Trang thơ Nguyễn Minh Châu
Thơ - Tuấn TT
Chùm thơ Đông Hương
Thơ - Huy Văn
Một vòng quay
Dư âm ĐH 2018
Khấn nguyện
Nỗi buồn người
ở lại
Mùa Thánh
Đông về...
Gọi tên đồng đội
Nhớ mày
43 năm trôi qua, 43
năm mòn mỏi đợi chờ
Ước mơ... Phá
Tam Giang
Huynh Đệ chi binh
Thu dĩ vãng
Quê hương ơi…?
Tìm mày …mình nằm chung
Ký ức Quận Tư
Về đâu
nhỉ…khi tôi chết?
Tôi sẽ chết
Một mình trên
căn gác
Nỗi buồn nín câm
Chùm khế ngọt
Nhiều đêm trăn
trở
Hành trang bỏ dở
Chiều thu
Hoài cổ
Màu cờ
Kỷ niệm 64 năm
sinh nhật BC/TQLC
Cho người yêu
dấu
Cổ Thành ơi !
Tiệc khao quân
Xin đừng hỏi tôi
Gửi hồn theo gió
Chuyện lạ nước nhà
Anh hùng
tử, khí hùng nào tử
Bên nầy bờ Đại
Dương
Thu chờ đợi
Cổ lai chinh chiến
Nếu có thể
Chinh phụ
Tiễn bạn
Thu buồn
Hoài cảm "Lính xa
nhà"
Mộng buồn
Hoài niệm
Năm mốt năm
Nhớ hè xưa
Tôi phải là tôi
Mùa hoa phượng
Gọi thầm
Thầm lặng
Ngàn năm mãi
tình chung
Phím rối
Đứng vùng lên
Nỗi buồn vong quốc
Nỗi ưu tư
Mộng tưởng
Trời mờ... mưa đêm
Mẹ
Những giọt lệ cho những tấm thẻ bài
Mày hỏi tao?
Nhớ thằng bạn cũ
Tấm hình rách
Ký Ức khó quên
Những dấu xuân xưa
Câu hỏi đầu xuân
Thắp lại ánh xuân
Chiến hữu của
tôi
Ký ức ngày gãy
súng
Nhớ ngày cũ
Trả tôi về
Xuân khuất đoá
mãn khai
Khóc mùa xuân
Mừng Mậu Tuất, nhớ Mậu
Thân
Mưa buồn
Mừng Xuân
Xuân trong
tiềm thức
Nỗi đau mẹ Việt Nam
Nhạn lạc bầy
Tuổi trẻ Việt Nam
Xuân nhớ đến Mẹ
Người Lính Già (Đại
Bàng Tango)
Mùa Giáng Sinh xưa
Nhớ về chốn cũ
Nhớ nhà (Nhớ ngày ấy)
Saigon của tôi
Tình sen
Mãnh Hổ “Tây Đô”
Ký Ức khó quên
(Ngày tàn cuộc chiến)
Người lính già (Cọp
nhớ rừng)
Khi tôi chết
(Tâm sự người lính già)
Tìm phương giác
Gục đầu xuống
Đêm trăng nhớ
bạn
Người lính và
nỗi nhớ
Hương xưa của
tôi
Người lính VNCH
Huyền thoại mưa Sài Gòn
Vịt Tiềm
Thắp nhang cho
bạn
Tấm thẻ bài
Thăng trầm
Hoa nước mắt
Khi tôi đi
Độc ẩm
Nhìn đất mẹ
Nợ núi sông đã trả, chỉ còn nợ em
Tận cùng nỗi nhớ
Một câu hỏi
Một thoáng suy
tư
Mày hỏi tao
Bạc màu áo trận
Thơ - Đông Hương
1 - 2 -
3
Đồng đội
Quận Tư, xóm nhỏ
Người lính già (Cọp
nhớ rừng)
Cảm xúc Tháng
Tư Đen
Nhớ Bạn tuổi thơ
Tháng Tư
hoài vọng
Nhớ Phá Tam
Giang
Khi cha già
cha sẽ về đâu??
Biển ấy, mùa này
Tháng Ba rồi ....
Một ngày và
một đời TQLC
Buồn như một sớm trời không nắng
Huế xa
rồi - Mai mốt về em nhé
Mê thư lính
Tình khúc
cho một người
Nỗi nhớ buồn hiu
Dìu nhau đi cho hết....
Chùm thơ Đông
Hương
Ta về
Ưu tư vận nước
Tưởng niệm 40 năm
Đêm ngủ tôi mơ
Tháng Tư
lại đến nữa rồi
Cái chết của một
tượng đá
Xuân Buồn
Anh sẽ đưa em về
Bức dư đồ
Tâm sự lính Mũ
Xanh
Ngồi xuống đây
Hãy nhặt gìum
cha
Xin giữ
Mây tháng Tư
Xuân xứ người
Lời cho này anh
Giấc mơ tương
lai
Cô giáo Tịnh Như
Nhớ Cao Xuân Huy
Bông hồng Hậu
Nghĩa
Anh đi...
Chiều trên quê nội
Nội tướng của tình
thương
30 tháng 4 - Sống và Chết
Với MX Sóng Thần một
thuở...
Tháng Tư đen
Tao nợ mầy...
Pho tượng người
lính...
Đôi nạng gỗ...
Tôi nợ anh...
Chùm thơ Áo Trắng
Nhớ một chiều Xuân
Thơ của Trần Khoa Danh
Tâm sự người Thương Binh
Nhà xưa đã khép
MX
Phan Công Tôn
Trước khi viết, tôi nghĩ đến việc đặt cái tên cho bài viết này. Tự
dưng trong đầu tôi bật ra lời một bài hát rất quen thuộc của nhạc sĩ
Phạm Duy trong bài thơ "Chuyện Tình buồn" của MX Phạm Văn Bình phòng
TLC Sư Đoàn TQLC:
“ Năm năm rồi không gặp.
Từ khi em lấy chồng.
Anh dặm trường mê mãi.
Đời chia như nhánh sông …
… Năm năm rồi trở lại.
Một màu tang ngút trời.
Thương người em năm cũ.
