TQLC Và Bộ Đồ Rằn Ri

MX Nguyễn Tấn Tài

Tôi lớn lên tại Xóm Đạo Thủ Thiêm, Sài G̣n. Sở dĩ xóm này được gọi là Xóm Đạo v́ hầu hết những gia đ́nh sinh sống ở đây đều có đạo Công Giáo. Khi c̣n nhỏ tôi rất ham chơi, học hành th́ không mê ǵ lắm. Mỗi ngày tôi và chúng bạn hay trốn nhà nhảy xuống sông Sài G̣n đùa giỡn, bơi lội, chơi rượt bắt ở dưới nước mặc cho má tôi cấm đoán và đánh đ̣n mỗi ngày. Ngoài việc mê chơi với chúng bạn, không hiểu sao tôi cũng rất mê đi lính v́ tôi thường ao ước có cuộc sống phiêu lưu, phong trần, được đi khắp nơi trên đất nước như mấy anh “lớn” trong xóm. V́ vậy tôi luôn ao ước lớn cho lẹ và mau tới tuổi để đi vào lính.

Vào năm 1968, Tết Mậu Thân, lúc đó tôi mới được 13 tuổi, các chú Hải Quân và Cảnh Sát Dă Chiến đóng quân tại Thủ Thiêm rất đông. Cảnh Sát Dă Chiến th́ đóng quân ngay tại nhà tôi. Khi các chú lội tới đâu là tôi trốn nhà theo các chú xin xách đạn dùm, và được ăn cơm chung với các chú. Tôi lang thang bụi đời cả tháng, tội nghiệp má tôi, khi t́m được tôi, bà lôi về và đánh cho một trận nên thân v́ bà sợ tôi bị chết.

Đến năm 15 tuổi, tôi và hai người bạn thân Lê Văn Dương và Hồ Văn Thạch được quận cử đi học khóa liên toán trưởng Nhân Dân Tự Vệ ở Vạn Kiếp và Long Hải 4 tuần. Khi học xong, nghe ở quận nói chúng tôi sẽ được giấy miễn dịch thêm hai năm của Đại Tá Đỗ Kiến Nhiễu kư, nhưng chưa bao giờ tôi nh́n thấy tờ giấy này. Chúng tôi trở về làm việc ở trụ sở NDTV, tối đi tuần với cảnh sát và gác tại trụ sở. Sau này cả ba thằng NDTV chúng tôi đều gia nhập TQLC.

Thủ Thiêm cũng là nơi sản xuất lính Thủy Quân Lục Chỉến, Nhảy Dù, và Biệt Động Quân. Phần đông là Pháo Binh TQLC. Nh́n đi nh́n lại nhà nào cũng có người đăng TQLC. Nào là anh Thành Tae Kwon Do, người chuyên đi đề lô TĐ1 Pháo Binh, cũng là người đưa tôi đi đăng lính pháo binh. Anh Ba Thanh (đang sống tại GA) sau khi bị thương anh làm trong trung tâm huấn luyện Rừng Cấm. Anh Trọng TĐ1PB, anh Hải TĐ1PB, anh Hậu TĐ3PB, anh Tấn TĐ1 pháo đội C, anh Lan TĐ1PĐB tử trận tại Camp Carroll tháng 4/1972, anh Ân TĐ1/PĐC, đă chết ở TX, hai thằng bạn thân Lê Văn Dương TĐ1/PĐA, Hồ VănThạch TĐ1/PĐA, anh Châu và Hoàng TĐ3/PB. Khi các anh “lớn” về phép là chúng tôi thường t́m cách nghe “ké” các anh kể chuyện đời lính một cách mê mẩn. Các anh là thần tượng của tôi lúc đó v́ tôi nh́n thấy các anh sao mà hào hùng, oai phong, lẫm liệt một cách kỳ lạ trong bộ đồ TQLC. Thú thật, tôi mê các anh hơn là mê gái. Tôi cũng muốn giống như các anh là lẽ thường t́nh. Không biết tại sao bộ đồ rằn ri này có sức quyến rũ kỳ lạ. Bộ đồ đó ảnh hưởng rất lớn trong việc tôi t́nh nguyện vào binh chủng TQLC. Tôi nói với anh Thành “Khi nào pháo binh tuyển mộ, anh nhớ cho tui biết.”

