Thơ

Trang thơ Nguyễn Minh Châu

Tuổi trẻ Việt Nam
Xuân nhớ đến Mẹ
Người Lính Già (Đại Bàng Tango)
Mùa Giáng Sinh xưa
Nhớ về chốn cũ
Nhớ nhà (Nhớ ngày ấy)
Saigon của tôi
Tình sen
Mãnh Hổ “Tây Đô”
Ký Ức khó quên (Ngày tàn cuộc chiến)
Người lính già (Cọp nhớ rừng)
Khi tôi chết (Tâm sự người lính già)
Tìm phương giác
Gục đầu xuống
Đêm trăng nhớ bạn
Người lính và nỗi nhớ
Hương xưa của tôi
Người lính VNCH
Huyền thoại mưa Sài Gòn
Vịt Tiềm
Thắp nhang cho bạn
Tấm thẻ bài
Thăng trầm
Hoa nước mắt
Khi tôi đi
Độc ẩm
Nhìn đất mẹ
Nợ núi sông đã trả, chỉ còn nợ em
Tận cùng nỗi nhớ
Một câu hỏi
Một thoáng suy tư
Mày hỏi tao
Bạc màu áo trận
Thơ - Đông Hương 1 - 2 - 3
Đồng đội
Quận Tư, xóm nhỏ
Người lính già (Cọp nhớ rừng)
Cảm xúc Tháng Tư Đen
Nhớ Bạn tuổi thơ
Tháng Tư hoài vọng
Nhớ Phá Tam Giang
Khi cha già cha sẽ về đâu??
Biển ấy, mùa này
Tháng Ba rồi ....
Một ngày và một đời TQLC
Buồn như một sớm trời không nắng
Huế xa rồi - Mai mốt về em nhé
Mê thư lính
Tình khúc cho một người
Nỗi nhớ buồn hiu
Dìu nhau đi cho hết....
Chùm thơ Đông Hương
Ta về
Ưu tư vận nước
Tưởng niệm 40 năm
Đêm ngủ tôi mơ
Tháng Tư lại đến nữa rồi
Cái chết của một tượng đá
Xuân Buồn
Anh sẽ đưa em về
Bức dư đồ
Tâm sự lính Mũ Xanh
Ngồi xuống đây
Hãy nhặt gìum cha
Xin giữ
Mây tháng Tư
Xuân xứ người
Lời cho này anh
Giấc mơ tương lai
Cô giáo Tịnh Như
Nhớ Cao Xuân Huy
Bông hồng Hậu Nghĩa
Anh đi...
Chiều trên quê nội
Nội tướng của tình thương
30 tháng 4 - Sống và Chết
Với MX Sóng Thần một thuở...
Tháng Tư đen
Tao nợ mầy...
Pho tượng người lính...
Đôi nạng gỗ...
Tôi nợ anh...
Chùm thơ Áo Trắng 
Nhớ một chiều Xuân
Thơ của Trần Khoa Danh
Tâm sự người Thương Binh
Nhà xưa đã khép

 

 

 

 

 

 


Nhớ Chú Cảo

Thưa các Chú, các anh trên Diễn đàn TQLC
Xin phép cho cháu/em được chia sẻ vài cảm nghĩ riêng khi nhận tin chú Cảo ra đi.
Hương


Trời Melbourne đã bắt đầu vào xuân, bỏ lại sau lưng cái lạnh buốt da và những cơn mưa tầm tã tưởng như không bao giờ dứt. Tin dữ anh báo ngay đầu ngày như luồng gió rét thổi ngược về dù ánh nắng đã rọi rực rỡ trên bụi lavender tím ngoài sân. Nét mặt có vẻ không bình thường và với giọng buồn bã anh cho tôi biết chú Cảo vừa mất, và anh hoàn toàn chẳng biết chút chi tiết gì, chỉ biết là chú vừa mất trong bệnh viện.

Tôi cũng lặng người vì rõ ràng khi gặp chú mới năm ngoái 2012 tôi thấy chú khỏe và không bị bệnh gì cả. Và cứ thế cả ngày tôi loay hoay với những mẩu chuyện nhỏ, những hình ảnh rời trong trí về chú.

