Hai Bà Mẹ Của Cháu Oanh, Chuyện Tháng 4/75

Tôi là Trần Văn Minh, cựu quân nhân TQLC, hiện định cư tại Úc, gia đ́nh ḍng họ tôi có 5 người phục vụ trong binh chủng TQLCVN. Trừ một anh lớn T/S 1 Trần Văn Tường phục vụ ở ban quân nhạc, số c̣n lại th́ ở các tiểu đoàn tác chiến, ba người bị thương trong đó có tôi, và 1 người anh rể tử thương. Nhân 35 năm kể từ ngày miền Nam sụp đổ, tôi viết giới thiệu về gia đ́nh cô nhi, quả phụ, tử sĩ TQLC Nguyễn Văn Phím. Tôi viết theo lời kể lại của con gái anh Phím, cháu Oanh, và bà nội cháu Oanh, tức mẹ của anh Phím.

Thương binh MX Trần Văn Minh

Ở đời, chỉ cần một biến cố nho nhỏ đến với ḿnh thôi, dù rất nhỏ, cũng đă đủ biến đổi cuộc đời của một con người, đang từ một cuộc sống êm đềm, lặng lẽ, trở thành sóng gió, băo bùng ngay. Thế mà ở Oanh, với tấm thân bé nhỏ, yếu đuối đă hứng trọn những biến cố rất lớn trong đời ngay từ khi c̣n ấu thơ. Oanh đă không c̣n được hưởng những tháng ngày tuổi thơ ấm cúng đầy mộng mơ trong ṿng tay thương yêu, tŕu mến của gia đ́nh như những em bé cùng trang lứa.

Đang sống trong gia đ́nh đông đủ có ông bà, cha mẹ, cô, chú, d́, cậu, nội, ngoại đề huề, thế mà chỉ vỏn vẹn trong ṿng có mấy năm, nhiều biến cố dồn dập đổ xuống đầu Oanh. Cứ y như là người ta hành tội một đứa trẻ quá ngỗ nghịch, bằng cách đánh hội đồng. Người này chưa buông ra th́ người khác đă nắm lấy mà đánh tới tấp.

Khởi đầu là người bác, anh ruột của mẹ Oanh chết trận từ vùng ven đô TK Gia Định, trong một trận đánh nào đó. Đưa xác bác về chôn cất ở quê ngoại, nơi gia đ́nh Oanh ở, chưa được bao lâu, th́ biến cố thứ hai to lớn hơn đối với Oanh là tin bố Oanh tử trận. Thế là đời Oanh quẹo sang một khúc quanh khác.

Thật không ngờ được bé Oanh lại có thể trở thành mồ côi cha! Đành rằng cha bé, anh Nguyễn Văn Phím, một người lính mũ xanh thuộc Sư đoàn TQLCVN, đă hy sinh v́ tổ quốc khi cùng đơn vị chiến đấu để tái chiếm lại Cổ Thành, vùng đất đă mất vào tay Cộng quân năm 1972 tại Quảng Trị. Nhưng bé c̣n mẹ là chị Nguyễn Thị Hai và hai em, tất cả đang sống trong sự thương yêu đùm bọc của bà nội và ông bà ngoại. Lúc ba mất, Oanh c̣n bé lắm, mới có năm tuổi đầu, tuổi mà bé chưa biết ǵ nhiều về cuộc đời rồi sẽ ra làm sao? Bé cứ tưởng như ba đi vắng đâu đó, như ba vẫn từng đi theo đơn vị hành quân từ lâu nay. Nên chẳng một chút tư lự ǵ, v́ thế bé vẫn hồn nhiên vui sống.

Ngày tháng êm đềm trôi, hàng ngày bé vẫn cùng các em vui đùa, nghịch ngợm. Má th́ vừa phụ giúp ông ngoại làm nghề rèn, vừa trông nom chị em bé. Trong khi bà ngoại lo nấu nướng, vừa phụ coi các cháu. Cuộc sống tuy không khá giả ǵ nhưng cũng không đến nỗi nào tệ lắm, vẫn êm đềm và hạnh phúc trong nghèo nàn. Cho đến một ngày, một ngày mà không những cháu Oanh mà toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam không thể nào quên được. Đó là những ngày cuối tháng Tư năm 1975. Ngày đánh dấu sự đổi thay, đă đưa đẩy, hất tung nhiều gia đ́nh bay đi nhiều ngă rẽ, trong đó có gia đ́nh Oanh.

