TUỔI LẪM CẪM…

Mai văn Tấn

Trước hết,xin chân thành xin lỗi, những câu chuyện được kễ có sự trùng hợp cho bất cứ gia đ́nh nào, ngoài ư muốn của người viết.
Người xưa thường hay nói: Trẻ khôn qua, già lú lẩn… Đến bây giờ tôi nghỉ lại,càng ngẩm càng thấy đúng.Tin ông Marin Voinicu năm nay cụ 73 tuổi, ở Roumanie đả cho tổ chức đám tang với mọi thủ tục của một đám tang thật sự. Chính cụ nằm trong ḥm thữ trước. Hỏi cụ tại sao? Cụ nói là làm như vậy đễ cụ thấy được cảm giác và đở thương tâm khi thật sự  nằm xuống. Ông nầy lo xa hết biết, đó là chuyện già Tây. Ǵa tây và ta cách biệt về ăn mặc lẫn hành động. Về ăn mặc già tây ăn mặc chải chuốt, mặt mày vui vẽ [có lẽ làm bộ vui vẽ]. Hành động lúc nào cũng đi cùng bà xă với thái độ âu yếm như lúc c̣n trẻ trung, không biết có thiệt không đây.

Đối với già ta, từ lúc sống ở ngoài nước cũng ăn mặc chưng diện khác với lúc c̣n trong nước, đi đâu cũng có bà xă theo một bên, nhưng ít khi âu yếm chắc hay cải nhau. Suy nghỉ có khác đôi chút và củng lẩm cẩm không thua bất cứ già nào, củng cố chấp.củng khó khăn, cũng thuộc một lọai trùm rất khó ưa đối với mọi người. Ngay tuổi chưa phải già, họ đă bắt đầu lo sợ vô nhà dưỡng lăo. Nào là khổ  buồn chán, nhớ con cháu. Họ không bao giờ nghỉ rằng con cháu bận rộn suốt ngày vi chén cơm manh áo th́ giờ đâu mà săn sóc các cụ, nếu không gởi các cụ vào đó th́ đâu c̣n con đường nào khác. Đó cũng là sự phân chia tỗ chức môt xă hội, cũng giống như trẻ con phăi gởi nhà trẻ để cha mẹ đi làm lo cuộc sống cho gia đ́nh. C̣n chuyện con cháu thường xuyên hoặc ít thăm viếng tuỳ thuộc hoàn cảnh từng gia đ́nh, chứ đâu phải do quy định của nhà dưỡng lăo. Sau đó lại nghĩ chuyện khi già trở về VN để sống, v́ ở VN dể thuê người để săn sóc và sống đoàn tụ trong đại gia đ́nh. Họ chỉ nghỉ một mặt tiện lợi cho cá nhân. Họ quên đi một yếu tố rất quan trọng là làm khó con cháu, Khi họ bị bệnh hay chết con cháu phải bỏ việc làm, tốn tiền bạc để về VN nếu không dư luận làm con cháu khó sống yên lành, mặc dầu dư luận không giúp được ǵ chỉ là t́nh đời mà thôi. Đến tuỗi già cuộc sống và sự ra đi nhiều ư kiến khác biệt. Người muốn thiêu, người muốn t́m mảnh đất để giữ xương cốt, người lại muốn di hài về VN để nằm cạnh ông bà tỗ tiên. Khi không c̣n tự săn sóc được, ngướ nầy muốn được con cháu săn sóc, người kia muốn vào nhà dưỡng lảo khỏi làm phiền con cháu… bao nhiêu chuyện lẫm cẫm khó có đoạn kết.

