Thơ

Trang thơ Nguyễn Minh Châu
Thơ - Tuấn TT
Chùm thơ Đông Hương
Thơ - Huy Văn


Thơ 2017....


Một ṿng quay
Dư âm ĐH 2018
Khấn nguyện
Nỗi buồn người ở lại
Mùa Thánh
Đông về...
Gọi tên đồng đội
Nhớ mày
43 năm trôi qua, 43 năm ṃn mỏi đợi chờ
Ước mơ... Phá Tam Giang
Huynh Đệ chi binh
Thu dĩ văng
Quê hương ơi…?
T́m mày …ḿnh nằm chung
Kư ức Quận Tư
Về đâu nhỉ…khi tôi chết?
Tôi sẽ chết
Một ḿnh trên căn gác
Nỗi buồn nín câm
Chùm khế ngọt
Nhiều đêm trăn trở
Hành trang bỏ dở
Chiều thu
Hoài cổ
Màu cờ
Kỷ niệm 64 năm sinh nhật BC/TQLC
Cho người yêu dấu
Cổ Thành ơi !
Tiệc khao quân
Xin đừng hỏi tôi
Gửi hồn theo gió
Chuyện lạ nước nhà
Anh hùng tử, khí hùng nào tử
Bên nầy bờ Đại Dương
Thu chờ đợi
Cổ lai chinh chiến
Nếu có thể
Chinh phụ
Tiễn bạn
Thu buồn
Hoài cảm "Lính xa nhà"
Mộng buồn
Hoài niệm
Năm mốt năm
Nhớ hè xưa
Tôi phải là tôi
Mùa hoa phượng
Gọi thầm
Thầm lặng
Ngàn năm măi t́nh chung
Phím rối
Đứng vùng lên
Nỗi buồn vong quốc
Nỗi ưu tư
Mộng tưởng
Trời mờ... mưa đêm
Mẹ
Những giọt lệ cho những tấm thẻ bài
Mày hỏi tao?
Nhớ thằng bạn cũ
Tấm h́nh rách
Kư Ức khó quên
Những dấu xuân xưa
Câu hỏi đầu xuân
Thắp lại ánh xuân
Chiến hữu của tôi
Kư ức ngày găy súng
Nhớ ngày cũ
Trả tôi về
Xuân khuất đoá măn khai
Khóc mùa xuân
Mừng Mậu Tuất, nhớ Mậu Thân
Mưa buồn
Mừng Xuân
Xuân trong tiềm thức
Nỗi đau mẹ Việt Nam
Nhạn lạc bầy
Tuổi trẻ Việt Nam
Xuân nhớ đến Mẹ
Người Lính Già (Đại Bàng Tango)
Mùa Giáng Sinh xưa
Nhớ về chốn cũ
Nhớ nhà (Nhớ ngày ấy)
Saigon của tôi
T́nh sen
Mănh Hổ “Tây Đô”
Kư Ức khó quên (Ngày tàn cuộc chiến)
Người lính già (Cọp nhớ rừng)
Khi tôi chết (Tâm sự người lính già)
T́m phương giác
Gục đầu xuống
Đêm trăng nhớ bạn
Người lính và nỗi nhớ
Hương xưa của tôi
Người lính VNCH
Huyền thoại mưa Sài G̣n
Vịt Tiềm
Thắp nhang cho bạn
Tấm thẻ bài
Thăng trầm
Hoa nước mắt
Khi tôi đi
Độc ẩm
Nh́n đất mẹ
Nợ núi sông đă trả, chỉ c̣n nợ em
Tận cùng nỗi nhớ
Một câu hỏi
Một thoáng suy tư
Mày hỏi tao
Bạc màu áo trận
Thơ - Đông Hương 1 - 2 - 3
Đồng đội
Quận Tư, xóm nhỏ
Người lính già (Cọp nhớ rừng)
Cảm xúc Tháng Tư Đen
Nhớ Bạn tuổi thơ
Tháng Tư hoài vọng
Nhớ Phá Tam Giang
Khi cha già cha sẽ về đâu??
Biển ấy, mùa này
Tháng Ba rồi ....
Một ngày và một đời TQLC
Buồn như một sớm trời không nắng
Huế xa rồi - Mai mốt về em nhé
Mê thư lính
T́nh khúc cho một người
Nỗi nhớ buồn hiu
D́u nhau đi cho hết....
Chùm thơ Đông Hương
Ta về
Ưu tư vận nước
Tưởng niệm 40 năm
Đêm ngủ tôi mơ
Tháng Tư lại đến nữa rồi
Cái chết của một tượng đá
Xuân Buồn
Anh sẽ đưa em về
Bức dư đồ
Tâm sự lính Mũ Xanh
Ngồi xuống đây
Hăy nhặt ǵum cha
Xin giữ
Mây tháng Tư
Xuân xứ người
Lời cho này anh
Giấc mơ tương lai
Cô giáo Tịnh Như
Nhớ Cao Xuân Huy
Bông hồng Hậu Nghĩa
Anh đi...
Chiều trên quê nội
Nội tướng của t́nh thương
30 tháng 4 - Sống và Chết
Với MX Sóng Thần một thuở...
Tháng Tư đen
Tao nợ mầy...
Pho tượng người lính...
Đôi nạng gỗ...
Tôi nợ anh...
Chùm thơ Áo Trắng 
Nhớ một chiều Xuân
Thơ của Trần Khoa Danh
Tâm sự người Thương Binh
Nhà xưa đă khép

 

 

 

 

 

 


Biệt Cách Dù tại Cổ Thành Quảng Trị Năm 1972

Đôi Dòng Về MX Lê Quang Liễn:

Đại Úy Lê Quang Liễn, K20VB, tham dự trận chiến Quảng Trị kể từ tháng 3/1972 trong chức vụ ĐĐT/ĐĐ4/TĐ2 TQLC cho đến khi ĐĐ4 đánh tan đơn vị pḥng thủ phối hợp giữa Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 48/SĐ320B và Trung Đoàn 95/SĐ325 CSBV, tại mặt trận Thị Xă và Cổ Thành Quảng Trị vào ngày 15/9/1972 tại khu hầm ngầm cạnh dinh Tỉnh Trưởng Quảng Trị.