Chiến tranh, nói đến chiến tranh th́ xin thú thật, mặc dù sống ở đất nước đang phải khốn đốn về nó, về cuộc chiến khốn kiếp đă cướp đi người anh ruột và người chồng thân yêu của chị, nhưng chị Hai không thể ngờ rằng có lúc chị và gia đ́nh lại có thể trực tiếp phải đối diện, sợ hăi, và trốn chạy nó. V́ rằng, khu chị ở là Bùi Chu, Hố Nai, nơi mà mấy mươi năm của cuộc chiến, chưa hề có những trận đánh nào kề cận. Kể cả những ngày nóng bỏng nhất ở miền Nam, như Mùa Hè Đỏ Lửa hay Tết Mậu Thân. Nơi mà hầu như an b́nh nhất, an toàn nhất, để cho các nơi khác chạy về đây lánh nạn. Thế mà giờ này, cuộc chiến đang đến, đang từ từ ḅ đến nơi này.

Những trái đạn pháo kích cuả quân “giải phóng” đă cố ư bắn vào trong khu vực dân cư với mục đích khủng bố làm cho hậu phương hoảng loạn, vài trái đă nổ trước sân nhà thờ, trường học và vài căn nhà trong xóm đă sập đổ, cháy rụi. Do đó, dù cho có ai muốn ở lại nhà cũng kinh hoàng mà không ai dám ở.

Khi chiến cuộc ập về tới Xuân Lộc, Long Khánh, dân cư do sợ Việt Cộng, sợ chiến tranh, họ đành bỏ gia tài, sự nghiệp, bỏ tất cả để lo t́m về nơi do chính quyền VNCH kiểm soát để được bảo vệ an toàn cho bản thân và gia đ́nh nên họ ra đi. Trước nhà chị, con đường số 1 đầy người, họ đi bộ hay đi trên những chiếc xe đủ mọi loại, từ xe đạp, xe thồ, xe ḅ, xe máy cầy, máy xới, xe lam, xe đ̣, xe tải, xe lớn, xe nhỏ, ôi thôi, đủ cỡ, đủ kiểu, những loại xe này đă phụ giúp con người mang vác những thứ mà họ không thể mang được. Những phương tiện này chở đồ đạc, súc vật, và cả con người, nườm nượp kéo qua suốt ngày đêm với nét mặt hoang mang, hoảng sợ, dáng vẻ bơ phờ mệt mỏi. Họ từ những vùng xa xôi, và cũng có cả những người sống ở nơi gần đây nữa. Mệt th́ họ ngừng lại đâu đó để nghỉ ngơi, nấu nướng, tắm giặt, ăn uống nhờ nhà của những cư dân tốt bụng sống dọc hai bên đường mà họ đi qua. Rồi nghe ngóng, t́m tin tức của thân nhân, bạn bè chưa tới, b́nh luận thời sự, chiến sự, suy đoán cho những ngày sắp tới, rồi lại tiếp tục đi.

Với bản tính đơn giản chân thật, chị Hai nghĩ ở đây mà cũng loạn th́ đâu c̣n nơi nào an toàn, nhưng v́ sợ ḿnh không đủ sức bồng bế một lúc 3 con thơ dại, cùng cha mẹ già đi di tản nên chị Hai đă đưa bé Oanh và Tuấn về bên nội các cháu ở đường Lư Thái Tổ, cạnh nhà thờ Bắc Hà, Sài G̣n, để nhờ bà nội trông coi dùm ít bữa, c̣n lại ḿnh, chị có thể bế thằng út cùng d́u dắt ba má chạy rời bỏ nhà nếu như VC cứ pháo kích tràn lan.
Ngày Oanh và Tuấn được mẹ đưa về tạm trú với bà nội ở Saigon là vui rồi, nhưng các cháu đâu có biết đó cũng là lần cuối cùng các cháu vĩnh biệt người mẹ thân yêu và ông bà ngoại đáng kính, v́ chỉ mấy ngày sau chiến cuộc cũng tràn về tới Hố Nai nơi gia đ́nh Oanh ở.