Như vậy đó, lúc đó tôi c̣n trẻ dại, ham chơi, chưa nghĩ ǵ đến ḷng yêu nước cao xa (ḷng yêu nước của tôi nảy sinh khi tôi bị bắt ở tù ngoài Bắc.) Tôi t́nh nguyện đăng lính, không bị ai bắt buộc. Tôi đăng lính không phải v́ cô đơn, “ế” bồ (lúc đó tôi cũng có cô bồ đẹp nhất nh́ trong xóm). Tôi đăng lính chỉ v́ mê bộ đồ rằn ri và kính phục những thần tượng TQLC oai hùng của các anh trong xóm. Tôi muốn bắt chước các anh, muốn có bộ đồ TQLC oai hùng để khoác lên người. V́ thế tôi không cảm thấy sự đau khổ của cha mẹ tôi, nước mắt của mẹ tôi không cầm nổi bước chân tôi và cũng không làm tôi động ḷng. Khi thăm tôi tại quân trường Rừng Cấm, bà khóc, dụ dỗ tôi trở về. Nói ngọt không được bà làm dữ, hăm dọa là sẽ khiếu nại với Thiếu Tá Ân, CHT Trung Tâm Huấn Luyện Rừng Cấm. Bà đưa ra lư do tôi chưa đủ tuổi. Bà bằng ḷng đền tiền để chuộc lại thằng con ngỗ nghịch, có máu bụi đời. Tôi năn nỉ bảo má tôi rằng:

_“Nếu má bắt con về kỳ này, khi đủ tuổi con cũng xin đi lại.”.

Sau cùng má tôi đành phải chiều theo ư tôi, ra về trong nước mắt. Tôi biết bà rất buồn v́ tôi là thằng con trai lớn nhất trong gia đ́nh.
Bẵng đi khoảng mấy tháng, tôi không gặp anh Thành. Có lẽ anh đi hành quân. Khi anh trở về xóm, gặp tôi anh bảo:

_ “Ê Tài, trại Chương Dương đang tuyển mộ pháo binh, mày phải đi đăng liền kẻo hết chỗ”.

Không ngờ anh báo cho tôi quá sớm, lúc đó tôi mới được 16 tuổi tôi cũng hơi ngần ngừ, hỏi anh:

_ “Không biết họ có nhận tui không?”

_ “Mày cứ đăng đại, nếu họ không nhận th́ thôi”.

Trước khi đi anh c̣n quay lại dặn:

_ “Nhớ đi đăng liền, c̣n chần chờ th́ không biết bao giờ mày mới vô được pháo binh. Tụi pháo binh ít khi tuyển mộ lắm.”

_ “Tui chưa nói cho ba má tui biết, không biết có được không?”

_ “Mày cứ về xin dượng Sáu xem sao”.

Ba tôi thứ sáu nên anh Thành kêu ba tôi là dượng Sáu, anh c̣n nhắc nhở tôi mang theo căn cước khi đi đăng lính. TQLC có cái đặc biệt là không nhận lính đăng bằng khai sanh v́ sợ t́nh trạng khai sanh giả, người đăng lính có thể đi mượn khai sanh của người khác. Phải có căn cước mới được nhận.

Câu nói “pháo binh ít khi tuyển mộ” làm tôi chạy vội về nhà. Tôi không dám nói với má tôi v́ má tôi rất khó, tôi biết má tôi sẽ trả lời “không” và c̣n cho ăn thêm vài bạt tai nữa. C̣n ba tôi, chưa bao giờ ông đánh tôi và rất chịu chơi. Hồi xưa, cũng khoảng tuổi tôi bấy giờ, sau khi ông bà nội tôi mất và bị cha xứ cấm không cho ba tôi bồ với một bà đồng nhi hát trong nhà thờ, ba tôi buồn bỏ nhà từ Cù Lao Cổ Chiên, Trà Vinh lang thang lên Sài G̣n, rồi đi lính Pháp. Tưởng ba “chịu chơi”, tôi hỏi ông nhưng ba tôi la liền:
“Con chưa tới tuổi! Học hành không lo mà cứ muốn đi lính. Đến 18 tuổi hăy hay”.

