Thơ

Trang thơ Nguyễn Minh Châu
Thơ - Tuấn TT
Chùm thơ Đông Hương
Thơ - Huy Văn


Thơ Văn 2020
Thơ Văn 2019
Thơ Văn 2018
Thơ 2017 - 2022
Thơ Văn 2023


Chuyện về nguồn
Nhớ Cha
Thu chiều… lặng lẽ
Chim kêu… nỗi lòng
Nhìn Thu … Thương Phận
Huynh đệ chi binh
Quanh thau rượu
Hoàng hôn bên đồi
Nén hương mùa kiếp nạn
Tháng Tư… Trang sử…
Thằng lính già thương cảm
Thằng lính già cô độc
Thằng lính già ngủ mơ
Thằng lính già hoài niệm
Thằng lính già nhớ bạn
Phục Sinh nhiệm màu
Thương tích
Nửa đêm tỉnh giấc
Vá cờ
Xuân...và Quê tôi
Đã 50 năm
Ai nợ ai…?
Nỗi lòng viễn xứ
Quà tặng
Quê hưong ngàn trùng
Đừng gọi tôi là ân nhân
Mùa Thu đất khách
Quê hương tôi đánh mất
Từ biệt đồng đội
Dậy đi em
Ngày chia tay
Hương xưa của tôi
Nặng trĩu niềm dau
Nổi sầu muôn thuở
Thương em…
Đếm Sao…
Hè về không Phượng đỏ
Về thăm chốn xưa
Dòng Đời …
Ước mơ Phá Tam Giang
Ánh trăng xưa
Anh hùng tử, khí hùng bất tử
Một bài thơ không tên
45 năm đợi chờ & mơ ước
Sài Gòn yêu
Ngày đại thọ
Lòng sơn gửi tạm giữa đất trời
Mông lung
Hòn khô
Đêm ngủ tôi mơ
Cali mùa hạnh ngộ
Nhớ mãi
Vẫn tìm em
Tháng tư hành
Gánh phù vân
Quốc hận
Nhắn lời
I am a soldier born to die
Tháng 2! Xuân vẫn ngát hương đời
Nhớ xuân xưa
Xin em
Cũng đành thôi
Đêm xuân nhớ mẹ
Mừng sinh nhật
Phút cuối
Đoản khúc Đà Lạt
Chờ
Hương lòng
Nỗi lòng biết ngỏ cùng ai ?
Cho anh nói lời xin lỗi với thằng em
Hồn thức giấc
Khóc cho người nằm xuống
Vọng cố hương… nỗi nhớ
Nỗi niềm riêng
Hương xưa của tôi
Mùa Trạng Nguyên

 

 

 

 

 

 


Nhật Ký Cali: Ngàn Năm Mây Bay

Hiền thương nhớ,

Lẽ ra sẽ không viết gì cho Hiền nữa như đã nói trong lá thư gửi Hiền nhân ngày giỗ lần thứ năm vừa qua, cũng như mình đã tự hứa với lòng, vì dẫu sao bây giờ Hiền đâu còn “Tự Do” như ngày xưa còn trẻ của chúng mình. Và cho dù Hiền đã về nơi cõi khác, nhưng mình vẫn muốn tôn trong một nửa kia của Hiền, mình muốn sự nhung nhớ thương yêu đó chỉ để dành riêng cho một nửa kia của Hiền được “ Độc Quyền” mà thôi, nhưng tại sao hôm nay bỗng dưng mình lại viết cho Hiền nữa ( thắc mắc rồi phải không?) Để mình nói cho nghe nha . . . Như Hiền biết đó, tất cả mọi chuyện trên đời này đều có nguyên nhân, nguyên cớ cho dù là tình cờ chăng nữa. Ngày hôm qua mình đã cất một món đồ khá quan trọng đối với sức khỏe của mình, nên đã gói rất cẩn thận cất đi (vì cũng sợ cái tính hay quên của mình) . . . Thế mà cũng không sao thoát khỏi cái biểu hiện đãng trí của tuổi xế chiều, và cái cần tìm ấy cứ trốn ở đâu khiến mình tìm hoài chẳng thấy, nên cho dù đã nhớ rõ ràng rằng không có bỏ trong ngăn kéo đó, nhưng câu nhắc nhở của các cụ ngày xưa : “ Có bệnh thì vái tứ phương” nên chi mình cũng lục tìm lung tung chỗ thế thôi, mình cũng không hiểu sao lúc này mình hay để quên đồ đạc, và lạ lùng thay nó cũng biến mất tăm tích y như những người quen, những người bạn cứ dần biến mất khỏi cuộc đời mình giống như Hiền vậy đó, và thế là bỗng dưng những tờ thư cũ của Hiền viết cho mình, vừa tròn bốn mươi năm cũ ( tháng 7/1981) cùng với một bài thơ con cóc của mình viết vào năm 1972 ( Mùa Hè Đò Lửa), và một tờ giấy cũ, trong đó mình có ghi chú một vài sự việc đã xảy ra vào những ngày tháng cuối cùng của Miền Nam (Việt Nam Cộng Hòa), bỗng dưng lại hiện ra ngay trong tầm mắt mình . .. Những trang thư cũ của Hiền viết bằng mực tím, trên trang giấy học trò vàng úa, lá thư được mở đầu bằng câu : “ Ngàn Năm Thân Yêu” ( Hiền vẫn giữ thói quen từ những năm tháng trước 1975), những khi viết cho mình, dường như chẳng bao giờ gọi mình là Thiên Thu như những đứa bạn khác, thay vào đó là : “Ngàn Năm” mỗi khi thư cho mình từ hành quân gửi về. . . Mình cũng không hiểu sao, sau bao nhiêu biến cố xảy đến với cuộc đời và gia đình mình, từ khi còn là cô tiểu thư khuê các, với căn biệt thự kín cổng cao tường, như bạn bè thường nói về mình, cho đến khi phải lê lết giữa chợ đời với quần bô, áo vải, và cả không một mái lá trú mưa tránh nắng mà những tờ thư đó, và cả bài thơ “ Chuyện Tình Buồn” của anh Phạm Văn Bình viết lại, để tặng cho mình vào một ngày của tháng Tư năm 1975, khi mình ghé qua 15 Lê Thánh Tôn (Bộ tư Lệnh TQLC), hỏi thăm tin của anh HVP, không hiểu sao mình vẫn còn cất giữ được, đã vậy còn theo mình đến tận xứ sở Cờ Hoa này nữa chứ . . .