Lần đầu tiên gặp chú Cảo ở quận Cam , tôi lọng cọng không biết xưng hô ra sao, bụng thầm nghĩ “ông này chắc hơn 70, mình phải gọi là chú”. Thú thật, khi gặp các anh, các bạn quân đội của anh, rất nhiều người lớn tuổi hơn anh tôi thật tình vô cùng lúng túng không biết xưng hô thế nào cho phải. Mình đâu phải là lính mà gọi mấy ông bằng cấp bậc, mà xưng hô như anh thì không được. Oắt con không được hỗn, vì vậy để tỏ lòng kính lão đắc thọ như vẫn được dạy từ khi còn nhỏ, gặp ai lớn tuổi là phải xưng hô vai vế đàng hoàng. Vì thế tôi đã tự nhủ lòng rằng, ai mà trên 70 tôi sẽ gọi là chú hết, ngoại trừ anh Phán, tôi đã quen gọi là anh từ lâu.

Vậy mà khi gặp chú Cảo, vừa mở miệng “chào chú ạ!” là chú đã nhìn tôi “chỉnh” ngay “thôi gọi tôi là anh được rồi cô, gọi chú nghe già lắm”. Lúc đó tôi chợt nhớ ngay tới bài hát “Đừng gọi anh bằng chú ”. Chú Cảo vừa nói vừa cười với đầy vẻ lém lỉnh của một người vẫn chưa hề đánh mất nét tinh nghịch của thời tuổi trẻ.

Mắt chú cười có đuôi, tôi nghĩ, lúc trẻ, chắc nhiều cô phải chết mê chết mệt vì nụ cười và ánh mắt của chú. Sau này mới được nghe các anh kể, chẳng phải chỉ thời trẻ mà bao năm nay, khối bà vẫn xiêu lòng vì ánh mắt, nụ cười đó.

Giọng Bắc kỳ của chú trầm ấm, vừa nghiêm nghị của người cha, vừa gần gũi dịu dàng của người bạn thân thiết, tôi nghĩ một phần giọng chú ấm áp vì nhờ điếu thuốc hình như lúc nào cũng bốc khói trên môi. Không hiểu đó có phải là giọng thuốc lào như người ta hay nói không?

Ngày đầu tiên ở Cali, phần vì không phải ở nhà mình, nên dù là không phải vội vã dậy sớm đi làm hàng ngày, phần vì ở nhà anh Đuông căn phòng nằm sát đường, sáng sớm tiếng xe đã chạy rào rào nên không ngày nào có thể nướng được hết; nhưng tôi ngạc nhiên khi mới 8 g sáng anh đã dục,

- Ê, dậy đi cô hai, đi uống cà phê với anh Cảo

- Trời uống cà phê gì sớm vậy anh, giờ này ai mở cửa

- Em quên đây là Cali chứ không phải Melbourne à, có quán đã mở cửa từ 6g30 sáng rồi

Tôi chợt nhớ ra là anh Đuông ngày nào cũng dậy từ 6g sáng để sửa soạn đi uống cà phê ở cái quán mà anh trung thành như tín đồ siêng đi lễ. Dân Cali khác người thật.

Lần đầu anh chở tôi đến khu Phước Lộc Thọ để uống cà phê với chú Cảo, trời, tôi tưởng đi uống cà phê ở đâu , không ngờ lại chui vô cái khu toàn là tiệm vàng với hột xoàn. (viết tới đây chợt nhớ tới chuyện chị Hà Châu kể chuyện đi chợ trả giá ngay khu shopping này mà cười bò). Bước vô đã thấy chú Cảo đang nhâm nhi cà phê. Tôi chào chú và mấy anh xong, nhìn qua một vòng thấy tiệm vàng chưa mở cửa mà toàn là những hàng ăn hấp dẫn. Chú Cảo nhìn tôi hỏi câu đầu tiên:

- Ăn gì không cô?

- Dạ cháu ăn ở nhà rồi ạ

- Mới sáng sớm mà ăn rồi là ăn cái gì, cà phê nhé

- Dạ vâng, chắc cháu uống cà phê thôi

Trời, tôi nói xạo hết biết. Bụng đói thê thảm, lại còn nhìn thấy toàn là những món ăn hấp dẫn, nếu một mình thì chắc có thể nếm cả chục món, toàn là những món không thể nào tìm thấy ở Úc. Tôi nhủ, thôi bấm bụng ngồi chơi xơi cà phê không vậy, lúc nào vòi anh quay lại sau. Chú Cảo chắc sợ tôi đói bụng nên cứ giục tôi gọi thức ăn. Chú bảo, “cô đi với tôi”. Chú dắt đi một vòng, thúc giục mãi tôi mới yểu điệu thục nữ mua đúng một trái bắp hấp. Chú hỏi “sao cô ăn ít thế?”, cũng câu trả lời “ dạ cháu ăn ở nhà rồi”. Chú chỉ cười không nói nhưng nhìn mắt chú tôi biết là chú biết thừa con bé này nói dối. Tôi cũng chỉ dám cười ruồi, thầm cám ơn chú.

