Thơ

Trang thơ Nguyễn Minh Châu

Tuổi trẻ Việt Nam
Xuân nhớ đến Mẹ
Người Lính Già (Đại Bàng Tango)
Mùa Giáng Sinh xưa
Nhớ về chốn cũ
Nhớ nhà (Nhớ ngày ấy)
Saigon của tôi
T́nh sen
Mănh Hổ “Tây Đô”
Kư Ức khó quên (Ngày tàn cuộc chiến)
Người lính già (Cọp nhớ rừng)
Khi tôi chết (Tâm sự người lính già)
T́m phương giác
Gục đầu xuống
Đêm trăng nhớ bạn
Người lính và nỗi nhớ
Hương xưa của tôi
Người lính VNCH
Huyền thoại mưa Sài G̣n
Vịt Tiềm
Thắp nhang cho bạn
Tấm thẻ bài
Thăng trầm
Hoa nước mắt
Khi tôi đi
Độc ẩm
Nh́n đất mẹ
Nợ núi sông đă trả, chỉ c̣n nợ em
Tận cùng nỗi nhớ
Một câu hỏi
Một thoáng suy tư
Mày hỏi tao
Bạc màu áo trận
Thơ - Đông Hương 1 - 2 - 3
Đồng đội
Quận Tư, xóm nhỏ
Người lính già (Cọp nhớ rừng)
Cảm xúc Tháng Tư Đen
Nhớ Bạn tuổi thơ
Tháng Tư hoài vọng
Nhớ Phá Tam Giang
Khi cha già cha sẽ về đâu??
Biển ấy, mùa này
Tháng Ba rồi ....
Một ngày và một đời TQLC
Buồn như một sớm trời không nắng
Huế xa rồi - Mai mốt về em nhé
Mê thư lính
T́nh khúc cho một người
Nỗi nhớ buồn hiu
D́u nhau đi cho hết....
Chùm thơ Đông Hương
Ta về
Ưu tư vận nước
Tưởng niệm 40 năm
Đêm ngủ tôi mơ
Tháng Tư lại đến nữa rồi
Cái chết của một tượng đá
Xuân Buồn
Anh sẽ đưa em về
Bức dư đồ
Tâm sự lính Mũ Xanh
Ngồi xuống đây
Hăy nhặt ǵum cha
Xin giữ
Mây tháng Tư
Xuân xứ người
Lời cho này anh
Giấc mơ tương lai
Cô giáo Tịnh Như
Nhớ Cao Xuân Huy
Bông hồng Hậu Nghĩa
Anh đi...
Chiều trên quê nội
Nội tướng của t́nh thương
30 tháng 4 - Sống và Chết
Với MX Sóng Thần một thuở...
Tháng Tư đen
Tao nợ mầy...
Pho tượng người lính...
Đôi nạng gỗ...
Tôi nợ anh...
Chùm thơ Áo Trắng 
Nhớ một chiều Xuân
Thơ của Trần Khoa Danh
Tâm sự người Thương Binh
Nhà xưa đă khép

 

 

 

 

 

 


Cái Chào Của Niên Trưởng

MX Phạm Vũ Bằng

Đầu tháng 3/1975, tôi là y sĩ của Đại Đội Quân Y Lữ Đoàn 258/TQLC, ngày 18 tháng 3/1975, Lữ Đoàn được lệnh di chuyển từ Quảng Trị về đèo Phước Tượng, nằm trên QLI, phía Bắc đèo Hải Vân và phía Nam Huế. Tuyến pḥng thủ của LĐ258/TQLC trải dài từ phía Bắc sông Truồi đến phía Nam Phú Lộc.

H́nh bản đồ pḥng thủ của LĐ258

Theo Trung Tá Lữ Đoàn Phó Huỳnh Văn Lượm th́ Lữ Đoàn có nhiệm vụ:

1. Bảo vệ trục giao thông huyết mạch và duy nhất trên QL1, phía Bắc đèo Hải Vân để tiếp tế quân viện cho các đơn vị Tiền Phương QĐI như Lữ Đoàn 147/TQLC, Sư Đoàn 1/BB, Liên Đoàn 14/BĐQ, Trung Đoàn I Kỵ Binh, Pháo Binh và các đơn vị bạn khác tại mặt trận Quảng Trị, Huế-Thừa Thiên.