Thương goá phụ bên song … “
Câu chuyện thật của cặp vợ chồng hai người bạn thân của tôi đã kết
thúc đau buồn hơn thật nhiều so với câu chuyện tình qua bài “Chuyện
Tình Buồn” tôi vừa nói ở trên. Tuy nhiên nhờ bài hát này, đã gợi ý
cho tôi đặt tên bài này là: “Năm mươi lăm năm rồi mới gặp”.
Tôi xin bắt đầu vào câu chuyện:
Năm 1963, tôi là một Thiếu Uý Thuỷ Quân Lục Chiến, được gởi đi dự Khoá Căn Bản TQLC tại Trường TQLC/Hoa Kỳ ở Quantico, Virginia. Khoá học, ngoài mấy trăm khoá sinh là người Mỹ, còn có mấy chục khoá sinh của các nước Đồng Minh của Mỹ như Việt Nam, Thái Lan, Phi Luật Tân, Nam Hàn, Iran, v.v…
Theo qui luật của nhà trường, mỗi Sĩ Quan Đồng Minh phải được ở chung với một Sĩ Quan Hoa Kỳ, gọi là “bạn ở chung phòng” (room-mate). Anh bạn Mỹ ở chung phòng với tôi tên là John A. House, bạn bè thường gọi là Jack. Jack tánh tình rất dễ thương, tế nhị, lịch sự và rất gần gũi với người Á Đông, do đó chúng tôi trở thành đôi ban rất thân với nhau. Thời gian sau, Jack cho tôi biết là Jack có một cô bạn gái người Hạ Uy Di (Hawaiian) gốc Nhật, tên là Amy đang dạy học tại tiểu bang Oregon. Jack và Amy quen nhau khi Jack còn học tại Oregon State University mấy năm về trước.
Khi Jack và Amy quyết định kết hôn, tôi là người bạn thân duy nhất trong Khoá, được Jack mời tham dự đám cưới và làm chú Rể Phụ. Và cũng theo qui luật của Trường, sau khi có vợ, Jack không được ở trong khu Sĩ Quan Độc Thân của Trường, do đó Jack và Amy phải mướn nhà ở cách Trường khoảng 5 dặm và từ đó Jack và tôi không còn là bạn chung phòng nữa. Tuy nhiên chúng tôi vẫn là bộ ba rất thân với nhau, cùng đi chơi, đi ăn uống, mua sắm, đi cắm trại và đi săn nai chung với nhau …
Tuy nhiên ngày vui qua mau, khoá học cũng tới ngày kết thúc. Tôi đành phải chia tay với bạn bè và đặc biệt buồn nhất, khi phải chia tay với vợ chồng Jack. Tôi về Việt Nam và tung vào chiến trường. Mặc dù đời sống rất bận rộn, rày đây mai đó nhưng tôi vẫn thường xuyên liên lạc với vợ chồng Jack qua thư từ và trao đổi quà cáp cho nhau.
Năm 1966, tôi nhận được hai tin vui: Amy đang có bầu và Jack vừa được thăng cấp lên Đại Uý. Vào khoảng cuối năm 1966, Jack báo cho tôi biết một tin vui buồn lẫn lộn: Jack sẽ sang tham chiến tại Việt Nam và tình nguyện xin đi một, hai tháng trước chương trình ấn định, vì Jack rất nôn nao muốn gặp tôi sớm. Do đó trong tháng Giêng năm 1967, Jack đưa Amy về Hawaii sống với gia đình bên vợ. Điều này cũng làm cho Jack yên tâm hơn vì có mẹ Amy săn sóc lúc bầu bì và đặc biệt nhất là khi sanh nở.
Tháng 2 năm 1967, Jack qua Việt Nam. Đơn vị của Jack là Không Đoàn Trực Thăng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ HMM-265 (Helicopter Marine Medium Squadron), hoạt động chung với Tiểu Đoàn 3 Trinh Sát thuộc Sư Đoàn 3/TQLC Hoa Kỳ đồn trú tại vùng phi trường Phú Bài, khoảng 13 dặm (gần 20 cây số) phía Đông Nam của thành phố Huế.
Thời gian này, tôi và Jack vẫn chỉ thường xuyên liên lạc với nhau qua thư từ, đó là phương tiện duy nhất chúng tôi có thể. Jack cũng gợi ý khi nào tôi có phép, báo cho Jack biết, Jack cũng sẽ xin phép vài hôm, cùng đi với tôi về thăm Sài Gòn và đặc biệt là về ngắm cảnh đẹp của Đà Lạt. Vì khi còn học ở Mỹ trong năm 1963, Jack cho tôi xem nhiều hình về thắng cảnh ở Oregon. Tiểu bang này có hồ, có thác và đặc biệt là các rừng cây thông thật là đẹp. Jack rất muốn lên Đà Lạt để được thưởng thức cảnh đẹp của các hồ, các thác nước và các đồi thông đẹp tuyệt vời, đặc biệt là vào những ngày có sương mù như tôi thường tả và thu hút Jack về thăm quê Đà Lạt của tôi …
Tôi chưa có phép, chưa hẹn với Jack
cùng về thăm Sài Gòn và quê hương Đà Lạt mộng mơ của tôi … thì đùng
một cái, tôi nhận được thư của Amy trong một chiều đơn vị tôi đang
hành quân và tạm dừng dưới chân đèo Phù Cũ, Bình Định. Amy cho biết
một người bạn cùng Không Đoàn của Jack đã gọi về, báo cho Amy cái
hung tin: Trực thăng của Jack đã bị bắn hạ trong một phi vụ hành
quân 3 tuần trước đó. Amy nhờ tôi, có thể nào đến được vùng trực
thăng Jack bị rơi để biết thêm tin tức về Jack. Dĩ nhiên tôi không
thể, vì đang theo đơn vị hành quân tại vùng Bình Định. Tôi đành phải
viết thư gởi về cho vị Không Đoàn Trưởng của Jack để hỏi thêm một số
tin tức về Jack. Khoảng hơn 10 ngày sau, tôi nhận được một phong bì
lớn của Đại Tá Không Đoàn Trưởng Không Đoàn Trực Thăng HMM-265 cho
biết một số tin tức liên quan đến phi vụ hành quân mới đây của Jack:
Ngày 30 tháng 6/1967: Jack lái trực thăng Chinook CH46A Sea
Knight (Hiệp Sĩ vùng Biển) chở Toán Trinh Sát thuộc Tiểu Đoàn 3
Trinh Sát vào vùng 12 dặm (khoảng 19.5 km) phía Nam phi trường Phú
Bài. Theo tin tức tình báo, vùng này đang có lực lượng Việt Cộng xâm
nhập và hoạt động mạnh. Khi trực thăng của Jack sắp tới bãi đáp ấn
định, thì bị hoả lực của Việt Cộng bắn ồ ạt, trực thăng bị trúng đạn
nhiều nơi, bị cháy, phát nổ trên không và bị rơi xuống vùng có cây
cao dày đặc, các cây cao khoảng 80 đến 100 feet (vào khoảng từ 24.5
đến 30.5 mét).
