Thơ

Trang thơ Nguyễn Minh Châu

Tuổi trẻ Việt Nam
Xuân nhớ đến Mẹ
Người Lính Già (Đại Bàng Tango)
Mùa Giáng Sinh xưa
Nhớ về chốn cũ
Nhớ nhà (Nhớ ngày ấy)
Saigon của tôi
T́nh sen
Mănh Hổ “Tây Đô”
Kư Ức khó quên (Ngày tàn cuộc chiến)
Người lính già (Cọp nhớ rừng)
Khi tôi chết (Tâm sự người lính già)
T́m phương giác
Gục đầu xuống
Đêm trăng nhớ bạn
Người lính và nỗi nhớ
Hương xưa của tôi
Người lính VNCH
Huyền thoại mưa Sài G̣n
Vịt Tiềm
Thắp nhang cho bạn
Tấm thẻ bài
Thăng trầm
Hoa nước mắt
Khi tôi đi
Độc ẩm
Nh́n đất mẹ
Nợ núi sông đă trả, chỉ c̣n nợ em
Tận cùng nỗi nhớ
Một câu hỏi
Một thoáng suy tư
Mày hỏi tao
Bạc màu áo trận
Thơ - Đông Hương 1 - 2 - 3
Đồng đội
Quận Tư, xóm nhỏ
Người lính già (Cọp nhớ rừng)
Cảm xúc Tháng Tư Đen
Nhớ Bạn tuổi thơ
Tháng Tư hoài vọng
Nhớ Phá Tam Giang
Khi cha già cha sẽ về đâu??
Biển ấy, mùa này
Tháng Ba rồi ....
Một ngày và một đời TQLC
Buồn như một sớm trời không nắng
Huế xa rồi - Mai mốt về em nhé
Mê thư lính
T́nh khúc cho một người
Nỗi nhớ buồn hiu
D́u nhau đi cho hết....
Chùm thơ Đông Hương
Ta về
Ưu tư vận nước
Tưởng niệm 40 năm
Đêm ngủ tôi mơ
Tháng Tư lại đến nữa rồi
Cái chết của một tượng đá
Xuân Buồn
Anh sẽ đưa em về
Bức dư đồ
Tâm sự lính Mũ Xanh
Ngồi xuống đây
Hăy nhặt ǵum cha
Xin giữ
Mây tháng Tư
Xuân xứ người
Lời cho này anh
Giấc mơ tương lai
Cô giáo Tịnh Như
Nhớ Cao Xuân Huy
Bông hồng Hậu Nghĩa
Anh đi...
Chiều trên quê nội
Nội tướng của t́nh thương
30 tháng 4 - Sống và Chết
Với MX Sóng Thần một thuở...
Tháng Tư đen
Tao nợ mầy...
Pho tượng người lính...
Đôi nạng gỗ...
Tôi nợ anh...
Chùm thơ Áo Trắng 
Nhớ một chiều Xuân
Thơ của Trần Khoa Danh
Tâm sự người Thương Binh
Nhà xưa đă khép

 

 

 

 

 

 


Thuận An, hành quân triệt thoái

MX Giang Văn Nhân



Bước đầu quân ngũ

Chiều thứ Bảy 8 tháng 3 năm 1975, sau khi phát bằng tốt nghiệp khóa 5/74 Bộ Binh Cao Cấp, Sĩ Quan phụ trách cho biết tất cả khóa sinh có năm ngày phép trước khi về lại đơn vị cũ, nhưng riêng các sĩ quan TQLC v́ có sự yêu cầu của Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC, các anh sẽ nhận sự vụ lệnh về tŕnh diện ngay.

Đại Úy Nguyễn Văn Hưởng, Đại Úy Hoàng Văn Hạp về BTL/ SĐ, Đại Úy Phan Văn Thân Viễn Thám đảm nhận Sĩ Quan Hành Quân Huấn Luyện TĐ8 Ó Biển, Đại Úy Kiều Công Cự TĐ9 đảm nhận SQHQHL/TĐ2 Trâu Điên, và Nguyên Thảo TĐ3 đảm nhận SQHQHL/TĐ5 Hắc Long.

Trưa ngày thứ Hai 10 tháng 3, toán bổ sung xuống phi trường Phú Bài, Thảo gặp Thiếu Tá Ngô Thành Hữu, Tiểu Đoàn Phó TĐ5 vừa măn phép. T́nh h́nh dân chúng di chuyển trên quốc lộ 1 vô Huế có vẻ khác thường. Bộ chỉ huy tiểu đoàn 5 TQLC đóng bên bờ Đông cầu sắt xe lửa bắt qua sông Bồ mà bên kia bờ Tây là ấp Hiền Sĩ. Thảo tŕnh diện Thiếu Tá Phạm Văn Tiền Tiểu Đoàn Trưởng, và nhận bàn giao TOC (trung tâm hành quân) ngay với Trung Úy Trần Ngọc Huệ xử lư thường vụ. Pḥng hành quân được đào sâu trong ngọn đồi nhỏ, bên cạnh đường xe lửa, rất vững chắc, chỉ trừ khi bị loại đạn pháo binh phá hầm (nổ sau khi đào sâu xuống mặt đất). Thiếu úy Tô Minh Đức Sĩ Quan Liên Lạc Không Lục đang theo dơi báo cáo của phi cơ quan sát.

Lữ Đoàn 147 TQLC bố trí tiểu đoàn 4 tiếp nối với tiểu đoàn 7 đang tăng phái cho Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh từ Động Lâm, rồi bắt tay với tiểu đoàn 5, trải dài qua ấp Cổ Bi, theo bờ sông phía Đông, dọc xuống phía nam sông Bồ, tiếp theo là tiểu đoàn 3, hai đại đội đóng chốt bên bờ Tây, tới các cao điểm từ núi Bàn kéo dài về hướng Đông Nam thuộc quân Hương Trà., bắt tay với đơn vị Bộ Binh của Sư Đoàn 1.