2.Trong trường hợp không giữ được Huế-Thừa Thiên th́ bảo vệ cho các đơn vị trên rút về Đà Nẵng theo QL1, và làm thành phần ngăn cản các đơn vị truy kích của quân Cộng Sản sau khi các đơn vị kể trên rút an toàn về Đà Nẵng.

Từ ngày 18/3/1975 đến 25/3/1975, LĐ 258/TQLC đă giao tranh nhiều lần với các đơn vị lớn của Cộng Quân có đại bác yểm trợ nhưng nhờ sự quyết tâm của quân nhân các cấp nên LĐ258/TQLC vẫn giữ vững vị trí để yểm trợ tiếp tế quân cho đạo quân tiền phương QĐI.

Ngày 23/3/1975, trong khi Phú Lộc đang được TĐ8/TQLC thưộc LĐ258/TQLC giữ vững th́ chúng tôi vô cùng ngạc nhiên khi nghe đài VOA và BBC đồng loan tin Phú Lộc đă bị Cộng Quân chiếm giữ! Sau khi kiểm điểm chắc chắn Phú Lộc vẫn nằm trong tay quân ta chúng tôi thầm chê trách mấy anh “kư giả quán café” chỉ dựng chuyện nói bậy... Tuy nhiên họ không nói bậy chút nào v́ sáng ngày 25/3/ 1975, theo lệnh của QĐI, Lữ Đoàn 258/TQLC phải rút bỏ đèo Phước Tượng-Phú Lộc để về Đà Nẵng! Lệnh này làm chúng tôi kinh ngạc bởi v́ đoạn QL1 chạy qua Đèo Phước Tượng là con đường bộ duy nhất để các đơn vị đang chiến đấu tại Quảng Trị và Huế rút về Đà Nẵng, bỏ đi có nghĩa là “khai tử” các đơn vị này, hay là thượng cấp đă có kế hoạch khác, cho các đơn vị Tiền Phương QĐI đổi hướng ra biển Đông chăng? Mà rút cả một đạo quân Tiền Phương QĐI bằng Hải Quân th́ làm ǵ có đủ tầu bè để chở, c̣n hàng trăm chiến xa, đại bác th́ lấy ǵ để mang về Đà Nẵng?

Tuy kinh ngạc nhưng là thuộc cấp của một đơn vị chuyên môn (QY) nên chúng tôi không có quyền và không có thời gian để thắc mắc, việc trước mắt là thương binh. Tôi được lệnh mang các thương binh về Tổng Y Viện Duy Tân Đà Nẵng bằng đường bộ v́ trực thăng không thể đáp được. Thương binh được chở trên mấy chiếc xe GMC có một Trung Đội TQLC theo bảo vệ, rời đèo Phước Tượng lúc 6 giờ sáng ngày 25/3/1975, đường đi khó khăn, thêm nữa cầu sông Truồi bị công binh QĐI phá hủy đêm hôm trước cho nên măi tới 8 giờ chiều chúng tôi mới tới được Đà Nẵng.

V́ ở ngoài mặt trận lâu ngày không được biết tin tức của hậu phương cho nên tôi vô cùng sững sờ khi thấy Đà Nẵng trước kia phồn hoa bao nhiêu th́ nay tang thương bấy nhiêu! Một thành phố đang chết, vắng bóng người dân, trên vỉa hè, dưới ḷng đường, lang thang từng toán 5, 6 quân nhân mặc đủ mọi sắc phục vừa đi vừa hướng mũi súng lên trời bắn từng loạt đạn vu vơ, thỉnh thoảng trên hè phố từng đám người mặc đồ dân sự tụ tập, họ nh́n chúng tôi bằng những cặp mắt quen thuộc, cặp mắt của những tên đặc công VC nh́n khi bị chúng tôi bắt trói, vắng bóng dáng Cảnh Sát và Quân Cảnh, không biết giờ này họ đang ở đâu?