Theo hồ sơ đúc kết: có 5 người được coi là Tử Trận (KIA= Killed- in-Action) nhưng vì chưa tìm được xác nên được ghi nhận là Mất Tích Trong Chiến Trận (MIA=Missing-in-Action) trong đó có Jack là Phi Công Chính, 3 Trinh Sát Viên và 1 Y tá Quân y thuộc Hải Quân. Ngoài ra có 7 người Sống Sót (Survivors) trong đó có một Phi Công Phụ (Đại Uý Ted R. Pittman, Co-Pilot), 4 Trinh Sát Viên và 2 xạ thủ đại liên, tất cả đều bị thương và bị phỏng (5 nặng, 2 nhẹ). Khoảng hai tiếng đồng hồ sau, 7 người sống sót này được trực thăng cấp cứu đến đón trên vùng đồi, cách nơi trực thăng của Jack bị rớt và nổ khoảng gần 2 dặm.
Đại Tá Không Đoàn Trưởng của Jack còn cho tôi biết thêm, đơn vị cũng đã gởi về cho Amy, vợ Jack, tập tài liệu như tài liệu đã gởi đến tôi. Khi nhận được tin từ Không Đoàn của Jack, niềm hy vọng của tôi về việc Jack còn sống sót coi như lụi tàn. Mọi việc coi như đã được kiểm chứng và chính thức xác nhận. Cái bách phân hy vọng Jack bị Việt Cộng bắt sống đã bị rơi vào con số thấp nhất. Tuy nhiên, trong thư gởi cho Amy sau đó, ngoài việc chia buồn, an ủi … tôi vẫn mớm cho Amy một hy vọng dù rất mơ hồ: Mong rằng Jack bị bắt và tới ngày… nào đó, khi trao đổi tù binh giữa Mỹ và Việt Cộng, lúc đó Jack sẽ được trở về …
Mấy tháng sau, trong khi đơn vị đang
hành quân ở Vĩnh Long, tôi nhận được thư của Amy. Amy cho tôi biết
một tin mà tôi hằng mong đợi: Amy đã sinh một cháu trai vào ngày
mồng 2 tháng 6 năm 1967 và đặt tên cháu là Eric Layne House (tính ra
cháu Eric chỉ mới sanh được 28 ngày trước ngày ba cháu tử trận). Đây
là lá thư cuối cùng tôi nhận được từ Amy!
**
Rồi năm Mậu Thân 1968, lần thứ tư tôi bị thương nặng, phải tức tưởi
giã từ mặt trận, trở thành sĩ quan tham mưu của Phòng 3 Bộ Tư Lệnh
Sư Đoàn TQLC.
Rồi cuối cùng thì ngày đau buồn cho Chế độ Việt Nam Cộng Hoà và toàn dân miền Nam đã đến: 30 tháng 4/1975! Dù có phương tiện ra đi nhưng tôi đã quyết định ở lại và “được hưởng” hơn 9 năm trong lao tù Cộng Sản từ Nam ra Bắc. Suốt trong thời gian lao tù, khi nói chuyện và nhắc đến tên những người bạn thân cùng đơn vị đã chết ngoài chiến trường, và đặc biệt là khi nói chuyện để nhắc và nhớ đến Jack, tôi thật buồn, bị xúc động mạnh và đã khóc thật nhiều!
Tôi được thả ra khỏi trại tù vào cuối năm 1984, và trong hai năm 1985 và 1986, tôi vượt biên 3 lần nhưng vẫn còn “xui” nên bị “kẹt” lại; cho tới tháng Giêng năm 1987, “vận hên” đã đến, lần vượt biên bằng đường biển lần thứ tư từ Rạch Giá đã đến được Thái Lan và tháng 8/1987, tôi được phép vào Hoa Kỳ và sống tại Tiểu bang Utah từ đó cho đến bây giờ.
Trong hai năm 1987 và 1988, tôi có gọi hai lần lên The Basic School, Trường Căn Bản Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại thành phố Quantico, Virginia để hỏi thăm tin tức về Amy, nhưng Trường cho biết không có tin tức gì của Amy cả.
Năm 1998, vợ chồng chúng tôi có dịp đi thăm Washington, D.C. và Đài Kỷ Niệm Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ tại Việt Nam. Mục đích là để tìm “tông tích” một người bạn Mỹ được ghi nhận là mất tích trong cuộc chiến tại Việt Nam.
Tại đây tôi đã tìm được “địa chỉ” chính thức, rõ ràng và thật sự “gặp lại” người bạn cũ.
Địa chỉ của anh là:
JOHN A. HOUSE II
Panel 22 E Line 87
Vietnam Veterans Memorial
Washington, D.C.
**
Năm 1998, tôi bắt đầu viết truyện ngắn. Tác phẩm “Vùng Trời Quê Bạn”
về Jack và Amy là truyện ngắn đầu tay của tôi. Đến năm 2012, tôi cho
xuất bản Tuyển Tập Truyện Ngắn mang tên: “VÙNG TRỜI QUÊ BẠN”, đây
cũng là tên của truyện ngắn đầu tiên trong tuyển tập có 10 truyện
ngắn này.
Khi tôi có dịp nói chuyện với một số bạn bè người Mỹ và nói về câu chuyện của Jack và Amy qua truyện ngắn “Vùng Trời Quê Bạn”, họ rất thích truyện này và họ yêu cầu tôi dịch truyện này sang tiếng Anh để họ và gia đình họ được đọc câu chuyện rất hay và cảm động này. Đó là lý do vào năm 2015, tôi dịch truyện ngắn này với tên “Fatal Skies” và gởi hoặc trao tay cho một số đông bạn Mỹ quen biết. Sau khi đọc và qua chuyện trò, mọi người đều khen: câu chuyện rất hay và rất cảm động.