Nhìn lại những tờ thư cũ của Hiền đã viết cho mình khi vừa được ra khỏi trại tù, không dưng lòng mình bồi hồi xúc động, và thấy nhớ thương Hiền, cũng như nhớ lại một thời tuổi teenage của bọn chúng mình ở Qui Nhơn quá đỗi, nhất là những tình cảm ngày xưa bọn chúng mình đã cùng dành cho nhau, và cả những tình cảm câm nín của riêng từng đứa dành đặc biệt với ai đó trong nhóm, nhưng vì một lẽ riêng không thể tỏ bày nên đã phải giấu kỹ trong lòng, và cho dù không được bày tỏ, nhưng người được cho vẫn nhận biết cho dù không thể nói ra, và nhiều khi phải giả vờ như không biết, giả vờ như chẳng có gì đặc biệt đâu, vờ như tình cảm của sáu đứa vẫn chia đều cho nhau (Ai cũng hiểu chỉ một người “Vờ” không hiểu)*. Chắc là như vậy thật rồi, phải không Hiền?!

Hiền thương nhớ,

Quả là cuộc đời của tất cả bọn chúng mình đã thật sự có những thay đổi đến không thể ngờ, nhất là sau biến cố quá đau thương và lớn lao đã xảy đến cho Đất Nước chúng mình, mọi sự đổi thay đã đến hầu như 90% với tất cả những người dân Miền Nam thân yêu và hiền hòa, một sự Đổi Đời quá đau đớn, và phũ phàng… Để rồi kể từ ngày ấy, mọi mất mát dường như đã trở nên đương nhiên, thậm chí trở thành quen thuộc và bình thường cho tất cả chúng ta, dẫu rằng trong lòng luôn cảm thấy đớn đau, và tận nơi sâu thẳm của tâm hồn luôn có sự phản kháng trong tuyệt vọng, và cả sự ê chề cho sự thay đổi của thế thái nhân tình chăng nữa . . . Ngay chính lúc đó, tình yêu thương bạn bè của hai đứa chúng mình dành cho nhau vẫn rất là Thật và vẫn rất là Người ( Con người đầy tình yêu thương và Nhân Bản, như bản chất rất thật thà và thẳng thắn của những con người được sinh ra và giáo dục trong xã hội của Miền Nam VNCH, với Nhân Chi Sơ Tính Bản Thiện)

Hiền thương yêu,

Những tờ thư cũ của Hiền đã bỗng dưng đánh thức trong “Ngàn Năm Thân Yêu” của Hiền ngày xưa, những tình cảm bất ngờ mà ngày xưa mình đã “Vờ Không Hiểu”, và ngày xưa Hiền đã ví von rằng Hiền là chiếc phong linh được cất giấu trong xó tủ, và mình đã đến, lấy ra lau chùi và treo lên, và “Ngọn Gió Ngàn Năm” đã làm chiếc “Phong Linh Hiền” reo vui trở lại, cũng như Mình của những tháng ngày xưa cũ ấy đã dấy lên trong Hiền chút gì đã ngủ quên nên Hiền đã viết: “Thu Làm Rộn Mình dễ Sợ”, chút gì đó đã khuấy động con người thật tưởng đã chết đi của Hiền, nhưng không phải vậy, nó không hề chết mà chỉ nép mình đâu đó trong một góc khuất của tâm hồn, nên bất chợt những tờ thư của mình đã đánh thức và kéo nó ra khỏi chỗ núp trong trò chơi trốn tìm. Hôm nay lại cũng những tờ thư cũ của Hiền đã trở thành ngọn gió thổi ngược vào chút hồn đã khô cằn của “ Bà Già Khó Chịu” này, khiến Ngàn Năm bỗng dưng xuyến xao nhớ lại một thời con gái đã quá xa vời, và nó cũng đã làm tâm hồn mình không dưng rộn ràng xao xuyến . . . Thế nên, bỗng dưng mình ước ao có được cỗ máy thời gian để có thể đưa chúng mình trở về quá khứ êm đềm của một thời đã qua. Cho dù nhiều kẻ giả hình đã dường như muốn chối bỏ những ngày tháng cũ; họ đã rên than, thậm chí có nhiều kẻ còn gào thét lên, đó là thời của chiến tranh, thời của tuổi trẻ bị đánh cắp, thời phải quên đi, thời của nồi da xáo thịt vv…