Nhà cháy, xe nhà binh cháy, xe dân sự cháy do chủ nhân tự phá hủy hay bị phá hoại! Trong bóng đêm hiện rơ lên là những cột lửa, thỉnh thoảng có những tiếng nổ bùng phát ra từ những đám cháy đó, có thể là do b́nh xăng, là chất nổ làm cho những cột lửa phụt bốc cao khiến thành phố đúng là đang giăy chết.

Chúng tôi đến Tổng Y Viện Duy Tân vào lúc 9 giờ tối, cổng chính của tổng y viện tối đen, không một bóng đèn mà cũng chẳng có người gác, tuy nhiên pḥng nhận bệnh ở phía sau cổng chính vẫn c̣n ánh đèn vàng hắt ra, nh́n kỹ tôi thấy có mấy người lính y tá đang cặm cụi săn sóc cho thương binh.

Trong lúc đang điều khiển các y tá và anh em binh sĩ TQLC mang thương binh vào pḥng nhận bệnh, tôi thoáng trông thấy một quân nhân dáng người mảnh khảnh trong quân phục Nhảy Dù đứng khuất trong ánh đèn vàng vọt chiếu ra từ pḥng nhận bệnh, khi tôi đi tới gần th́ anh đứng nghiêm đưa tay chào đúng quân cách, thoạt đầu tôi nghĩ anh là một sĩ quan Nhẩy Dù hay Biệt Động Quân, vả lại đang lúc quá vội vàng gấp rút đưa thương binh vào cấp cứu nên tôi chỉ kịp chào lại và không để ư anh là ai.


( *** H́nh Bác Sĩ Lương 1) .

Sau khi nhập viện thương binh xong , từ pḥng nhận bệnh quay ra tôi vẫn thấy anh ta c̣n đứng đó và đưa tay chào tôi một lần nữa, quá ngạc nhiên tôi tiến lại gần và nhận ra anh là Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương, một niên trưởng nổi tiếng trong giới y sĩ của chúng tôi, anh càng được nhiều người biết đến kể từ khi anh mang lựu đạn ngồi tuyệt thực trước Quốc Hội tại Sài G̣n để phản đối tệ nạn tham nhũng.

(*** H́nh Bác Sĩ Lương 2 trong quân phục Nhẩy Dù tuyệt thực trước Quốc Hội chống tham nhũng.)

Tôi đứng nghiêm chào lại vị niên trưởng, anh đưa tay bắt kèm theo nụ cười đầy lo âu. Anh hiện là y sĩ trưởng khu giải phẫu Tổng Y Viện Duy Tân nhưng v́ một số các đồng nghiệp tại TYV đă bỏ đi cho nên anh phải đảm nhận thêm công tác nhận bệnh. Khi biết vậy, tôi đề nghị với anh để tôi đem thương binh TQLC về bệnh viện dă chiến của Sư Đoàn TQLC tại Căn Cứ Non Nước, anh buồn rầu cho biết ở đó đă hết chỗ và anh bảo đảm với tôi là anh sẽ săn sóc thương binh TQLC tận t́nh.

Quá thắc mắc v́ anh c̣n ở lại trong TYV gần như trống này, tôi hỏi anh:

-“Tại sao anh c̣n ở lại đây, đặc công VC đă đầy trong thành phố, anh có thể bị chúng hại bất cứ lúc nào?”

Y sĩ thiếu tá trưởng khu giải phẫu Tổng Y Viện Duy Tân ngần ngừ như không muốn trả lời, thấy tôi vẫn ngó anh chờ đợi, anh khẽ thở dài:

-“Nếu tôi cũng bỏ đi th́ sẽ không đủ bác sĩ để săn sóc thương binh, và chưa bao giờ thương binh lại cần đến các anh em y sĩ chúng ta như lúc này.”