Và chỉ có thế!!!
Cho đến một ngày…
Anh Trịnh Văn Muôn, một người bạn thân của chúng tôi tại Tiểu bang Utah, gia đình anh chị tổ chức đón “Giao Thừa Tây” tại nhà trong đêm 31 tháng 12 năm 2017. Anh chị mời vợ chồng tôi đến dự để chung vui với anh chị và tất cả con cháu, gồm khoảng 20 người đều tề tựu về đầy đủ. Đặc biệt tại bữa tiệc này tôi gặp và làm quen với một người Mỹ tên là Kevin Wheeler (xin phép không dùng tên thật). Kevin có người vợ Việt Nam, cô này ở gần nhà cùng quê với anh chị Muôn (Xã Phú Kiết, Huyện Chợ Gạo, Tỉnh Tiền Giang).
Vợ chồng Kevin nhận lời mời của anh
chị Muôn và đã lái xe từ New Mexico tới Utah chiều ngày hôm trước.
Vợ chồng tôi được sắp xếp ngồi chung bàn cùng vợ chồng Kevin cho nên
suốt mấy tiếng đồng hồ, Kevin và tôi đã trao đổi với nhau qua nhiều
vấn đề trong đời sống. Kevin cho biết đã phục vụ trong Cơ Quan An
Ninh Tình Báo thuộc Quân Lực Hoa Kỳ và năm 1970 có qua Việt Nam và
hoạt động khoảng 4 tháng trong vùng Dak To thuộc tỉnh Kontum. Và hơn
20 năm trong đời binh nghiệp, Kevin đã làm việc và đi qua 23 quốc
gia khác nhau …
Khi Kevin hỏi tôi: tới Mỹ lần đầu tiên vào năm nào? Tôi có kể chuyện
đi học tại Quantico, Virginia vào năm 1963 và có nhắc đến Jack và
Amy; câu chuyện dính líu tới bài “Fatal Skies” mà tôi đã dịch sang
tiếng Anh hơn 3 năm về trước. Tôi cũng nói cho Kevin biết, từ khi
đến Mỹ vào năm 1987 (sau lần vượt biên lần thứ 4 bằng đường biển qua
Thái Lan), tôi có gọi về Trường Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại
Quantico, Virginia hai lần để hỏi tin tức về Amy, nhưng nơi đó không
biết gì cả. Kevin cho tôi email address và yêu cầu tôi gởi bài Fatal
Skies cho Kevin vì ngày hôm sau vợ chồng Kevin phải lái xe trở về
New Mexico.
Hai ngày sau, qua email, tôi gởi bài Fatal Skies (cho Kevin đọc) và bài Vùng Trời Quê Bạn (cho bà xã Kevin đọc). Đợi gần cả tháng, sao không thấy Kevin ư hử gì cả, nên bà xã tôi mới gởi một email hỏi thăm vợ chồng Kevin xem có nhận được 2 bài tôi gởi xuống không? Ngày hôm sau (30 tháng 1/2018), tôi nhận được email của Kevin, ông ta phân trần là sau khi nhận và đọc được bài Fatal Skies, ông ta quá cảm động và đã tự nguyện lao vào “làm việc theo chuyên nghiệp” với mục đích là làm sao có thể tìm ra manh mối của Amy, đứa con trai và thân nhân của Jack, nếu có thể. Cũng giống như cả mấy chục ông bạn Mỹ mà tôi đã gởi bài cho họ đọc, họ chỉ khen: bài hay và cảm động, rồi … “nín khe”, do đó, đối với Kevin, tôi cũng không dám “gợi ý” gì thêm cả! Vậy mà, “trời xui đất khiến” như thế nào đó, tôi đã … “trúng tủ”!
Qua email, Kevin gởi cho tôi một tấm hình của Jack, mới xem ảnh, tôi biết đây là … thứ thiệt rồi! Thêm vào đó là tin tức tóm lược phi vụ hành quân của Jack trong ngày 30 tháng 6/1967, Jack tử trận trong ngày hôm đó và hài cốt được tìm thấy hôm 25 tháng 6/2012; tên ba má của Jack cùng năm sanh và năm qua đời, tên hai người em của Jack và tiểu bang họ đang sống. Cuối cùng, cái tin làm tôi “nổi da gà” là số điện thoại và địa chỉ của Amy tại Kailua, Honolulu County, Hawaii!
Trong ngày 30 tháng 1/2018, tôi phải
“canh giờ”, vì Hawaii đi sau Utah 4 tiếng đồng hồ. Tôi gọi Amy hai
lần, không ai bắt điện thoại cả, đành chỉ để lại lời nhắn với đầy
hồi hộp và lo âu, không biết số phone này có đúng hay không? Mãi tới
9 giở đêm, giờ Utah, Amy gọi lại. Sau khi hai bên hỏi và xác nhận ra
nhau, cả hai đầu dây vang lên những tiếng rú vui mừng lẫn những
tiếng khóc nức nở, sụt sùi! Đã hơn 55 năm rồi, bây giờ mới nghe lại
giọng nói của nhau qua biết bao kể lể, tâm sự, với biết bao thăng
trầm, với biết bao kỷ niệm buồn vui của cuộc sống qua hơn nửa thế
kỷ!!!
**
Trong hai tuần lễ đầu tiên sau khi Amy và tôi liên lạc được với
nhau, chúng tôi thật là “túi bụi”! Amy và bà xã tôi cũng có nhiều
dịp nói chuyện với nhau qua điện thoại, chúng tôi rất cảm động và
quý mến Amy khi biết được rằng năm Jack tử trận, Amy là một goá phụ
còn quá trẻ: mới 26 tuổi, vậy mà Amy không tái giá, sống cu ky như
vậy cho đến bây giờ! (Năm nay, 2018, Amy đã trở thành “bà cụ” với 77
cái xuân xanh!). Nuôi con trai Eric ăn học và thành tài. Năm 2004
Eric 37 tuổi mới lấy vợ, tên Susan.
