Page 257 - DAC SAN SONG THAN 2024
P. 257

TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM


                                           Lòng Hồ Sông Mực



                                                                                          MX Giang Văn Nhân

              Mặt trời đang dần dần dịu mát và hiền hòa ẩn mình sau rặng núi thuộc tỉnh Thanh Hóa, đàn chim
              tung cánh bay về tổ. Từ trong rừng từng toán người tủa ra, đây là những đội thuộc các phân trại tù
              cải tạo Ái Tử, quản trị bởi đoàn 76 tỉnh Bình Trị Thiên. Họ nối đuôi nhau với rựa, búa, rìu ngã dài
              trên vai, gương mặt mệt mỏi, lê những bước chân xuyên qua vùng cây rừng đã bị chặt hạ nằm
              ngổn ngang trên mặt đất. niềm vui duy nhất trong ngày của họ là khi anh đội trưởng ra lệnh dừng
              tay, và chờ đợi, đến khi anh thi đua đo đạt tuyên bố hoàn tất diện tích ấn định. Những đội không
              hoàn thành  phải cố gắng ở lại làm thêm cho đến khi nào xong, theo khẩu hiệu của cộng sản “làm
              ngày không đủ, tranh thủ làm đêm”, một chén cơm độn bắp cho buổi trưa đã tan biến ngay sau khi
              vào thực quản, trong hoàn cảnh này mới hiểu được đầy đủ ý nghĩa của hai chữ  Cơ Hàn tức là đói
              và lạnh, giờ phút này sức như đã hết mà phải làm thêm, cùng tâm lý chán nản của cảnh tù không
              bản án mà chế độ cộng sản đã áp đặt lên toàn thể Quân, Cán Chính miền Nam Việt Nam.


               Cứ mỗi buổi sáng sớm trong không khí lạnh cóng của núi rừng Thanh Hóa, tiếng kẻng đã bắt người
              tù trổi dậy, tiếp nối một ngày mới. Trong mỗi nhà (lán) đều có đốt lửa để sưởi ấm từ 6 giờ tối, mỗi
              người tù phải thay phiên trực gác một giờ, có nhiệm vụ quan sát anh em ngủ và đốt củi. Trời tháng
              Chạp, ngồi bên đống lửa, phía trước ngực thì ấm, nhưng phía sau lưng lại lạnh, những anh em
              không ngủ được ngồi hút thuốc lào, hai bàn tay hong lửa nên người khét mùi khói. Phần lớn nằm
              co lại như tôm, trằn trọc, uống nước đầy bao tử đề cố gắng tìm được giấc ngủ qua đêm chỉ đôi ba
              giờ cũng là khó khăn.


              Trong cảnh khổ cực thời gian như a tòng trôi qua thật chậm chạp, nhưng ngược lại, bên ngoài lán,
              tầm nhìn càng lúc càng xa hơn vì rừng bị những người tù chặt hạ, đẩy lùi ra với tốc độ nhanh, bù lại
              hình hài của họ càng lúc càng ốm, sức lực càng yếu đi, bước chân là đà sát đất, hầu hết những
              người tù không còn sức để gượng lại, thường bị té nhào xuống khi vấp phải dây rừng nhỏ bò sát
              mặt đất. Họ nhìn tình trạng của người bạn chung quanh mình để suy gẩm cho bản thân.

                Sau khi chiếm toàn bộ miền Nam, đoàn 76 tỉnh Bình Trị Thiên di chuyển các trại tù binh ở Ta Cơn
              (hướng Tây Bắc phi trường Khe Sanh với hai giờ đi bộ), về khu vực căn cứ Cồn Thiên xưa, dựng nhà
              mới, phát quang trồng trọt, khi mọi việc đang phát triển tốt đẹp thì đoàn 76 sát nhập các tù binh,
              phần đông từ mặt trận Thuận An đến trại tù vùng Ái Tử gần thị xã Quảng Trị. Tùy theo chức vụ hay
              cấp bậc, những quân cán chính miền Nam nay trở thành Tù Tàn Binh bị đưa vào các trại 1, 2, 3, 4
              và 5.

               Theo chính sách khoan hồng của Nhà Nước Cộng Sản, mục đích kêu gọi Quân Cán Chính của Việt
              Nam Cọng Hòa tự ra đầu thú, thời gian gọi là học tập cải tạo khoảng vài tuần, và tối đa 3 năm. Vì là
              một chính sách của Nhà Nước có thông báo chính thức trên vô tuyến truyền hình, báo chí, nên nó
              tạo được niềm tin cho những người trình diện, ngậm đắng nuốt cay, tự nhủ thầm cố gắng vượt
              qua những ngày tù khổ sai, đói khát để có chút hy vọng mong manh trở về với gia đình, vô chồng
              con cái cùng chung cực khổ bên nhau.



             _________________________________________________________________________________________
                                         ĐẶC SAN SÓNG THẦN 2024 _TRANG   255
   252   253   254   255   256   257   258   259   260   261   262