Đọc nhật kư hành quân của tiểu đoàn, Thảo biết đươc t́nh h́nh và suy đoán là địch quân đă mở những cuộc tấn công vào tuyến pḥng thủ trên các cao điểm. Từ sau Hiệp Định Paris 1973, Trung Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh Quân Đoàn I đă dùng hai đơn vị tổng trừ bị của QLVNCH là Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến răi mỏng, đóng chốt mặt đối mặt với địch quân. Họ là hai đơn vị ṇng cốt và lưu động khắp bốn vùng chiến thuật, nay bị bó chân, và trở thành bị động. Miền Nam do sức ép của Đồng Minh phải kư và tôn trọng Hiệp Định, v́ thế chỉ pḥng thủ và chống trả khi địch tấn công, binh sĩ trên tuyến đầu mệt mỏi. Trong lúc đó CSBV được sự hỗ trợ của khối CS, dùng Hiệp Định làm b́nh phong, tăng cường quân đội, mở đường xuôi Nam để vận chuyển người, vũ khí, đạn dược, lương thực. Địch đưa các đơn vị địa phương trên pḥng tuyến, chủ động di chuyển các đơn vị chủ lực để tập trung tấn công vào các vị trí chốt QLVNCH.

Ngày 8 tháng 3, khoảng 4 giờ sáng, CSBV đă pháo kích liên tục vào các vị trí của tiểu đoàn 4 TQLC, rồi đồng loạt tấn công vào cao điểm 51 do một trung đội trấn giữ. Sau những cố gắng đẩy lui các đợt tấn công dữ dội, trung đội trưởng cùng một số mũ xanh đă hy sinh, anh em c̣n lại triêt thoái về phía sau và ngọn đồi bị tràn ngập.

Khối cộng sản vẫn tiếp tục ồ ạt đưa vũ khí hiện đại cho CSBV, trong khi đó Đồng Minh Hoa Kỳ viện trợ nhỏ giọt và giới hạn, người lính sau khi tác xạ phải phải thu nhặt vỏ đạn để hoán đổi. Mặc dù không quân oanh kích rất hạn chế, cùng pháo binh cơ hữu yểm trợ theo chừng mực, tiểu đoàn 4 cũng chiếm lại ngọn đồi. Quân CSBV cố gắng mở những cuộc tấn công nhưng đều bị đẩy lui.

Ngày 15 tháng 3, Trung Tá Lê Bá B́nh Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 6 vào thăm vị trí. Gặp lại Bắc Giang từ sau ngày rời bệnh viện Lê Hữu Sanh vào cuối tháng 8 năm 1972, ông quan sát địa thế rồi bắt tay từ giă.

Ngày 21 tháng 3, Thảo về họp tại Lữ Đoàn có Đại Úy Nguyễn Văn Thạch SQHQHL/TĐ3, Đại Úy Nguyễn Minh Trí SQ HQHL/TĐ4, và Đại Úy Lê Tự Hào SQHQHL/TĐ2/PB, Thiếu Tá Minh Trưởng Ban 3 Lữ Đoàn 147 cho biết t́nh h́nh tổng quát, Liên Đoàn 14 BĐQ đă cho thay thế tuyến của tiểu đoàn 7 và hiện tại chỉ c̣n Lữ Đoàn 147 cùng với Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh của Đại Tá Nguyễn Xuân Hường, Liên Đoàn 14 BĐQ của Trung Tá Vượng và các đơn vị diện địa của Quảng Trị, Thừa Thiên. Dân chúng cũng bắt đầu bỏ nhà cửa tản cư sau ngày hai Lữ Đoàn 369 và 258 TQLC di chuyển vô Đà Nẵng. Hiện tại vị trí pḥng thủ của LĐ 147 TQLC không thay đổi. Trên đường về, địch pháo kích vào cầu An Lỗ nhưng chỉ nổ răi rác chung quanh. Dân chúng gồng gánh cố gắng chạy thoát khi nghe tiếng depart, có nhiều người ngă té trên mặt đường.

Ngày 23 tháng 3, các đơn vị rút khỏi pḥng tuyến phía Bắc, sau đó Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh triệt thoái qua An Lổ. Tiểu đoàn 130 ĐPQ Thừa Thiên đang bố trí cùng trên pḥng tuyến với TĐ4 TQLC cũng rút lui theo. Trong t́nh thế đó, TĐ4 được điều động về làm nút chặn, giử cầu An Lổ và bố trí pḥng tuyến phía Đông sông Bồ. Cánh B của TĐ5 lui về bờ Đông cầu sắt xe lửa. Các vị trí chốt của hai đại đội tiểu đoàn 3 bên kia bờ sông cũng triệt thoái. Kể từ giờ phút này, bờ Tây sông Bồ tới Quảng Trị đă bỏ ngơ.

Vào xế chiều, sau khi pháo kích dữ dội vào các vị trí chốt khu vực tiểu đoàn 5, CSBV từ bên bờ Tây bất thần tấn công vào tuyến pḥng thủ của Đại Úy Trần Văn Loan. Vào mùa này nước sông Bồ xấp xỉ thấp, có nhiều chổ đi bộ qua được, địch đă có chủ đích nên cho đơn vị ồ ạt vượt sông. Các chốt của hai trung đội bên trái bị vở. Đại Úy Loan điều động phản kích, nhưng sau đó anh bị thương. Thiếu Tá Phạm Văn Tiền chỉ định Trung Úy Lê Bá Khánh chỉ huy đại đội 2, và đồng thời điều động đại đội 4 của Đại Úy Nguyễn Văn Hai phối hợp chận đứng sự tung thâm của quân CSBV và tăng cường giữ vững pḥng tuyến. Trong cuộc phản kích, Thiếu Úy Nguyễn Lân trung đội trưởng đă hy sinh. Thời gian này không có phi cơ quan sát bao vùng cũng như không yểm, chỉ c̣n pháo binh cơ hữu yểm trợ nhỏ giọt.

Sáng ngày 24 tháng 3, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó Ngô Thành Hữu, chỉ huy đơn vị hỗn hợp gồm thiết giáp cùng một đại đội của TĐ4, một đại đội của TĐ3 do Đại Úy Nguyễn Kim Chung chỉ huy tiến chiếm lại vị trí. Sau buổi họp ban chiều tại BCH Lữ Đoàn, trên đường trở về Thiếu Tá Phạn Văn Tiền gọi Thảo ban lệnh cho các đại đội chuẩn bị sẵn sàng, và các đại đội trưởng về họp gấp.

Xe vừa dừng lại, tiểu đoàn trưởng cầm xấp bản đồ trao cho Thảo và bước vội vào pḥng hành quân.

- Lữ Đoàn cho biết toàn bộ các đơn vị triệt thoái khỏi Quảng Trị và Huế về phía Nam đèo Hải Vân. Đêm nay Lữ đoàn TQLC sẽ rút lui về hướng Thuận An và sẽ có tàu hải quân đón. Cần trang bị nhẹ, mang theo lương thực, gọn gàng để di chuyển xa, những vũ khí nặng như súng cối, đại bác không giật phải phá hủy.