Qua Amy, tôi liên lạc được với Mark House, người em trai út của Jack. Năm 1963, khi Jack và Amy làm đám cưới, tôi là chú rể phụ và Mark là cậu bé 10 tuổi, đứng bên phải, hàng đầu (trong hình chụp đám cưới). Tôi và Mark thường liên lạc với nhau qua điện thoại và gởi hình ảnh cho nhau qua email. Năm nay, 2018, Mark (65 tuổi), vợ là Francis (mọi người thường gọi là Fran), hai vợ chồng có 3 cậu con trai 37, 34 và 30 tuổi. Gia đình Mark/Fran đang sống tại thành phố Pelham, tiểu bang New York.
Amy và Mark cũng cho biết thêm một tin thật là xúc động: Trong hình chụp chung với thân nhân ngày đám cưới của Jack và Amy vào năm 1963, có tất cả 11 người, gồm ba má, các chú, các cô, các dì của Jack; đến bây giờ, 8 người đã qua đời, kể cả cô phù dâu Ingrid Braren. Ba người còn sống là chú rể phụ Tôn, cô dâu Amy và Mark House, cậu em út của chú rể!
Cũng qua Amy và Mark, tôi cũng liên lạc được với Robert House (trong nhà gọi là Bob), Bob là em kế của Jack và là anh của Mark. Ngày Jack và Amy cưới nhau (17 tháng 8 năm 1963) Bob không về dự đám cưới được vì đang là chuyên viên điện tử trên chiến hạm chống tàu ngầm USS Bennington đang hoạt động trong vùng Biển Hoa Nam (the South China Sea). Bob đã 76 tuổi (năm 2018), vợ là Judy, 72 tuổi; hai vợ chồng có cô con gái lớn 42 tuổi, đang sống ở San Diego và cậu con trai 35 tuổi còn độc thân, có nhà riêng cách nhà cha mẹ khoảng 15 dặm cùng thành phố Meridian, tiểu bang Idaho.
Cũng qua Amy và Mark, tôi rất may mắn và thích thú được làm quen với cựu Trung Tá Mark D. Mariska. Ông thuộc Cơ Quan An Ninh Lục Quân Hoa Kỳ (The U.S. Army Security Agency) với nhiệm vụ cung cấp các tín hiệu và các tin tức tình báo điện tử cho các đơn vị liên hệ. Thời gian ở Việt Nam, ông đươc chỉ định về làm việc chung với Sư Đoàn 3 Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ tại phi trường Phú Bài từ tháng Giêng cho đến tháng 12/1967, lúc đó Ông mang cấp bậc Đại Uý. Vì đồn trú cùng một nơi, nên từ tháng 2 đến tháng 6/1967 Ông và Jack trở thành hai người bạn chí thân. Sau thời gian công tác trở về căn cứ Phú Bài, họ thường bù khú với nhau tại các Bar của đơn vị qua các tiệc tùng và cốc rượu. Nhân dịp sinh nhật của Megan, con gái của Mariska (ngày 4 tháng 5 năm 1967) và của Eric, con trai của Jack (ngày 2 tháng 6 năm 1967) họ làm tiệc ăn mừng chung với nhau …
Từ năm 1972, Mariska không còn đảm nhiệm các chức vụ trong Lục Quân và chuyển qua phục vụ Vệ Binh Quốc Gia và Trừ Bị trong 19 năm. Ông giải ngũ vào tháng 8/1991 sau 29 năm phục vụ.
Tôi và Mariska thường xuyên liên lạc với nhau qua điện thoại và email. Vào ngày 26 tháng 2/2018, tôi nhận được một tập tài liệu dày 120 trang cỡ 21.5 x 28 cm do Mariska gởi đến từ thành phố Stamford thuộc tiểu bang Connecticut (nơi ông và gia đình đang cư ngụ). Trong tập tài liệu này ông đã viết, sưu tập và đúc kết những tài liệu thật là cụ thể, chính xác do các nhân vật có liên quan đến Jack qua quân vụ, những quân nhân thuộc Tiểu Đội Trinh Sát và viên Phi Công Phụ trong chuyến bay với Jack, nhưng còn sống sót. Họ đã viết các chi tiết trong “chuyến bay định mệnh” đó! Ngoài ra, ông còn thêm vào trong tập tài liệu này bài “Fatal Skies” (bài “Vùng Trời Quê Bạn” do tôi viết lại bằng Anh ngữ).
Trong thời gian khoảng 8 tháng, từ tháng 2 đến tháng 9/2018, qua Amy (cùng con trai Eric và cô dâu Susan), với hai em của Jack (Robert House & vợ Judy; Mark House & vợ Fran), với cựu Trung Tá Mark D. Mariska & vợ Kathy … Chúng tôi thường xuyên trao đổi tin tức với nhau qua đời sống hiện tại và những tin tức cập nhật hoá liên quan đến cái chết của Jack và 4 đồng đội cùng tử nạn trong ngày bị rớt trực thăng.
Ngoài Jack là Đại Uý Phi Công Trưởng,
còn có thêm 4 đồng đội:
1. Hạ Sĩ I Trinh Sát Glyn L. Runnels,
2. Hạ Sĩ I Trinh Sát Merlin R. Allen,
3. Hạ Sĩ Trinh Sát John D. Killen, III,
4. Y tá Quân Y thuộc Hải Quân Michael B. Judd.
Cả 5 bộ hài cốt này được tìm thấy ngày 25 tháng 6 năm 2012, tức là sau 45 năm, qua các toán Hợp Tác Chung của Hoa Kỳ và Cộng Hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam đi tìm “Quân Nhân Mỹ bị Tử Trận/Mất Tích tại Việt Nam.
Sau khi được thử nghiệm và kiểm chứng qua DPAA (The Defense POW/MIA Accounting Agency) và Armed Forces Medical Examiner System, cả 5 bộ hài cốt này được đưa về “The U.S. Army Central Identification Labatory” (Phòng Thí Nghiệm thuộc Cơ Quan Nhận Diện Trung Ương của Lục Quân Hoa Kỳ) tại tiểu bang Hawaii.
Đến năm 2013, hai bộ hài cốt của Allen và Judd được giao lại cho hai gia đình liên hệ để được mai táng theo nghi thức vinh danh của Quân Đội.
Trong quan tài đặt tại Hawaii chỉ còn lại 3 bộ hài cốt của: Jack (tức Đại Uý John A. House II), Hạ Sĩ I Glyn L. Runnels Jr. và Hạ Sĩ John D. Killen III. (Chỉ có Jack là có thân nhân đến thử nghiệm và kiểm chứng, còn hai đồng đội kia không còn thân nhân hoặc gia đình đến kiểm chứng nên Bộ Quốc Phòng và Lực Lượng Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ quyết định: cả ba hài cốt này được nằm chung trong một quan tài và sẽ được mai táng chung cùng một lúc).