Cuộc sống vợ chồng già nhiêu khê không kém, hồi tưởng khi mới bước chân vào đất nước xa lạ, hai vợ chồng chí thú làm ăn, cùng lo cho tương lai con cái, nói năng nhẹ nhàng, cử chĩ thương yêu đầm ấm… Ngày hôm nay, con cái đă lớn khôn, cuộc sống cũng bắt đầu không phải để ư đến vật chất, nhưng về tinh thần không biết phải diễn tả làm sao để được thông cảm. Cải nhau như cơm bửa, một chút cũng cải, h́nh như một h́nh thức bổ xung cho “Lực bất ṭng tâm”hay sao. Một yếu tố tâm sinh lư mà đa số phải trăi qua. Việc lái xe của quư bà cũng nhiêu khê, thường các bà đi đâu đa số đều muốn các ông đưa đi cho khoẻ cái thân và lại được thể chỉ bảo đôi điều, chỉ đường, nhắc đến chổ ngừng, nhắc đèn xanh đỏ, nhắc tốc độ….. dầu có biết lái xe hay không. Chủ yếu là quư bà muốn lái tài xế dễ hơn lái xe nhiều. Nếu gặp xui xẻo mà bị ticket, coi như buỗi đi đó mấy ông nhức ḿnh nhức mẫy, nào không nghe lời bà, nào lái xe ẩu không an toàn. C̣n nếu quư bà lái xe bị ticket th́ tại xui xẻo, tại thằng cảnh sát cà chớn chớ đâu phải tại bà. Từ ngày mua được máy định vị GPS, chuyện cải nhau về bản đồ, lạc đường cũng làm cho mấy ông đỡ khỗ, lỗ tai thoăi mái và nhẹ nhàng đôi chút. Ông trời cũng ngộ, tạo dựng mấy bà hay cằn nhằn nói dai, trái lại mấy ông th́ tánh nóng, không có sức chịu đựng lè nhè của các bà thành thử sự cải nhau trở thành chuyện dài nhân dân tự vệ không bao giờ kết thúc. Nhiều khi cải nhau thành quen, bửa nào không cải căm thấy thiếu thốn một cái ǵ có thể ăn mất ngon chăng.

Phước đức cho ông nào thuyết phục được quư phu nhân lái xe là tốt số. Lại càng tốt số hơn nếu thuyết phục được quư bà tự lái xe đi mua sắm chính ḿnh khỏi phải làm hộ vệ đi kèm là đại phước. Thường dầu các bà biết lái xe, nhưng đi đâu thích được người khác lái đưa đi. Có một gia đ́nh ông bạn, phải chở bà đi theo yêu cầu v́ bà không biết lái xe chỉ biết lái tài xế, nhiều lúc thấy ông đợi quá lâu và bà hay than phiền ông đứng cạnh có vẻ như hối thúc làm bà bực ḿnh khó mua hàng, đôi khi bà cũng thấy thương hại bèn động tâm  bảo ông hăy ngồi chỗ nào đó đợi cũng được. Ông ta mừng quá coi như ngày hôm nay gặp hên. Đến khi bà mua nhiều quá, đẩy xe nặng, khi gặp ông bèn phán một câu xanh dờn. Đàn ông ǵ không biết giúp đở vợ tí nào, thật vô dụng. Ông ớ người, nhưng kinh nghiệm có thừa bèn mĩm cười cho bà khơi cằn nhằn thêm. Một đôi vợ chồng già khác, bà biết lái xe, nhưng thích ông đưa đi, kẹt ông đang xem báo. Ông bảo bà lái xe đi đở lần nầy. Không nói lời nào bà lẳng lặng ra đi, nhưng đến khi trở về bà la ầm ỉ là đàn ông ăn no tốn vải, không giúp ích ǵ được. Bà la bài hăi cảm thấy mỏi miệng, thấy ông im không trả lời, bà tức quá, tưởng ông giả bộ ngũ, bà giật tờ báo đang che mặt ông, té ra ông đă chết tự lúc nào. Tôi có ông bạn cũng thuộc hạng có máu lạnh, bà xă cằn nhằn mấy cũng tĩnh bơ, bỏ đi hoặc giả đ̣ ngũ tĩnh, bà nói măi không thấy trả lời bà năn cũng ngũ theo. Tôi có hỏi anh sao mà ngủ được, anh ấy bảo lén lén nhét hai cục bông g̣n vào hai tai là yên tâm mà ngái vô tư. Vợ chồng ông bạn khác, chưa già lắm, c̣n đi làm, bao nhiêu tiền ông đồng ư đưa cho bà, miễn khi đưa bà đến chỗ mua sắm, ông được ngồi ngoài xe đợi mấy cũng chịu để ông đọc sách học thêm. Nhưng sau khi mua sắm, nếu đẫy xe nặng bà vẫn la lối như thường. Một cái tật dễ thương cũa các bà là mua xong, rồi đi tră hàng lại, mà đi trả lại không phải công việc của bà mà là ông trách nhiệm. Các ông không cách nào phải bắt buột mĩm cười và vui vẽ đi trả. Đến tuổi già không c̣n máu ghen mà c̣n máu hành  Đi chợ xong khi bắt dầu nấu, anh đi mua dùm một cái củ căi trắng, mua thêm một bịt đậu xanh cà…em quên mất. Bao nhiêu lần ông dặn muốn mua ǵ viết xuống trước  khi đi, nhưng không bao giờ bà nghe, nhưng ông bèn nghỉ ra đi c̣n khỏe hơn là cải vă. Các ông lúc nào cũng ch́êu các bà, chịu nhịn nhục, coi như nín thở qua sông vào cái tuổi buồn nhiều vui rất hiếm hoi. Nhưng cũng không phải là yên. Có đôi vợ chồng không c̣n chịu nỗi nữa, đi đến ly dị ỡ tuỗi thất thập, nhà cửa chia hai, bà đưa tiền cho ông, giữ lại cái nhà có lẻ tiếc nối kỹ niệm. Vẫn c̣n muốn giữ h́nh ảnh của ông chồng, nên cho ông ở một pḥng. Một bửa trời mưa gió mạnh làm gẫy cây kiễn của bà, phải mang vào trong nhà. Nhưng không thấy ông ra đễ phụ một tay. Bà nổi nóng chạy vào pḥng ông đễ cự nự, nhưng thấy ông đang nằm trên sàn nhà chết tự bao giờ.