Ngày 20/ 9/ 1972, Đại Úy Liễn được đặc cách thăng thiếu tá tại mặt trận và được bổ nhiệm làm TĐP/TĐ2/TQLC từ 11/72- 1973. Sau đó, ông được thuyên chuyển làm TĐP/TĐ7 của Th/Tá TĐT Phạm Cang.

Trong những ngày cuối tháng 3/1975, LĐ147/ TQLC bị kẹt tại bờ biển Thuận An, em trai của Thiếu Tá Liễn bị tử thương. Ông đem được xác em lên tàu HQ, rồi quay lại bờ cùng với Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Phạm Cang và đồng đội tiếp tục chiến đấu cho tới viên đạn cuối cùng rồi bị bắt, vào ngày 27/3/1975.

Ông đă bị tù CS 13 năm (từ 27/3/1975 đến 12/ 2/1988).

BBT/Sóng Thần

***

MX Lê Quang Liễn, K20



H́nh chụp lúc đi học Basic School 1969

Cùng với Nhảy Dù, TQLC là một trong 2 thành phần Tổng Trừ Bị cấp sư đoàn của Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH. Sư Đoàn TQLC thường tham dự những cuộc hành quân qui mô lớn, với nhiệm vụ giải quyết những chiến trường quan trọng trên khắp 4 Quân Khu, với chiến thuật điều quân thần tốc, dùng hỏa lực tối đa để trấn áp và tiêu diệt địch, hoặc trấn đóng các khu vực trọng yếu, như Quảng Trị, gần Vùng Phi Quân Sự.

CSBV mở đầu chiến dịch Nguyễn Huệ tại Quân Khu I vào ngày 30 tháng 3 năm 1972 đúng vào mùa Lễ Phục Sinh (phía Hoa Kỳ thường gọi The Easter Offensive), chúng vượt qua vĩ tuyến 17, xua quân xâm chiếm miền Nam. Chúng đă đưa nhiều sư đoàn bộ binh, nhiều đơn vị thiết giáp, pháo binh, đặc công... tràn qua sông Bến Hải (ranh giới giữa 2 miền Nam Bắc), chiếm đóng một phần tỉnh Quảng Trị, trong đó có Thị Xă và Cổ Thành Quảng Trị.

Trong thời gian đầu, để bảo toàn lực lượng, các đơn vị trú đóng tại Tỉnh Quảng Trị đă phải di tản chiến thuật, tạm thời để các lực lượng CSBV chiếm đóng một phần Quảng Trị.

Chiến sự diễn ra vô cùng ác liệt trên khắp lănh thổ VNCH vào Mùa Hè 1972, trong khi những thương thảo đang đến hồi gay cấn trên bàn ḥa đàm tại Paris. CSBV cố chiếm Thị Xă Quảng Trị để thiết lập thủ đô cho cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng miền Nam, tay sai của chúng, nhằm tăng uy thế cho chính phủ bù nh́n này trên chính trường quốc tế. Biết được mưu đồ của chúng, Chính phủ VNCH quyết tái chiếm Thị Xă và Cổ Thành Quảng Trị với bất cứ giá nào. V́ lẽ, đây là một mục tiêu quân sự, vừa có tính chính trị với tầm mức chiến lược lúc bấy giờ.

Sư Đoàn Nhảy Dù và Thủy Quân Lục Chiến, là 2 nỗ lực chính, được BTTM giao cho trách nhiệm này.

Ngày 27/7/1972, thời gian ấn định chiếm Thị Xă và Cổ Thành Quảng Trị chưa đạt được. Trung Tướng Trưởng quyết định dừng cuộc tấn công vào Thị Xă và Cổ Thành Quảng Trị của Sư Đoàn Dù, giao nhiệm vụ lại cho Sư Đoàn TQLC. (Trích Quân Sử TQLC trang 262) .

Cuối cùng, sau 51 ngày đêm chiến đấu gian khổ, phải đánh chiếm từng ngôi nhà, khu phố trong Thị Xă và Cổ Thành Quảng Trị, Binh Chủng TQLC đă tiêu diệt các ổ kháng cự cuối cùng của CSBV trong toàn Thị Xă và Cổ Thành Quảng Trị vào ngày 15 tháng 9 năm 1972. Tổng kết cho toàn chiến dịch từ Tháng 6 năm 1972 cho đến ngày 16 tháng 9 năm 1972 đă có 3658 quân nhân TQLC hy sinh và hàng ngàn TQLC bị thương, nghĩa là trung b́nh cứ 4 quân nhân TQLC th́ có 1 TQLC hy sinh. Sư Đoàn bị tổn thất nhiều v́ TQLC đánh địch ở thế tấn công. Địch quân pḥng thủ theo chiều sâu, trên các cao điểm với quân số hơn ta khoảng 4 lần.

Thủy Quân Lục Chiến, đă cắm cờ VNCH trên Cổ Thành vào ngày 16 tháng 9 năm 1972, chấm dứt vẻ vang chiến dịch “3 tháng thừa thắng xông lên tái chiếm lănh thổ” do Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu đề ra.

Trái qua phải: MX Liễn, NT Đồ Sơn, MX ĐH Tùng, MX NP Định

Những câu hỏi đă được suy đoán và đặt ra. Tại sao Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù không tiếp tục thanh toán nốt mục tiêu, mà lại được lệnh giao lại cho TQLC? V́ TĐ 5 ND bị tổn thất quá nhiều, khó có thể hoàn thành nhiệm vụ? Hay v́ các cấp lănh đạo muốn dành công trạng này cho TQLC? Phải chăng có sự sắp xếp từ cấp rất cao? Phải chăng đơn vị TQLC, được thay thế, không cần phải làm ǵ nhiều mà chỉ cần có mặt để lấy công?