Tôi cho anh biết sơ qua t́nh h́nh chiến sự phía Bắc đèo Hải Vân th́ anh cũng buồn rầu cho tôi biết t́nh h́nh chiến sự phía Nam Đà Nẵng, pḥng tuyến bắt đầu tan ră và thành phố Đà Nẵng sẽ mất trong một vài ngày tới và chợt thoáng vui, anh tiếp:

-“Thấy TQLC các cậu về Đà Nẵng, tôi hy vọng và tin tưởng rằng các anh (TQLC) sẽ bảo vệ được thành phố này.”

Nghe anh nói, bỗng nhiên tôi cảm thấy thật buồn và cô đơn! V́ nh́n tổng quát t́nh h́nh, tôi có thể tiên đoán một sự sụp đổ hoàn toàn của QKI. Đà Nẵng, một nơi mà tôi thường mơ ước được trở lại thăm sau những tháng ngày dài hành quân vùng rừng núi tỉnh Quảng Trị, dù cho chỉ vài giờ để thưởng thức ly café nóng và ngắm cảnh phồn hoa đô hội. Nay th́ tôi đă về và đang đứng đây, không thưởng thức café nóng mà chỉ là những giọt nước mắt đắng cay chảy xuống môi, nước mắt ḥa với máu của thương binh dính trên mặt tôi tạo ra vị mặn làm tê đầu lưỡi thay cho hương vị ngọt ngào của ly café. Cảnh phồn hoa đô hội nay chỉ c̣n là những khói lửa và kinh hoàng! Thành phố thân yêu này đang chết, mọi thứ sẽ đều chết nếu một mai bị đổi chủ!

Công tác tải thương tạm ổn định, tôi chào anh Lương để trở về đơn vị, nơi có hỏa châu đang chiếu sáng và những tiếng nổ liên tục vọng về, nơi đó các đồng đội của tôi đang chiến đấu...

Khi đến tôi thấy anh Lương đứng cô đơn giữa những thương binh, bây giờ ra đi, bỏ anh lại một ḿnh để tôi về cùng đơn vị th́ lại thấy anh càng cô đơn hơn! Nhưng không làm sao khác hơn được, thương binh của tôi đă được anh nhận săn sóc th́ tôi phải về cùng đồng đội đang ở phía trước, tại tuyến đầu, nơi đó anh em đang c̣n chiến đấu và sẽ có thêm tử sĩ và thương binh khác cần săn sóc, chỉ có ở đó tôi mới cảm thấy b́nh yên và ấm cúng bên cạnh các chiến hữu TQLC, chúng tôi có cùng một quyết tâm bảo vệ Đà Nẵng đến cùng... Nhưng rồi th́ t́nh h́nh biến chuyển quá nhanh chóng không đúng như chúng tôi đă nghĩ:

- Ngày 26/3/1975, những tin xấu về QĐI Tiền Phương tại Thừa Thiên-Huế liên tục bay về Đà Nẵng. Sáng ngày 25/3/1975, đạo quân Tiền Phương QĐI được lệnh bỏ chiến cụ nặng như súng cộng đồng, đại bác, xe tăng và lương thực, rút về băi biển Thuận An để chờ tầu Hải Quân đón về Đà Nẵng, nhưng v́ “thời tiết xấu” nên tầu Hải Quân không vào đón được, buổi chiều cùng ngày, đạo quân này bị quân truy kích CS Bắc Việt bao vây và tàn sát....!!!

