bị cho toàn Quân Khu 1, nên luôn có mặt tại những "điểm nóng" từ Quảng Trị đến Quảng Ngăi, tổng cộng 5 tỉnh địa đầu giới tuyến. Không ai nghĩ tôi có thể trở thành một người lính Biệt Động Quân. Cũng chẳng ai ngờ bạn Tân lại là trung đội trưởng trinh sát của một trung đoàn bộ binh.

Bạn về Trung Đoàn 5, Sư Đoàn 2 Bộ Binh, là đơn vị có trách nhiệm bảo vệ hai tỉnh Quảng Tín và Quảng Ngăi. Đơn vị chúng tôi và trung đoàn của bạn hai lần hợp sức cự địch tại tỉnh Quảng Tín. Lần đầu là cuối tháng 5/1974. Lúc đó, Liên Đoàn 12 BĐQ chúng tôi đụng trận tại khu vực Suối Đá, để giải tỏa áp lực địch tại ṿng đai phía Tây của Tam Kỳ và cho cả quận Tiên Phước. Đánh xong là chúng tôi rút ra, để đơn vị của bạn vào càn quét và thu lượm vũ khí.

Lần thứ nh́, là khi cùng chiến đấu quanh thị xă kiêm tỉnh lỵ Tam Kỳ, đầu tháng 3/1975. Biệt Động Quân và Sư Đoàn 2BB vào vùng giao tranh cùng một lúc, di tản chiến thuật cùng một lượt trong ngày 24-03-1975. Tôi theo Liên Đoàn 12 BĐQ ngược bắc, rút về Đà Nẵng. Bạn và phần lớn Trung Đoàn 5/SĐ 2BB vượt đường máu, xuôi nam, đi về hướng Quảng Ngăi để vào căn cứ Chu Lai, là nơi đặt bản doanh của Sư Đoàn. Chúng tôi bặt tin nhau kể từ ngày hôm đó.

9- Chung cảnh ngộ

Đổi đời! Chúng tôi "trả nợ quỷ thần" trong các trại lao động khổ sai được ngụy trang bằng mỹ từ..."cải tạo"! Sau đó phải chấp nhận sống kiếp "phó thường dân" trong một nhà tù bao la hơn, phức tạp và quy mô hơn những hàng rào có vọng canh của lán trại trên rừng núi Trường Sơn. Sau khi được phóng thích, bạn về sống với gia đ́nh trên Đà Lạt. Tôi bám lấy Sài G̣n. Những kẻ bất phùng thời gượng vui từng ngày, sống kiếp "bảy ch́m, ba nổi" qua tất cả những ǵ có thể làm được, hoặc có được.

Người cứ vậy mà sống. Đời cứ thế dần trôi. Ngày tái ngộ là một tối tháng 3 trong khung cảnh của mùa Xuân Đà Lạt năm 1982.Tôi lên thăm cao nguyên Lâm Viên lần đầu sau đúng 10 năm..."xuống núi"! Buổi hàn huyên là một tối "cụng ly" cà phê trong Thủy Tạ với vài bạn chung đại đội quân trường. Vết thẹo trên trán không làm bạn già đi. Cuộc sống khó khăn không làm bạn nao núng. Giọng nói vẫn trau chuốt, nụ cười vẫn thản nhiên. Bạn vẫn pha tṛ theo kiểu "khôi hài đen", pha lẫn chút bất cần đời như dạo nào.

Có một kỷ niệm không thể quên trong những lần tôi và các bạn Đà Lạt gặp lại nhau từ 1982 đến 1986. Đó là lần vợ chồng Duy Tân đăi ăn tại nhà vào một tối tháng 3/1983. Phong cách "sang cả" của vợ chồng "công tử răng khểnh" được thể hiện rơ nét qua việc thết đăi bạn bè món...cầy tơ với dĩa to, chén nhỏ, muỗng, nĩa, dao, bày biện đẹp mắt bên cạnh hồng nhung, cúc trắng và rượu dâu trên chiếc bàn ăn trải drap trắng muốt. Chứng tỏ Đời tuy xuống tận cùng bằng số, nhưng Người vẫn phóng khoáng và thoải mái trong mọi t́nh huống!