Ngày 28-4-75 mọi người trong trong khu bỏ đi hết, hàng xóm láng giềng chẳng c̣n ai, đường xá từ thưa thớt người rồi tới vắng tanh, vắng ngắt, chỉ c̣n lại một vài toán lính đang lo chiến đấu. Đạn pháo VC cứ rơi và nổ quanh đây! Có liều lĩnh mấy cũng không c̣n ai dám ở lại nhà. Thế cho nên vào phút cuối, mẹ Oanh cũng đành bồng con thơ dẫn bố mẹ già theo đoàn người cùng bỏ nhà mà đi.

Pháo kích từ đâu bay tới, đạn từ rừng bắn ra, tiếng đạn bom bủa vây réo-rít khắp nơi, làng xóm điêu tàn hoang vắng, cảnh tang tóc thê lương gieo khắp đó đây. Cái nắng tháng Tư cộng thêm khói bom đạn bao phủ bầu trời âm u rực lửa đe dọa những mạng sống vốn đă mong manh. Cái nóng hừng hực, nóng như muốn cháy da, chảy mỡ, khát khô cổ họng, nh́n từ mặt đường hơi nóng bốc lên sợ đến hoa cả mắt lại tưởng là có những vũng nước trên mặt đường. Mà có nước thật nhưng là màu đỏ! Những con chó hoang hoảng sợ tiếng súng cong đuôi chạy rông ngoài đường khi nghe tiếng nổ lại nghếc mơm lên trời tru chéo khiến cảnh vật đă thê lương càng tăng thêm vẻ tang thương. Mọi người đều vội vă, chị Hai cũng chẳng thong thả ǵ, ngoài con nhỏ, chị c̣n lo giúp cha già, mẹ yếu, lo không biết có đưa nổi gia đ́nh ra khỏi vùng lửa đạn, thoát ra khỏi cảnh địa ngục này không?

Mới ra khỏi nhà được một đoạn, dưới cái nóng như thiêu đốt, lại mang vác cồng kềnh, mồ hôi vă ra như có ai mang nước xối vào người, chị vừa bế con, vừa cố d́u mẹ bước những bước khó nhọc, ḷng hoang mang, hoảng sợ, thầm trách sao ḿnh không lo chạy sớm, để đến bây giờ ra nông nỗi này. Trong khi đó, cha già gồng ḿnh trên đôi vai gầy g̣ ốm yếu để gánh cái gia tài “to lớn” gồm mấy túi quần áo vá và vài kí gạo.

Đang trong lúc thất vọng cùng cực đó th́ may mắn thay, có một chiếc xe tải chạy đến và người tài xế tốt bụng ngừng lại, cho mọi người cùng lên. Mọi người khấp khởi mừng thầm v́ sự may mắn đă đến với ḿnh, họ mong sao cho mau chóng đến được nơi an b́nh ngoài ṿng lửa đạn chứ đâu có ai ngờ chiếc xe đó lại là chiếc xe do tử thần phái đến để rước họ về bên kia thế giới. Khi xe chạy đến dốc Thái B́nh, Ngọc Đồng, Văn Côi, Hố Nai, nơi mà quân ta chọn để đặt ḿn chống tăng, hầu làm chậm lại cuộc tấn công của đối phương, do không biết và cũng v́ vội vă, nên tài xế đă không kịp ngừng lại, chiếc xe đă cán, không phải một mà nhiều trái ḿn, nên bị nổ tung cháy rụi, do đó ông bà ngoại, má Oanh và em Oanh đă vĩnh viễn về cùng cát bụi. Đó là ngày 28-4-75.

Khi chiến cuộc kết thúc, mọi người đă lục tục kéo nhau về lại nhà cũ, Oanh và em mong măi mà không thấy mẹ đến đón. Cháu cứ sụt sùi khóc suốt ngày, miệng không ngớt lải nhải hỏi bà nội rằng mẹ con đâu? Sao lâu quá không thấy mẹ con đến đón?

Quá sốt ruột v́ tiếng khóc của cháu mà cũng lo cho số phận con dâu nên bà nội Oanh đi Hố Nai để xem t́nh h́nh th́ biết ông bà ngoại, mẹ và em Oanh vẫn chưa trở về. Hỏi thăm hàng xóm th́ kẻ nói thế này, người kể nẻo khác, cuối cùng mới vỡ lẽ ra ông bà ngoại, mẹ Oanh cùng em đă đi trên chiếc xe định mệnh kể ở trên, không bao giờ trở về với chị em Oanh nữa!