Thật ra, đó chỉ là nhũng kẻ giả hình, những kẻ muốn trốn chạy quá khứ và sự thật . . . Riêng với Ngàn Năm, dẫu sao đó cũng là những tháng ngày tuổi thơ và tuổi trẻ tràn ngập tình yêu thương và cả bình an thực sự nơi tâm hồn, với mình đó chính là những tháng năm đẹp nhất đời người, cho dẫu đến tận giờ phút này chút tình ngây thơ trong trắng của chúng mình ngày xưa, của Ngàn Năm dành cho Hiền cũng vẫn chỉ là cơn gió thoảng đẩy đám mây trắng bay qua đời nhau, và dù chỉ bay qua chứ không đậu lại, để có thể kết thành những cơn mưa phùn nhẹ hạt vương trên mắt trên mi nhau chăng nữa, thì giống như một câu thơ được phổ nhạc của NTN: “ Có còn hơn không, có còn hơn không …”, phải vậy không Hiền?!

Hiền thương nhớ,

Trong ba lá thư Hiền gửi mà mình còn giữ được, trong đó Hiền có cho mình biết đại khái những tháng ngày bị đọa đày trong lao tù cộng sản, và những tháng ngày đó đã hủy hoại thể xác và nhất là đã gây nên những thương tổn nơi tâm hồn Hiền như thế nào. Tuy nhiên, trong những tháng ngày đau khổ đó, Hiền vẫn mang theo trong hành trang được cất giấu ở một góc riêng trong tâm hồn, hình ảnh và cái tên của “Ngàn Năm Thân Yêu” như thế nào; và trong đó có cả những lần về phép ngắn ngủi, dù thời gian không nhiều lắm nhưng Hiền luôn cố gắng phân chia cho đại gia đình ở Qui Nhơn và cho riêng Ngàn Năm ở Sài Gòn một khoảng thời gian dù không được nhiều như mong muốn, và Hiền vẫn luôn kiên nhẫn ngồi nhà chờ cho đến giờ mình tan học về . . . Chúng mình hai đứa lại có có dịp nhắc nhở đến cả đám bạn cũ, cũng như cùng lang thang với nhau qua những con phố của Sài Gòn, và lúc nào cũng ghé vào Pole Nord cho mình ăn kem thỏa thích, và cho dù kem ở Pole Nord không ngon bằng kem Liegoise của Lan Phương, nhưng ở đó có những chai beer ướp lạnh để Hiền có thể vừa nhâm nhi, vừa ngắm nhìn “Ngàn Năm Thân yêu” nhấm nháp các loại kem và cười nói đủ thứ chuyện trên đời . . . Thấy hai đứa mình cười nói bên nhau, ai nhìn vào cũng tưởng mình là “Người Yêu Của Lính”, không biết lúc đó trong đầu Hiền nghĩ ngợi gì, riêng mình thì vui lắm, vui vì thấy Hiền còn bình an, vui vì thấy chúng mình vẫn còn nhau trong đời, vui vì tình bạn hiếm có giữa hai chúng mình. Một tình bạn mà thiên hạ cứ khăng khăng cam đoan rằng không thể có tình bạn giữa hai người đàn ông và đàn bà. Và mình luôn “hăng hái” cãi lại hai đứa tui là con trai và con gái, chứ không phải là đàn ông và đàn bà, trong lúc Hiền chỉ mỉm cười khó hiểu. Nhưng thật ra, mình đâu cần thiên hạ nghĩ gì phải không Hiền . . .