V́ ba tôi không bằng ḷng, tôi bỏ học “âm thầm” nhờ anh Thành dắt tôi đến trại Chương Dương ở Thủ Đức để đăng lính. Hôm đó là ngày thứ Sáu 17 tháng 9 năm 1971. Tôi nhớ rất rơ hôm đó là ngày thứ Sáu v́ tôi ở trong trại Cửu Long 2 ngày, thứ Bảy, Chúa Nhật, đến thứ Hai mới được chở tới Trung Tâm Ba. Ngoài tôi ra, anh Thành cũng dắt theo các anh cùng xóm là các anh Trọng, Hải, Ân, Tấn. V́ hôm đó là ngày giao quân số, nên chúng tôi phải ngồi đợi tại trại Chương Dương để được chở tới trại Cửu Long ở Thị Nghè. Ngồi đợi lâu, anh Trọng bỏ ra chợ Thủ Đức để mua ǵ đó. Rồi anh Hải, Ân, Tấn cũng bỏ tôi tại đó để đi t́m anh Trọng. Khi đi có 5 người cùng xóm bây giờ chỉ c̣n ḿnh tôi leo lên xe cùng với 5, 6 người lạ hoắc về trại Cửu Long làm tôi cũng hơi buồn buồn.

Huấn luyện.

Đến trại Cửu Long, chúng tôi được sắp vô một căn pḥng ở tạm để đến thứ Hai sẽ được chuyển sang Trung Tâm Ba. Trong pḥng này cũng có một số người đă tới trước. Đang lớ ngớ đi t́m chỗ, bỗng dưng tôi nghe có tiếng hỏi:

_ “Có ai là dân Thủ Thiêm không?”

Tôi la lên:

_ “Tui đây”.

Không ngờ gặp “mạnh thường quân”, có hai anh ngoắc tôi về phía hai anh rồi bảo người nằm bên cạnh:

_ “Xích ra, cho thằng này nằm bên cạnh tao.”

Đó là hai anh Châu và anh Hoàng cùng ở Thủ Thiêm, hai anh ở xóm Than, tôi ở xóm Đạo. Họ đăng TĐ3PB. Nhờ hai anh mà khi đến Rừng Cấm tôi được hai anh bảo bọc, không bị ai bắt nạt.

Tại trại Cửu Long, tôi được đo kích thước, lấy máu, khám sức khỏe. Những ai không đủ kích thước hoặc bịnh tật sẽ bị loại ở đây. Muốn vô TQLC rất khó. Như trường hợp của thằng Hai, mặt hắn c̣n trẻ hơn tôi. Hắn bảo hắn đăng mấy lần rồi mà lần này mới được nhận. Sau này Hai ra TĐ2 Trâu Điên. Kích thước và sức khỏe của tôi đều tốt, đúng tiêu chuẩn, nhưng chỉ kẹt là thiếu tháng. Một anh khen tôi:

_ “Tướng em ngon cơm lắm. Tướng này là tướng TQLC. Sức khỏe cũng tốt, nhưng không đủ tuổi. Để anh gọi điện thoại cho bộ tư lệnh hỏi, kẻo sau này ba má em khiếu nại.”

Sau khi nói chuyện điện thoại với ai đó, anh bảo tôi được nhận. Tôi sanh năm 1955, lúc đó là tháng 9/1971, như vậy sau ba tháng huấn luyện quân trường tôi sẽ được 17 tuổi, tuổi hợp lệ để t́nh nguyện vào TQLC. Mọi nguời chung quanh nghe anh nói vậy vỗ tay mừng cho tôi. Thế là tôi được nhận vào binh chủng.