Trước khi hành phải kễ chử ghen của các bà, một câu chuyên có thật điển h́nh, Phải kể các ông có một tật cũng dễ thương là hay noí dối vợ và cải tối đa khi vợ bắt được quả tang hay không. V́ thế các bà thuộc loaị cao tay cũng trị các ông hết đường chối cải. Một ông bạn đả có vợ nhưng v́ đi hành quân liên miên, vợ phải sống ở hậu cứ Sài g̣n. Bà vợ điều tra biết được ông có một bà nửa. Nhân một chuyến thăm, liên lạc với bà kia viết thư để mang ra đưa dùm. Bà ta tin viết thư nhờ mang đưa cho ông. Không đường chối ông bèn nói chỉ chơi văn nghệ mà thôi. Bà giận ở lại mấy ngày rồi về lại Sàig̣n. Sau đó ông viết thư cho bà năn nỉ nói rằng vui qua đường đừng suy nghỉ cho mệt. Bà lại đem bức thư đưa cho bà kia đọc. Thế là một mũi tên bắn hai con chim. Phải kễ chuyện nầy, v́ không chấm dứt, mà sẻ nhắc lại và giận khi đến tuổi lẩm cẩm cho đến  khi nào không c̣n nói được mới thôi.

Trong cuộc sống về già nhiều chuyện xảy ra bất ngờ, chẵng hạn vợ chồng ông bạn hứa đi với chúng tôi để tham dự một buổi họp mặt, sáng hôm sau tự nhiên từ chối, té ra hai vợ chồng cải nhau, giận nhau và không c̣n muốn đi nữa. Cải nhau từ những chuyện đâu đâu không tí ǵ gọi là đáng cải nhau. Đang chạy xe để đi đâu, có thể v́ đi lần đầu nên lạc đôi chút, khỏi phải nói ông bà cải nhau cho đến khi đến nơi mới thôi. Nói vậy không có nghĩa là ngán ngẫm đàn bà khi tuỗi về chiều, một số v́ hoàn cảnh vợ khuất núi hay bất cứ lư do nào đó, sống cu ky, cũng kiếm một bà để tâm sự. Nhiều khi tôi chọc quê các ông ấy, già rồi bộ không có người gây lộn, kiếm người về đễ gây lộn cho vui vẻ tuổi già phăi không. Thế nên :

Con cá trong lờ đỏ que đôi mắt,
Con cá ngoài lờ lúc lắc muốn vô.