Mấy tháng đầu năm 2018, Amy, các em
của Jack và cựu Trung Tá Mariska cho tôi biết ngày làm lễ mai táng
ba bộ hài cốt khi thì tháng 6, rồi tháng 7, rồi tháng 8 … Nhưng
chính xác là vào ngày 18 tháng 6/2018 tôi mới nhận được email của
các người liên hệ nói trên thông báo: đã được Thuỷ Quân Lục Chiến
Hoa Kỳ chính thức xác nhận ngày làm lễ mai táng hài cốt của Jack và
hai đồng đội đúng vào ngày thứ Năm, 27 tháng 9 năm 2018 tại Nghĩa
Trang Quốc Gia Arlington lúc 9 giờ sáng.
**
Ngày chúng tôi hồi hộp, xúc động và trông chờ … đã đến!
Thân nhân, bạn bè thuộc các gia đình liên hệ từ các tiểu bang khác nhau như Hawaii, Utah, Idaho, Connecticut và New York đã tề tựu về đầy đủ tại Washington, D.C. từ ngày 25 cho đến 30 tháng 9/2018.
Theo chương trình, từ lúc 7 giờ sáng ngày 27 tháng 9/2018, mọi người tập trung tại tiền sảnh của khách sạn “Sheraton Pentagon City Hotel”.
Đến 8:30 AM rời khách sạn Sheraton. Gần 80 thân nhân và bạn bè được hai xe buýt do Ban Tổ Chức Tang Lễ cung cấp, chở đến khu vực hành lễ ở nghĩa trang Arlington (thời gian lái xe khoảng 20 phút).
Khi đoàn xe đang chạy trong khu nghĩa trang Arlington rộng lớn, hai bên là hàng hàng, lớp lớp các tấm mộ bia trắng toát chạy dài mút mắt, có một lúc đoàn xe tạm ngừng lại trước Nhà Quàn để các thân nhân của các quân nhân quá cố trong lễ mai táng này, xuống xe, tập trung lại để được Giám Đốc Nghĩa Trang Arlington chia sẻ niềm xúc động trong tang lễ và gởi đến tận tay mỗi người một cuốn sách nói về lịch sử và sinh hoạt của nghĩa trang Arlington.
Khoảng 10 phút sau, đoàn xe tiếp tục chạy đến một địa điểm có chiếc xe Limosine chở quan tài đang đợi sẵn. Sáu quân nhân TQLC/HK chuyển quan tài từ xe Limosine qua xe thổ mộ, xe này có 6 ngựa kéo và 3 quân nhân TQLC/HK ngồi trên lưng ngựa điều khiển. Lúc này, theo đúng chương trình, có 2 chiếc máy bay cánh quạt của TQLC/HK bay qua bầu trời trên vị trí đang hành lễ chuyển quan tài.
Tiếp theo, đoàn Quân Nhạc của TQLC/HK
với hơn 20 nhạc công trong quân phục áo đỏ, quần trắng và một Trung
Đội Dàn Chào có súng với hơn 34 quân nhân TQLC trong quân phục đại
lễ: nón casquette trắng, áo đen, quần trắng. Hai toán này rời sân cỏ
đang đứng để chuyển đến vị trí trước xe thổ mộ (đoàn Quân Nhạc đi
đầu).
Đoàn quân dự tang lễ bắt đầu tiến bước, đi đầu là các Sĩ Quan hướng
dẫn, sau đó là toán thủ Quốc Quân Kỳ, đoàn Quân nhạc, Trung Đội Chào
Kính, các Sĩ Quan Quân Lễ đi trước xe thổ mộ, 6 quân nhân TQLC bước
theo sau xe thổ mộ và sau cùng là đoàn xe của phái đoàn dự tang lễ.
Hôm nay bầu trời D.C. u ám và khi đoàn xe đi gần tới vị trí hành lễ, trời bắt đầu đổ mưa, cơn mưa nhẹ chớm Thu của miền Đông nước Mỹ. Tôi hình dung những giọt mưa đang thay cho nước mắt, khóc cho cái buồn của tang lễ đầy xúc động này!
Tại vị trí hành lễ, một cái lều đã
được dựng lên, trong lều chỉ có hai hàng ghế xếp, dành cho một số
thân nhân của những người quá cố. Phía trước lều, bên trái, có đặt
hai vòng hoa tang của Không Đoàn Trực Thăng HMM 265 và của Lực Lượng
Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ; dưới chân hai vòng hoa là 5 bảng trắng
bọc plastic đen được dựng đứng trên thảm cỏ, mỗi bảng có ghi tên
người quá cố với cấp bậc, đơn vị, ngày tử trận và ngày mai táng.
Sáu quân nhân TQLC/HK nhịp nhàng khiêng quan tài từ xe thổ mộ vào
đặt trong lều trước hai hàng ghế.
Amy ngồi đối diện với quan tài nơi hàng ghế đầu, bìa bên phải, kế đó là Eric.
Nhìn quan tài của Jack. Nhìn Amy. Tôi
liên tưởng đến cảnh trở về của Jack qua bài hát “Kỷ Vật Cho Em”, thơ
Linh Phương do Phạm Duy phổ nhạc.
“Em hỏi anh, em hỏi anh, bao giờ trở lại
Xin trả lời, xin trả lời, mai mốt anh về.
… Anh trở về, anh trở về, hàng cây nghiêng ngã
Anh trở về có khi là hòm gỗ cài hoa …”
Amy ơi! Jack đang trở về đó! Trở về với người vợ hiền và đứa con
trai duy nhất mà Jack chưa hề gặp mặt, sau 51 năm trời chia cách!!!
Mưa ngừng rơi trước khi nghi lễ chính thức bắt đầu!
Thiếu Tướng (2 sao) Edward D. Banta thuộc TQLC/HK, đại diện cho Tư Lệnh TQLC/HK làm Chủ Toạ buổi lễ.
Đại Uý Hải Quân Hoa Kỳ/Kiêm Giáo Sĩ, điều hành các nghi thức tôn giáo.