Hiền thương nhớ,

Khi nghe tin Phúc nhắn là Hiền đã được ra tù, nhưng không biết có khỏe không, mình mừng tưởng như được khai sinh thêm lần nữa, nhưng khi nói đến tình trạng sức khỏe thì mình lại lo vì biết chắc, những người đang ở bên ngoài cái nhà tù lớn của cả Nước như chúng mình còn bữa khoai bữa sắn thì những tù nhân như Hiền làm sao mà có thể khá hơn được . . . Rồi mình cũng được biết, cái thân xác còm cõi, cao 1m7, sau một tháng được Mẹ và anh Khánh chăm sóc nuôi nấng trong bệnh viện, về đến nhà vẫn vỏn vẹn có 34kg, đi phải chống gậy mà vẫn bị ngã nếu không có người dìu một bên, ngày xưa đọc những giòng thư đó mình đã âm thầm khóc thương cho Hiền, cho số phận của tất cả những người Trai Hùng Thế Hệ của VNCH, một Đất Nước khốn khổ và phải liên lỉ chiến đấu ngay từ những ngày lập quốc tự ngàn xưa, và cho đến tận bây giờ vẫn bị thằng tầu phù phương bắc áp chế, giành đất cướp tài nguyên. Giết chồng đoạt vợ nhằm đồng hóa Dân Tộc Việt Nam; một Quốc Gia Anh Dũng và luôn chiến đấu không mệt mỏi, đã bị những thế lực ngầm của các cường quốc chia phần nhau trên bàn cờ quốc tế, khiến nên phải lao đao lận đận trong lao tù, trong sự trả thù hèn hạ của cái phe được cho là “Bên Thắng Cuộc”( mà thật ra có thắng không thì cho đến giờ này mọi người cũng đều biết, và thật ra nhiều người của cả hai phía cũng đã biết và biết rất rõ, như hai với hai là bốn rằng, có đánh đâu mà thắng, có thua đâu mà hàng. Biết tự những ngày xa xưa, nhưng nào ai dám nói, giờ có nói thì cũng đã quá muộn màng).

Hiền thương nhớ,

Thế hệ cha anh, bạn bè chúng mình đã phải hy sinh dường như quá vô nghĩa, và đau đớn nhất là sau bao nhiêu xương máu đã đổ ra, bao nhiêu sinh mạng của cả hai miền Nam Bắc đã trở thành phân bón mà đất vẫn không chút mầu mỡ cho cây xanh nảy sinh những mầm sống tươi tốt, ngược lại đất ngày càng cằn cỗi vì những thứ hóa chất độc hại từ phía bọn tầu phù cung cấp, quê hương chúng mình mất dần đất đai vào tay bọn giặc bắc phương hèn hạ và tàn độc, người dân ngày càng sống hèn vì bị quản lý qua cái bao tử, một thứ quản lý hết sức tàn nhẫn và vô nhân.

Ngày xưa chúng gọi Miền Nam chúng ta là “Phồn Vinh Giả Tạo”, khi nhìn thấy sự lịch lãm và sang trọng, sự hiền hòa và lễ độ của người dân Sài Gòn, sự nồng hậu của một số phần tử “Đâm Sau Lưng Chiến Sĩ”, cũng như của đám người “ Ăn Cơm Quốc Gia Thờ Ma Cộng Sản” tưng bừng chào đón chúng ( Và thật ra trong đó cũng có cả sự sợ hãi được che giấu), thế nhưng ngày nay thì sao nhỉ? Thành phố nào cũng đầy những chương trình Game Show trên truyền hình nhằm ru ngủ người dân; mục đích làm cho họ quên đi những bất công của xã hội đang đè nặng tên vai trên cổ, những cái Ách nặng nề mà những người dân đang bị những “Thái Thú Tô Định thời Hiện Đại”, những tên thái thú, nô bộc có cùng màu da, tiếng nói đang cai trị, chúng tròng vào cổ người dân cái ách vô hình, bắt họ kéo cày trả những món nợ họ không được dùng, được hưởng mà vẫn phải oằn lưng trả nợ để cho chúng và con cháu chúng hưởng thụ trên những giọt mồ hôi, và cả nước mắt và Máu (nhiều người đã phải bán Máu kiếm những bữa cơm rau cho gia đình) của dân oan, dân đen . . .

Hiền thương nhớ,

Những trang thư được Hiền gửi cho mình vào những tháng ngày Sài Gòn xơ xác, Sài Gòn của những tháng ngày lần đầu biết đến thứ lương thực bằng loại hạt gọi là “Cao Lương”, và cả những hạt gạo trộn đầy bông cỏ, những bữa cơm trong nồi có những thứ gọi là “Củ” nhiều hơn “Hạt” ( Củ lang, củ mì trộn lèo tèo vài hạt gạo hẩm mốc), và cả cô Tiểu Thư Ngàn Năm Thân Yêu của Hiền đã phải lê lết chiếc quần bằng vải tám bạc màu ngồi bệt dưới gốc me bên lề đường chiên từng miếng khoai, miếng chuối kiếm cơm gạo nuôi hai đứa con nhỏ dại, và người cha già thất thế vừa từ trại tù cộng sản thả ra. Một gia đình với lý lịch lẽ ra phải bị tống về vùng “Kinh Tế Mới” để cuốc đất trồng rau, nhưng mình vẫn cố gắng “bám trụ” lại Sài Gòn để những đứa con có được những con chữ, dù những con chữ nay đã bị đầu độc, méo mó và biến dạng, đêm đêm phải cắn răng nghe con ca tụng : ” Tháp mười đẹp nhất bông sen . . .” đi kèm với cái tên nghe qua là máu muốn ứ trào, cổ họng nghẹn ngào đắng nghét, và chỉ muốn ói mửa ra cho hết những sự ghê tởm, oán hờn đè nặng tâm tư, những từ ngữ nghe qua là chỉ muốn như một tác phẩm của Jean Paul Sartre ( Buồn Nôn) chăng nữa . . .