Các câu hỏi trên, qua một thời gian dài, vẫn chưa có câu trả lời thích đáng, nhất là những người ít có cơ hội t́m hiểu kỹ càng về trận đánh này. Họ đă có những suy đoán không hợp lư, dựa trên cảm tính hơn là t́m hiểu sự thật. Đối với những quân nhân thường tham dự các cuộc hành quân, họ không bao giờ đặt ra các câu hỏi đại loại như trên, v́ việc hoán đổi vị trí trách nhiệm các đơn vị là việc b́nh thường.

Thật may mắn, tôi đă có câu trả lời rơ ràng khi có dịp đọc quyển sách “Tàn Cơn Binh Lửa” của Biệt Cách Dù Lê Đắc Lực. Tác giả đă cho thấy cái nh́n khách quan về diễn tiến thực sự khi 2 đại đội của Liên Đoàn 81 BCD tăng phái cho TĐ5 ND, cho đến lúc bàn giao vị trí cho TQLC.

Trước khi tiếp tục câu chuyện, tôi muốn tŕnh bày đôi nét về đơn vị Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù. Khởi thủy, Lực Lượng Đặc Biệt có hai đơn vị tác chiến độc lập là: Delta và Tiểu Đoàn 91BC/ND với nhiệm vụ: Thả toán và khai thác mục tiêu. Nên các cuộc hành quân thường là: “Theo dơi, bám sát để phát giác những căn cứ của địch, các trục xâm nhập, bắt sống tù binh để khai thác”. Để đạt mục đích, họ quen thuộc với chiến thuật dùng nhiều toán nhỏ, thâm nhập vào trong ḷng địch, thường xuất quân “lúc chiều tàn, khi sương lên nhiều, và màn đêm đang từ từ phủ xuống” nhằm tránh địch theo dơi... Nhiệm vụ của họ thật nặng nề, nên mỗi toán Delta đều được huấn luyện thuần thục, đa năng với công thức 4+2/7. Nghĩa là toán có 4 quân nhân VN và 2 quân nhân HK, với thời gian hoạt động trong ṿng 7 ngày hay lâu hơn. Toán trưởng là sĩ quan Việt Nam, các toán viên Hoa Kỳ thường trợ giúp về mặt vận chuyển, yểm trợ... Cho nên, các hoạt động của đơn vị này rất đặc biệt, riêng rẽ, độc lập, và rất âm thầm. Địch quân nhiều lúc bị thương vong, bị tấn công hoặc đánh bom trong cơn hoảng loạn v́ quá bất ngờ.

Tóm lại, các anh là tai, mắt giúp cho các bộ tư lệnh cao cấp hiểu rơ t́nh h́nh địch để có kế hoạch đối phó.

Tháng 8 năm 1970, Lực Lượng Đặc Biệt bị giải tán v́ đă hết nhiệm vụ nhảy Bắc, nhảy Lào và đổ bộ biển. Các quân nhân Lực lượng Đặc biệt đều được phân tán về các binh chủng khác trong quân đội, nhiều nhất là chuyển qua Biệt Động Quân và Nha Kỹ thuật, với nhiệm vụ vẫn như cũ. Riêng bộ phận chỉ huy phía Việt Nam Cộng Ḥa của Trung tâm Hành quân Delta và Tiểu đoàn 81 Biệt cách Dù được tổ chức lại, sáp nhập thành Liên đoàn 81 Biệt Cách Dù, mà vị Chỉ Huy Trưởng là Trung Tá Phan Văn Huấn K10/VB. Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù trở thành một lực lượng Tổng Trừ Bị của Bộ Tổng Tham mưu.

Khi mới thành lập, quân số của Liên Đoàn chỉ khoảng 900 người. Về sau, Liên Đoàn được mở rộng với quân số lên đến 3,000 quân nhân.

Mặc dù được huấn luyện cho những công tác thật đặc biệt, tuy nhiên khi t́nh h́nh nguy ngập như trong mùa Hè Đỏ lửa 1972 tại An Lộc và Quảng Trị, Bộ Tổng Tham Mưu đă xử dụng Liên Đoàn 81 BCD như là một lực lượng tăng viện, tiếp cứu và thanh toán chiến trường, khi cần đến các kỹ năng chuyên môn đặc biệt của đơn vị.

Một chi tiết rất quan trọng có tính cách nhân chứng cho một sự kiện lịch sử khi 2 đại đội của Liên Đoàn 81 Biệt Cách Dù (BCD) được tăng phái cho TĐ5 Nhảy Dù vào những ngày gần cuối tháng 7 năm 1972 trong nỗ lực tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị. (Tàn Cơn Binh Lửa trang 137-138)

Các Đại Đội 51 và 52 của TĐ5 Nhảy Dù và các Đại Đội 3 và 4 BCD đang bố trí bên ngoài Cổ Thành gần khu vực Nhà Thờ Tri Bưu th́ bị đánh bom lầm ngày 26 tháng 7 năm 1972.

Sự kiện đau buồn này đă làm tiêu hao sinh lực của các đơn vị tham chiến trong cố gắng đánh vào Cổ Thành. Tôi hiểu được nỗi niềm đau đớn lớn lao này mỗi khi đơn vị bị thiệt hại. Chính đơn vị tôi đă từng bị phi cơ HK thả bom lầm ngày 5 tháng 5 năm 1972 khi mới thiết lập tuyến pḥng thủ Mỹ Chánh được mấy ngày.