Trong khi nhiều bạn đồng cảnh ở Đà Lạt kiếm sống bằng "thể dục có trả lương" tại các công trường khai thác đá quanh khu vực thác Cam Ly; th́ bạn tà tà "góp bàn tay lao động" để nắn nót những mẫu hàng thủ công nghệ, đem bỏ mối cho các quầy, sạp, trong chợ Đà Lạt bán cho du khách nội địa mua làm quà lưu niệm. "Ai bảo đời tàn khi...xuống chó!? Lên voi có chắc đă thân vinh?!"

10- Chung phận lưu vong

Kẻ trước, người sau, chúng tôi lần lượt "đổi đời" thêm một lần nữa, khi chấp nhận xa quê hương. Chúng tôi thường gọi đùa nhau bằng câu "Bọn ḿnh là dân Ô Đi E !" ( Air ), để phân biệt với "Ô Đi Ghe" và "Ô Đi Bộ". Tức những người "trêu ngươi hà bá", khi vượt biển trên những chiếc thuyền con; hay liều ḿnh trước họng súng của Khmer Đỏ, để lội bộ qua Campuchia, rồi vượt sông Mékong tới Thái Lan. Bạn ở với thân phụ bên miền viễn tây khi mới qua Hoa Kỳ. Tôi được vợ chồng cô em kế bảo lănh qua sống tại vùng đông bắc.

Bạn liên lạc ngay với tôi khi vừa đặt chân đến xứ sở tự do. Tuy không có điều kiện gặp nhau, nhưng thư từ và phone gọi thường xuyên. Cuộc sống tất bật v́ cơm áo quả có nhiều chật vật, nhưng không làm bạn nao núng trong việc trau dồi thêm kiến thức âm nhạc. Bạn viết nhạc cho ḿnh hát. Hát nhạc cho chính ḿnh nghe, hoặc hát cho bạn bè nghe qua điện thoại. Bạn sáng tác thật hăng hái và đều đặn mặc dù sức khỏe ngày càng sa sút. Nhưng chỉ được vài năm th́ bạn bặt tin!

11- Chung niềm hoài cảm, khác mối sầu đời

Măi gần 10 năm sau, đầu mùa hè 2014, tôi mới nhận được tin của bạn. Bạn không nêu lư do v́ sao cắt đứt mọi liên lạc, nhưng có cho biết là nhờ thường xuyên "lướt sóng trên mạng" nên đă đọc được những bài tôi viết về chiến trường xưa, đơn vị cũ, cùng những kỷ niệm về thời hội học trên Đà Lạt. Nhớ chuyện xưa và mong nhận tin tức của bạn bè, nên bạn gơ vài chữ cho tôi để nối lại "nhịp cầu tri âm".

Th́ ra bạn rời Bolsa để về sống tại Missouri, một tiểu bang nổi tiếng trong Cộng Đồng Công Giáo Việt Nam tại Hoa Kỳ, với những cuộc hành hương long trọng được tổ chức hàng năm. Trong Email đầu tiên sau 10 năm vắng bóng là câu: "Tao xin lỗi. Từ ngày đau ốm tới giờ tao rất ít liên lạc ". Hỏi măi bạn mới cho biết là " Tao chỉ c̣n nửa lá phổi! Thêm lọc máu mỗi ngày một lần. Mỗi lần một tiếng! Tự làm lấy tại nhà!". Thương thay!

Lúc c̣n đi học và khi mới vào quân trường, th́ chưa thấy dấu hiệu ǵ rơ nét. Nhưng sau ngày bị máy bay "vớt đầu" th́ bạn có vẻ hơi...tưng tửng! Mấy chục năm sau, "phong thái" đó không thay đổi. Giờ lại lâm trọng bệnh nên bạn càng thêm "đau khổ" khi không c̣n sức ngồi lâu như trước. Từ đó bạn đâm ra lười gơ phím, bớt gọi phone, sau khi "phán" những câu...rất gọn mà như rất cay đắng! " Tao không chán đời! Vẫn nhớ tui bay lắm! Nhưng không muốn làm ǵ nữa! ...Lâu lâu text vài chữ, gọi nói vài câu. Thế cũng đủ rồi. Thông cảm nhé!" .

Trong năm 2014, có một bạn thuộc Khóa 8 Chánh Trị Kinh Doanh từ trong nước đặt may một chiếc áo khá đẹp, trên đó thêu phù hiệu của Viện Đại Học Đà Lạt và in tên của toàn thể các bạn đồng khóa. Áo được gởi đến mọi người, mọi nơi. Một kỷ niệm đẹp mang tính cách rất...Thụ Nhân của người bạn học cũ! Áo của Duy Tân được gởi đến tôi để chuyển lại cho bạn.

