Lời Khước Từ Đáng Khâm Phục

Tiểu Cần

Là âm thoại viên (ATV) cho Tư Lệnh SĐ/TQLC nên tôi có dịp nghe và thấy những sự việc mà một quân nhân b́nh thường khó mà biết, nhưng ngoài nghề nghiệp chuyên môn, điều kiện ắt có và đủ để trở thành một âm thoại viên của các vị chỉ huy cao cấp là phải triệt để thi hành 3 điều sau đây: “Tôi không nghe, tôi không thấy và tôi không nói”. Nếu anh nào bép xép cái miệng, thích ba hoa chích cḥe th́ sớm muộn cũng đi đến tận “Gành Hào để nằm nghe điệu phương Nam

Vâng, tôi đă không bép xép trong khi là ATV cho Tư Lệnh, và kể từ ngày 30/4/75 đến nay, tuy là cựu ATV, tôi vẫn trung thành với nguyên tắc “3 không”. Thú thật là nhiều khi cũng muốn kể lại một vài điều rất đáng nói, những sự thật cần được tôn trọng nhưng vẫn ngại là người đọc đă không tin mà c̣n cho là tôi “nổ” trong khi những người có tới 10 điều “không biết” th́ nổ như thật.

Nếu pháo nổ làm cho vui tai những ngày tết th́ ai cũng thích, nhưng họ nổ loại măng cầu gài khiến gây thương vong không ít cho người vô tội. Họ chỉ trích những người khác như chính họ mắt thấy tai nghe, họ chê những người đă ra đi c̣n họ mới là anh hùng hảo hán! Nhưng thực ra họ trốn dưới gầm cầu ở bến Bạch Đằng chờ tầu nhưng tầu không đến bèn kết án tất cả những ai ra khỏi VN trước ngày 30/4/75 là phản quốc! Họ nằm bên phi đạo chờ máy bay nhưng máy bay không có bèn kết án những vị chỉ huy bỏ lính mà đi.

Tôi có đọc bài viết “Những Người Đi Trên Mây”, của tác giả Philato, trong đó có câu: “Những sĩ quan cao cấp bỏ nước ra đi chưa chắc là họ hèn nhát, nhưng những người ở lại cũng không hẳn đă là anh hùng, v́ họ không có phương tiện ra đi”. Tôi tâm đắc với nhận xét này, nhưng tôi cần thêm rằng ngoài “ngũ hổ tướng quân tuẫn tiết theo thành” mà toàn dân đều biết và kính phục th́ c̣n có rất nhiều những cấp chỉ huy, từ trung đội trưởng, đại đội trưởng, tiểu đoàn trưởng và cao hơn nữa, dù có phương tiện ra đi, nhưng quư vị ấy đă khước từ ra đi, nhất quyết ở lại chiến đấu cùng đồng đội, cùng thuộc cấp đề rồi hy sinh theo đơn vị hoặc bị khổ nhục trong lao tù CS.

Giữ đúng nguyên tắc ATV của TL/SĐTQLC, tôi đă không “bép xép” hơn 35 năm rồi, thời gian mà những bí mật quốc gia cũng được bạch hóa nên tôi cũng xin kể về một trong những lời khước từ đáng khâm phục mà tôi chứng kiến. Tôi phải nói cho tâm hồn nhẹ nhơm, nhất là khi những người liên quan đến câu chuyện c̣n đây, tôi phải nói để con cháu trong gia đ́nh TQLC chúng ta biết có những người cha, người anh đáng là những tấm gương sáng.

Vũng Tàu thượng tuần tháng 4/75:

SĐ/TQLC về đến thị xă Vũng Tàu sau cuộc “không chiến” (không đánh mà bắt phải lui!) từ Thuận An, Huế, Non Nước, Đà Nẵng, Cam Ranh trong cuộc lui binh của QĐI, những sự tiêu hao thiệt hại tôi đă nói trong bài viết “Tháng Ba Buồn Hiu”, nay xin phép không nhắc lại nữa. Về đến Vũng Tàu, đóng quân trong căn cứ của quân đội Úc Đại Lợi cũ ở bên tay trái băi biển sau Vũng Tàu để bổ sung quân số, tái trang bị và tái phối trí.

TQLC về đến Vũng Tàu kèm theo một số lớn dân tị nạn miền Trung th́ cũng là lúc dân chúng từ Saigon và các vùng lân cận cùng các quân nhân “thất lạc” đơn vị đổ dồn về đây để t́m phương tiện di tản nên số dân tăng lên rất nhanh kéo theo t́nh h́nh bất ổn nên thượng cấp lại giao cho TL/SĐTQLC kiêm nhiệm chức quân trấn trưởng thị xă Vũng Tàu mà lẽ ra chức vụ này phải là của ông thị trưởng! Khi VT là nơi nghỉ mát, nhảy đầm, du hí th́ có thị trưởng khi là chiến trường, là chảo lửa th́ đẩy cho “lính” đánh giặc, không “fair” chút nào.