Đánh đuổi CSBV ra khỏi Thị Xă Quảng Trị là công lao xương máu của mọi Quân Binh Chủng, các đơn vị chủ lực quân cũng như địa phương của QLVNCH, của các đơn vị yểm trợ như Không Quân, Hải Quân, Pháo Binh, Công Binh,... và Đồng Minh. Đó là phần đóng góp xương máu vô cùng lớn lao của các quân nhân Nhảy Dù, TQLC, Biệt Động Quân, Liên Đoàn 81 BCD, Thiết Giáp, các đơn vị Pháo Binh 155 ly, Địa Phương Quân và Nghĩa Quân qua nhiều giai đoạn của chiến dịch tái chiếm lănh thổ này. TQLC được giao phó nhiệm vụ nặng nề và hănh diện là đơn vị đánh tan quân xâm lăng CSBV ra khỏi Thị Xă và cắm cờ VNCH trên Cổ Thành Quảng Trị vào ngày 16 tháng 9 năm 1972. Tức là sau gần 2 tháng kể từ ngày 27/7/72 khi Lữ Đoàn 258 TQLC thay thế Lữ Đoàn 2 Nhảy Dù, (hai Lữ Đoàn đă liên lạc hàng ngang ngày 25 tháng 7 về kế hoạch thay quân trong và chung quanh Thị Xă Quảng Trị), với các chi tiết: TĐ3TQLC thay thế cho TĐ5ND hướng Đông- Bắc Cổ Thành tại Cô Nhi Viện Hài Đồng Tri Bưu (cách CT gần 300m), TĐ9TQLC thay thế cho TĐ9ND gần ngă ba Long Hưng (Trên QL1) và cách QL về hướng Thị Xă khoảng 100m.

Sau khi đọc xong phần trích đoạn nói về sự hiện diện của các Đại Đội 3 và 4 BCD, chắc chắn chúng ta đă có câu trả lời rơ ràng, khách quan cho một sự kiện lịch sử quan trọng về diễn tiến trận đánh tái chiếm Thị Xă và Cổ Thành Quảng Trị vào mùa Hè 1972.

Tôi cũng xin phép chiến hữu Lê Đắc Lực, tác giả của tác phẩm “Tàn Cơn Binh Lửa”, được đăng lại trích đoạn sau đây.
***
“...Sau cùng, Đại Đội tôi cũng đă tiếp cận tuyến pḥng thủ của Tiểu Đoàn 11 Nhảy Dù, tôi tŕnh diện Mê Linh, tức là Thiếu Tá Lê Văn Mễ, Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 11 Dù. Cùng gặp Mê Linh với tôi sau đó là Đại Úy Nguyễn Ích Đoan, Đại Đội Trường Đại Đội 1 Biệt Cách Nhảy Dù.

Mê Linh giao nhiệm vụ cho hai Đại Đội Biệt Cách Dù là tái chiếm Nhà Thờ La Vang, tên mới là Vương Cung Thánh Đường La Vang:

- “Đại Đội các anh phải chiếm lại Nhà Thờ nầy và giữ nó, không cho địch chiếm lại.”

Có nghĩa là Dù đă chiếm nó. Đó là công lao của “Hùng Móm”, nhưng Hùng phải bỏ nó lại đi tiếp xuống để đánh vào thành phố Quảng Trị. Thừa cơ hội đó, VC chiếm lại mục tiêu nầy.

Con đường tiến quân của cộng sản đánh vào Quảng Trị là con đường từ Ba Ḷng xuống Như Lệ, Phước Môn, bên hữu ngạn Sông Thạch Hăn, theo một con đường bỏ hoang đă lâu, có cái tên cũ là đường Bảo Đại. Nó không giống như con đường Trần Lệ Xuân ở Phước Long, con đường đi lấy gỗ rừng của dân xe be khai thác gỗ.

Ở đây, đường Bảo Đại là con đường đi săn của Nhà Vua trước năm 1945, khi ông vua ham săn bắn nầy c̣n ngồi trên ngai vàng. Quân cộng sản đă theo con đường này, đưa quân chiếm lại Nhà Thờ La Vang. Nó cũng có nghĩa là khi Tiểu Đoàn 11 Dù từ hướng Tây đánh vào Thành Phố, th́ coi như Tiểu Đoàn đưa lưng ra cho địch từ sau đánh tới. Trong ư nghĩa đó, hai Đại Đội Biệt Cách Dù có nhiệm vụ lấy lại Nhà Thờ La Vang, và giữ nó là nhằm mục đích bẻ găy ư định của địch.

Bây giờ chúng tôi lại phải áp dụng chiến thuật sở trường: đánh đêm.

Vị trí giữa địch và ta đă thay đổi. Trước kia, chúng ta ở trong đồn, VC công đồn, chúng phải đánh ta vào ban đêm, chúng ta khó phát giác địch. Bây giờ th́ chúng ta phải công đồn, chúng ta cũng đánh đêm, địch không thể phát giác được ta.

Nhà Thờ La Vang mặt quay về hướng Đông. Đại Đội 1 đánh từ hướng Tây Tây Nam, phía có Hang Đá Đức Mẹ. Đại Đội 4 tôi cũng đánh từ hướng Tây, Tây Bắc, phía có con đường đi lên Nhà Thờ Phước Môn ở phía Tây Nhà Thờ La Vang, gần chân núi Trường Sơn hơn.

Vào nửa đêm, chúng tôi âm thầm hai cánh quân tiến sát ṿng đai Nhà Thờ La Vang, vừa dàn quân lại gặp một trận mưa lớn, chúng tôi án binh bất động.