Thiếu Tá Tiền lướt nh́n nét sửng sờ hiện trên các gương mặt quen thuộc trong pḥng họp, ông tiếp lời

- Khi có lệnh phải di chuyển thật nhanh, thứ tự đại đội 1 của Đại Úy Hồ Văn Chạnh, rồi đại đội 2 của Trung Úy Lê Bá Khánh, đại đội chỉ huy của Trung Úy Nguyễn Văn Ngành sẽ theo đường xe lửa ra quốc lộ 1, kế tiếp là đại đội 3 của Trung Úy Kien Pek, Đại Úy Nguyễn Văn Hai cùng đại đội 4 bảo vệ mặt hậu.

Các đại đội trưởng trở về vị trí và cho biết đă bố trí xong. Lệnh mới nhận từ Lữ đoàn, Thiếu Tá Tiền cho các đại đội thi hành theo kế hoạch ngay. Thảo gọi trung đội của Thiếu Úy Phan Văn Đuông đóng chốt cạnh TĐ3, phải lập tức di chuyển theo Sói Biển.

Trên quốc lộ 1, một thiết giáp M41 đang cháy đỏ toả ánh sánh nhảy múa trên mặt lộ, lác đác vài người lính Địa Phương Quân d́u dắt gia đ́nh, hầu hết là quân nhân TQLC v́ đây là đơn vị sau cùng phía Đông sông Bồ. Thiếu Tá Phạm Văn Tiền cùng hai hiệu thính viên trên chiếc xe jeep chạy xuôi ngược để điều động đơn vị. Thảo di chuyển theo đại đội chỉ huy có máy truyền tin để theo dơi và liên lạc trong nội bộ tiểu đoàn

Sau Hiệp Định Paris 1973, tuyến pḥng thủ là những chốt nhỏ liên kết, người lính tổng trừ bị sinh hoạt như bị giam hăm tù túng, lúc nào cũng ở trong trạng thái bị động, v́ thế đêm nay các tiểu đoàn phải di chuyển gần 40 cây số, quả là một cố gắng phi thường.


Lộ tŕnh triệt thoái của TĐ5 TQLC

Từ ngă ba An Ḥa tới cầu Bạch Hổ, có một số người dân ở lại, dọn dẹp dùm các nhà đă tản cư. Khu phố thương mại Trần Hưng Đạo vài ngọn đèn đường vẫn c̣n đỏ, trên kỳ đài Phú Vân Lâu c̣n vang vọng âm thanh của lá quốc kỳ phất phới tung bay trong gió lộng, chợ Đông Ba thu ẩn ḿnh trong bóng đêm. Trong không gian vắng lặng, từ trên cầu Trường Tiền, Thảo nh́n lần cuối toàn cảnh bên ngoài thành nội Huế, Thảo muốn giữ lại trong kư ức tất cả những h́nh ảnh của Cố Đô và hít thở không khí tự do của thành phố trong những giây phút sau cùng. Huế là vùng đất gánh chịu nhiều đau thương nhất trong biến cố Tết Mậu Thân 1968, chính nơi đây cộng sản đă hiện rơ bộ mặt thật của loài quỷ dữ, sát hại tập thể hàng ngàn dân lành, bên cạnh đó, sự hy sinh, chiến đấu dũng cảm của QLVNCH mà chiến đoàn A TQLC là một trong các nổ lực tái chiếm lại.

Triệt thoái Cao Nguyên, nay thượng cấp ban lệnh rút bỏ hai tỉnh địa đầu giới tuyến tới trong hấp tấp, vội vă. Thảo ra vùng hoả tuyến từ cuối tháng 8 năm 1970 cho đến nay, nhẩm tính được mấy lần vào thăm Huế, kỷ niệm trên đầu ngón tay, thế mà c̣n cảm thấy ray rức, huống hồ những ai sinh trưởng tại đây.

Bước lần đến đập đá, cảnh tượng càng thêm chua xót, xe dân sự hoà lẫn với quân xa vứt bỏ dọc theo đường hướng về quận Phú Vang ra cửa Thuận An. Phần đông lính TQLC sinh sống ở miền Nam vẫn tiếp tục tiến bước, một số ít ở địa phương nên đành phải giă từ đơn vị.

Rời trại Yết Kiêu vào cuối năm 1967, Nguyễn Văn Bài TĐ6 hy sinh trong Tết Mậu Thân, Nguyễn Văn Hào TĐ4 tại Cần Thơ, Đào Duy Chàng TĐ3 gần nhà thờ đất sét Chương Thiện, Nguyễn Trúc Tuyền TĐ5 loại 2, cấp độ 80% phải giă từ vũ khí. Bao thăng trầm của bạn bè cùng khóa, măi bây giờ mới gặp lại Nguyễn Trí Nam, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó TĐ4 đang điều quân tại ngă ba. Phải chạy đua với thời gian nên không nói được nhiều, chỉ c̣n biểu lộ bằng nụ cười thật tươi (may mắn), và bàn tay siết chặt (sức khoẻ). Nam nhanh nhẹn như sóc phóng thẳng vào bóng tối.

Tiểu đoàn 5 rẽ vào con đường làng 552 xuyên qua thôn Chiết Bi về Phú Mỹ. Mọi người có tâm trạng đau buồn nên không ai mở miệng, chỉ nghe tiếng va chạm nhè nhẹ của băng đạn; thỉnh thoảng một vài con chó tru theo tiếng chuông chùa vang vọng trong đêm khuya.

Mặt trời thức giấc và từ từ chỗi dậy, ánh nắng lấp lánh trên gương mặt người lính chiến. Đến chợ Diên Đại mọi người có vẽ thấm mệt,

- Cố gắng lên, c̣n vài cây số nữa thôi.

Đoàn quân tiếp tục nối đuôi đi về hướng Bắc và cuối cùng đến được Mũi Hàn. Trút bỏ ba lô, có người chạy thẳng xuống tắm cho ướt cả thân h́nh, có người đến bên bờ, khom lưng dùng hai ḷng bàn tay bụm gọn nước rồi hất tung thẳng vào mặt. Gió cùng hương vị mặn của biển cả làm mọi người cảm thấy thêm sức mạnh. Một số ghe được xử dụng chở TQLC qua Đầm Hà Trung. Từ bờ này đến bờ bên kia cũng hai mươi phút. Vượt qua đường cát trắng thấy thấp thoáng băi tập trung, nh́n theo sóng biển, một tàu Hải Quân đang neo chờ xa bờ khoảng nửa cây số. Ḷng người lính TQLC thoáng reo vui, trút bỏ bao suy tư đeo đẳng từ chập tối hôm qua. Dân từ biển Thuận An gồng gánh hoà nhập vào đoàn quân.