Sau đó tôi được đưa lên Trung Tâm Ba, vô khu t́nh nguyện làm giấy tờ, số quân, thẻ bài. (Trung Tâm Ba có phân chia ra hai khu, khu quân dịch, khu t́nh nguyện). Tại đây tôi cũng được phát quân trang nhưng là quần áo Bộ Binh.

Từ Trung Tâm Ba, chúng tôi được đưa tới Rừng Cấm để thụ huấn. Lúc này chúng tôi vẫn mặc đồ Bộ Binh. Khoảng vài tuần sau đó, chúng tôi được mặc đồ bông giống đồ Nhảy Dù. Rừng Cấm được chia ra hai tiểu đoàn. Đại đội có số lẻ thuộc TĐ1 mang bảng đỏ trên cổ áo. Đại đội có số chẵn thuộc TĐ2 mang bảng xanh trên cổ áo. Tôi, Châu, Hoàng nhập khóa 45/1971 Rừng Cấm thuộc TĐ1. Ở đây, tôi gặp lại các anh “bỏ rơi” tôi tại trại Chương Dương. Anh Trọng, Hải, Tấn vô khóa 49/1971. C̣n anh Ân vô khóa 50/1971. Bố Thi khi nhận chúng tôi xong, ông cảnh cáo:

_ “Ai là lính “con so” đứng sang một bên, ai đă từng đào ngũ, hai ba sắc lính đứng sang một bên. Nếu tụi bay không khai thật, tao không bảo đảm cho tụi bay. Khi tao nhận là lính TQLC rồi, đơn vị cũ không ai được quyền đụng đến tụi bay. Họ sẽ bỏ qua lịnh truy nă của đơn vị cũ. C̣n không khai thiệt, tụi bay bị bắt đi lao công chiến trường th́ ráng chịu.”

Lúc đó ai có tật giật ḿnh, họ lẳng lặng đứng theo chỗ phân loại để bố Thi lấy danh sách. Tôi qua hàng lính “con so”. Hai ông anh Châu, Hoàng ở Thủ Thiêm th́ qua hàng bên kia.
Thời khóa biểu mỗi sáng chúng tôi thức dậy 5 giờ sáng, chạy thể thao, đi lănh cà phê, bánh ḿ ăn sáng, làm vệ sinh, lượm rác, chà láng giao thông hào, rồi ra băi học. Từ băi học, chúng tôi chạy về trung tâm ăn trưa, nghỉ trưa rồi lại chạy ra băi học tiếp tới chiều về, đi ăn tối, tắm rửa, sinh hoạt, ca hát, đi ngủ.

Rừng Cấm có bốn câu lạc bộ: CLB sĩ quan, CLB dân chính, CLB binh sĩ, CLB Rừng Cấm. Chúng tôi được 6 ngàn đồng tiền đầu quân. Tiền này khi ra trường chúng tôi mới được lănh. Ngoài tiền lương, mỗi tháng chúng tôi được phát 500 đồng tiền “tíc kê”, tiền này chỉ xài được trong CLB. Nếu muốn ăn hàng ngoài băi, chúng tôi phải “vẽ”. Vẽ có nghĩa là mua thiếu. Người bán (thường là vợ của lính) chỉ cần biết tên, đại đội, danh số của chúng tôi là đủ. Sau đó họ sẽ “làm việc” trực tiếp với ban quân lương để trừ thẳng vào tiền lương của chúng tôi.

Chỉ huy đại đội 45/1971 gồm có Ch/Ú hay Th/Ú Hậu là đại đội trưởng, Trung Sĩ I Ḥa, Hạ Sĩ Thành, Trung Sĩ Đương là cán bộ đại đội. Đ/Ú Cường dạy chiến tranh chính trị vui nhất. Ông Ngà dạy về vơ thuật. Ông Điểm dạy cách đánh cận chiến lưỡi lê. TQLC Rừng Cấm được học môn xiết cổ rất ngoạn mục. Nạn nhân bị xiết cổ, khi buông ra, miệng sùi nước miếng, ngất liền tại chỗ. Chúng tôi chỉ được học cách xiết cổ nhưng không được học cách giải. Khi nạn nhân nằm lăn ra đó th́ ông Điểm tức khắc lấy tay lận lận, bóp bóp cuống cổ là nạn nhân tỉnh lại. Chúng tôi hỏi ông cách giải nhưng ông bảo chúng tôi:

_“Mày xiết cổ VC rồi mày cứu chúng sống lại để chúng giết mày à?”