Chị em Oanh nhớ mẹ, nhớ em, nhớ ông bà khóc măi, khóc măi, khiến bà nội và những người biết chuyện, đều thương cảm cho cảnh ngộ của các cháu, làm cho ai cũng phải đổ lệ xót thương. Tội nghiệp các cháu mồ côi, bà nội càng ra sức thương yêu, dỗ dành, chiều chuộng các cháu nhiều hơn, ngày tháng cũng từ từ qua đi trong sự nguôi ngoai thương nhớ gia đ́nh chị em Oanh.

Thời thế đổi thay, nhà cầm quyền mới không chịu trách nhiệm ǵ về những người của chế độ cũ khiến cho đời sống chung của họ đảo lộn, và riêng gia đ́nh bà nội Oanh càng khốn đốn thêm, mọi sinh hoạt không c̣n giữ được nề nếp như xưa. Mọi trợ cấp của chính quyền cũ cho gia đ́nh cô nhi tử sĩ Nguyễn Văn Phím đă bị cầm quyền mới cúp mất nên đời sống thiếu hụt mọi bề. Khó khăn chồng chất khó khăn, bà nội Oanh, ngày càng già đi v́ lo đối phó với cuộc sống thiếu thốn mọi mặt, nuôi thân đă khó lại c̣n phải lo thêm cho hai đứa cháu mồ côi.

Bà đă tính đưa hai chị em Oanh về Hố Nai, nơi có đông bà con bên ngoại xem ai có khả năng nuôi dưỡng được các cháu hay không? Lại nữa, c̣n căn nhà và bao nhiêu đồ đạc mà ông bà ngoại và mẹ Oanh đă đổ biết bao mồ hôi và nước mắt mới tạo dựng được. Liệu có ai trông coi dùm hay người ta hiểu lầm là nhà không có chủ, người ta lại lấy đi, phá đi th́ thật là bất hạnh cho các cháu!

Nhưng khi về đến Hố Nai xem xét t́nh h́nh, bà thấy khó có ai có thể giúp bà trong việc trông coi các cháu được. C̣n căn nhà th́ cũng may có người bác họ của Oanh đi lính chạy về không có nhà cửa và lại là trưởng tộc nên xin vào ở nhờ cùng trông coi hộ cho các cháu. Thấy thế nên bà an tâm, chỉ c̣n lo sao có thể nuôi cho hai cháu lớn khôn thôi.

Thay v́ nghỉ ngơi tuổi già nhưng v́ hai cháu côi cút nên bà phải xoay sở kiếm cách mưu sinh. Với tí vốn liếng c̣m cơi, bà nấu một nồi bún riêu bán ngay tại nhà, bán cho bà con cḥm xóm ăn mỗi buổi sáng. Nhờ trời, và cũng nhờ khéo nấu, được bà con trong xóm và các vùng lân cận thương mến chiếu cố, nên bà cháu Oanh cũng lây lất sống qua được những gian truân buổi giao thời.

Nh́n các cháu mà bà thương xót, người ta mất cha cũng c̣n có mẹ, đàng này..! Mới nghĩ đến đây là cổ họng bà như có một cục ǵ chặn ngang làm bà nấc lên, nước mắt trào ra. Nhưng bà cố dằn ḷng trước cảnh đời éo le bi thảm để khỏi khóc khiến các cháu lại khóc theo th́ khốn. Bán xong nồi bùn riêu là bà chăm sóc hai cháu sao cho tươm tất sạch sẽ giúp bà bớt sầu đau.

Nhưng những lúc đêm về, với giấc ngủ chậm đến ở người già, nằm trằn trọc măi, bà chẳng sao có thể xua đuổi được những ư nghĩ chua xót của cuộc sống thực tế phũ phàng mà bà đang phải đối diện. Bà lặng lẽ âm thầm khóc thương cho ḿnh và cho các cháu, bà tự an ủi là may mắn c̣n hai đứa, mai này khôn lớn chị em cháu dựa dẫm, an ủi lẫn nhau khi bà không c̣n nữa. Nghĩ thế nên bà cũng cảm thấy nhẹ nhơm đôi phần.