Thêm vào phải kễ chuyện nấu nướng của hai vợ chồng già. Dĩ nhiên ăn không bao nhiêu, nhưng mục đích nấu cho con cháu. Bà vợ bày nấu đủ các món nhưng không thấy thương bằng thương ông. Ông âm thầm dọn rửa rất đều tay. Dọn dẹp sao cho gọn theo mắt của ông. Nhưng không phải v́ thế mà không có chuyện đâu, lúc nào không cằn nhằn  không phải là bà. Con dao, tấm thớt chưa làm xong tại sao rửa đi, cái thau, cái chậu cứ để đấy khi nào tôi nói mới rửa. Nhưng ông nằm ngữa đọc báo mà không phụ bà th́ phải biết tay bà. Nấu th́ đủ các món, nhưng đến khi ăn th́ ông không nên ăn món nầy, ông ăn món kia ít thôi, phải kiên một chút để bịnh th́ kho… phải hiểu ngầm bà là bác sĩ gia đ́nh không có giấy phép của ông.Tôi xin mạn phép sửa lại câu thơ của nhà thơ Hồ Dzếnh:

T́nh chỉ đẹp khi c̣n son trẻ,
 Đến tuổi già đau khỗ lắm ai ơi.

Mỗi lần đi đâu ông đều nói trước đễ bà chuẩn bị, nhưng đến khi đi êm xuôi thi OK , bằng có chuyện cải vă th́ cuộc đi đó coi như hủy bơ. Bỡi thế các ông muốn êm th́ phải biết nhịn cho sự đi được thuận buồm xuôi gió. Đang lái xe bà có nói ǵ th́ ông phải biết giả vờ không nghe, hoặc coi như không thấy không biết th́ cuộc đi coi như vui vẻ. Nếu lở quên đưa ra ư kiến ǵ không thuận th́ coi như cải tới cùng, buổi đi đó coi như đầy sóng gió. Tôi thấy đây cũng là luật bù trừ hay sao, lúc trẽ các ông bay bướm qua mặt các bà, lúc về già các ông sụm các bà hành cho biết tay. Các bà đa số lúc nào cũng nói châm chọc các ông, v́ tôi nghĩ đó là niềm vui của các bà khi ở tuổi về chiều. Tôi nhớ khi đi tù cải tạo được CS thả về Saigon, Tôi đi t́m người bạn ỡ trên đường Chi lăng, gặp vợ anh đang bán sửa đậu nành cho học tṛ, tôi hỏi chị anh có ở nhà không, chị bèn trả lời anh đi làm nhà báo. Tôi lúc đó chưa có kinh nghiệm về các bà, nên hỏi anh làm ở báo nào. Chị bèn nói làm cho báo đời. Khi đó tôi chợt thấm cho t́nh đời vội chào chị ra về không dám để lại lời nhắn. Đôi khi nói chuyện với bạn bằng điện thọai, bà hay nói nào là coi chừng điện thọai cháy, nào là đàn ông ǵ nhiều chuyện thấy sợ, nào là nói chuyện không biết mệt, chuyện nói rồi lại nói măi, chuyện nầy xưa như trái đất…. đễ chọc quê. Bởi thế khi nói điện thoại với bạn bè nên t́m chỗ xa bà đễ được an toàn khỏi bị xọc dưa. Tôi có lần nói chuyện với người bạn, nghe đầu bên kia có tiếng người nói ǵ không nghe rơ, tôi hỏi cái ǵ đấy bạn, tôi không thấy trả lời. Lần sau tôi hỏi lại bạn ta tră lời rằng tiếng bà xă xen vào. Từ đó về sau nói chuyện với bạn tôi hỏi bạn ở chỗ nào có gần bà xă không. Bạn tôi hiểu ư cười nói đang ở garage có một ḿnh. Một lần đi quận Cam, được ông bà bạn chỡ đi đây đi đó, khi đến chỗ quẹo để vô nhà một anh bạn, anh măi nói chuyện, đi qua không quẹo vào nhà bạn. Bà vợ bèn giảng cho anh bài học, anh cảm thấy quê với tôi bèn nói với vợ, hôm nay có anh Tấn, anh vui mà em. Tôi nói với anh, vợ giảng bài là chuyện thường, trên cái xứ nầy đâu cũng vậy mà. Đến nhà bạn mục đích là được mời bửa ăn hội ngộ. Có một số đă đến trước,  một anh bạn khác hỏi anh chủ nhà, hôm nay có những ai. Anh chủ nhà trả lời Moi không biết, mọi sự do bả tổ chức, Toi hỏi bả. (Anh chủ nhà đang ỡ Mỹ nhưng thích nói tiêng tây). Những chuyện lẫm cẫm xảy ra cả ông lẫn bà, công bằng mà nói, bỡi thế mới cải nhau được. Nếu tôi chỉ nói tại các bà, th́ các bà lại nói ông nầy có tài nói xấu đàn bà là giỏi. Tuổi già nhớ chuyện xảy ra từ xa xưa nhưng không chắc chính xác, bởi thế mới có chuyện cải nhau. C̣n chuyện mới để ch́a khoá xe ở đâu th́ cả hai ông  bà đi t́m muốn chết.