Kể từ khi ông “Mắt Kiếng” TL/SĐTQLC kiêm nhiệm quân trấn trưởng th́ ông tất bật suốt ngày, mà ông tất bật th́ anh em tôi thở gần như không ra hơi, chưa phải gọi emergency là may mắn lắm rồi. Tướng cũng như lính, chuyện nước lo trước, chuyện nhà hỏng đế ư tới. Thật ḷng mà nói những người lính chiến nói chung và cá nhân tôi nói riêng có được ǵ để mà lo cho gia đ́nh đâu dù tôi chỉ có một mẹ già và một em trai mà ngược lại chỉ đem lo lắng về cho gia đ́nh. Sau 30/4, gia đ́nh không nhận được tin tức ǵ về tôi nên em trai tôi đă vất vả lặn lội ra Vũng Tàu, lật từng xác người để nh́n mặt anh!

Tin tức hành lang hằng ngày đồn rằng TQLC sẽ rút về Cấn Thơ để tử thủ cùng với Tướng Nam hoặc xuôi quân ra Phú Quốc để “trấn thủ lưu đồn”. Hoặc hấp dẫn hơn nữa là làm một cuộc đảo chánh, hạ bệ tông tông đương nhiệm để cứu văn t́nh thế. Thú thật là tôi khoái cái tin đồn sẽ được về Saigon đảo chánh, v́ những cuộc đảo chánh trước kia th́ “tôi c̣n bé lắm anh ơi”.

Tin đồn th́ nhiều mà hành động th́ chưa thấy đâu, ngày qua ngày tôi vẫn mang máy PRC.25 bám theo Tư Lệnh. Rồi vào trung tuần tháng 4/75, Bộ Chỉ Huy SĐ nhẹ cùng hai Lữ Đoàn TQLC được lệnh của TTM di chuyển về căn cứ Long Thành, dưới sự chỉ huy của Đại Tá Tư Lệnh Phó để tăng phái cho QĐIII, c̣n Tư Lệnh chỉ huy thành phần c̣n lại và vẫn kiêm nhiệm Quân Trấn Trưởng VT.

Hằng ngày tôi nhận lệnh của Đại Dương, Đại Úy Nguyễn Quang Đan, chánh văn pḥng TL, liên lạc thường xuyên với BCH/SĐ nhẹ để nắm vững t́nh h́nh tŕnh lên TL. Lúc này trên vùng trời Vũng Tàu có đủ mọi loại máy bay và trực thăng bay ra bay vào từ biển khơi, tin tức truyền tai là các cơ quan của Mỹ bắt đầu di tản người của họ và các giới chức cao cấp trong chính phủ cùng dân nhà giàu có máu mặt (c̣n lính chiến chúng tôi th́ không có máu ở mặt, chỉ có máu trong tim).

Hạ tuần tháng 4/75, CSBV bắt đầu pháo kích vào thành phố VT, cường độ tăng dần mỗi ngày, thương vong đă xảy ra khắp nơi, VT bắt đầu náo loạn, người đi như chạy, hàng quán đóng cửa, chiến tranh đă tràn đến thành phố biển.

T́nh h́nh rất nguy ngập, CSBV đang tấn công vào thành phố, mà ta không c̣n lực lượng đề pḥng thủ, đường bộ về Phước Tuy, Bà Rịa, Long Thành đă bị cắt, cầu Cỏ May đă bị giật sập, thị xă VT như đang nằm trong rọ, t́nh h́nh này làm tôi liên tưởng đến hoàn cảnh của LĐ.147/TQLC vào những ngày cuối tháng 3/75 ở băi biển Thuận An mà nhà văn Bằng Phong đặt cho cái tên là “pháp trường cát”, một cái danh xưng thật thấm thía và đau ḷng nhưng lại gần như sự thật.

Ngày N/4/75, lúc 7 giờ sáng, Đại Dương tập họp anh em chúng tôi lại và cho biết t́nh h́nh “rất xấu”, nếu CSBV vào tới đây th́ TL quyết không đầu hàng hay để bị bắt mà sẽ t́m cách mưu thoát, mặc dù lúc này chưa biết thoát bằng cách nào, đi đâu? Vậy nếu ai muốn theo TL th́ đứng sang một bên, c̣n anh em nào muốn ở lại th́ TL sẽ cho trực thăng chở về căn cứ Sóng Thần. Trong số những người t́nh nguyện đi theo TL có tôi. Thế là đường về Hai Thôn ở Cần Thơ với mẹ già không c̣n trong ư định của tôi nữa. Tôi đă bỏ lại mẹ già nơi quê nghèo để chọn theo con đường chiến đấu th́ quyết định theo TL tới cùng dù không biết tương lai ra sao.

