Chu Vũ
Hải cố vượt qua mặt người đàn ông Việt ngay trên đường Bolsa,
người mà Hải hay bất cứ cư dân Việt nào đang sinh sống trong Cộng
đồng VN tại Quận Cam, đều nhận ra ngay là vị này từ xa đến
thăm viếng khu phố của Little Saigon. Vì cách trang phục của
ông, dạo phố mà ông vận một bộ suit, vest đầy đủ cà vạt giữa buổi
trưa Chủ nhật với sức nóng 95 độ của miền Nam Cali. Máy hình
cầm tay và chụp lia lịa các sinh hoạt, các kiến trúc và các
bảng hiệu chữ Việt Nam. Hải liếc nhìn mặt vị này thì ký ức xưa chợt
hiện về, sao ông này nhìn quen quá, Hải ngừng ngay trước mặt vị
khách và lên tiếng hỏi:
- Thưa ! Có phải là anh Dương ở thôn Hạ, Xã Đại Tùng , Hà
Đông, Bắc VN xưa kia không?
- Thưa đúng…..Trời đất ơi, có phải chú Hải ngày xưa đây không?
- Đúng rồi anh Dương ơi! Duyên nào đã dẫn dắt anh em mình bất ngờ
gập nhau ở đây thế này? -Cũng hơn 50 mươi năm rồi, Hải nhỉ? - Dạ
đúng đấy, biết bao nhiêu là thay đổi.
- Anh bây giờ sinh sống ở đâu?
- Anh và gia đình sống ở Paris bên Pháp, anh đi du lịch thăm nước
Mỹ, nhất là khu Little Saigon của người Việt mình.
- Anh đi một mình hay có gia đình cùng đi không?
- Hải ơi chuyện dài lắm, mình tìm chỗ nào ngồi, anh em mình tâm sự
hàng giờ thì mới nói đủ chuyện của 50 năm qua, em à!
- Vậy anh em mình đến quán cà phê gần đây, giờ này cũng vắng khách
rồi, anh em mình tha hồ tâm sự. Chính em cũng muốn chuyển những lời
trối trăn cuối cùng của chị Nhạ đến anh vì em đã gật đầu hứa với chị
ấy khi chị hấp hối lúc qua đời.
- Anh uống cà phê đá nhé? Ừ được rồi!
- Cho hai ly cà phê đá đi !
- Ngọt giọng rồi em ơi! Để anh kể em nghe trước nhé. Dạ anh nói đi.
- Anh đi du lịch một mình thôi, chị ấy là người Pháp, sinh viên cùng
trường ….Anh chị lấy nhau và có 4 cháu đều lớn và có gia đình hết cả
rồi . Chúng ở riêng tứ tán cả. Anh chị thường hay đi du lịch với
nhau, nhưng kỳ này di viếng nước Mỹ thì chị ấy kỵ, không muốn đi,
nên em thấy chỉ có mình anh là vậy.
- Chú nhớ không sau mùa hè năm đó, anh về lại Hà nội, vì nội tình
đất nước lúc bấy giờ, không khí chuẩn bị chiến tranh làm ai ai cũng
lo âu. Bố Mẹ anh cũng vậy sợ, lo cho anh là thanh niên, chắc sẽ liên
hệ cuốn hút vào cuộc chiến. Đang sẵn dịp ông bạn Bố anh
ở bên Pháp về thăm nhà, nên Bố Mẹ anh quyết định gửi anh vào Saigon
theo ông bạn, rồi tiếp sang Pháp du học luôn. Anh không bằng lòng,
nhưng rồi Ông Bà nói : Con phải đi ngay, rồi gần như lôi cổ anh lên
máy bay. Một dịp may hiếm có, con ơi!.
Anh hồi đó buồn khổ lắm, ra đi mà không kịp từ giã ai, kể cả
chị Nhạ và chị H. cùng em và đám bạn bè của anh nữa. Sau ở bên Paris
, anh có viết thư cho chị Nhạ, mà không bao giờ thấy hồi âm, dần dần
rồi chiến tranh bùng nổ, mọi liên lạc về bên nhà đều khó khăn gián
đoạn kể cả gia đình bên anh nữa. Anh nhớ chị Nhạ và ngơ ngẩn nhiều
năm sau nữa, chắc chị Nhạ trách anh nhiều lắm phải không em?.
- Anh Dương! Chính em cũng muốn chuyển những lời trối trăn cuối cùng
của chị Nhạ đến anh. Lời hứa này em không thực hiện được suốt 50 năm
qua làm em canh cánh bên lòng vì em đã gật đầu hứa với chị ấy khi
chị hấp hối lúc qua đời.
- Anh Dương, em nhớ anh hơn em 7,8 tuổi gì đó, năm nay chúng ta
cũng trên dưới 70 tuổi cả rồi. Trời ơi sao lại nhanh như thế.
- Anh còn nhớ cây gạo ở đầu thôn mình không? một gò đất cao lên và
một cây gạo lớn, dễ mọc lấn chiếm hết cả gò đất. Em nhớ anh học ở Hà
Nội, mùa nghỉ hè nào anh cũng về làng nghỉ với gia đình. Chị Nhạ
cũng trọ học ở xa về nghỉ hè với gia đình. Hai anh chị đã yêu thương
nhau và đều là cuộc tình đầu….
Nhất là anh chị hay thích ngồi với nhau ở gốc cây gạo trên gò đất
đó, hoa gạo đỏ ối rực rỡ, nhìn ra cả một cánh đồng lúa vàng rộng
mênh mông, trời mùa hè trong xanh cao vút. Hình ảnh êm đềm và yêu
thương đó vẫn hiện về trong trí nhớ của em.