Ở chú Cảo tôi thấy có nét gì đó thật ấm áp, cho người đối diện cảm giác bình yên. Không hiểu sao tôi lại cứ nghĩ là chính ra chú có nét của một người miền Nam hơn là một ông già Bắc kỳ chính cống. Có lẽ vì ở chú tôi tìm thấy những nét dễ chịu, không khách sáo như thỉnh thoảng tôi vẫn bắt gặp ở những ông cụ Bắc kỳ lớn tuổi.

Một điều tôi thấy hơi lạ là một người lớn tuổi như chú mà lúc nào trên môi cũng phì phèo điếu thuốc. Mấy lần ngồi uống cà phê tôi đã nghe có người hỏi tại sao lớn tuổi rồi chú còn hút thuốc. Chú trả lời giọng rất ư là Bắc kỳ:
thế chú mày bảo tao bỏ thuốc ở cái tuổi gần đất xa trời như thế này à, đã đến tuổi này thì còn gì phải tiếc nuối nữa, thích thì hút

Ngồi uống cà phê chưa hết ly, chú nhìn đồng hồ rồi đứng lên chào cả nhóm:

- Thôi nhé, tôi đi đây, chào cô

Được anh kể cho biết trước, tôi biết đã đến giờ chú đi thăm mộ thím. Nghe mọi người kể, ngày nào cũng như ngày nào, từ lúc thím mất, mưa nắng thế nào chú cũng ra thăm mộ. Tôi có thể tưởng tượng chú ngồi hàng giờ nhổ cỏ trên mộ bà, thắp cho bà nén hương, rồi nhớ về những ngày tháng hai người vẫn còn bên nhau.

Tôi nghĩ chắc lúc đó chú hạnh phúc lắm. Tôi nói với anh “chú Cảo là người tình lãng mạng nhất còn sót lại của thế kỷ 20”, anh gật gù đồng ý, rồi thêm “ông TQLC nào cũng thế!

Sáng chủ nhật, theo thông lệ, các ông Thủy Quân Lục Chiến tụ tập ở quán Lan Hương, mà ai cũng gọi là quán anh Hào để uống cà phê. Vừa tới nơi tôi mới thấy chỉ có mình mình là “nữ”, nhưng thầm nghĩ cũng chẳng sao vì đã lỡ quen theo anh ngồi nghe các ông lính “già” nói chuyện với nhau như chưa bao giờ qua cái tuổi những ngày hai mươi, chẳng bao giờ tôi thấy chán.

Mười mấy ông chiếm dãy bàn dài dọc một bên quán, ôi thôi mấy ông phì phèo thuốc lá khói bay mù trời.
Tôi nhớ lúc đó mình ngồi kế anh Sang, anh Tình và chú Cảo. Tôi vẫn quen miệng chào “chú”, lại nghe chú chỉnh thêm một lần nữa. Khó gọi “anh Cảo” quá, kể cả anh Sang tôi cũng tính cho lên hàng chú luôn nhưng hình như anh còn thiếu một vài năm mới lên đến hàng 70 nên tôi chưa dám cho anh lên chức. Chú Cảo bảo:

- Này cô, ăn sáng đi nhé, hôm nay chủ quán đãi mình đấy

Lần này thì tôi không khách sáo nữa gọi hai trứng ốp la, ăn uống rất ngon lành vì mấy anh mấy chú đang trêu nhau cười đùa , không ai để ý đến tôi cả. Có ai nói anh Tình coi bói hay lắm. Anh Tình ngồi kế tôi nên tôi liền chìa bàn tay ra cho anh xem ngay. Có giọng chú Cảo dặn dò:

- Thằng này nổi tiếng là Tình be, cô tin nói là bán lúa giống đấy

Lúc đó tôi cũng không tiện hỏi chú Cảo Tình “be” có nghĩa là gì, chỉ đoán mò ” be” là “bear” , có nghĩa là con gấu, chắc vì anh Tình to con như gấu nên có biệt hiệu là Tình “be” chăng? Về nhà hỏi lại anh mới biết nghĩa là gì, đúng là dốt hết biết.