Trời có gió và biển động mạnh. Nhấp nhô những chiếc gọ chở đầy dân và lính cùng những cái đầu trồi lên, sụp xuống theo sóng nước. Có chiếc bị đẩy ngược vào bờ, có chiếc bị lật ch́m, mọi người tự lo lấy thân nếu không phải là quyến thuộc. Những chiếc phao vô chủ lềnh bềnh trên mặt nước.
…………………
Thiếu Tá Tiền cho lệnh tiểu đoàn bung rộng bố trí hướng Tây Bắc, tiểu đoàn phó và các đại đội trưởng về họp. 5 giờ chiều ngày hôm qua nhận lệnh hành quân vội vă tại BCH tiểu đoàn bên sông Bồ, rồi sau đó triệt thoái ngay trong đêm tối, bây giờ 10 giờ sáng đến đầy đủ tại điểm tập trung. Mọi người bắt tay với nụ cười hớn hở v́ đă điều động thành công anh em đến vị trí ấn định. Theo báo cáo của các thường vụ đại đội, tổng số hiện diện của tiểu đoàn là 564 người. Thảo trải rộng bản đồ trên mặt đất, Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng cho biết.
- Ngày hôm qua tôi đă nhận lệnh từ lữ đoàn là tiểu đoàn hành quân triệt thoái khỏi tuyến sông Bồ về Thuận An. Lệnh rất ngắn gọn v́ thời gian cấp bách, tuy nhiên tôi mới nhận được lệnh Hành Quân từ Đại Tá Nguyễn Thế Lương Lữ Đoàn Trưởng LĐ 147/TQLC, ông tŕnh bày một cách tổng quát

LỆNH HÀNH QUÂN
Nhiệm vụ:
LĐ 147/TQLC sẽ triệt thoái khỏi Huế để vào Đà Nẳng.
T́nh h́nh
Địch: từ Quảng Trị truy kích theo hướng Hương Điền
từ Bastogne, Bạch Mă truy kích theo hướng Đông
Bạn: LĐ 468/TQLC trên đèo Hải Vân
Lực lượng duyên hải của Hải Quân
Thi hành
LĐ 147/TQLC sẽ tuần tự lên tàu hải quân tại băi bốc. Thứ tự BCH/LĐ bao gồm TĐ2/PB,Viễn Thám.., TĐ4, TĐ3, TĐ5 và TĐ7.
TĐ7/TQLC Thiếu Tá Phạm Cang Tiểu Đoàn Trưởng, với quân số và trang bị thật đầy đủ nhất sẽ pḥng thủ Đông Nam từ bờ biển tới phá rồi bọc lên hướng Tây
TĐ5/TQLC Thiếu Tá Phạm Văn Tiền Tiểu Đoàn Trưởng sẽ pḥng thủ về hướng Tây Bắc từ bờ biển kéo tới phá rồi bọc xuống hướng Tây,
TĐ3/TQLC Thiếu Tá Nguyễn Văn Sử Tiểu Đoàn Trưởng sẽ bố trí hướng Tây dọc theo phá.
TĐ4/TQLC Thiếu Tá Đinh Long Thành Tiểu Đoàn Trưởng, bảo vệ băi bốc, tập trung dân và các quân nhân không rơ đơn vị.
Khoảng cách hai cây số chiều rộng trong khu vực băi bốc.
Yểm trợ, tiếp vận:
Không có khả năng không yểm, hải yểm, pháo binh cũng như tiếp tế.
Thời tiết
Trời tốt, tầm quan sát xa cho ta và địch, biển động.
Trăng tṛn, nước thủy triều cao nhất vào gần nửa đêm và gần trưa. Tàu sẽ vào bốc lúc 9 giờ tối, trong thời gian nước triều đang lên và nước sẽ đứng yên khoảng hai giờ. Mỗi tàu LCU sẽ chở được 400 binh sĩ trang bị đầy đủ.
 


Lữ Đoàn 147 pḥng thủ với 3 tiểu đoàn

Sau buổi họp, Thiếu Tá Ngô Thành Hữu Tiểu Đoàn Phó đă phối họp với Đại Úy Ngô Hữu Đức Tiểu Đoàn Phó TĐ3 để răi quân pḥng thủ.

Tuyến pḥng thủ bảo vệ băi bốc thật lư tưởng, băi cát trắng cùng ánh trăng có thể phát hiện quân địch từ xa. Đầm nước rộng, muốn qua phải cần hai mươi phút. Với sự suy đoán này, đơn vị cuối cùng rút nhanh xuống tàu, địch cũng không bám theo được mà tấn công.

Đến giờ hẹn, các chiếc LCU ủi vào, từng toán TQLC nhanh nhẹn xuống tàu, dân và lính đơn vị bạn cũng phân tán lên theo. Chiếc đầy quân đóng bửng lui ra th́ chiếc khác ủi vào, nhịp nhàng .

TĐ5 bố trí hướng Tây Bắc, TĐ7 bố trí hướng Đông Nam, chiều rộng của băi bốc gần hai cây số, nên sẽ có 1 chiếc LCU cập vào khu vực của TĐ5 và 2 chiếc LCU vào khu vực của TĐ7, đồng loạt hai tiểu đoàn sẽ triệt thoái xuống tàu ngay lập tức. Không c̣n khả năng yểm trợ nào của không quân, pháo binh cũng như hải quân, nên cả hai tiểu đoàn trưởng cho tập trung hết xạ thủ M.79, mỗi tiểu đoàn được hai mươi bốn khẩu súng phóng lưụ cùng đạn dược. Toán người này sẽ bố trí sát băi bốc của tiểu đoàn ḿnh, họ được chia làm hai nhóm, mỗi nhóm mười hai người. Trong trường hợp địch bám sát, các đơn vị phía trước phải đoạn chiến để rút lui th́ từng nhóm sẽ bắn răi rộng làm hàng rào cản. Nhóm này bắn xong và lắp đạn vào ṇng th́ nhóm kia bắn. Từng loạt mười hai đầu đạn sẽ nổ liên tục, với sự sát hại khốc liệt của M79 chắc chắn làm địch chùn bước và anh em nhanh chóng lên hết trên tàu. Nhóm người này dù ở trên các chiếc LCU cũng tác xạ cho đến lúc tàu đă rút xa bờ biển.