Nếu về già, vợ chồng  sống chung một mái nhà  th́ những chuyện lẫm cẫm coi như lẩn quẩn chừng ấy. Nhưng sống chung với một đứa con nào đó, th́ cũng xảy ra những chuyện không bao giờ ngờ trước. Tôi muốn nhấn mạnh đến một đứa con, v́ không thễ sống với hai con đều có gia đ́nh, điều nầy rất là hiếm hoi. Bởi thế tôi rất phục có những gia đ́nh VN sống chung nhiều gia đ́nh dưới một mái nhà. Thường thường sống chung với con gái, nguyên nhân chính là bà xă sống với con gái dễ hơn sống với con dâu và ít sự xung đột hơn. Nhưng không phải là không có, ngay việc ăn uống cũng phức tạp, mẹ thích ăn cái nầy con thích ăn món kia, rồi cải nhau, giận nhau là chuyện xảy ra thường xuyên. Dạy dỗ các cháu mẹ con cũng hay cải nhau. Mẹ v́ nghỉ là mẹ nên rất nhiều ư kiến từ việc trong nhà, ngoài sân, vườn tượt, trang trí… đều có cải nhau và giận nhau. Nhưng v́ con gái của ḿnh nên mọi chuyện dễ cho qua, chứ con dâu th́ phải biết. Có điều rất lạ mấy bà bị mẹ chồng trù ếm nhưng không bao giờ thông cảm với con dâu. May được ông chồng và thằng rễ đều câm như hến, nếu không cái nhà có c̣n là cái nhà hay không. Nhưng ông chồng già nhiều khi không yên, v́ bị hỏi như thế nầy đúng hay sai rất khó trả lời. Tôi có ông bạn nói tội ǵ ở chung chỉ làm mọi mà c̣n lắm bực ḿnh. Nhưng bậc cha mẹ ít ai chịu khó nghỉ v́ cái tính lẫm cẫm của chính ḿnh mới sanh chuyện. Chính cái tính cố chấp làm khổ cho chính ḿnh, nếu không sửa đổi chắc chắn suốt đời cái khổ sẽ đeo đuỗi.

Đối với người VN, sống chung với con cháu là niềm vui của tuổi già, dầu t́nh huống nào cũng cố gắng sống dưới một mái nhà. Phong tục tập quán đó h́nh như ăn sâu vào ḷng mọi người từ lâu lắm, phải chịu đựng chớ khó sửa chửa. Hơn nữa, với tiền hưu hoặc tiền già, nếu sống chung với con th́ tiết kiệm được và chi tiêu rộng răi hơn. Tôi biết có ông bạn ở chung với con, v́ vô ư, lúc bưng ly cà phê để uống, sơ ư làm đổ trên thảm mới nhà của con, con bèn làm sạch tấm thảm mới ngay sau đó, không biết thái độ đứa con sao mà làm ông bố giận mất mấy ngày. Dỉ nhiên cuộc sống phải có đụng chạm không tránh được, lại càng không tránh khỏi giận hờn của cha mẹ khó tánh v́ sự lẫm cẫm của tuổi già. Do đó muốn tránh đỗ vỡ phần thiệt tḥi các con phải gánh và chịu đựng.