Sau các nghi thức hành lễ như vinh danh, lễ bắn 21 phát súng và kèn truy điệu cho các chiến sĩ đã hy sinh. Cuối cùng là lễ Thu Kỳ đang phủ trên quan tài.
Sau khi thu kỳ xong, lá Quốc Kỳ Hoa Kỳ đã được gấp lại thành hình tam giác, một vị Sĩ Quan trao lá cờ này cho Thiếu Tướng Chủ Toạ. Khi bước vào lều, Thiếu Tướng Edward D. Banta tới trước mặt Amy, quỳ xuống trên đầu gối phải và trân trọng trao lá Quốc Kỳ cho Amy. Sau đó, một vị Sĩ Quan khác cũng trao một lá Quốc Kỳ khác cho một phụ nữ, chị của Trinh Sát Viên Killen. Ngoài ra, các thân nhân của những tử sĩ này, mỗi người còn được nhận một bản (plaque) cám ơn có chữ ký của Đại Tướng Robert B. Neller, Tư Lệnh Thuỷ Quân Lục Chiến Hoa Kỳ.
Sau phần nghi lễ, mọi người luân phiên nhau lên đứng cạnh quan tài để cầu nguyện và chia tay với các tử sĩ.
[Như phần trên, tôi đã trình bày chi tiết: trong ngày 30 tháng 6/1967 có 5 quân nhân tử trận, hài cốt được tìm thấy ngày 25 tháng 6/2012. Năm bộ hài cốt này được đưa về Hawaii và năm 2013, đã có 2 bộ hài cốt được giao cho hai gia đình liên hệ mai táng. Cho tới bây giờ (ngày 27 tháng 9/2018), trong quan tài chỉ còn hài cốt của 3 chiến sĩ: John A. House II, Glyn L. Runnels Jr. và John D. Killen III. Tuy nhiên, theo nghi thức, vẫn có bảng tên của cả 5 chiến sĩ tại địa điểm hành lễ và họ cùng được làm lễ vinh danh và truy điệu chung với nhau].
Sau đó Ban Tổ Chức đã hướng dẫn một số thân nhân đi thăm vị trí sẽ đào huyệt chôn quan tài, dự trù sẽ chôn vào chiều nay sau khi mọi người đã ra về. Tôi cũng đi theo tới xem vị trí mộ phần, cách vị trí hành lễ khoảng 100 thước, và ghi nhận được, đây là Mộ phần số 11865 trong Khu vực 60.
Đang bước trên bãi cỏ xanh mướt để trở lại vị trí hành lễ, tôi chợt nhớ lại sáng nay tại khách sạn Sheraton. Điều làm tôi háo hức qua trông chờ: đó là dịp tôi được gặp lại Amy và Mark House sau hơn 55 năm xa cách! Không có gì so sánh được với niềm vui và nỗi xúc động trong dịp tái ngộ đầy kỳ thú này!
Cũng trong dịp này, lần đầu tiên vợ tôi mới được giáp mặt với Amy và Mark House. Và vợ chồng tôi, cũng là lần đầu tiên mới được gặp Fran, vợ Mark House và ba cậu con trai; Bob House và vợ Judy; và cựu Trung Tá Mark Mariska, dù đã quen biết nhau qua email và điện thoại từ hơn 8 tháng nay.
Tại tiền sãnh của khách sạn Sheraton, chúng tôi có hơn một tiếng rưởi đồng hồ quây quần bên nhau qua những cái bắt tay, những lần ôm vồ lấy nhau, những câu hỏi ríu rít, những cái nhìn cho nhau diễn đạt niềm vui và nỗi xúc động. Và đặc biệt nhất là với những giọt nước mắt chan chứa buồn, vui với tràn đầy tình thương mến …
Sau những vồn vã, rộn ràng với người thân của Jack, hình ảnh Jack như hiện về để cùng hoà nhập …
Jack tử trận vào ngày 30 tháng 6/1967.
Hài cốt được tìm thấy ngày 25 tháng 6/2012, tức là sau 45 năm.
Quan tài được mai táng ngày 27 tháng 9/2018, tức là 51 năm sau ngày tử trận.
Jack qua đời, để lại một vợ, Amy và một con trai, Eric. Cháu Eric sanh ngày 2 tháng 6/1967, đúng 28 ngày trước ngày bố Jack qua đời!
Jack ơi! Dù có buồn đau, có tiếc thương, có luyến nhớ mỗi khi nghĩ đến bạn nhưng với kinh nghiệm của đời mình qua gần 80 năm, tôi dường như bất lực và đành phải tuân theo định mệnh mà Thượng Đế đã ban cho, đã tạo ra, đã sắp xếp cho mỗi con người của chúng ta trong cõi trần thế này!
Chúng ta, và ngay cả với những người chống tiêu cực hoặc chống yếm thế, cũng không làm được gì trong việc muốn xoay ngược hoặc đổi thay sự sống, chết cho đời mình. Và cuối cùng, mọi người đành phải “nhắm mắt đưa chân” đi theo con đường số mệnh đã được Thượng Đế an bài!
Nghĩ đến điều này, tôi cảm thấy nguôi ngoai hơn, trút bỏ bớt được gánh nặng đau buồn vì bạn, vì mọi người thân trong gia đình bạn và những bạn bè gần xa của bạn.
Từ tiểu bang Utah xa xôi, vợ chồng tôi về đây tham dự lễ an táng của bạn tại nghĩa trang Arlington này. Suốt trong buổi lễ, hình ảnh bạn hiện về và phủ ngập ký ức của tôi. Tôi nói chuyện với bạn và cầu nguyện cho bạn.
Lúc đặt bàn tay lên quan tài của bạn để chia tay, tôi đã thì thầm:
Jack ơi! Bạn chưa chết! Bạn vẫn còn đó. Bạn
vẫn lái trực thăng. Bạn vẫn tiếp tục bay.
Bạn đang bay qua trái tim của Amy, của các em Bob, Mark House và vợ con họ; của
thân nhân và bạn bè (kể cả Mark Mariska).
Mọi người đang nghĩ đến bạn với thật nhiều tiếc thương và nhung nhớ.
Và đặc biệt, trong lòng người bạn chí thân và đầy tình nghĩa này qua hơn 55 năm
…
Bạn mãi mãi vẫn còn sống.
Và mãi mãi vẫn còn bay nơi vừng hồng rực sáng trong trái tim tôi!