Nhưng dẫu sao cuối cùng, lương tâm của những con người mang tên gọi là “Đồng Minh”cũng đã được đánh thức, nên đã có được chút may mắn dành cho một số người còn sống sót sau những tháng ngày bị đầy đọa oan uổng trong các trại tù khổ sai của cái gọi là “bên Thắng Cuộc”, đã giúp họ“Tìm Lại Được Chút Cuộc Đời Đã Bị Đánh Cắp” qua chương trình có tên gọi H.O. như một phần đền bù, chuộc lại lỗi lầm của kẻ đã phản bội, bỏ rơi những người đã một thời được gọi là “ Đồng Minh” vì đã cùng chiến đấu ở “ Tiền Đồn Chống Cộng của Thế giới Tự Do”. Thế nhưng, sự đền bù đó cũng chỉ là một phần rất nhỏ trong món nợ của sự phản bội, bởi còn biết bao mảnh đời đã phải chịu u uất, đọa đày oan uổng trong cái nhà tù lớn hơn, trên chính quê hương của mình, những con người không được sống cho đúng nghĩa con người, bởi sự kỳ thị và trả thù hèn hạ không chỉ với họ, mà còn với cả đời con cháu của họ, những đứa trẻ vô tội cũng bị kỳ thị, không cho học những ngành nghề phù hợp với khả năng, và thậm chí còn không cho học, cho dù có thi đậu được điểm số cao chăng nữa. Sự kỳ thị vô hình chung tạo nên sự hận thù và mặc cảm cho nhiều thế hệ trẻ sau này của Đất Nước, và tệ nhất là đã làm băng hoại cả một đất nước, vì sự suy đồi đạo đức, sự thờ ơ trước nỗi đau của đồng loại, điều duy nhất họ quan tâm là sự ích kỷ và vun vén cho riêng mình, một lớp người trước đây được gọi là “Lũ sâu bọ lên làm người”, bỗng chốc trở thành những tên tài phiệt, tư bản đỏ, phất lên nhanh chóng và khủng khiếp bằng sự ăn cắp xương máu của người dân, nhưng chúng luôn tự hào một cách trơ trẽn với sự đánh cắp đó của mình, thậm chí con vênh váo vì sự đánh cắp đó . . . Bởi chính tai mình đã từng nghe, mắt mình chứng kiến những đứa từ ngày tháng đầu bước chân vào Miền Nam thân yêu của chúng ta, chân còn lấm bùn, quần ngắn trên mắt cá chân cả tấc vì thiếu vải, những đứa: “Từ bắc vô nam tay cầm bó rau, tay kia cầm dây để bắt con cầy . ..” thế nhưng chỉ một thời gian không lâu sau đó, trong lúc cả nước còn đang phải ăn cái thứ gọi là Bo Bo, thì nó ra chợ hỏi có thịt bò không, để mua về cho chó ăn, nghe giọng nói, nhìn khuôn mặt câng câng đểu cáng của con mẹ thuộc loại : “răng đen mã tấu ” hỏi câu đó mà mình sôi cả ruột gan, chỉ muốn tát ngay vào mặt nó vài cái… Và tệ nhất là những con người sống đạo đức và tử tế bỗng dưng trở thành những kẻ được gọi tên là : “Dở Hơi, Dở người, Rỗi Việc”, nói cách khác là những người Ngu và Khùng, vì đã sống có tình người, sống đạo đức, tử tế và nhân bản . . .

Hiền thương nhớ,

Thư cho Hiền vào tháng bảy, tháng mà Đất nước mà mình đang tạm dung thân, đón chào Ngày Lễ Độc Lập, với tưng bừng pháo hoa, ngày lễ Độc Lập của họ cũng làm mình nhớ đến cuộc Nội Chiến của Hai miền Nam Bắc Hoa Kỳ, nhưng sau đó là gì . . . Là những hành xử đầy tính Anh Hùng Mã Thượng của Bắc Quân đối với ngưới anh em Nam Quân, và họ đã có được một đất nước như thế nào trên trường quốc tế hôm nay; trong lúc đó sự ti tiện và trả thù lại thể hiện một cách quá hèn hạ giữa người Việt Nam chúng ta với nhau, một Đất Nước luôn tự hào có Bốn Ngàn Năm Văn Hiến, so với một Quốc Gia mới lập quốc được vài trăm năm ( Thật đáng xấu hổ).