Đọc Email của bạn khi báo tin đă nhận được áo, tôi mơ hồ nhận thấy một thoáng nghẹn ngào khi bạn trang trải hạnh phúc vừa cảm nhận được. Trong đoản văn 18 chữ đă có 3 lần ...cám ơn! "Tao đă nhận được áo. Đẹp lắm. Cám ơn. Xin chuyển lời cám ơn. Thành thật cám ơn các bạn đă có ḷng nhớ đến và gởi cho áo CTKD. Sẽ giữ kỹ làm kỷ niệm để nhớ đến một quăng đời mơ mộng vô tư". Chắc chắn phải là một xúc động mănh liệt, nên câu văn mới có âm hưởng của tiếng nấc nghẹn, trong lúc bạn bồi hồi nhớ lại quá khứ vàng son của lứa tuổi xuân th́ đầy "mơ mộng vô tư".

12- Chung ḍng định phận

Nguyễn Duy Tân có nhiều Bạn, mà "Bè" th́ cũng không ít! Nhưng từ khi lâm trọng bệnh, bạn "hà tiện" ngôn từ, hạn chế liên lạc. Có lẽ bạn muốn cho công bằng, nên không thiên vị ai. Họa hoằn lắm mới có một câu nhắn máy, một lời gọi thăm hoặc chúc lành vào những dịp đặc biệt. Tôi hoàn toàn thông cảm, mặc dù có lúc đă nghĩ là bạn chỉ ưu tiên cho những ...hồng nhan tri kỷ! Hơn 7 năm qua, hiếm khi tôi nhận được phone, lời nhắn, hay Email của bạn. Do đó, tin bạn qua đời đến với tôi thật bất ngờ.

Bạn và tôi, cùng những người chung hoàn cảnh tha hương, thoạt đầu đều cho rằng cuộc sống nơi quê người chỉ là tạm bợ. Ai cũng khắc khoải và trăn trở về một chuyến hồi hương. Nhưng từ lâu, đa số đă thấy đất nước ban đầu được gọi là tạm dung, đă trở thành quê hương thứ nh́, cũng là nơi gởi nắm xương tàn hoặc mớ bụi tro của "tấm thân tứ đại". Bạn về với Thiên Chúa trong mùa Lễ Tạ Ơn của một năm c̣n đầy biến động v́ dịch bệnh. Tuy chung ḍng định phận, nhưng tôi th́ vẫn đang chờ một chuyến về nguồn.

Bạn đă vào thiên cổ, nhưng giọng hát tặng tri âm, cành hồng dâng tận tay tri kỷ và dáng vóc công tử; cũng như cung cách bất cần đời của một người lính trinh sát, vẫn là h́nh ảnh tồn đọng trong tâm khảm của Đồng Môn, Đồng Cảnh, Đổng Đội cùng "những người muôn năm cũ" của Khóa 8 CTKD c̣n ở nơi quê nhà, hoặc đă tản lạc khắp bốn phương trời.

HUỲNH VĂN CỦA
( Đế nhớ NGUYỄN DUY TÂN R.I.P )

(*) http://members.westnet.com.au/haing/k472b/Images/NghiDinhThangCap_K4-72B-DD.pdf

Trong tổng số gần 600 Chuẩn Úy, măn khóa ngày 26/6/1973, có 453 người thăng cấp đúng thời hạn ( nghị định kư và có hiệu lực ngày 23/8/1974.) Không có tên là những người đă hy sinh, hay giải ngũ v́ thương tật, hoặc đặc cách tại mặt trận trước đó. C̣n lại là những quân nhân bị hoăn thăng cấp. Trong số này có tác giả và 11 chuẩn úy, do Thiếu Tướng Đỗ Kế Giai ( Chỉ Huy Trưởng Biệt Động Quân ) kư phạt mỗi người 20 "củ" ( "Củ" = ngày trọng cấm, tức ở tù trên giấy tờ!) kèm theo lệnh phạt là quyết định hoăn thăng cấp 1 tháng ( Tướng Giai kư hồi tháng 12/1973 ).

Thắng, Nam, Tân và Thưởng tại băi địa h́nh Đồng Đế 1972

 

L19 đụng GMC tại B́nh Thuận ngày 19 tháng 1 năm 1973