MX Phan Công Tôn
Cách sử dụng "I"
và"Y"...
Cải cách tiếng Việt
Dấu "hỏi
& ngã" trong
tiếng Việt
Luật dấu hỏi & ngã
Gạch nối trong
tiếng Việt
Xưng hô tiếng
Việt...
55 năm rồi mới gặp!
“Người
Việt” giết tiếng Việt!
Hy sinh và mờ nhạt
Họp mặt “Về Đây Anh” và Cọp Biển
Về đây anh 2018
Một Góc
Nhìn - Đại Hội Về Đây Anh 2018
Dư Âm Ngày Đại Hội
2018
Vết thương 43 năm
Happy
Father’s Day - Cha ơi! Con rất hãnh diện về Cha
Biệt
Cách Dù tại Cổ Thành Quảng Trị năm 1972
Lỗi tại tôi
Những
cấp chỉ huy đáng Kính... Có người bạn đáng “Kinh”
Nói
về tuổi trẻ sau 42 năm tỵ nạn...
Chạnh lòng
tháng Tư
Cuộc tình 50 năm
Một cuộc cờ đệnh
mệnh
Những
chuyện “Phiếm” về cs Việt Nam
Cuộc trò
chuyện bất ngờ
Thư Hậu phương
Nhắc chuyện xưa
Bạn đường
Một chuyến đi Oklahoma
Thăm lại
“Mái Nhà” xưa
Hãy kể cho tôi
nghe
Young Marines trong ngày Tưởng Niệm 30/04/17
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Sớ Táo Quân
TQLC - Đinh Dậu 2017
Đọc "Chặng Đường Nối Tiếp"
NT Nguyễn
Thành Yên
NT Hoàng Lãm
Cái chào của Niên
Trưởng
Chuyến
tản
thương cuối cùng
Tháng Ba chôn súng
Các NT TQLC
TQLC mà bà
không biết sao?
Người
Y-Tá chiến trường
Thôi ! Mình
về Linh Xuân Thôn, đi em !
Một thời để nhớ
Tìm cha
Biệt đội Sóng Thần
Lão lượm “Ve Chai”
Trâu Điên Và Cố Vấn
Mỹ... Muộn Vẫn Phải Nói...
Trâu
Điên and Cố vấn Reunion 46 years later (1969-2015)
Trung đội 2 Tiểu Đoàn 7 TQLC và những ngày cuối cùng
Quận
Trưởng Quận Triệu Phong, Quảng Trị - Chuẩn Úy Lê Đình Lời
Người lính tiên
phuông
Anh hùng bất tử
40 Năm tỵ nạn... Nhìn lại
đoạn đường
Người
Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Mùa
Football năm nay sẽ không còn...
Đoàn 76 tù binh
Những con
Quạ Đen trên nóc nhà xác
Mảnh đời tị nan tại Đức
Người lính già không bao giờ chết
Cơn mưa hạ Atlanta
2014
Cánh Đại Bàng còn lại
giữa vùng trời TQLC
Vui buồn đời
lính -Tình đồng đội
Nghĩa cử cao quý
Rũ áo thênh thang
30-4 những
giờ phút sau cùng của một người Trung đội trưởng TQLC
Người Việt Viết
Tiếng Việt. "Người Giệc Giết" Tiếng Việt
Chỉ còn là kỷ niệm
Chuyện về
cột cờ đầu tiên tại Little Saigon
Nhớ Chú Cảo
Chúc mừng Trường Can
Chuyện ngày xưa…thật xưa
Viết cho con gái Cao
Xuân Huy
Những ngày vui ở
Nam Cali
Dòng sông êm đềm
Điệp khúc buồn
Cháu Ông Nội, Tội
Bà Ngoại!
Nợ Mẹ hai tiếng
yêu thương
Nỗi buồn tháng Tư
Cuộc hội ngộ của Sĩ
Quan TQLC/VNCH và em bé gái mà Ông đã cứu 41 năm trước...
Những cái chết
thầm lặng
Dục Mỹ, lò luyện thép
Người hát rong
nhạc vàng
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào
Nụ cười xinh
Những ngày xưa thân ái
Quê hương bỏ lại
Biển vẫn đợi chờ
Buồn vui Đại Hội 2012
tại Oregon
Kỷ Niệm Ngày QL.VNCH.
19/6 - Người lính Việt Nam Cộng Hòa sau 37 năm nhìn lại...
Nỗi lòng người
lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong
Khóc bạn
Người Lính TQLC bên
bờ Bến Hải
Ông Cháu tựa má đầu
Mùa xuân trên
đỉnh Torkham
Chiến thắng đầu Xuân
Một thời để yêu, một
thời để nhớ
Tuổi 70… Chán mớ đời!
Chút ân tình rất đỗi
mong manh
Người còn nhớ
hay người đã quên
Cao Xuân Huy -
Chuyện chưa ai kể
Nhớ về Cao Xuân Huy
“Tháng Ba gãy súng”
Chút ánh nắng mặt trời trong mùa thu Oregon
Dòng sông tuổi
nhỏ
Vui buồn đời
lính 1 -
2 - 3
- 4 -
5
Dòng
thời gian và những âm giai của một người lính TQLC
Huyền
thoại chiến sĩ Mũ Xanh
Cuộc chiến
không dừng ở đây
Nỗi lòng
biết ngỏ cùng ai?
Chiêu hồn Quái
Điễu
Thiên
hùng ca dựng một ngọn cờ
Thuận
An, hành quân triệt thoái
Thư tình viết muộn
Người lính miền Nam
Thăm lại Quảng
Trị – Khe Sanh & chiến sĩ vô danh
Hãy thắp cho
anh một ngọn đèn
Tôi đi lính...
Giờ phúc
sau cùng của người Trung Đội Trưởng
Đôi bờ chiến tuyến
Cuộc gặp gỡ kỳ diệu
Thoáng nhớ ngậm ngùi
Mối tình Sơn Khê
Hai anh em tên Cờ,
họ Việt Nam Cộng Hòa
Hạt bụi vĩ đại
Thư Khu Bưu Chính (KBC)
Hai hình ảnh, một
cuộc đời
Vé Đây! Vé Đây!
Tháng
Ba buồn thiu, tháng Tư gãy súng
Bà Mẹ
Quê
Ôm M60, M79 đánh ghen
Nghe Nhạc
Trang Thủy