Sáng sớm ngày N+/4/75, Đại Dương lệnh cho tôi mang máy PRC25 theo anh để bay về căn cứ Long Thành để gặp TLP tức Đại Bàng Tango. Trực thăng bay cặp theo quốc lộ để tránh pḥng không của địch, tôi nh́n xuống quốc lộ, người và xe nối đuôi nhau ra hướng VT, chật kín một đoạn đường dài mà họ đâu có biết QL đă bị cắt, không c̣n di chuyển được. Đang quan sát ḍng người và miên man nghĩ không hiểu tại sao lại xảy ra cảnh này, tai sao CSBV lai có thể đuổi ḿnh tới đây th́ lệnh Đại Dương bảo tôi liên lạc với TOC/BTL/SĐ Long B́nh để xin phép đáp xuống trong 3 phút nữa.

Sau khi trực thăng đáp xuống th́ ĐD được xe jeep đưa vào TOC để gặp TPL c̣n tôi th́ nhân cơ hội này chạy sang vị trí của TĐTT để hỏi thăm bạn bè, chuyện tṛ trong chốc lát là tôi phải từ giă để ra vị trí trực thăng chờ lệnh. Lát sau ĐD ra, anh im lặng và leo lên trực thăng, ngồi bên cạnh tôi, chỗ thường lệ mỗi khi bay theo TL, trực thăng cất cánh, trực chỉ Vũng Tàu.

Tôi liếc nh́n anh Đan, thấy gương mặt đăm chiêu như đang suy nghĩ một điều ǵ đó dường như là quan trọng lắm. Tôi quả quyết như vậy nên cứ liếc nh́n lén anh để mong t́m ra ..Lần nh́n lén sau cùng của tôi bị anh bắt gặp, nhưng anh vẫn lầm lỳ mà không nở một nụ cười nhẹ, cười xă giao, cười để mà có cười như anh đă thường đối xử với tôi mỗi khi anh em tôi có chuyện phải lo toan. Nhất định phải có vấn đề, to hay nhỏ, dữ hay hiền? Tôi phải t́m hiểu để giải tỏa sự ṭ ṃ, chứ cứ để dở-dở ương-ương thế này th́ nhức đầu mà chết. Suốt 3 năm trời sát cánh bên anh để phục vụ TL chưa bao giờ tôi bị kích thích ṭ ṃ như lần này.

Trực thăng vừa đáp, anh nhảy xuống và đi thẳng, không chần chừ tôi nhảy xuống bám gót theo, vừa tới góc khuất nhà tiền chế nơi đặt bản doanh BTL, tôi nắm áo anh kéo vào góc khuất, nh́n thẳng vào cặp kính cận của anh, tôi hỏi:

_ “Thưa Đại Dương, chắc chắn là có chuyện chẳng lành xảy ra cho .. xin anh nói thật cho em biết để chia xẻ với anh.”

Anh Đan nh́n tôi sâu thăm thẳm rồi như nghẹn lời anh từ tốn nói:

_ “Anh nói cho Tiểu Cần biết nhưng phải giữ kín v́ đó là trách nhiệm của chúng ta”.

_ “Em nhận rơ và tuyệt đối thi hành”

_ “Chuyến đi họp vừa rồi chỉ là một sự ngụy trang mà thôi”.

_ “Em cũng nghĩ như thế”.

_ “Thật ra là TL sai anh em ḿnh đi rước Đại Bàng Tango để đi tản”.

Nh́n gương mặt tôi thấy Đại Dương rất xúc động, anh nghẹn lời, anh ngưng vài giây hít thở như để lấy lại b́nh tĩnh rồi xuống giọng:

_ “Nhưng Đại Bàng Tango từ chối lời đề nghị và ông bảo rằng ông không đi đâu cả, sẽ ở lại với anh em TQLC và nếu mất nước, ông sẽ về quê vợ của ông ở Long Xuyên”.

Thưa đọc giả, Đại Bàng Tango tức Đại Tá Nguyễn Thành Trí TLP/SĐTQLC đă ở lại với anh em cho tới giờ phút cuối cùng tại Bộ Chi Huy căn cứ Sóng Thần khi tông tông Big Minh đầu hàng, Tango không về mái nhà xưa mà củng với đại đa số các cấp chỉ huy TQLC trải qua những năm tháng dài trong lao tù Cộng Sản.

Những ngày cuối của tháng 4/75, trong khi các cấp lănh đạo và chỉ huy bằng mọi cách để t́m “thuyền ra cửa biển” mong thoát thân th́ toàn bộ SĐ/TQLC đồn trú trong căn cứ Úc Đại Lợi, tức một chân trên bờ một chân dưới nước lại cất bước lên đường hành quân. Ở vào một vị trí thiên thời địa lợi như thế nếu muốn ra đi th́ sẽ không có một TQLC nào phải “lao động là vinh quang” cả. Lời khước từ đáng khâm phục của Đại Bàng Tango là tượng trưng cho những lời khước từ của các cấp chỉ huy TQLCVN.

Xin khâm phục các anh.
Tiểu Cần