Và cũng trong tháng Bảy này, một tin buồn vô cùng nữa lại đến với Sài Gòn thân yêu của chúng ta. Một cơn đại dịch đã đến với toàn Thế Giới ( dường như cứ mỗi trăm năm, nhân loại chúng ta lại phải hứng chịu một kiếp nạn nào đó, có lẽ vì sự thờ ơ và độc ác của con người đối với nhau nên Thượng Đế gửi đến một hồi chuông cảnh tỉnh thì phải, không tin Hiền cứ nhớ lại thử), và lần này cơn đại dịch đã không chừa lại bất cứ quốc gia nào, Việt Nam dĩ nhiên cũng không thể ngoại trừ, nhưng đau đớn thay cho Sài Gòn chúng ta, Thủ Đô thân yêu của VNCH một lần nữa bị thất thủ, và còn bị phân biệt đối xử so với cái miền của bên thắng cuộc ( Thực lòng mà nói, mình là người Miền Bắc, nhưng sao bây giờ mình không muốn nhắc đến nó chút xíu nào cả). Đơn giản bởi Sài Gòn đã trở nên máu thịt của mình rồi, và cũng bởi Sài Gòn không chỉ của riêng Sài Gòn, mà Sài Gòn chính là tiêu biểu cho cả Miền Nam Thân Yêu, Sài Gòn chính là Việt Nam Cộng Hòa, cho dù bây giờ Sài Gòn đã bị pha vào nhiều tạp chất từ đâu hẳn Hiền cũng đã rõ, nhưng những gì cốt lõi của Sài Gòn vẫn không mất đi, không bị những thứ táp nham đó làm cho thay đổi và biến chất, Sài Gòn vẫn là Con Rồng ( Trứng Rồng lại đẻ ra Rồng, liu điu lại đẻ ra dòng liu điu) Sài Gòn luôn bao dung và hào phóng khi ôm ấp vào lòng Sài Gòn hơn hai triệu dân Miền Bắc 1954, trong đó có những đứa bé thơ như chúng mình ngày ấy, để giờ đây chúng ta đã trở thành người anh em thân yêu của Sài Gòn, giờ đây chúng ta biết đau, biết thương và biết khóc cho những con đường Sài Gòn đã bị mất tên . .. Thế nên, cho dù sau cái ngày đau thương cùng cực của Đất Nước, sau cái ngày phải “Mang Tên Xác Người” chăng nữa, Sài Gòn vẫn luôn Bất Tử trong lòng những người dân Việt Nam còn đang hít thở bầu không khí của Quê Hương, hay đang lưu lạc tha phương cầu thực nơi xứ người . . .

Sài Gòn với những cơn mưa rào bất chợt, nhưng cũng nhanh chóng tạnh ráo; giống như con người bộc trực, thẳng thắn của Sài Gòn, luôn bất bình với những giả trá điêu ngoa, lọc lừa, nhưng lại cũng dễ động lòng thương xót, cảm thông với những mảnh đời bất hạnh, Sài Gòn luôn bao dung tha thứ, luôn cư xử theo cách của kẻ trên ngựa ngay cả với kẻ thù. Trong những cơn hoạn nạn, Sài Gòn luôn là người hào phóng đóng góp cho những đứa em cùng mẹ khác cha với mình từng miếng cơm manh áo, không ngại chia sẻ và ôm vào lòng Sài Gòn bao nhiêu kẻ tha phương để họ có được chốn dung thân, có nơi gối đầu, và ấm lòng với những bữa cơm miễn phí, những tô phở chỉ có một, hai ngàn dành cho người nghèo, những bình nước trà cho người khát, những thùng tiền dành cho người lỡ bước, và cả những chiếc máy gạo sẻ chia . . .Tất cả đều là tấm lòng rất Sài Gòn, rất mã thượng của người dân Nam Bộ. Nhưng cũng thật đau lòng thay, khi “Sài Gòn Thất Thủ” vì cái con cúm tầu phù hoành hành thì chẳng thấy ai ngó ngàng chia sẻ, chỉ rặt một lũ mặt dầy vênh váo ra vẻ ta đây đang ban phát ân huệ cho Sài Gòn, thật ra chúng chỉ là một lũ vay mượn vinh quang từ Sài Gòn đang bịnh nặng, Sài Gòn bịnh mà vẫn phải gồng mình gánh vác cho cả nước những khoản chi phí rất ư là vô lý. Giống như “Thằng Còng làm cho thằng ngay ăn” Hay “thằng còm làm cho thằng béo xơi”. . . Để rồi sau đó lại chỉ có “Những mảnh lá rách đùm những mảnh lá nát”, có nghĩa trong những khốn cùng của đời sống thì cũng chỉ những người Sài Gòn thực thụ đưa tay bảo bọc lẫn cho nhau . . . Nỗi đau không chỉ nằm nơi đó, đau ở chỗ chính những người có cùng màu da, giọng nói kỳ thị khi phân biệt vùng miền . . . Mình thật đau lòng khi nghe một người bạn là thày giáo dạy đại học than: “ Dân Sài Gòn bọn mình giờ trở thành công dân hạng hai rồi Thu ơi!” Vì sao nên nỗi thế nhỉ, vì những loại Vaccine Moderna, hay Pfizer chỉ dành cho miền bắc, còn Sài Gòn ơi em hay xài vaccine của bọn tầu phù đi. . .