- Sáng ngày 26/3/1975, có 1 chiếc LCU quân vận liều mạng vào cứu được Bộ Chỉ Huy LĐ147/TQLC cùng khoảng hai ba trăm TQLC, chiếc tầu bị hỏa tiễn VC bắn theo làm Đại Tá Nguyễn Thế Lương, Lữ Đoàn Trưởng LĐ147 bị thương ở chân...
Trưa ngày 26/3/1975 tôi được chỉ định ra bến Thương Cảng Đà Nẵng đón thương binh và tử sĩ trên chiếc tầu này...
Tối ngày 26/3/1975 v́ hết đạn, không nước uống và lương thực, nên gần như toàn bộ LĐ147/TQLC và QĐI Tiền Phương tan ră và bị quân CS bắt

- Sáng ngày 28/3/1975, sau một buổi họp của Quân Đoàn I, TQLC chúng tôi được lệnh tử thủ Đà Nẵng.
Trưa ngày 28/3/1975, Tổng Lănh Sự Mỹ tại Đà Nẵng AL Francis cùng hai người Mỹ khác mặc thường phục nhưng trang bị vũ khí cá nhân đến họp với Tướng Ngô Quang Trưởng Tư Lệnh QĐI tại căn cứ TQLC Non Nước, buổi họp kéo dài đến chiều cùng ngày và sau đó Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn I triệu tập một buỏi họp khẩn cấp với các tư lệnh quân binh chủng QĐI tại căn cứ Hải Quân Tiên Sa...

Tôi được lệnh mang Đại Tá Lương quá giang trực thăng của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, Tư Lệnh TQLC, đến Bộ Tư Lệnh Hải Quân Vùng I Duyên Hải, nơi các Tư Lệnh họp, để t́m tầu đưa ông về Cam Ranh, v́ TYV Duy Tân quá tải rồi...

Chúng tôi đến sớm, khoảng 7:00 pm, Đại Tá Lương được khiêng vào một căn hầm nổi xây kiên cố bằng bao cát, căn hầm nổi này là trung tâm chỉ huy của Hải Quân Vùng I Duyên Hải. Đại Tá Lương ngồi bệt trên sàn đất dưới dàn điện thoại. V́ di chuyển nhiều, vết thương vỡ ra, máu thấm ướt cả tấm băng làm tôi phải ngồi xuống điều trị cho ông.

Ngoài chúng tôi ra, trong căn hầm nổi này c̣n có Trung Tướng Tư Lệnh QĐI Ngô Quang Trưởng, Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, Thiếu Tướng Bùi Thế Lân. Tướng Trưởng gọi điện thoại cho Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu để xin bỏ Đà Nẵng, Tổng Thống Thiệu không chấp nhận và ra lệnh cho Tướng Trưởng phải tử thủ và bằng mọi giá giữ Đà Năng để c̣n mặc cả với CS Bắc Việt. Tướng Trưởng trả lời:

-“Tŕnh Tổng Thống tôi giải quyết theo t́nh h́nh”.

Khi các Tư Lệnh Quân Binh Chủng QĐI đến họp gần đầy đủ, Tướng Trưởng tuyên bố: “Ḿnh rút đêm nay” trước sự kinh ngạc của mọi người, v́ lệnh rút quân quá đột ngột cho nên cuộc rút quân của QĐI khỏi Đà Nẵng vào sáng ngày hôm sau, 29/3/1975, đă rất hỗn loạn và đẫm máu!

Các nhân chứng nghe được cuộc điện đàm của Tướng Trưởng và Tổng Thống Thiệu tối ngày 28/3/1975 chỉ c̣n tôi và Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại, có ai thắc mắc về sự khả tín của những điều tôi viết trên đây th́ xin hỏi Phó Đề Đốc Hồ Văn Kỳ Thoại.

Sau khi đi tù về, tôi được tin Y Sĩ Thiếu Tá Phạm Văn Lương đă tuẫn tiết trong trại tù “cải tạo”! Tôi rất phục hành động cao cả của anh, bởi v́ với địa vị và quyền hạn đang có trong tay, anh có thể rời Đà Nẵng bằng nhiều phương tiện để vào Sài G̣n và biết đâu anh đă qua Mỹ trước 30/4/1975 như bao nhiêu cấp chỉ huy khác. Nhưng không, anh Phạm Văn Lương đă lựa chọn cho ḿnh một con đường nghiệt ngă nhưng lại quá hào hùng, anh ở lại với thương binh, anh ở lại với Tổng Y Viện đến giờ phút cuối cùng cho dù biết rằng “định mệnh” tàn bạo sẽ đến với anh và rồi nó đă tàn bạo hơn anh tưởng!

