Page 121 - Dac San Song Than 2023
P. 121
TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIET NAM
TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM
các con đi “kinh tế mới”; các chị chấp nhận “không mua lương thực” của hợp tác xã, các chị đã
gồng mình buôn chợ này, bán chợ kia, thu mua quần áo cũ, đem bán lại kiếm đồng tiền lời, hay
làm phu trộn hồ với đôi tay mềm yếu, chẳng những nuôi đàn con thơ, mà còn dành dụm từng
đồng mua lương thực, thuốc men tiếp tế cho chồng, phụng dưỡng cha mẹ thay chồng.
“Thay chàng, trọn phận hiếu nam.
Dạy con đèn sách, thiếp làm phụ thân”
(Chinh phụ ngâm khúc)
Xin kể vài trường hợp mà người trong cuộc chính là những đồng đội quý mến của tôi:
Tôi có biết một trường hợp trong số đồng đội của tôi: sau khi chồng đi tù, người vợ bị cái
gọi là “chính quyền cách mạng” đuổi việc, không cho chị tiếp tục làm công chức. Chị phải dắt
díu 4 đứa con thơ dại về quê chồng tại Bình Long, chị cũng cuốc đất trồng sắn, trồng khoai và
được bên chồng đùm bọc, mẹ con chị cũng lây lất qua ngày.
Sau 5 năm ở tù các trại trong Nam, anh trở về với tấm thân tàn tạ; nhưng vẫn còn hạnh
phúc khi người vợ đã dầm sương, dãi nắng, vất vả nuôi con, thăm chồng.
Hiện nay, anh chị cũng cỡ tuổi chúng tôi, nghỉ ngơi sau những thời gian gần 30 năm làm
việc khi định cư tại Mỹ, các con của anh chị đều thành đạt và có gia đình riêng, anh chị vui
hưởng hạnh phúc tuổi già với các con, các cháu tại một thành phố Bắc Cali.
Tôi cũng biết một hoàn cảnh khác, phải nói là rất đẹp, rất lãng mạn và hiếm có.
Anh là một trung uý phục vụ Binh Chủng TQLC, tình cờ gặp chị là một nữ sinh lớp 12
trường trung học Nguyễn Bá Tòng . Hai người cùng trong khu phố Sài Gòn, nhưng chưa hề
quen biết nhau. Một lần anh về phép thăm nhà, mới gặp chị lần đầu khi chị ra giúp mẹ dọn dẹp
hàng quán của gia đình. Anh làm quen, nhưng chị e-thẹn chẳng mở lên lời. Vài ngày phép ngắn
ngủi đã hết, anh lên đường hành quân, ai ngờ đâu thời gian ngắn tiếp theo, VNCH bị cộng sản
cướp mất. Anh cũng như bao nhiêu chiến sĩ khác, về được đến nhà cha mẹ, rồi đi tù.
Trong tù, anh viết thư về nói cha mẹ già “hãy đến gặp chị”, dù chưa một lần tỏ tình, chưa
một lời ước hẹn trăm năm, nhưng anh có linh cảm rằng “người ấy sẽ nhận lời thăm anh”.
Thương con, cha mẹ của anh, đến thưa chuyện với người mẹ của chị, xin phép nói chuyện với
chị và đưa lá thư ngắn của anh, nội dung thư chỉ nói “em thăm anh, vì anh rất yêu thương và
nhớ em, cho anh gặp mặt...”.
Chị xao xuyến trước những lời thư của người lính trận năm xưa, nay là người tù lưu đày nơi
vùng xa xôi, hẻo lánh với tương lai mịt mù, tăm tối.
Được sự cho phép của mẹ, chị nhận lời đi thăm anh thay cho cha mẹ của anh.
Ôi, ai có trải qua những nỗi nhọc nhằn, khó khăn, đôi khi còn nguy hiểm của những người
phụ nữ phải gồng gánh, lội bộ hàng chục cây số sau khi đi vài ba chặng đường xe, hay đò dọc,
̉
đò ngang đề đến các trại tù, nơi việt cộng giam cầm các quân, cán, chính VNCH mới thấu hiểu
nỗi gian truân, đoạn trường!
Chị đã kiên nhẫn thay cha mẹ anh, đi thăm anh nhiều lần, cho đến ngày anh được tha cho về
quản chế tại địa phương với tấm thân tàn tạ. Giọt nước mắt hạnh phúc lăn trên đôi má, khi bàn
tay chai sạn của anh cầm tay chị và nói tiếng “cầu hôn”. Chị nhẹ gật đầu.
Thời 1980 ai cũng khổ, lễ cưới của anh chị thật đơn giản, nhưng chị ngập tràn hạnh phúc,
vì tuy rằng anh không còn hiên ngang trong quân phục màu sóng biển như xưa, nhưng anh vẫn
xứng đáng để chị gửi trọn cuộc đời hơn những kẻ được gọi là “bên chiến thắng”, hay những kẻ
“cơ hội”, những tên “nằm vùng”, những bọn “ba mươi” (những tên cặn bã xã hội, mang băng đỏ
hùa theo bọn cướp nước vào những ngày tháng đầu tiên khi VNCH rơi vào tay việt cộng ngay
trong ngày30/4).
Anh chị hiện cũng đang nghỉ hưu, căn nhà nho nhỏ thuộc thành phố phía Nam của tiểu
TRANG 109 ĐẶC SAN SÓNG THẦN 2023