Rồi các cháu cũng đến tuổi cắp sách đến trường. Đói no ǵ bà cũng có thể chịu được, nhưng để các cháu không được đi học th́ bà không chịu, nên bằng mọi cách, bà lo cho các cháu được đi học như con người ta b́nh thường. Oanh buổi sáng, c̣n em Tuấn buổi chiều. Hai chị em hai lớp, học xong về nhà học bài, ở nhà chơi, chờ xem bà có sai bảo, nhờ vả ǵ không? Được cái, nhờ trời thương, các cháu cũng ngoan ngoăn, dễ bảo, nên bà cũng cảm thấy an tâm. Ngày ngày, bà cháu quấn quưt bên nhau, nghe các cháu ríu rít, líu lo chơi đùa, kể chuyện học hành, bà cũng cảm thấy vui. Hôm qua con Oanh đi học về hí hửng khoe với bà:

-“Bà ơi tuần này lớp con đăng kư thi đua làm kế hoạch nhỏ.” -“Kế hoạch nhỏ là kế hoạch ǵ?’’

Bà hỏi lại Oanh trong khi đang làm công việc vặt trong nhà. -“Là lớp con đi lượm giấy vụn, bao nylon, sắt thép cho trường”. Nghe cháu nói đi lượm giấy vụn bà ngạc nhiên hỏi: -“Để làm ǵ hả cháu?’’

-“Để đóng góp với đội Thiếu Niên Tiền Phong bán lấy tiền đóng một con tầu chở các cháu đi thăm miền Bắc”. Oanh thưa.

Nghe cháu kể thế, bà nội đâm lo. Với kinh nghiệm bà đă từng sống, bà không dám nói ra ư nghĩ của bà, nhưng làm sao ba tờ giấy vụn mà có thể đóng được con tàu đây? Bà thầm nghĩ:

-“Khốn nạn thật, họ lừa cả lũ trẻ, học không lo học, lại lo đi kế hoạch lớn với kế hoạch nhỏ, rồi đây cháu bà lại phải giang nắng, giang nôi mất thôi, khổ quá!”

Kể từ đó, bà thấy Oanh lo lượm lặt mọi thứ trong nhà, từ tờ giấy vụn, cái bao nylon cũ, cái lon sữa ḅ bẹp, cái chai, cái lọ, cái nồi nhôm thủng, cái nắp vung méo, rồi dồn cả vô bao để mai mang đi học. Hết trong nhà, các cháu lại ra đường, ra phố để lượm. Hết cá nhân lại đến tập thể, rồi cả thầy cô giáo cùng tham gia. Thế là thay v́ đi dậy học, thầy cô lại dắt díu đám học tṛ đi nhặt phế liệu.

Thời gian đó, ngoài đường phố cứ từng tốp, từng tốp học sinh nhỏ, được các thầy cô hướng dẫn đi lôi kéo, khuân vác những thứ ǵ mà người ta vất bỏ lại bên lề đường, kể cả vũ khí và xe cộ. Chẳng riêng ǵ Oanh cháu bà, mà tất cả trẻ trong khu phố đều phải làm như vậy cả. Bà nghĩ cứ cái đà này chẳng bao lâu, nhà trường sẽ biến thành băi rác phế liệu mất! Sau những lần tham gia như vậy, về đến nhà bà thấy Oanh mặt mũi đỏ gay, đen nhẻm, không khéo c̣n bị cảm nắng nữa chứ, rơ khổ!! Nhưng bà chẳng làm ǵ được để giúp cháu.

Hết lớp này, lại đến lớp khác, nhỏ như lớp của thằng Tuấn cũng không thoát khỏi. Mới mấy tuổi đầu th́ biết ǵ mà cũng bắt kế hoạch lớn, kế hoạch nhỏ? Và mọi việc được lặp lại y như chị nó đă làm vậy.

Một hôm đưa cháu Tuấn đi học, hôm ấy lớp Tuấn đi làm kế hoạch nhỏ nên bà đă cẩn thận lo mặc quần dài, áo dài tay, và mũ rộng vành cho cháu. Cái thằng rơ ương! Bảo nó đội cái nón cho đỡ nắng, nó sợ bạn bè trêu nên không chịu, nói măi nó mới chịu đội. Dắt cháu đến sân trường, bà dặn ḍ cháu cẩn thận rồi mới ra về.