Nghe các khóa đàn anh “quảng cáo” về món xiết cổ này, chúng tôi rất sợ. Đến lượt đại đội chúng tôi học môn này, mỗi người trong đại đội đều được chỉ dạy nhưng khi thực tập th́ cả đại đội chỉ tuyển ra 6,7 cặp, người này xiết cổ người kia. Xui cho tôi và anh Hết, chúng tôi là một cặp “được” chọn. Anh Hết thực tập xiết cổ tôi trước. Tôi nói với anh Hết:

_“Khi ông ấy đếm 1,2,3 th́ anh cứ giả bộ xiết cổ tôi, rồi tôi cũng giả bộ té xuống”.

Anh ta cũng làm đúng theo lời tôi dặn, anh Hết đặt tôi nằm xuống nhưng ông ta tới trước mặt tôi bảo:

_ “Thôi đứng dậy đi cha nội”.

Tôi vẫn làm tỉnh nằm im không nhúc nhích, ông liền dọa:

_ “Tao đếm ba tiếng không đứng dậy, tao sẽ xiết cổ mày”.

Điếng hồn tôi lồm cồm ngồi dậy, ông nói tiếp:

_ “Danh số 30 xiết danh số 28 không chết, bây giờ danh số 28 phải xiết lại danh số 30”.

Tôi danh số 28, anh Hết danh số 30. Nói rồi ông đếm 1,2,3 tôi phải xiết cổ anh Hết, anh cố gồng người chống trả, nắm lấy tôi. Nhưng khi vừa dứt xong tiếng thứ 3, người anh mềm nhũn, nước miếng sùi ra trông thấy sợ. Tôi không dám buông anh ra, từ từ đặt anh xuống đất. Ông Điểm giải liền cho anh Hết, anh thở và tỉnh lại.

Khi măn khóa, chúng tôi được lănh 6 ngàn tiền đầu quân và được 7 ngày phép. Ra trường khóa 45/1971 về TĐ1 Pháo Binh cùng tôi có thêm năm người: Cường (sau này bị bắt tù binh 1972), Hiệp và Thuận (đi đề lô, sau này hy sinh năm 1972), Lê Văn Hết (em Tr/Ú Hào, Pháo Đội C), và Hứa Kim Cương. Lúc này chúng tôi mới được phát đồ TQLC thứ thiệt. Chúng tôi về hậu cứ của TĐ1 trong căn cứ Sóng Thần. Sáu thằng lính mới ra trường ở chung với nhau trong một pḥng. Mới ở trong căn cứ Sóng Thần được vài ngày, có một anh hạ sĩ hay trung sĩ chạy vào bảo sáu đứa chúng tôi ra tŕnh diện Pháo Đội Trưởng Pháo Đội C. Chúng tôi lật đật quần áo chỉnh tề chạy ra sân đứng vào hàng ngũ nghiêm chỉnh. Có một chiếc xe jeep ngừng lại và Tr/Ú Hào xuống xe. Chúng tôi đứng trong thế nghiêm chào anh. Anh quay sang nh́n anh hạ sĩ (hay trung sĩ) lắc đầu:

_ “Tôi bảo anh kêu thằng Hết ra cho tôi. Sao anh tập họp hết vậy?”

Anh thuộc cấp ngơ ngác:

_ “Em tưởng anh cho tập họp hết. Em có biết anh này tên Hết đâu?”.

Sau khi anh Hết từ giă chúng tôi để đi với Tr/Ú Hào, năm anh em chúng tôi ôm bụng cười ngặt nghẽo, muốn bể bụng.