Trời vừa sáng, dứt cơn mưa, quan sát các bố pḥng của địch, tôi điện báo cho Đại Úy Đoan để phối hợp tác chiến, rồi bắt đầu phát lệnh xung phong, tấn công chớp nhoáng, ào ạt, địch quá bất ngờ, nên một số đă bị tiêu diệt, một số vất súng đầu hàng, vài ba tên tháo chạy vào bên trong nhà thờ dùng B.40, AK.47 tác xạ chống trả, nhưng đă bị cánh quân hướng Tây Bắc của Đại Đội 4 chúng tôi ném lựu đạn triệt hạ 20 tên và bắt sống 5 tên. Chúng tôi có 3 binh sĩ bị tử thương và 12 bị thương. Thu dọn chiến trường xong, Đại Đội 1 được lệnh ở lại bố pḥng Nhà Thờ La Vang. Đại đội tôi tiếp tục tiến về hướng Đông Đông Bắc để thanh toán mục tiêu kế cận là Chi Khu Mai Lĩnh.

Chi Khu Mai Lĩnh, thuộc Quận Mai Lĩnh, tọa lạc trên đoạn đường rẽ, tên thường gọi là Ngă Ba Long Hưng, là con đường cũ đi vào thành phố, phía ngoài sân vận động Quảng Trị cũ, kế cận trường trung học Nguyễn Hoàng.

Trên con đường tiến quân từ Nhà Thờ La Vang đến Chi Khu Mai Lĩnh, Đại đội tôi bị tổn thất một khinh binh và một tiểu đội trưởng v́ đụng chốt VC tại ngă ba đường La Vang và Quốc Lộ 1. Nhổ chốt là sở trường của Biệt Cách Nhảy Dù, theo chiến thuật của Đại Tá Huấn. Pháo Binh cho nổ một tràng vào vị trí địch, buộc địch phải lụt đầu xuống, núp trong các hố cá nhân. Các viên đạn cuối là đạn lép. Trong khi nghe tiếng đạn đi, VC c̣n núp, th́ chúng tôi biết đó là đạn lép, không có ǵ nguy hiểm, liền nhanh chóng áp sát chỗ chúng ẩn núp. Nhờ đó, chúng tôi thanh toán bọn chúng không mấy khó khăn.

Đại đội tôi cũng áp dụng chiến thuật đánh đêm để tiến chiếm Chi Khu Mai Lĩnh. Đơn vị VC đóng chốt lại đây không đông, khoảng 15 hay 20 tên. Chúng nằm trong các công sự có sẵn trong Chi Khu để chống trả, và v́ thế mà chúng đă không ngờ binh sĩ của Đại Đội tôi, một nửa ém quân bên ngoài, thỉnh thoảng tác xạ súng phóng lựu M.79 vào bên trong Chi Khu, một nửa lợi dụng trời tối đen như mực đă ḅ vào nằm sát bên ngoài công sự, khi chúng tác xạ chống trả th́ đă để lộ mục tiêu, nên bị chúng tôi ném lựu đạn giết chết và làm trọng thương hầu hết.

Ở lại trấn thủ Chi Khu Mai Lĩnh được hai hôm, Đại đội tôi được lệnh tăng phái cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, Tiểu Đoàn Trưởng là Thiếu Tá Bùi Quyền, Thủ Khoa Khóa 16 Vơ Bị Đà Lạt, đang hành quân ở phía Đông Thành Cổ. Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn đang đóng tại khu vực thôn An Thái cách Cổ Thành khoảng 3 km về hướng Đông Nam. Tôi tŕnh diện danh tánh, cấp bậc, chức vụ với Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 5, Thiếu Tá Bùi Quyền nh́n tôi nói đùa:

- “Tôi th́ nhỏ con, Trung Úy Lực th́ to con, vậy tôi gọi ông là Lực Đô nhé. À... à.. mà Lực Đô nói lái là Lộ Đức. Vậy th́ Lộ Đức là ám danh đàm thoại vô tuyến tôi đặt cho Trung Úy trong cuộc hành quân này. Trung Úy, có chịu không?”

Nói xong, Thiếu Tá Quyền cười vui vẻ v́ cái sáng kiến độc đáo của ông. Nhờ ông, mà cái biệt danh Lộ Đức đă đeo đẳng theo tôi từ đó cho tới bây giờ.

Hôm sau Đại Đội 3 của Đại Úy Phạm Châu Tài cũng được điều động đến tăng cường cho Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù.

Thiếu Tá Bùi Quyền họp các Đại Đội Trưởng Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù và Biệt Cách Dù để ban lệnh hành quân. Ông giao cho tôi nhiệm vụ tấn công chiếm cứ nhà thờ Hạnh Hoa Thôn, thuộc làng Cổ Thành, quận Triệu Phong. Đai Đội 3 là lực lượng trừ bị. Thôn nầy ở bên sông, đẹp như cái tên của nó, nằm trên con đường đất hẹp, từ phía Đông Thành Cổ ra tới bờ sông Vĩnh Định. Thôn Hạnh Hoa có những ngôi nhà cổ, vườn rộng, cây lá xanh tươi, nhiều gốc mai lưu niên, có thể là trồng từ lâu lắm, đă mấy chục đời.

Nhà thờ Hạnh Hoa nhỏ, đối diện với bên kia đám ruộng nhỏ là nhà thờ Tri Bưu cao lớn, có tháp chuông vươn khỏi những ngọn tre làng.

Địch đang chiếm cứ trong nhà thờ. Đánh trận ở đây, khi thấy địch chiếm đóng nhà thờ, tôi thường nhớ lại một câu trong bài hát:

“Hoa Trắng Thôi Cài Trên Áo Tím”:
“Từ khi giặc tràn qua Xóm Đạo,
Anh làm chiến sĩ giữ quê hương.”

Vâng, tôi là người chiến sĩ giữ Quê Hương và tôi đang đuổi giặc ra khỏi xóm quê nầy, mặc dù tôi chẳng có một em nhỏ nào cả “để nghe khe khẽ lời em nguyện” mà chỉ có “Luyến thương chan chứa T́nh Quê Mẹ ” mà thôi.