- Anh nhớ không, chính em hồi đó là chuyển thư viên qua lại giữa hai
anh chị, khi hai người đang tán nhau, chị Nhạ chơi thân với chị H.
em, nên chị Nhạ hay ghé qua nhà em tâm sự với chị em và em biến
thành liên lạc viên tình yêu cho hai anh chị lúc nào không biết nữa.
- Năm đó chiến tranh bùng nổ và không thấy anh về nghỉ hè ở làng
nữa, ít lâu sau mới hiểu là gia đình anh lo sợ cho con trai nên đã
gửi anh sang Pháp du học. Qua một mùa hè rồi chị Nhạ mới khám phá ra
và chị ấy khóc mỗi khi sang chơi với chị H. em. Hết hè năm đó em
cũng không thấy chị Nhạ đi học nữa. Rồi chiều chiều chị ấy hay ra
ngồi dưới gốc cây gạo hoa đỏ rụng đầy chỗ ngồi đó khóc sướt mướt,
em tinh nghịch hay theo hút chị ra, núp xem chị làm gì ngoài
đó.
Chiến tranh lan dần và một buổi xế chiều hôm đó, khi chị Nhạ vừa đến
ngồi ở gốc cây gạo, hôm đó em cũng đi theo chị ra đó, một lúc sau
bỗng đạn súng cà nông nổ ì ầm quanh làng và anh ơi sợ quá một trái
nổ ngay gần chỗ chị Nhạ ngồi khóc như mọi khi, em núp ở xa, thấy chị
ngã ngửa ra sau .
Khi đợt đạn cà nông vừa ngưng nổ thì em phóng ngay lại chỗ chị Nhạ,
thấy chị bị thương nằm ú ớ, hình như một mảnh đạn cắt ngang bụng
chị nên ruột lòi ra một đống và máu chẩy lênh láng nhiều lắm.
Em run sợ quá và kêu :
-Chị Nhạ ! trời ơi chị Nhạ ơi.
Rồi em không biết làm gì nữa cứ cúi xuống gần chị mà khóc rống lên.
Em thấy chị hé mắt, em cúi xuống thật gần mặt chị thì chị phều phào
nói đứt quãng tiếng một:
- Hải , chị..chết….em nói…anh Dương…Chị yêu anh ấy mãi, em chạy đi….
chạy đi….
Sau đó lính Tây tràn vào làng bắt đi một số thanh niên và đàn ông… em và gia đình em may mắn không sao cả, chị H em chui rúc sâu vào đống rơm, nằm yên trong đó cho đến khi em kêu ra mới dám chui ra. Em kể lại, chị H. và em chạy ngay đến chỗ chị Nhạ nằm, nhưng chị Nhạ đã chết rồi, Thầy Mẹ và anh em chị Nhạ đã bọc chiếu và khiêng xác chị Nhạ về nhà rồi.
Sau đó ít lâu Thầy Mẹ em sợ trước sau gì em cũng bị lính Tây càn
quét bắt giữ nên vội gửi em ra Hà nội ở với ông Chú em và học
trên đó.
- Anh à! thế hệ anh em mình ai mà không dính dáng đến chiến tranh,
và rồi ít năm sau đó em cũng phải ra nhập quân đội VNCH, rồi
suốt 21 năm nội chiến như anh đã rõ. Sau cùng chúng em là kẻ bị bắt
buộc thua trận và đang sống lưu vong tại xứ sở này cũng hơn 30 năm
rồi anh ơi. Em khỏi nhắc lại giai đoạn lịch sử này, chắc anh cũng rõ
hết. Gia đình em tứ tán cả, 3 anh rể em đều chết trong chiến tranh,
khi ngưng, thì em qua bên này. Thầy Mẹ em chết, các anh chị em cuả
em chết cũng gần hết rồi mà em không biết và không nhìn thấy ai
cả……từ ngày em rời bỏ làng mình anh à.
Dàn âm thanh trong tiệm, có phải là oan hồn chị Nhạ linh hiển
không?. Mà một bản nhạc được tấu hát lên thật hợp tình, hợp cảnh
cuả câu chuyện đang kể:
Hãy nói về cuộc đời
Tình yêu như lưỡi dao
Tình yêu như mũi nhọn
Êm ái và ngọt ngào
Cắt đứt cuộc tình đầu
Thụy bây giờ về đâu
Thụy bây giờ về đâu
Anh là chim bói cá
Em là bóng trăng ngà
Chỉ cách một mặt hồ
Mà muôn trùng chia xa
Thụy ơi và tình ơi
(Khúc Thụy du nhạc sĩ Anh
Bằng phổ thơ DTL , ca sĩ Nguyên Khang)
Dương nhấm nháp ngụm cà phê, nước mắt lăn dài trên hai gò má, bỗng
nói như mếu:
- Hải à!
- Dạ.
- Anh phải sửa là: Nhạ bây giờ về đâu, Nhạ bây giờ về
đâu!.......Nhạ ơi và tình ơi!
Hải nghĩ thầm trong đầu: chị Nhạ em đã làm xong lời hứa, Chị hãy siêu thoát đi…….
Chu
Vũ
Điếu văn vĩnh biệt cựu Đại Tá Nguyễn Năng Bảo
Những ngày hành quân Cồn Thiên
Người lính VNCH sau 30 Tháng Tư
Người Tây phương tính năm lịch theo mặt trời
Một hội nghị với nhiều ý nghĩa
Tấm thẻ bài cho người nằm xuống
TĐ4 TQLC và Những ngày tháng sau cùng
Thôi ! Mình về Linh Xuân Thôn đi em
Tiến trình thành lập Chiến Đoàn và Lữ Đoàn