Ngoài xă hội, người già sống về quá khứ của ḿnh, lúc nào cũng khư khư giữ cái hào quang của ḿnh, nếu có ai đụng đến, bất cứ giá nào cũng cải cho bằng được. Nhiều lúc lớn tiếng mất ḥa khí với mọi người, mặc kệ miễn sao thỏa mản cái tự ái của ḿnh. Bởi thế trong các buỗi hội hợp thường gây bất ḥa hơn là đoàn kết.  Đó lá cái thiên kiến, bảo thủ của tuỗi già. V́ vậy muốn làm điều ǵ cần hợp tác với giới trẽ rất khó khăn, trỡ ngại rất lớn và khó có cơ hội thành công. Cái tâm lư ta đây biết nhiều hiễu rộng hơn người khác là sự suy nghĩ sai trái quá tai hại. Mỗi lần đưa ra ư kiến ǵ, lúc nào cũng cho là hay và đúng, ư kiến ngược lại th́ cho là càn dỡ, chụp mũ thế nầy thế nọ... Người nào cũng cho ḿnh là giỏi, là người hiểu biết.. xem thường người khác. Bởi thế, người già mỗi người một thế giới riêng, không bao giờ t́m hiễu người khác, v́ vậy lúc nào cũng chậm tiến và đi thụt lùi. Mọi người có thễ hiễu, nhưng sửa sai th́ không sửa được v́ vậy mới  gọi là già lẫm cẫm. Bởi thế, các lảo ông và lảo bà đều thích các buổi hợp mặt, được nói năng không kiên cữ, nói bất cứ ǵ cũng không mắc cở v́ cùng lứa tuỗi lẫm cẫm. Đó cũng là lối thoát cho lớp ngưới già, bởi thế có hội cao niên, hội những người lớn tuổi… làm cuộc sống đở nhàm chán.

Viết những ḍng tâm sự cũng thấy ḷng dâng một nỗi buồn khôn tă, nhưng sự tiến hóa của con người không chừa một ai. Con người rồi có lúc cũng trở thành vô dụng không người nào tránh được, đoạn đường ai có qua cầu mới hay. Chu kỳ sinh lăo bệnh tử người nào cũng phải bước qua, thời gian không chờ ai cả. Khi đang ở thời kỳ trai trẽ ta không bao giờ biết quư trọng, đến khi qua đi th́ có hối tiếc cũng đă quá muộn màng. Bộ óc cũng như các tế bào đă lảo quá, sự nhanh nhẹn không c̣n, sự thông minh đă mất, cơ hội không c̣n…  chĩ c̣n lại bóng tối mênh mông... Giờ đây nếu am hiễu và an phận, ta nên tạo cuộc sống thật thanh thản, quên bao nhiêu buồn phiền, bơ qua bao lỗi lầm người khác đă gây cho ḿnh, quên bao hận thù, tạo sự khoan dung đến mọi người… để tinh thần thoái mái, không c̣n điều ǵ vương vấn, không màng danh lợi sao cho cuộc sống được an nhàn.. Theo tôi nghỉ đó là cuộc sống đúng nhất dành cho tuôỉ già lẫm cẫm… hầu giữ được cảm t́nh đối với những người chung quanh. Khi bước chân vào miền miên viễn c̣n có người tiếc nối và thương mến trong ḷng. Khi ai nhắc đến c̣n nói lên những lời tốt đẹp cho ḿnh và tạo niềm hănh diện cho con cháu. Nên nhớ câu: Hùm chết đễ da, người ta chết đễ tiếng.