H́nh như quân cộng sản chỉ quen với chiến thuật tấn công hơn là chiến thuật pḥng thủ. Nhờ vậy, chúng tôi lần nữa xử dụng kỹ thuật đánh đêm. Tôi bung bốn trung đội men theo các nhà dân bị đổ nát, song hành tiến sát nhà thờ Hạnh Hoa Thôn. Lại một trận mưa rào đổ xuống đă giúp xóa bớt tiếng động di chuyển của chúng tôi, và nhờ đó mà Đại Đội đă vào chiếm cứ nhà thờ không một tiếng súng nổ. Đáng buồn là khi trời hừng sáng, địch đă nổ súng phản công và trong lần đụng độ này, tôi mất người hiệu thính viên mà tôi rất thương mến: Hạ Sĩ Chấn. Anh đă hy sinh ngay khi đang cầm ống nghe liên lạc báo cáo với Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù, th́ bị một viên đạn địch bắn trúng đầu.

Vào ngày hôm sau, từ tờ mờ sáng đại bác của VC tác xạ liên hồi từ hướng Tây vào các vị trí pḥng thủ của các đơn vị Nhảy Dù, Đại Đội tôi, và rải rác quanh khu vực phía Đông của Cổ Thành. Vừa ngưng pháo kích th́ VC bắt đầu mở cuộc tấn công qui mô với một đơn vị cộng quân đông hơn quân số đại đội của tôi tới khoảng 5 lần.

Bọn chúng từ một ngôi làng ở hướng Bắc thôn Hạnh Hoa, ồ ạt xung phong biển người tấn công vào nhà thờ Tri Bưu và nhà thờ Hạnh Hoa. Chúng tôi sử dụng hết hỏa lực của ḿnh để ngăn giặc. Nhưng kỳ lạ chưa? Bọn chúng như điên cuồng, như rồ dại, như uống bùa mê thuốc lú, hết lớp nầy ngă xuống, lớp sau tiến lên. Lớp sau ngă xuống, lớp sau nữa tiến lên. Không những chúng tôi ngạc nhiên, thấy kỳ lạ mà c̣n kinh hoảng nữa, tự hỏi: “Sao bọn chúng ngu xuẩn, điên rồ vậy?” Cứ t́nh trạng nầy, đại đội của tôi, với quân số ít ỏi, chưa kịp bổ sung sau trận An Lộc, sẽ bị chúng tràn ngập mất thôi.

Nhưng cuối cùng, trước hỏa tập TOT của Pháo Binh Dù và Sư Đoàn 1, cùng sự chiến đấu dũng cảm của các đại đội Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù và Đại Đội 4 chúng tôi. Bọn chúng quay đầu tháo chạy như lũ chuột, bỏ lại trên băi chiến trường la liệt xác chết của đồng bọn, của những tên giặc cộng cuồng tín, vô thần, mất hết cả lương tri, nhân tính.

Tôi ngồi nghỉ mệt, lật tấm bản đồ ra xem lại vị trí của ḿnh, tôi bỗng chợt nhớ câu chuyện của một người bạn cũ kể lại. Tết năm Mậu Thân, VC dùng con đường nầy để tiến quân đánh vào Thị Xă Quảng Trị. Ngay tại điểm nầy, chỗ tôi đang ngồi, thôn Hạnh Hoa, VC đụng phải một tiểu đoàn Nhảy Dù và thiệt hại không ít. Nhờ đó mà Quảng Trị được yên hơn Huế là v́ vậy.

Hèn chi, VC cố chiếm lại nhà thờ Hạnh Hoa Thôn là v́ nó nằm trên con đường chiến thuật. Mất nhà thờ Hạnh Hoa Thôn, là chúng mất con đường tiếp cận với binh lính của chúng đang cố thủ trong Cổ Thành. Giữ được nhà thờ Hạnh Hoa Thôn là đại đội tôi đă đóng góp sức ḿnh cho công việc tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị.

T́nh h́nh chiến sự ở khu vực cận Cổ Thành vẫn c̣n sôi động, súng đạn từ trong bắn ra từ ngoài bắn vào nổ liên tục. Tiểu Đoàn 5 Dù được tăng cường thêm Đại Đội 1 và Đại Đội 2 Trinh Sát Dù, đang nỗ lực tấn công chiếm Cổ Thành. Thiếu Tá Bùi Quyền ra lệnh cho Đại Đội 3 và Đại Đội 4 Biệt Cách Dù, cùng tiến lên chiếm lĩnh pḥng thủ tại Nhà Thờ Tri Bưu, để phụ trách sườn cánh phải, hướng Bắc của Cổ Thành..

Tôi dẫn Đại Đội thi hành nhiệm vụ. Chẳng c̣n thằng cùi hủi nào trong Nhà Thờ Tri Bưu cả. Bọn chúng đă bị Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù triệt hạ hầu hết trong lần tập kích trước, nên rút chạy cả rồi.

Dân chúng chung quanh Nhà Thờ đă di tản đă lâu, từ đầu trận đánh. Bây giờ chẳng c̣n thằng nào bén mảng đến đây.

Tôi vẫn cho binh sĩ lục soát kỹ ở Nhà Thờ, không có ǵ hết, ngoài một số xác chết của đám “sinh Bắc tử Nam” bị śnh thối, nằm vương văi một vài nơi, trong và ngoài khuôn viên Nhà Thờ. Nhưng tôi rất buồn khi nh́n lên bàn thờ Thánh, tượng Chúa Giê Su c̣n đó, một ḿnh trên Thập Giá. Cha Xứ và con chiên chạy trốn giặc cộng hết cả rồi. Cảnh tượng ấy làm cho tôi thấy đau ḷng hơn cả câu thơ của Phạm Văn B́nh:

“Chúa buồn trên Thánh Giá. Mắt nhạt nḥa mưa qua!”