Toàn bộ hai tiểu đoàn đă an toàn rời băi bốc. Thảo nh́n lần cuối dải đất cận biển Đông của tỉnh Thừa Thiên, bỏ lại tất cả những kỷ niệm đau thương của người lính tổng trừ bị, một đơn vị có mặt khắp bốn vùng chiến thuật, bị trói buộc trở thành những lính thú ngày xưa, vùng đất biết bao nhiêu đồng đội đă hy sinh, t́nh cảm ngày nào phải đành bỏ lại cùng với những vật dụng nằm ngổn ngan trên cát. Nh́n trong khoang tàu, những người lính nằm ngủ vùi sau gần 36 giờ thức trắng. Thảo tựa bên thành tàu, mắt nh́n bầu trời thanh, mí mắt từ từ buông xuống.
………………………………………
Tiếng nổ lớn làm Thảo thức giấc, ánh sáng len qua khe hở vào khoan ghe, trước mắt Thảo, Thiếu tá Phạm văn Tiền Tiểu Đoàn Trưởng TĐ5, Đại Úy Lê tấn Ngọc Sĩ Quan An Ninh T́nh Báo, Trung Sĩ Đức Hạ Sĩ Quan Tiếp Liệu hành quân, Hạ Sĩ Nhất Nguyễn Văn Thi tự Thi chín ngón, Hạ Sĩ A Ty và hai quân nhân tiểu đoàn.

Thảo thoáng hiểu ḿnh đă trải qua một giấc mơ về cuộc hành quân triệt thoái thành công tốt đẹp, đó là mục tiêu chung của cấp chỉ huy lực lượng hỗn hợp, mong muốn của toàn thể quân nhân, và của dân chúng chạy nạn v́ kinh tởm dă tâm của bọn người CS khát máu. Nhưng kỳ vọng này không bao giờ trở thành hiện thực.
Tám người trên gọ sẵn sàng vũ khí trên tay, bên ngoài ghe của địch bắt loa kêu gọi

- Các anh đă bị bao vây, hăy ném tất cả súng và đạn xuống nước.

Trung Sĩ Đức với đạn phóng lưụ M79 đă lên ṇng, nh́n qua khe hở

- Đại Bàng cho em bắn bể ghe của tụi nó.

Hạ Sĩ A Ty tay trên c̣ súng M16 mắt rưng rưng tức tối

- Ông Thầy, em không muốn bị bắt đâu, thà chết với tụi nó.

Theo những khe sáng, Thảo nh́n khung cảnh chung quanh, chiếc gọ nằm trong đám lầy cách bờ đất khoảng hai trăm thước, hướng về bờ đầm có ba chiếc ghe địch, một chiếc chếch nơi đầu mũi, một chiếc xa về sau lái và một chiếc bên hông. Chính chiếc này đă phát hiện nên ném beta xuống nước để gây sự chú ư và đồng bọn đến tăng cường. Tất cả các chiếc ghe đều cắm cờ MTGPMN, trong khi chiếc gọ của Thảo th́ không có. Tiếng loa lại kêu gọi

- Các anh đă bị bao vây, hăy ném tất cả súng và đạn xuống nước.

Trong hoàn cảnh này, sự chống cự chắc chắn sẽ là mục tiêu cho ba chiếc ghe địch tiêu diệt. Thiếu Tá Tiền cho lệnh anh em mở cửa khoan gọ rồi cùng ném tất cả vũ khí xuống đầm.

Mọi người bị dẫn vào một pḥng trống của trường học và bộ đội đến thẩm vấn về đơn vị, cấp bậc, chức vụ, địa chỉ .... Tại đây có một quân nhân bộ binh tên Thanh, cấp bậc đại úy, huy hiệu SĐ1 trên vai áo, ông này được bộ đội CS chụp h́nh nhiều lần và lấy khẩu cung có thu âm. Thảo nh́n chim bay trên bầu trời, nghe tiếng máy nổ của chiếc gọ qua lại trên đầm, khoảng trời nước bao la mà một lữ đoàn tổng trừ bị, phải nghẹn ngào tức tối đánh mất tự do cho chính cá nhân ḿnh và cho cả những người dân chạy trốn cộng sản..

Thảo nhớ lại đoạn đường triệt thoái đến băi tập trung chỉ mới ba ngày hôm trước, lúc đó BCH lữ đoàn ra lệnh các quân nhân đứng xếp hàng theo từng tiểu đoàn và chờ đợi. Cảnh tượng này giống như lễ chào quốc kỳ tại sân cờ của doanh trại vào mỗi sáng thứ Hai khi đơn vị về hậu cứ. Nhưng cũng đă hơn ba năm qua, kể từ lúc toàn bộ Sư Đoàn TQLC tham dự mặt trận Quảng Trị năm 1972, h́nh ảnh này không c̣n nữa. Khoảng thời gian năm 1973 đến 1974, các tiểu đoàn tuần tự về hậu cứ một tuần, nhưng vỏn vẹn chỉ được năm ngày phép, mất hai ngày chờ đợi đi và về tại phi trường Phú Bài. Với quân số một nửa và xả trại, nên sân cờ buồn hiu hắt. Một nửa kia đă đi phép từ trước nên ở lại vùng hành quân, pḥng thủ căn cứ Nancy cùng các vị trí pháo binh. May mắn chỉ được một lần duy nhất mà Sư Đoàn thực hiện .

Hôm nay lần đầu tiên trong đời binh nghiệp, người lính mới thấy hai ngàn năm trăm quân nhân Lữ Đoàn TQLC tập trung sắp hàng tại băi biển, trong lúc bốn bề không c̣n sự hiện diện của chính quyền và quân đội Việt Nam Cộng Ḥa. Ta trang bị nhẹ để vượt đường dài gần 40 cây số, đói và mệt. Địch với hỏa lực đầy đủ, thực phẩm, molotova và quân xa của ta bỏ lại đang truy kích sau lưng từ ba hướng Bắc, Tây và Nam. Hướng Đông là biển cả, tàu hải quân th́ nằm bất động ngoài xa (tầm hỏa tiển), mỗi giây phút trôi qua là giây phút quư báu để được tồn tại.