Hiền thương nhớ,

Dù có nói vạn lời chăng nữa, cũng không thể nào đủ ngôn từ diễn tả được hết nỗi lòng yêu thương và xót sa dành cho Sài Gòn của mình, dành cho những mảnh đời bất hạnh của Sài gòn, sự căm phẫn không thể nào vơi trong lòng mình, cho dù Chúa dạy “ Con hãy yêu thương kẻ thù, và tha thứ cho kẻ bách hại con” . .. Mình có thể tha cho kẻ bách hại mình, nhưng có thể nào tha cho kẻ đã làm băng hoại và suy đồi đạo đức của cả một dân tộc hay không. Những người thương binh mắt mù, chân què, tay cụt, mà vẫn bị trả thù, bị phân biệt đối xử ngay từ ngày bị kéo ra khỏi những Quân Y Viện khi vết thương còn loang máu, có người ruột còn đổ lòng thòng vẫn phải dìu nhau mà trốn chạy, những di chứng giống như cái ung nhọt vẫn còn mưng mủ sau gần nửa thế kỷ tiếng súng im bặt trên quê hương, nhưng cuộc chiến vẫn âm thầm diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Đừng tưởng những người đang sống tha phương nơi xứ người là sung sướng và hạnh phúc hơn những người còn phải “ Ôm một mối căm hờn trong cũi sắt” tại quê nhà đâu. Những nỗi u uất vẫn còn đang âm ỉ đó Hiền. Ở cái chốn gọi là “ Sài Gòn nhỏ” này, hàng ngày vẫn bắt gặp đâu đó những giọng nói Việt Nam nhưng không cùng thanh âm của “ Bắc Kỳ năm Tư ” chúng mình, những âm sắc nghe chói tai và kệch cỡm của “lũ sâu bọ lên làm người” dường như vẫn ẩn hiện đâu đó ở đây, gây phân hóa trong cộng đồng người Việt Nam Mang Mầu Cờ Vàng. Và cũng không ít cảnh đau lòng xảy ra ngay trong một số gia đình những người thân quen của chúng ta. Có một số phụ nữ Việt Nam ngày xưa, giờ đã đánh rơi đâu đó cái tam tòng tứ đức ( dĩ nhiên mình cũng không cổ súy cho việc phải theo cổ nệ này của bọn tầu phù), họ đã quên mất sự hy sinh xương máu của người chồng mình ngày xưa, để mình được một bước lên bà; ngay cả khi các ông đưa gia đình sang ăn nhờ ở đậu xứ người, các ông chồng vẫn phải nai lưng làm lại từ đầu để lo cho gia đình, dù thân xác đã mỏi mòn trong những trại tù cộng sản, thì cũng lại có những bà vợ ( Dĩ nhiên không phải là tất cả, vẫn còn nhiều người phụ nữ Việt Nam đáng được vinh danh vì sự hy sinh khi nuôi chồng con trong lao tù cộng sản) bỗng dưng như được “ Khai Phóng”, và họ đã không còn nhớ đến người chồng quan quyền ngày xưa, người đã một thời xông pha trận mạc, một thời lo lắng yêu thương chăm sóc họ . . . Dường như họ đã quên, và họ đã coi thường chồng ra mặt, lắm khi còn đối xử cách cay nghiệt với người đã đưa mình qua xứ sở văn minh này . . . Đau lòng quá phải không Hiền, nhưng điều mình buồn và lo nhất là thế hệ con cháu Người Việt sau này ở ngoại quốc. Tiếng Việt nói không rành, tập tục Việt Nam không biết ( vì nhiều người Việt đã sai lầm khi dùng con mình để thực tập tiếng Anh cho bản thân họ, họ đã quên gìn giữ tiếng nói quê hương cho con cháu, vì thế nên cũng khó mà nuôi dưỡng lòng yêu Quê Hương Tổ Quốc). Còn ở quê nhà thì Lịch Sử Lập Quốc và Truyền Thống Bất Khuất Anh Hùng, Lịch Sử Oai Hùng từng mười ba lần đánh thắng bọn xâm lược bắc phương của cha ông ta dường như đã bị bỏ quên. Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn đánh thắng quân Nguyên Mông. Đại đế Quang Trung- Nguyễn Huệ phá tan hơn hai vạn quân Thanh. Bà Trưng, Bà Triệu đánh đuổi giặc Ngô và lũ ghẻ tầu Mã Viện, Gìn Giữ từng tấc đất của Cha Ông để lại, đã không được truyền dạy, không được giáo dục ngay từ những ngày thơ ấu thì bảo sao có thể giữ được kỷ cương phép nước, nếp nhà. Lịch sử đã bị vo tròn bóp méo, và tệ hơn nữa Lịch Sử đã không được dạy dỗ, được Viết cho đúng sự thật, các phương tiện truyền thông thì chỉ chiếu rặt những film tầu, nhiều đến độ người Việt còn biết về Càn Long, Khang Hi, Từ Hi thái hậu, hay Lã bất Vi, Võ tắc Thiên rành rẽ hơn biết về Sử Việt Nam, thật quá đau lòng Hiền ạ. Tuy nhiên khi mình nói ra những điều này thì lại bị những người cùng thời, thậm chí cả những đứa bạn học ngày xưa, nhưng giờ đây chúng cũng đang có cơ hội hưởng chút ơn mưa móc của chế độ nên chê bai mình “Khùng”, “ Lo Chuyện Bao Đồng”, nhưng riêng mình vẫn tự nghĩ “ Thà Thắp Lên Một Ngọn Đèn, Còn Hơn Ngồi Nguyền Rủa Bóng Tối” như ngày xưa mình đã từng được học