Tôi không khóc, vốn dĩ từ nhỏ tôi ít khi khóc. Nhưng xúc động th́ t́nh cảm của tôi không thua kém ai, nhất là khi tôi nh́n lên gác chuông nhà thờ. Gác chuông đă bị đổ sập, chỉ c̣n một nửa. Là một Phật Tử, không mấy khi tôi vào qú lạy trong nhà thờ để nh́n lên tượng Chúa, nhưng gác chuông nhà thờ là một h́nh ảnh không xa lạ ǵ với số đông người Việt Nam. V́ vậy, khi nh́n cái gác chuông bị gãy đổ, ḷng tôi xúc động hơn. Nơi đây không c̣n tiếng chuông nhà thờ nữa, tiếng chuông rộn ră mà tôi đă từng nghe khi tôi c̣n tuổi ấu thơ.

Đại Đội được lệnh nằm án ngữ tại nhà thờ Tri Bưu, ban đêm bung quân ra bên ngoài, để ngăn chặn địch có thể trở lại quấy phá. Trong một lần kích đêm, tiểu đội tiền đồn của Trung Sĩ Khưu Công Quí đă bắn tử thương 2 giặc cộng đang ṃ mẫm đi vào hướng khu nhà đổ nát của dân, tôi nghĩ chắc để t́m kiếm lương thực (?). Không lâu sau đó, Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù ra lệnh Đại Đội 3 và 4 chúng tôi đưa quân về hướng Đông, tiếp giáp Cổ Thành. Có đơn vị Nhảy Dù đang chờ ở đó.

Từ Nhà Thờ Trí Bưu, Đại Đội đi lom khom, lẩn khuất trong các khu vườn nhà dân, từ vườn nầy qua vườn khác, để tránh địch phát giác. Tới phía ngoài Cổ Thành, trong vị trí bố pḥng của các Đại Đội Nhảy Dù, tôi nh́n thấy có một số binh sĩ Nhảy Dù tử thương, bị thương, đang nằm trên các băng ca, chưa kịp di tản. Cũng vào lúc đó hàng loạt trái đạn do Pháo Binh tác xạ, rồi tiếp theo sau là các chiến đấu cơ A.37, Skyraider của Không Quân Việt Nam đang thay nhau oanh tạc, nổ dồn dập, inh ỏi trên Kỳ Đài Cổ Thành Quảng Trị.

Nhưng, bỗng dưng, không rơ từ đâu có hai chiến đấu cơ loại F.5 của Mỹ, bay vào khu vực dội bom, nổ lạc hướng về phía pḥng thủ của Nhảy Dù, gây nên tổn thất nặng nề về nhân mạng cho Đại Đội 51 và 52 của Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù và một ít cho hai Đại Đội 3 và 4 Biệt Cách Nhảy Dù đang bố pḥng kế cận.

Sự kiện nầy làm cho quân số của Nhảy Dù hao hụt nhiều hơn. Họ tham gia cuộc hành quân tái chiếm Quảng Trị kể từ đầu tháng 5 cho đến giờ, vậy là đă hơn 2 tháng. Hai tháng đánh trận liên miên, ngày đêm không ngơi nghỉ, sức voi cũng không chịu nổi. Tôi nghĩ thầm mà thấy thương cho các chiến hữu của tôi.

Ngày 27 tháng 7 năm 1972, ba Lữ Đoàn Nhảy Dù và hai Đại Đội 3 và 4 Biệt Cách Dù có lệnh triệt thối để bàn giao chiến trường cho Thủy Quân Lục Chiến. V́ là lực lượng tăng phái, Đại Đội 3 và 4 Biệt Cách Dù được rút trước. Nhảy Dù c̣n ở lại, chờ quân bạn tiến lên tiếp nhận pḥng tuyến.

Barbara và Helène là hai cao điểm nằm ở thượng nguồn, giữa sông Ba Ḷng và sông Nhung về phía Tây Tỉnh Quảng Trị, gần Trường Sơn. Đỉnh Helène cao hơn, thường bị mây mù bao phủ sớm chiều, nhất là về mùa mưa, mây che mờ mịt. C̣n Barbara th́ thấp hơn một chút, ít mây mù hơn, thuận tiện công việc quan sát đường chuyển quân của cộng sản quanh mật khu Ba Ḷng.

Rút khỏi Quảng Trị, mấy chiếc Chinook bốc thả Đại Đội 1 và Đại Đội 4 Biệt Cách Nhảy Dù xuống căn cứ Babara, với nhiệm vụ là từ cao điểm này, tung các toán Thám Sát của Đại Đội, thâm nhập vào phía Nam mật khu Ba Ḷng để theo dơi, phát giác sự di chuyển, rút quân của địch, mà hướng dẫn pháo binh tác xạ và khu trục oanh kích.

Căn cứ nầy trước kia là của Quân Đội Mỹ trú đóng. Họ đă rút đi, nay chỉ c̣n lại những công sự ngầm và hàng rào pḥng thủ bao quanh pḥng tuyến.

Chiến trường Quảng Trị vẫn c̣n tiếp diễn, nhưng có lẽ địch đă núng thế rồi, không c̣n hy vọng ǵ giữ Cổ Thành lâu hơn được nữa. Do đó, các toán Thám Sát đă báo cáo thấy địch rút quân ra nhiều hơn là đưa quân vào tăng cường cho quân pḥng thủ trong Thị Xă. Các toán Thám Sát nhận lệnh theo dơi và định vị chính xác đường ṃn, căn cứ địch. Từ đó, tôi thông báo về Bộ Chỉ Huy để xin pháo binh và phi cơ tiêu diệt.

Công việc cứ tuần tự như thế cho đến khi nghe tin chiến thắng. Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đă giương cao ngọn Cờ Vàng ba sọc đỏ của Tổ Quốc Việt Nam trên Cổ Thành Quảng Trị. Hôm ấy là ngày 16 tháng 9 năm 1972, trước kỳ hạn ba tháng của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Tổng Tư Lệnh Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa.” Hết trích.

Houston, Tháng 3 năm 2018

MX Lê Quang Liễn, K20

 

 


Văn


Cách sử dụng "I" và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi & ngă" trong tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngă
Gạch nối trong tiếng Việt
Xưng hô tiếng Việt...