Khi quân Cộng Sản vào thành phố Đà Nẵng, vào chứ không phải đánh chiếm, v́ SĐ/TQLC rút bỏ Đà Nẵng vào sáng 29 tháng 3 năm 1975, chúng đă bắt và xử tử một số thương binh chống đối và đuổi tất cả thương bệnh binh, dù cho bất cứ vết thương như thế nào, ra khỏi Tổng Y Viện Duy Tân. Riêng các bác sĩ quân y th́ bị bắt vào trại tù cải tạo! Chính trong hoàn cảnh tù tội này, anh Lương đă đứng lên phản đối hành động dă man của chúng và sau cùng người anh hùng cô đơn Phạm Văn Lương đă tuẫn tiết để giữ khí tiết của một kẻ sĩ sa cơ!

Những cuộc gặp gỡ trong thời chiến và loạn ly thường bất ngờ và ngắn ngủi nhưng thật đậm đà. Lúc 9 giờ đêm 25/3/1975, trước cửa pḥng nhận bệnh của Tổng Y Viện Duy Tân, trong ánh đèn vàng vọt, tôi bất ngờ gặp anh lần đầu và không ngờ đó cũng là lần sau cùng tôi gặp Niên Trưởng Pham Văn Lương.

Đă hơn 40 năm qua, tôi không quên h́nh ảnh một y sĩ thiếu tá trong quân phục Nhẩy Dù đứng cô đơn buồn bă dưới ánh đèn vàng vọt của bệnh viện nhưng lại thật hào hùng, hào hùng v́ anh là ánh sáng, là niềm tin và là sự sống hiếm hoi c̣n lại cho tất cả những thương binh đang thoi thóp, nh́n thấy anh, họ như t́m thêm được hơi thở.

Cái chào của vị Niên Trưởng Phạm Văn Lương lúc đó đă làm tăng niềm tin và can đảm cho tôi giữa lúc tôi cũng cô đơn cùng anh em thương binh TQLC trong thành phố Đà Nẵng thân yêu, Đà Nẵng đang hấp hối! Cái chào của vị niên trưởng làm tôi hănh diện hơn tất cả những huy chương mà tôi đă nhận, mặc dù tôi biết anh đă chỉ chào bộ quân phục TQLC mà tôi đang mặc trên người cũng như tôi đă nghiêm chỉnh chào vị niên trưởng đáng kính và hành động hào hùng của anh.

California Ngày 4/5/2016.
MX Phạm Vũ Bằng



 

 


Văn


Cách sử dụng "I" và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi & ngă" trong tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngă
Gạch nối trong tiếng Việt
Xưng hô tiếng Việt...