Ngang qua nhà thờ, như thường lệ, bà ghé vào quỳ gối đọc kinh cầu nguyện thêm mấy phút. Về đến nhà, bà đang định đi nằm nghỉ trưa một tí th́ nghe có tiếng nổ ở đâu đây. Như đâu măi bên phía đường Trần Quốc Toản th́ phải! Không dám tin vào tai ḿnh. Cháu Oanh th́ đang ngồi ở bàn học, bà hỏi:

-“Cháu có nghe thấy ǵ không hả Oanh?”.

Oanh đáp:

-“H́nh như có tiếng nổ ấy bà ạ.”

Tự nhiên bà đâm lo. Quái! Sao hôm nay bà thấy ḷng không được yên, linh tính báo như có điềm ǵ không lành đang đến với bà. Nghĩ thế nhưng bà chẳng dám nói ra. Bà nghĩ: Chắc do ḿnh lo nghĩ nhiều quá nên nó ám ảnh vậy thôi, chứ nào có chuyện ǵ. Ai dè, chừng năm phút sau, có người chạy đến báo tin Tuấn bị thương v́ bom nổ. Nghe tin bà chẳng c̣n hồn vía ǵ nữa. Hỏi cháu tôi giờ ở đâu? Người đưa tin cho biết là họ đă đưa cháu vào bệnh viện Nhi Đồng gần đấy.

Chỉ kịp dặn ḍ Oanh mấy câu ở nhà coi nhà, rồi nhờ mấy người hàng xóm trông chừng nhà, bà hớt hải chạy sang bịnh viện. Nh́n thấy cháu thương tích đầy ḿnh, bà oà khóc, kể lể hoàn cảnh cháu. Mọi người có mặt ai nghe qua cũng xót xa, thương cảm. Thầy giáo chủ nhiệm lớp Tuấn nh́n bà ái ngại, chờ cho bà bớt xúc động rồi thầy giáo mới từ từ lên tiếng kể lại đầu đuôi như tỏ ư phân trần:

_ “Lớp Tuấn đang dọn một chiếc xe hơi phế thải bên đường để lấy sắt vụn, một đứa thấy trái đạn M79, nhưng không biết là nguy hiểm liền cầm giục ra ngoài. Thế là trái đạn nổ làm mấy em bị thương. Cũng may là Tuấn không đến nỗi nào nặng lắm, mặc dù bị nhiều mảnh đạn, nhưng chúng đều nằm ở những phần mềm.”.

Tai bà ù đi, nào có nghe ǵ đâu, chỉ nghe thầy giáo nói cháu Tuấn “không đến nỗi nào”, c̣n sống là bà mừng như chết đi sống lại rồi. Thế mà cũng phải mất hơn tuần lễ nằm bịnh viện Tuấn mới tạm b́nh phục và trở về nhà.

Tưởng thế là đă thoát nạn, nào ngờ hai tuần sau Tuấn bị sốt, người co giật, chở vội vào bịnh viện, bác sĩ chẩn đoán cháu bị bịnh phong đ̣n gánh. V́ khi bị thương, bịnh viện điều trị tắc trách, hay thiếu thốn thuốc men, đă không chích ngừa phong đ̣n gành cho cháu, họ đưa cháu vào bịnh viện Chợ Quán chữa trị, nhưng không c̣n kịp nữa. Gần tuần lễ sau, Tuấn qua đời!!! V́ lúc bấy giờ việc đi lại cũng khó khăn, do đó bà nội tự lo hết, chẳng thế báo cho bên ngoại giúp bà một tay.

Chẳng c̣n bút mực nào có thể diễn tả hết nỗi đau đớn của bà, của Oanh, cháu buồn cứ khóc hoài v́ thương nhớ em, nhưng cũng chỉ biết đến thế mà thôi. Chẳng biết ǵ hơn, chỉ trách trời cao sao khéo gây cảnh tang thương tan tác, khiến cho gia đ́nh đang yên vui, đầm ấm bỗng chốc tan hoang, chia ĺa, ra đi hết, chỉ c̣n lại một ḿnh Oanh trơ trọi giữa đời! Nếu không có bà nội lo lắng săn sóc th́ không biết đời Oanh sẽ đi về đâu!