55 năm rồi mới gặp!
“Người Việt” giết tiếng Việt!
Hy sinh và mờ nhạt
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Về đây anh 2018
Một Góc Nh́n - Đại Hội Về Đây Anh 2018
Dư Âm Ngày Đại Hội 2018
Vết thương 43 năm
Happy Father’s Day - Cha ơi! Con rất hănh diện về Cha
Biệt Cách Dù tại Cổ Thành Quảng Trị năm 1972
Lỗi tại tôi
Những cấp chỉ huy đáng Kính... Có người bạn đáng “Kinh”
Nói về tuổi trẻ sau 42 năm tỵ nạn...
Chạnh ḷng tháng Tư
Cuộc t́nh 50 năm
Một cuộc cờ đệnh mệnh
Những chuyện “Phiếm” về cs Việt Nam
Cuộc tṛ chuyện bất ngờ
Thư Hậu phương
Nhắc chuyện xưa
Bạn đường
Một chuyến đi Oklahoma 
Thăm lại “Mái Nhà” xưa
Hăy kể cho tôi nghe
Young Marines trong ngày Tưởng Niệm 30/04/17
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Sớ Táo Quân TQLC - Đinh Dậu 2017
Đọc "Chặng Đường Nối Tiếp"
NT Nguyễn Thành Yên
NT Hoàng Lăm
Cái chào của Niên Trưởng
Chuyến tản thương cuối cùng
Tháng Ba chôn súng
Các NT TQLC
TQLC mà bà không biết sao?
Người Y-Tá chiến trường
Thôi ! Ḿnh về Linh Xuân Thôn, đi em !
Một thời để nhớ
T́m cha
Biệt đội Sóng Thần
Lăo lượm “Ve Chai”
Trâu Điên Và Cố Vấn Mỹ... Muộn Vẫn Phải Nói...
Trâu Điên and Cố vấn Reunion 46 years later (1969-2015)
Trung đội 2 Tiểu Đoàn 7 TQLC và những ngày cuối cùng
Quận Trưởng Quận Triệu Phong, Quảng Trị - Chuẩn Úy Lê Đ́nh Lời
Người lính tiên phuông
Anh hùng bất tử
40 Năm tỵ nạn... Nh́n lại đoạn đường
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Mùa Football năm nay sẽ không c̣n...
Đoàn 76 tù binh
Những con Quạ Đen trên nóc nhà xác
Mảnh đời tị nan tại Đức
Người lính già không bao giờ chết
Cơn mưa hạ Atlanta 2014
Cánh Đại Bàng c̣n lại giữa vùng trời TQLC
Vui buồn đời lính -T́nh đồng đội
Nghĩa cử cao quư
Rũ áo thênh thang
30-4 những giờ phút sau cùng của một người Trung đội trưởng TQLC
Người Việt Viết Tiếng Việt. "Người Giệc Giết" Tiếng Việt
Chỉ c̣n là kỷ niệm
Chuyện về cột cờ đầu tiên tại Little Saigon
Nhớ Chú Cảo
Chúc mừng Trường Can
Chuyện ngày xưa…thật xưa
Viết cho con gái Cao Xuân Huy
Những ngày vui ở Nam Cali
Ḍng sông êm đềm
Điệp khúc buồn
Cháu Ông Nội, Tội Bà Ngoại!
Nợ Mẹ hai tiếng yêu thương
Nỗi buồn tháng Tư
Cuộc hội ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH  và em bé gái mà Ông đă cứu 41 năm trước...
Những cái chết thầm lặng
Dục Mỹ, ḷ luyện thép
Người hát rong nhạc vàng
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào
Nụ cười xinh
Những ngày xưa thân ái
Quê hương bỏ lại
Biển vẫn đợi chờ
Buồn vui Đại Hội 2012 tại Oregon
Kỷ Niệm Ngày QL.VNCH. 19/6 - Người lính Việt Nam Cộng Ḥa sau 37 năm nh́n lại...
Nỗi ḷng người lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong
Khóc bạn
Người Lính TQLC bên bờ Bến Hải
Ông Cháu tựa má đầu
Mùa xuân trên đỉnh Torkham
Chiến thắng đầu Xuân
Một thời để yêu, một thời để nhớ
Tuổi 70… Chán mớ đời!
Chút ân t́nh rất đỗi mong manh
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Cao Xuân Huy - Chuyện chưa ai kể
Nhớ về Cao Xuân Huy “Tháng Ba găy súng”
Chút ánh nắng mặt trời trong mùa thu Oregon
Ḍng sông tuổi nhỏ
Vui buồn đời lính 1 - 2 - 3 - 4 - 5
Ḍng thời gian và những âm giai của một người lính TQLC
Huyền thoại chiến sĩ Mũ Xanh
Cuộc chiến không dừng ở đây
Nỗi ḷng biết ngỏ cùng ai?
Chiêu hồn Quái Điễu
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ
Thuận An, hành quân triệt thoái
Thư t́nh viết muộn
Người lính miền Nam
Thăm lại Quảng Trị – Khe Sanh & chiến sĩ vô danh
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Tôi đi lính...
Giờ phúc sau cùng của người Trung Đội Trưởng
Đôi bờ chiến tuyến
Cuộc gặp gỡ kỳ diệu
Thoáng nhớ ngậm ngùi
Mối t́nh Sơn Khê
Hai anh em tên Cờ, họ Việt Nam Cộng Ḥa
Hạt bụi vĩ đại
Thư Khu Bưu Chính (KBC)
Hai h́nh ảnh, một cuộc đời
Vé Đây! Vé Đây!
Tháng Ba buồn thiu, tháng Tư găy súng
Bà Mẹ Quê
Ôm M60, M79 đánh ghen
Nghe Nhạc Trang Thủy