Trong lúc một số dân chúng và binh lính không người chỉ huy, đang cố gắng t́m mọi cách để ra tàu, tạo nên cảnh hỗn loạn, th́ ngược lại anh em TQLC cứ đứng trong hàng, di chuyển qua rồi di chuyển lại, trong hoàn cảnh này mới hiện rơ cái giá trị tinh thần của "Danh Hiệu" binh chủng Thủy Quân Lục Chiến. Anh em có thể bỏ hàng ngũ để tự vượt thoát, một số anh là cư dân sống vùng biển, hay sông rạch đồng bằng sông Cửu Long, có người từng phục vụ đơn vị người nhái của hải quân, có anh được huấn luyện bơi lội lúc c̣n cắp sách, mặc dù ḷng ai cũng nóng như lửa đốt nhưng vẫn bền gan cùng bên nhau chờ đợi.

Ánh hoàng hôn vừa tắt xoá hết nụ cười nở trên môi, niềm hy vọng của người lính TQLC lúc ban trưa. Lệnh các tiểu đoàn bố trí pḥng thủ đêm, Tiểu đoàn 4 và 7 hướng Tây, tiểu đoàn 5 hướng Bắc, và tiểu đoàn 3 hướng Nam. các tiểu đoàn phó đang phối trí rải quân th́ địch pháo kích và nổ súng. Hai chiếc M113 từ phía sau chở lính TQLC phóng nhanh lên tuyến, đạn đại liên bắn trả mănh liệt. Giờ phút này mới thấy rơ sự cần thiết đạn dược cho sự sinh tồn, Người lính san sẻ cho nhau dúm thực phẩm, một hớp nước, từng viên đạn. Địch quân đă bám sát lữ đoàn từ hướng Tây và Tây Bắc. Thiếu Tá Nguyễn Trí Nam và Đại Úy Tô Thanh Chiêu của TĐ4 hy sinh trên chiến tuyến . Giờ phút này các đơn vị chỉ c̣n pḥng thủ, không có khả năng tấn công mở rộng ṿng đai bảo vệ an toàn cho băi bốc quân.

Người lính dùng nón sắt múc cát làm một chỗ trũng nho nhỏ để chiến đấu, cũng là nơi nằm ngủ qua đêm. Gió thổi mạnh ḥa lẫn âm thanh sóng vỗ vào bờ, dưới ánh sáng liêu trai của con Trăng mười ba toả trên vùng đất c̣n lại sau cùng. Người lính vẫn thao thức, phân chia nhiệm vụ gh́ chặt tay súng, hay đi thu nhặt gom góp đạn tiếp tế, niềm kỳ vọng ban đầu bây giờ quá mong manh và ngoài tầm tay. Thiếu Tá Phạm Văn Tiền cho biết thứ tự xuống tàu là BCH/LĐ, TĐ4, TĐ3, TĐ5 và TĐ7 sau cùng. Nước triều đang lên, tàu hải quân bất động,
Ngày 26 tháng 3

8 giờ sáng một chiếc LCU ủi thẳng vào, ưu tiên bốc tử sĩ và thương binh, BCH/LĐ bao gồm TĐ2/PB, Viễn Thám. nhưng v́ không thể nào kiểm soát được dân chúng cùng lính các đơn vị bộ binh ùa lên, địch bắn dữ dội nơi pḥng tuyến cùng pháo kích vào băi bốc nên chiếc LCU vội vă đóng bửng quay ra, một số TĐ2/PB và Viễn Thám c̣n sót lại như Thiếu Tá Vơ Đằng Phương, Đại Úy Lê Tự Hào... Đại Úy Lê Văn Lực, Thiếu Úy Phạm Gia Thụy....Một hỏa tiển tầm nhiệt đuổi theo và nổ vào phần sau chiếc tàu
 


Toán Viễn Thám

Dân chúng và lính chạy tránh pháo kích gây sự xáo trộn trong khu vực phía sau TĐ5, Thiếu Tá Phạm Văn Tiền cùng cận vệ súng cầm tay, gom tất cả lại một chổ, ông trấn an mọi người nên giử trật tự và tuần tự sẽ được bốc đi hết.

Khoảng 4 giờ sau, một chiếc LCU khác ủi vào băi, cảnh người chen chúc hỗn loạn ùa nhau lên tàu chật cứng. Nước thủy triều bắt đầu lui dần ra, tàu mắc cạn không thể nào di chuyển được. Một chiếc LCU nữa vào kéo nhưng thất bại. Tiếng kêu gọi những người gần cửa nên rời tàu, nhưng không ai đáp lại. Hỏa tiển tầm nhiệt trúng vào tàu gây một số thương vong, trong cơn tuyệt vọng, một vài anh tự sát bằng lựu đạn, tạo nên cảnh tượng kinh hoàng. Có thể v́ hỏa tiển của địch, băi bốc không an toàn, hay v́ một lư do nào khác, những chiếc LCU không vào nữa.

Khoảng xế chiều, một chiếc trực thăng bay dọc theo biển từ hướng đèo Hải Vân, nó đảo một ṿng rồi xuống thấp trên bải bốc, mọi người reo ḥ mừng rỡ, nơi khung cửa có bàn tay đẩy xuống ba thùng gồm gạo sấy và ít đạn. Chiếc trực thăng hướng ra biển tăng dần cao độ rồi thẳng vào Đà Nẳng.

7giờ tối, SQHQHL của các tiểu đoàn đến họp tại BCH/TĐ7, riêng tiểu đoàn 3 có Đại Úy Ngô Hữu Đức Tiểu Đoàn Phó. Thiếu Tá Phạm Cang Tiểu Đoàn Trưởng TĐ7, quyền Lữ Đoàn Trưởng chỉ huy LĐ147 cho biết

- Tôi đă liên lạc với vị chỉ huy lực lương hải quân, đêm nay thủy triều lên, sẽ có tàu LCU vào bốc, thứ tự các đơn vị lên tàu cũng vẫn như cũ,

Nh́n Đại Úy Lê Tự Hào SQHQHL/TĐ2/PB ông nói tiếp

- Số c̣n sót lại của TĐ2/PB cùng Viễn Thám, rồi đến TĐ4, kế đến TĐ3, TĐ5,

Thiếu Tá Cang mĩm cười, ánh mắt hướng về Đại Úy Nguyễn Trung Việt SQHQHL/TĐ7

- Tôi sẽ đi sau cùng với TĐ7.

Thiếu Tá Cang cũng nhắc là các đơn vị vẫn ở tại vị trí pḥng thủ, bao giờ tới phiên tiểu đoàn của ḿnh mới tuần tự nhanh chóng ra băi để lên tàu. Kiểm soát lại đèn Pin, và dùng màu XANH chớp tắt, ám hiệu địa điểm cho tàu vào cập bến.