Lên Oregon , vừa đi xe từ Seattle sang, tôi theo anh, anh Phan Đông gặp chú và anh Tang tại nhà anh chị Châu. Lúc này chú Cảo đúng là người anh cả, nhìn tất cả các ông ở đó, anh cho biết toàn là dân pháo binh quây quần bên chú, tôi mường tượng, gần 40 năm trước chú phải sống thế nào nên các anh ngày nay vẫn còn như thế.

Tại Đại Hội TQLC ở Oregon, trong đêm Truy Điệu tổ chức ở hội trường khá nhỏ nhưng rất ấm cúng, lúc đầu chú Cảo ngồi cùng bàn với tôi, anh Sang và anh Lâm. Lúc đó tôi nghĩ “wow, mình hân hạnh ngồi kế ba vị cao tuổi nhưng vẫn còn rất phong độ, tính tình lại còn rất trẻ, tha hồ mà đùa” nhất là anh Sang và anh Lâm, cặp bài trùng của TQLC ở Cali . Nhìn hai anh này tôi hay nghĩ tới số 11 như hình ảnh hai anh đứng bên nhau.

Vừa tính đứng lên đi lấy thức ăn cho chú Cảo, thì chú đã được “mời” đích danh lên ngồi ở bàn VIP. Tôi thấy chú có vẻ không bằng lòng vì chú thích ngồi với “thường dân” hơn, nhưng cuối cùng chú cũng phải chìều ban tổ chức lên ngồi ở bàn gần sân khấu. Thỉnh thoảng tìm chú để “check” xem chú thế nào, tôi thấy mặt chú hình như nghiêm trọng hơn nên trông buồn thiu, không cười đùa, nói chuyện mấy như mọi khi, tôi thấy thương chú quá. Tới giờ xếp hàng lấy thức ăn, tôi bưng cho chú và anh Phán, vì nghĩ ai lại để hai “cụ” xếp hàng lấy thức ăn như vậy được.

Tối hôm dạ tiệc, tôi cũng lăng quăng theo giúp ké mấy chị trong ban tổ chức, chỉ thỉnh thoảng mới chạy ra đứng hóng chuyện khi thấy chú và các ông kéo nhau ra ngoài hút thuốc. Lúc này thì tôi hiểu hơn nữa mối tình của những người lính cho nhau. Và càng thấy mình may mắn được gặp một người như chú Cảo.

*

Lúc này khi đang cùng các anh chị ở Melbourne loay hoay với 2 ngày đại hội sắp tới, thỉnh thoảng tôi lại nhớ đến đại hội đã dự ở Mỹ, loay hoay tính toán sẽ gặp lại những chú, những anh nào ở đại hội năm tới 2014 nếu đi được … chú Trí, chú Định, chú Cảo và tất cả các anh ... tự nhủ lần này sẽ gọi "anh Cảo" cho chú ... thích thì tin chú ra đi thật tình đã làm tôi có chút hụt hẫng.

Nhưng bây giờ nghe tin chú đi đoàn tụ với thím (chữ của anh Cấp), đúng là tôi nên vui giùm chú.
Không được buồn.

Rồi đây nếu có dịp quay lại Cali , tôi sẽ nhớ những lần chú Cảo bảo tôi đừng gọi bằng chú. Nhưng nhớ nhất vẫn là con mắt có đuôi, nụ cười thật bao dung và giọng nói Bắc kỳ rất ư là không khách sáo của chú.

Chú cho cháu gửi lời thăm thím và mong chú thím vui vẻ mãi mãi bên nhau,

Cháu Hương.

Melbourne 5 tháng 9, 2013

 

 

 


Văn


Cách sử dụng "I" và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi & ngã" trong tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngã
Gạch nối trong tiếng Việt
Xưng hô tiếng Việt...