Cuộc tṛ chuyện bất ngờ
Thư Hậu phương
Nhắc chuyện xưa
Một chuyến đi Oklahoma 
Thăm lại “Mái Nhà” xưa
Hăy kể cho tôi nghe
Young Marines trong ngày Tưởng Niệm 30/04/17
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Sớ Táo Quân TQLC - Đinh Dậu 2017
Đọc "Chặng Đường Nối Tiếp"
NT Nguyễn Thành Yên
NT Hoàng Lăm
Cái chào của Niên Trưởng
Chuyến tản thương cuối cùng
Tháng Ba chôn súng
Các NT TQLC
TQLC mà bà không biết sao?
Người Y-Tá chiến trường
Thôi ! Ḿnh về Linh Xuân Thôn, đi em !
Một thời để nhớ
T́m cha
Biệt đội Sóng Thần
Lăo lượm “Ve Chai”
Trâu Điên Và Cố Vấn Mỹ... Muộn Vẫn Phải Nói...
Trâu Điên and Cố vấn Reunion 46 years later (1969-2015)
Trung đội 2 Tiểu Đoàn 7 TQLC và những ngày cuối cùng
Quận Trưởng Quận Triệu Phong, Quảng Trị - Chuẩn Úy Lê Đ́nh Lời
Người lính tiên phuông
Anh hùng bất tử
40 Năm tỵ nạn... Nh́n lại đoạn đường
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Mùa Football năm nay sẽ không c̣n...
Đoàn 76 tù binh
Những con Quạ Đen trên nóc nhà xác
Mảnh đời tị nan tại Đức
Người lính già không bao giờ chết
Cơn mưa hạ Atlanta 2014
Cánh Đại Bàng c̣n lại giữa vùng trời TQLC
Vui buồn đời lính -T́nh đồng đội
Nghĩa cử cao quư
Rũ áo thênh thang
30-4 những giờ phút sau cùng của một người Trung đội trưởng TQLC
Người Việt Viết Tiếng Việt. "Người Giệc Giết" Tiếng Việt
Chỉ c̣n là kỷ niệm
Chuyện về cột cờ đầu tiên tại Little Saigon
Nhớ Chú Cảo
Chúc mừng Trường Can
Chuyện ngày xưa…thật xưa
Viết cho con gái Cao Xuân Huy
Những ngày vui ở Nam Cali
Ḍng sông êm đềm
Điệp khúc buồn
Cháu Ông Nội, Tội Bà Ngoại!
Nợ Mẹ hai tiếng yêu thương
Nỗi buồn tháng Tư
Cuộc hội ngộ của Sĩ Quan TQLC/VNCH  và em bé gái mà Ông đă cứu 41 năm trước...
Những cái chết thầm lặng
Dục Mỹ, ḷ luyện thép
Người hát rong nhạc vàng
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào
Nụ cười xinh
Những ngày xưa thân ái
Quê hương bỏ lại
Biển vẫn đợi chờ
Buồn vui Đại Hội 2012 tại Oregon
Kỷ Niệm Ngày QL.VNCH. 19/6 - Người lính Việt Nam Cộng Ḥa sau 37 năm nh́n lại...
Nỗi ḷng người lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong
Khóc bạn
Người Lính TQLC bên bờ Bến Hải
Ông Cháu tựa má đầu
Mùa xuân trên đỉnh Torkham
Chiến thắng đầu Xuân
Một thời để yêu, một thời để nhớ
Tuổi 70… Chán mớ đời!
Chút ân t́nh rất đỗi mong manh
Người c̣n nhớ hay người đă quên
Cao Xuân Huy - Chuyện chưa ai kể
Nhớ về Cao Xuân Huy “Tháng Ba găy súng”
Chút ánh nắng mặt trời trong mùa thu Oregon
Ḍng sông tuổi nhỏ
Vui buồn đời lính 1 - 2 - 3 - 4 - 5
Ḍng thời gian và những âm giai của một người lính TQLC
Huyền thoại chiến sĩ Mũ Xanh
Cuộc chiến không dừng ở đây
Nỗi ḷng biết ngỏ cùng ai?
Chiêu hồn Quái Điễu
Thiên hùng ca dựng một ngọn cờ
Thuận An, hành quân triệt thoái
Thư t́nh viết muộn
Người lính miền Nam
Thăm lại Quảng Trị – Khe Sanh & chiến sĩ vô danh
Hăy thắp cho anh một ngọn đèn
Tôi đi lính...
Giờ phúc sau cùng của người Trung Đội Trưởng
Đôi bờ chiến tuyến
Cuộc gặp gỡ kỳ diệu
Thoáng nhớ ngậm ngùi
Mối t́nh Sơn Khê
Hai anh em tên Cờ, họ Việt Nam Cộng Ḥa
Hạt bụi vĩ đại
Thư Khu Bưu Chính (KBC)
Hai h́nh ảnh, một cuộc đời
Vé Đây! Vé Đây!
Tháng Ba buồn thiu, tháng Tư găy súng
Bà Mẹ Quê
Ôm M60, M79 đánh ghen
Nghe Nhạc Trang Thủy