Thảo trở về tŕnh bày mọi chi tiết của buổi họp cho Thiếu Tá Phạm Văn Tiền, sau đó ông đă ban chỉ thị cho Thiếu Tá Ngô Thành Hữu và các Đại Đội Trưởng. Ngoài pḥng tuyến vẫn sẵn sàng chiến đấu để bảo vệ cho cuộc bốc quân.

Trăng 14 từ từ lên cao, nước biển càng lúc càng tiến sâu vào bờ, hy vọng đêm nay kế hoạch triệt thoái sẽ tốt đẹp, nếu hải quân có đầy đủ tàu vào bốc. Thảo nghĩ đến Nam, người bạn cùng khóa, tuy cùng chung sư đoàn mà sau bảy năm mới gặp, đâu ngờ đây là lần cuối Thảo được bắt tay Nam. Cuộc sống của người lính Tổng Trừ Bị qua bài thơ "Mười hai tháng anh đi" của Đại Úy TQLC Phạm Văn B́nh đă nói lên tính cách lưu động cũng như sự hy sinh thân xác của họ trên khắp cả miền Nam tự do. Hôm nay họ đang ở trong cái rọ chung quanh là địch, chỉ c̣n biển Đông con đường duy nhất, ngoài khả năng của họ mà hoàn toàn tùy thuộc vào tinh thần và tài thao lược của cấp chỉ huy binh chủng hải quân, không hiểu các vị đó có cảm nhận được nhịp thở của trên ba ngàn sinh linh đang khắc khoải mong chờ .

Một bóng người trên bải cát, Thiếu Úy Nguyễn Đ́nh Lương TĐ3 t́m Thảo, Lương sống ở Bến Tắm Ngựa đường Yên Đổ Sàig̣n, anh được bổ sung về đại đội 2 trong năm 1973, là một con chiên rất ngoan đạo, trong hoàn cảnh này để tâm hồn yên tỉnh, cả hai cùng nói về ngày mai tức là ngày Thứ Năm của Tuần Thánh, Chúa rửa chân cho môn đệ và trong buổi Tiệc Ly, Ngài làm nghi thức trao Bánh và Rượu tức Ḿnh và Máu của chính Người. Đêm đó Chúa cầu nguyện và bị một môn đệ phản phúc đă dẫn quân dữ bắt vào sáng thứ Sáu...Trước khi Lương trở về vị trí, hai người cùng cầu mong được dự lễ Phục Sinh trong Đà Nẳng.

Cả Lữ Đoàn 147 dơi mắt về hướng Đông, màn đêm đă nhạt dần, nước biển từ từ rút ra xa. Mặt nước lăng tăng thẳng tới chân trời, không c̣n bóng dáng một con tàu nào nữa. Sự thất vọng khiến cơn đói và sự thiếu nước trầm trọng ập đến, Mọi người vẫn tiếp tục giữ vững vị trí pḥng thủ, cố gắng đợi chờ sự liên lạc và quyết định của cấp chỉ huy. Phơi ḿnh đă ba ngày trên băi biển, không c̣n lương thực, nước chỉ dùng để nhấp môi nay cũng đă cạn, đạn chỉ c̣n tự bảo vệ, niềm đau buồn của người lính đang chiến đấu bị bắt buộc rút lui về đây rồi bị bỏ rơi trong sự tức tối. Bản năng sinh tồn trổi dậy khi có lệnh từ quyền LĐT tiến về phía Nam vào buổi chiều ngày 27 tháng 3 năm 1975. Đoàn quân ồ ạt thẳng hướng cửa Tư Hiền hơn hai mươi cây số đường dài và địch đă kiểm soát mấy ngày hôm trước. Địch dàn quân phía trước chờ đợi và nổ súng.

Một số anh em quyên sinh, một số chạy tạt về hướng đầm, Thảo và hai quân nhân TĐ5 tiến vào căn nhà và gặp toán năm người của Thiếu Tá Tiền cùng người đàn ông chủ nhà đang lên chiếc gọ trong mái che phía sau.

Thảo nh́n bản đồ rồi lái gọ ngay giửa gịng xuôi về đầm Cầu Hai. Nước triều đang lên, mặt nước phẳng lặng, trong cảnh tĩnh mịch, vọng lại vài tiếng máy ghe di chuyển xa phía sau.

Tiếng máy rộn ră trước mũi gọ, thấp thoáng ghe xuồng chở đầy cán binh CSBV qua đầm để tăng cường lực lượng ngặn chận Thủy Quân Lục Chiến. Thảo đánh thức mọi người để sẵn sàng đối phó, khẩu M.79 của Trung sĩ Đức, 4 khẩu M.16 mở khoá an toàn. Đại Úy Ngọc giữ chặt chủ ghe tránh phản ứng bất lợi, Thảo tăng tốc độ, lái ghe vượt qua phía sau, ghe có mui che kín nên thoát được sự chú ư của địch quân.

Thảo dự tính lái gọ bọc vào đầm Cầu Hai để tránh mắc cạn, nhưng sự nôn nóng tới cửa Tư Hiền của Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng, Thảo đành phải giao bản đồ và tay lái cho Đại Úy Ngọc rồi chui vào khoan. Ưu tư và mệt mỏi làm Thảo cảm thấy người lâng lâng, màu đen dần dần phủ kín chung quanh.

Một cơn thiếp ngắn ngủi đầy khát vọng nhưng khi bị đánh thức đă thay đổi cả cuộc đời.

Một mơ ước tầm thường của người quân nhân TQLC là sống chết cho binh chủng, cho quê hương, nhưng không thực hiện được trong hoàn cảnh này.

Một cuộc hành quân tấn công hay triệt thoái, căn bản và quan trọng là Lệnh Hành Quân, điều này luôn luôn được nhấn mạnh trong các bài học chiến thuật từ cấp Trung Đội. Trong cuộc hành quân triệt thoái khỏi Huế của Lữ Đoàn 147 TQLC bằng đường biển, vị Sĩ Quan cao cấp của Hải Quân phải là người trách nhiệm chỉ huy tổng quát.

Một sĩ quan cấp tiểu đoàn, Thảo không biết Lệnh Hành Quân được ban ra hay không, và nếu có, lệnh này đầy đủ, rơ ràng và chi tiết không?. Nh́n cả một Lữ Đoàn gồm hai ngàn rưởi quân nhân đứng sắp hàng chờ đợi trên băi biển, chứng tỏ đơn vị bộ chiến không nhận được lệnh từ hải quân là giờ nào sẽ có tàu vào bốc, trọng tải của tàu, để đơn vị bộ chiến tổ chức pḥng thủ qui mô và phân chia thứ tự, đến giờ hẹn từng toán xuống tàu nhanh chóng.