Cuộc trò chuyện bất ngờ
Thư Hậu phương
Nhắc chuyện xưa
Một chuyến đi Oklahoma 
Thăm lại “Mái Nhà” xưa
Hãy kể cho tôi nghe
Young Marines trong ngày Tưởng Niệm 30/04/17
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Sớ Táo Quân TQLC - Đinh Dậu 2017
Đọc "Chặng Đường Nối Tiếp"
NT Nguyễn Thành Yên
NT Hoàng Lãm
Cái chào của Niên Trưởng
Chuyến tản thương cuối cùng
Tháng Ba chôn súng
Các NT TQLC
TQLC mà bà không biết sao?
Người Y-Tá chiến trường
Thôi ! Mình về Linh Xuân Thôn, đi em !
Một thời để nhớ
Tìm cha
Biệt đội Sóng Thần
Lão lượm “Ve Chai”
Trâu Điên Và Cố Vấn Mỹ... Muộn Vẫn Phải Nói...
Trâu Điên and Cố vấn Reunion 46 years later (1969-2015)
Trung đội 2 Tiểu Đoàn 7 TQLC và những ngày cuối cùng
Quận Trưởng Quận Triệu Phong, Quảng Trị - Chuẩn Úy Lê Đình Lời
Người lính tiên phuông
Anh hùng bất tử
40 Năm tỵ nạn... Nhìn lại đoạn đường
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Mùa Football năm nay sẽ không còn...
Đoàn 76 tù binh
Những con Quạ Đen trên nóc nhà xác
Mảnh đời tị nan tại Đức
Người lính già không bao giờ chết
Cơn mưa hạ Atlanta 2014
Cánh Đại Bàng còn lại giữa vùng trời TQLC
Vui buồn đời lính -Tình đồng đội
Nghĩa cử cao quý
Rũ áo thênh thang
30-4 những giờ phút sau cùng của một người Trung đội trưởng TQLC
Người Việt Viết Tiếng Việt. "Người Giệc Giết" Tiếng Việt
Chỉ còn là kỷ niệm
Chuyện về cột cờ đầu tiên tại Little Saigon
Nhớ Chú Cảo
Chúc mừng Trường Can
Chuyện ngày xưa…thật xưa
Viết cho con gái Cao Xuân Huy
Những ngày vui ở Nam Cali
Dòng sông êm đềm
Điệp khúc buồn
Cháu Ông Nội, Tội Bà Ngoại!
Nợ Mẹ hai tiếng yêu thương
Nỗi buồn tháng Tư
Cuộc hội ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH  và em bé gái mà Ông đã cứu 41 năm trước...
Những cái chết thầm lặng
Dục Mỹ, lò luyện thép
Người hát rong nhạc vàng
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào
Nụ cười xinh
Những ngày xưa thân ái
Quê hương bỏ lại
Biển vẫn đợi chờ
Buồn vui Đại Hội 2012 tại Oregon
Kỷ Niệm Ngày QL.VNCH. 19/6 - Người lính Việt Nam Cộng Hòa sau 37 năm nhìn lại...
Nỗi lòng người lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong
Khóc bạn
Người Lính TQLC bên bờ Bến Hải
Ông Cháu tựa má đầu
Mùa xuân trên đỉnh Torkham
Chiến thắng đầu Xuân
Một thời để yêu, một thời để nhớ
Tuổi 70… Chán mớ đời!
Chút ân tình rất đỗi mong manh
Người còn nhớ hay người đã quên
Cao Xuân Huy - Chuyện chưa ai kể
Nhớ về Cao Xuân Huy “Tháng Ba gãy súng”
Chút ánh nắng mặt trời trong mùa thu Oregon
Dòng sông tuổi nhỏ
Vui buồn đời lính 1 - 2 - 3 - 4 - 5
Dòng thời gian và những âm giai của một người lính TQLC
Huyền thoại chiến sĩ Mũ Xanh
Cuộc chiến không dừng ở đây
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai?
Chiêu hồn Quái Điễu
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ
Thuận An, hành quân triệt thoái
Thư tình viết muộn
Người lính miền Nam
Thăm lại Quảng Trị – Khe Sanh & chiến sĩ vô danh
Hãy thắp cho anh một ngọn đèn
Tôi đi lính...
Giờ phúc sau cùng của người Trung Đội Trưởng
Đôi bờ chiến tuyến
Cuộc gặp gỡ kỳ diệu
Thoáng nhớ ngậm ngùi
Mối tình Sơn Khê
Hai anh em tên Cờ, họ Việt Nam Cộng Hòa
Hạt bụi vĩ đại
Thư Khu Bưu Chính (KBC)
Hai hình ảnh, một cuộc đời
Vé Đây! Vé Đây!
Tháng Ba buồn thiu, tháng Tư gãy súng
Bà Mẹ Quê
Ôm M60, M79 đánh ghen
Nghe Nhạc Trang Thủy