Chuyến hành quân đầu tiên

Chia tay với anh Hết khoảng mấy ngày sau chúng tôi có lệnh đi hành quân. Khoảng 4 giờ sáng, chúng tôi được lệnh lên xe rời căn cứ Sóng Thần đến sân bay Biên Ḥa. Vô đến sân bay, tôi gặp rất nhiều anh em TQLC. Họ mang huy hiệu Hùm Xám. Như vậy chúng tôi đi chung với TĐ7. Chiếc C123 đáp xuống phi trường Đà Nẵng. Tất cả xuống máy bay vào đợi tại đó khoảng một tiếng. Chúng tôi lại được lệnh lên máy bay để ra Huế. Khi máy bay đáp xuống phi trường Phú Bài, trời đă về chiều và trở lạnh. Có một đoàn GMC đă chờ sẵn, chúng tôi leo lên xe để ra Đồng Hà. Ra tới gần Đồng Hà, một đơn vị Bộ Binh đang đóng quân tại đó thấy chúng tôi họ la lên mừng rỡ: “hoan hô các anh TQLC” làm tôi thấy hănh diện vô cùng. Khi gần tới chợ Đồng Hà, đoàn xe quẹo trái để vô hậu trạm tiền phương. Họ bỏ chúng tôi tại đó, c̣n các anh em TĐ7 đi đâu th́ tôi không biết. Ngày hôm sau có xe chở chúng tôi về lữ đoàn ở Cùa, căn cứ Mai Lộc. Chúng tôi vô tŕnh diện gặp anh Lưu Văn Phúc, sĩ quan. Đáng lẽ chúng tôi phải tŕnh diện TĐ Trưởng Đoàn Trọng Cảo hoặc TĐ Phó Nguyễn Hữu Lạc nhưng 2 vị này đă về cùng với lữ đoàn tại Sài G̣n rồi nên anh Phúc thay quyền. Anh cho 5 anh em chúng tôi về PĐB. Lúc đó PĐB đóng trong căn cứ Phượng Hoàng, có một chiếc xe GMC ngay tại đó để chở chúng tôi vô căn cứ Phượng Hoàng, nhưng họ phải chờ có thêm lính hộ tống v́ sợ VC phục kích. Lúc này tôi mới biết sợ. Khi tới căn cứ Phượng Hoàng, người ta đưa tôi tŕnh diện Thường Vụ PĐ Năm Đức. Chúng tôi tŕnh diện PĐ đúng vào lúc PĐ đang sửa soạn di chuyển lên căn cứ Carroll. Thường Vụ Năm Đức ra lệnh cho chúng tôi leo lên xe để đi trở ra Đồng Hà. Từ Đồng Hà, xe chở chúng tôi lên Cam Lộ, vào đường 9 lên căn cứ Carroll.
Khi tới Carroll, một hai ngày sau Thường Vụ Năm Đức tập họp 5 chúng tôi lại và hỏi:

_ “Ai muốn đi đề lô?”

V́ đă được anh Thành căn dặn trước là: “Mày phải xin đi đề lô, sướng lắm. Ḿnh không cần phải canh gác cho ai. Khi nào có chuyện th́ đă có sĩ quan đề lô gọi máy về PĐ”. Đâu biết đi đề lô rất cực khổ. Tôi nhanh nhẹn nhẩu đoảng, giơ tay:

_ “Em”.

Nhưng tôi bị anh Năm Đức từ chối:

_ “Tài muốn đi, nhưng anh không chọn. Anh chọn những ai không muốn đi”.

Thế rồi anh chọn Hiệp và Thuận (hai anh bị tử thương khi đi đề lô cho TĐ8). Sau này bị tù binh ngoài Bắc, tôi c̣n trách oan anh: “Nếu anh cho tui đi đề lô th́ tui đâu bị tù như vậy”. C̣n tôi, Cường, Cương được bổ xung về khẩu 2.
Bốn tháng hành quân này là chuyến đầu tiên và cũng là chuyến cuối cùng trong đời lính của tôi.

(C̣n tiếp)

MX Nguyễn Tấn Tài, WI