Một điều căn bản là bất kỳ t́nh huống nào trong vùng hành quân, đơn vị bộ chiến phải tổ chức pḥng thủ bảo vệ cho chính ḿnh và giữ an toàn băi bốc quân.

Trách nhiệm của vị Sĩ Quan cao cấp Hải Quân và BCH đơn vị bộ chiến tại băi biển đă không thực hiện đúng nguyên tắc chiến thuật đă đưa đến hậu quả là hầu như toàn bộ Lữ Đoàn 147 TQLC cùng một số thủy thủ đoàn chiếc tàu mắc cạn bị bắt làm tù binh. Niềm đau cho toàn thể TQLC hiện diện tại Thuận An và cho anh linh đồng bào trốn chạy CS cùng những quân nhân của các đơn vị đă nằm xuống trong tức tưởi, nghẹn ngào.

Một cán binh CS đeo choàng vai cái túi bằng da đựng giấy tờ bước vào pḥng, anh ta dừng lại trước mặt Thiếu Tá Phạm Văn Tiền và Thảo, rồi trịnh trọng:

- Tôi, cán bộ chính trị viên trung đoàn 101 quân giải phóng...

Trích “Hồi kư Người Lính Tổng Trừ Bị”.
Mũ Xanh Giang Văn Nhân








 


Văn


Cách sử dụng "I" và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi & ngă" trong tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngă
Gạch nối trong tiếng Việt
Xưng hô tiếng Việt...


Cuộc tṛ chuyện bất ngờ
Thư Hậu phương
Nhắc chuyện xưa
Một chuyến đi Oklahoma 
Thăm lại “Mái Nhà” xưa
Hăy kể cho tôi nghe
Young Marines trong ngày Tưởng Niệm 30/04/17
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Sớ Táo Quân TQLC - Đinh Dậu 2017
Đọc "Chặng Đường Nối Tiếp"
NT Nguyễn Thành Yên
NT Hoàng Lăm
Cái chào của Niên Trưởng
Chuyến tản thương cuối cùng
Tháng Ba chôn súng
Các NT TQLC
TQLC mà bà không biết sao?
Người Y-Tá chiến trường
Thôi ! Ḿnh về Linh Xuân Thôn, đi em !
Một thời để nhớ
T́m cha
Biệt đội Sóng Thần
Lăo lượm “Ve Chai”
Trâu Điên Và Cố Vấn Mỹ... Muộn Vẫn Phải Nói...
Trâu Điên and Cố vấn Reunion 46 years later (1969-2015)
Trung đội 2 Tiểu Đoàn 7 TQLC và những ngày cuối cùng
Quận Trưởng Quận Triệu Phong, Quảng Trị - Chuẩn Úy Lê Đ́nh Lời
Người lính tiên phuông
Anh hùng bất tử
40 Năm tỵ nạn... Nh́n lại đoạn đường
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Mùa Football năm nay sẽ không c̣n...
Đoàn 76 tù binh
Những con Quạ Đen trên nóc nhà xác
Mảnh đời tị nan tại Đức
Người lính già không bao giờ chết
Cơn mưa hạ Atlanta 2014
Cánh Đại Bàng c̣n lại giữa vùng trời TQLC
Vui buồn đời lính -T́nh đồng đội
Nghĩa cử cao quư
Rũ áo thênh thang
30-4 những giờ phút sau cùng của một người Trung đội trưởng TQLC
Người Việt Viết Tiếng Việt. "Người Giệc Giết" Tiếng Việt
Chỉ c̣n là kỷ niệm
Chuyện về cột cờ đầu tiên tại Little Saigon
Nhớ Chú Cảo
Chúc mừng Trường Can
Chuyện ngày xưa…thật xưa
Viết cho con gái Cao Xuân Huy
Những ngày vui ở Nam Cali
Ḍng sông êm đềm
Điệp khúc buồn
Cháu Ông Nội, Tội Bà Ngoại!
Nợ Mẹ hai tiếng yêu thương
Nỗi buồn tháng Tư
Cuộc hội ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH  và em bé gái mà Ông đă cứu 41 năm trước...
Những cái chết thầm lặng
Dục Mỹ, ḷ luyện thép
Người hát rong nhạc vàng
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào
Nụ cười xinh
Những ngày xưa thân ái
Quê hương bỏ lại
Biển vẫn đợi chờ
Buồn vui Đại Hội 2012 tại Oregon
Kỷ Niệm Ngày QL.VNCH. 19/6 - Người lính Việt Nam Cộng Ḥa sau 37 năm nh́n lại...
Nỗi ḷng người lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong
Khóc bạn
Người Lính TQLC bên bờ Bến Hải
Ông Cháu tựa má đầu
Mùa xuân trên đỉnh Torkham
Chiến thắng đầu Xuân
Một thời để yêu, một thời để nhớ
Tuổi 70… Chán mớ đời!
Chút ân t́nh rất đỗi mong manh
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Cao Xuân Huy - Chuyện chưa ai kể
Nhớ về Cao Xuân Huy “Tháng Ba găy súng”
Chút ánh nắng mặt trời trong mùa thu Oregon
Ḍng sông tuổi nhỏ
Vui buồn đời lính 1 - 2 - 3 - 4 - 5
Ḍng thời gian và những âm giai của một người lính TQLC
Huyền thoại chiến sĩ Mũ Xanh
Cuộc chiến không dừng ở đây
Nỗi ḷng biết ngỏ cùng ai?
Chiêu hồn Quái Điễu
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ
Thuận An, hành quân triệt thoái
Thư t́nh viết muộn
Người lính miền Nam
Thăm lại Quảng Trị – Khe Sanh & chiến sĩ vô danh
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Tôi đi lính...
Giờ phúc sau cùng của người Trung Đội Trưởng
Đôi bờ chiến tuyến
Cuộc gặp gỡ kỳ diệu
Thoáng nhớ ngậm ngùi
Mối t́nh Sơn Khê
Hai anh em tên Cờ, họ Việt Nam Cộng Ḥa
Hạt bụi vĩ đại
Thư Khu Bưu Chính (KBC)
Hai h́nh ảnh, một cuộc đời
Vé Đây! Vé Đây!
Tháng Ba buồn thiu, tháng Tư găy súng
Bà Mẹ Quê
Ôm M60, M79 đánh ghen
Nghe Nhạc Trang Thủy