Hai bà cháu tiếp tục sống lây lất trong u sầu đau thương, cái đói cái rách sau khi được “giải phóng” không làm bà cháu Oanh khổ bằng nỗi khổ mất ông bà cha mẹ con cháu. Bà nội chính là MẸ của Oanh, nhưng rồi không chịu nổi đau thương cộng với tuổi già sức yếu bệnh tật, bà nội bỏ Oanh lại một ḿnh! Oanh lại mất MẸ, bà mẹ vĩ đại lần thứ hai. Hằng năm, cứ vào dịp 30 Tháng 4, Oanh lại nhớ đến những người thân yêu nhất, thắp nhiều nén nhang đề nhớ đến bà nội, ông bà ngoại, cha, mẹ và hai em, ḷng Oanh phiền muộn về những ai đă gây cảnh tang thương, trên đầu một em bé gái mà chồng chất mấy tầng khăn tang.
*******
Cháu Oanh thương mến! Cậu viết lại những ḍng này mà ḷng bâng khuâng tự hỏi không biết cháu ở nơi nào trên đất Mỹ có đọc được không? V́ cậu cháu ḿnh đă lâu lắm rồi đă mất liên lạc, nhưng cậu cứ viết. Cháu có biết rằng bây giờ cháu là người duy nhất c̣n lại trong một chi của ḍng tộc Trần Gia Thoại hay không? Mặc dù là bên ngoại, mọi người trong ḍng họ đều thương mến cháu.

Bà nội cháu là người nhân hậu, chí t́nh, chí nghĩa, cháu có nhớ không? Bà là bà nội, tức là mẹ của bố cháu, bố Nguyễn Văn Phím, đă hy sinh tại chiến trường Quảng Trị nhưng bà cũng chính là bà Mẹ vĩ đại của cháu đấy. Những ngày c̣n nhỏ, để cháu không quên nguồn cội, hàng năm cứ vào ngày lễ các linh hồn, thế nào bà cũng đưa cháu về Hố Nai thăm mộ ba cháu, nhân thể ghé thăm gia đ́nh bà con bên ngoại cháu luôn. Nghĩa cử của bà nội cháu giúp cho mối dây liên hệ gia tộc giữa cháu với bên ngoại luôn được bền vững. Nhờ vậy mà mọi người bên ngoại ai cũng vẫn nhớ đến cháu. Có lần bác Kư muốn bảo lănh cháu qua Ḥa Lan, nhưng cậu nói cháu có chồng ở Mỹ và cháu sẽ đi Mỹ, nên bác Kư cũng mừng cho cháu và thôi không làm bảo lănh nữa.

Có một lần cháu gửi cho cậu tấm h́nh cháu đi Đà Lạt chơi khi chồng cháu ở Mỹ về, hai cháu vui vẻ đi chơi cùng nhau, nh́n h́nh thấy cháu hạnh phúc, cậu rất vui. Cậu mong rằng ngày nay dù ở tiểu bang nào, dù bất cứ nơi nào trên đất tạm dung cháu cũng có được một cuộc sống nhiều hạnh phúc hơn để đền bù cho đời cháu những ngày thơ dại đă đầy bất hạnh mà cậu tưởng chừng như cháu đă không thể nào chịu đựng nổi trong tấm thân mảnh mai, bé nhỏ ấy.

Và nếu cháu đă có con th́ các con của cháu không phải đi làm “kế hoạch nhỏ” để đóng tầu đi thăm miền Bắc nữa. Tuổi trẻ ngày nay dưới XHCN đă có hăng đóng tàu “vi-na-xin” đang phân thân những tàu lớn, kế hoạch lớn ra từng mảnh nhỏ, mảnh sắt vụn để thế hệ nối tiếp nhặt về làm “kế hoạch nhỏ”.

Cháu Oanh thân mến,chắc là cháu đă được mọi người thân khuất bóng nâng đỡ, phù hộ cách riêng nên cháu mới có nghị lực mà sống. Riêng cậu lúc nào cũng nhớ đến cháu, người cháu đơn côi./.

Melbourne, những ngày cuối năm 2010
Trần Văn Minh