Thôi nha Hiền, chắc Hiền cũng đã mệt vì nghe mình than vãn, mình ngừng đây. Cuối cùng vẫn chỉ muốn nói với Hiền một câu thôi. Mình vẫn luôn nhớ tình bạn của chúng mình và mình vẫn luôn yêu thương Sài Gòn của chúng mình, thế thôi!

Ngủ yên nghe bạn Hiền

Phạm Thiên Thu



 

 


Văn


Hỏi ngã chánh tả tự vị
Cách sử dụng "I" và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi & ngã" trong tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngã
Gạch nối trong tiếng Việt
Xưng hô tiếng Việt...


Các cấp chỉ huy và đồng đội TQLC

Lạng Sơn Thiếu Tướng Bùi Thế Lân
Tango Đại Tá Nguyễn Thành Trí
Sài Gòn Đại Tá Tôn Thất Soạn


Năm Tị nói chuyện Rắn
Ngậm ngùi,,, Tiếc thương...
Chuyện tình buồn
Mình ơi! Em muốn...
Đây Long Giao, Suối Máu
Người hùng TQLC Trần Ba
Poncho
Quân Cán Chính VNCH chết trong trại tù "Cải Tạo"
Bão Beryl và Đại Hội 2024
Đại Hội 2024: Những tấm chân tình của Đại Gia Đình TQLC
Người về từ thành cổ
Đại Hội TQLC 2024 tại Houston
Houston - Chuyện bên lề
Thương Phế Binh, Ông Là Ai?
Lòng biết ơn nhân ngày Lễ Những Người Cha 2024
Một ngày không thể quên
Giầy Saut trong tử địa
Những nhân chứng sống sót của một thời thảm khốc
Tôi đi khám Bás Sĩ
Bóng người hay bụi sương?
Lần đầu nhập trận
Cố Trung Tá Nguyễn Văn Nho
Trước sau như một!
Louisiana 2023 – Rằn Ri gặp mặt
Môt ban nhạc lạ đời
Những điều ít người biết về bài hát "Kỷ vật cho em"
An Dương
Ngược dòng thời gian
Người lính cuối cùng
Tìm tự do
Tù cải tạo…Những nỗi buồn khó phai
Danh sách Quân Dân Chính chết trong tu cải tạo
Đón xuân này nhớ xuân xưa
"Tù cài tạo" - Những nỗi vui buồn khó quên
Trở lại Cổ Thành
Những ngộ nhận về chiến tranh Việt Nam từ phía Hoa Kỳ
Gặp gỡ Chú Long Hồ
Tango: Ngày này năm xưa! Ngày này năm nay!
Saigon đã tròn năm
Ngày về từ rừng núi Hiệp Đức
Trường Sơn bỏ lại sau lưng
Cuộc hành trình
Bên kia bờ sông Thạch Hãn
Chung gòng định phận
Kỷ niệm cổ thành Đinh Công Tráng - Quảng Trị 1972
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ
Cố vấn TQLCHK trao Bronze Star cho NT Đặng Bá Đạt
Nhật Ký Cali: Ngàn năm mây bay
Quỳ hôn đất thân yêu
Sau 46 năm nước mắt vẫn còn rơi!
Chuyện mắc dịch
Vui buồn cùng Cọp Biển
Cái gì của Cesar … Cái gì của Thương Phế Binh …
Hỏng rồi tiếng nước tôi !!! Phần 1 - Phần 2
Bạn tôi, người y tá tên Ri
Hai bà chị
Trận đánh tháng 3/75 Quân Khu I
Thu hát cho người
Sự nghiệp 4 chữ, lý tưởng 2 chữ
TĐ2/TQLC Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Trung Đoàn Tăng-Thiết Giáp 202
Tình với Nghĩa
Xuân ở nơi nào?!
Tuổi 70, Chán mớ đời!
Họ nhà "Cu"
Con sáo bạc má và người tù
Quân khu IX ơi. Chào mi!
Chuyện về bức tượng TQLC
Tháng 3, ký ức về anh
Ngày ra trại
Một buỗi chiều xuân
Đêm xuân Đà Lạt
Nhánh mai vàng
Phục Hưng Tự