(Lam Sơn 719 thời gian từ 8/2 đến 24/3/1971)
Cuộc hành quân Lam Sơn 719 hay chiến dịch Lam Sơn 719 hay cuộc hành quân Hạ Lào, mà CSBV gọi là chiến dịch Đường 9 Nam Lào là chiến dịch trong chiến tranh VN do quân lực Việt Nam Cộng Hoà (QLVNCH) thực hiện với sự yểm trợ không quân và pháo binh của Hoa Kỳ. Mục tiêu của cuộc hành quân là phá vở hệ thống hậu cần của Cộng Sản Bắc Việt tại Lào. Cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh tại thị trấn Tchépone nằm cách biên giới Việt –Lào khỏang 42 km về hường tây.
Trong cuộc HQ nầy c̣n trắc nghiệm QLVNCH về khả năng tự chiến đấu khi kế hoạch Việt Nam hoá chiến tranh được Hoa Kỳ thực hiện. Do sự thắng thế trong cuộc HQ vượt biên sang Campuchia của liên quân Việt-Mỹ đánh phá hậu cần của CSBV trên đất Campuchia, làm chúng rút lên phía bắc giáp Lào. Sau chiến thắng VNCH t́nh h́nh yên tĩnh, với kế hoạch VN hóa chiến tranh QLVNCH được trang bị vủ khí tối tân có thể đương đầu với CSVN do Trung Cộng và Liên Sô giúp đở. V́ vậy QLVNCH tiếp tục mở cuộc hành quân sang Hạ Lào, khu vực Pathet Lào chiếm lỉnh nhưng thực tế CSBV thiết lập căn cứ tiếp vận cũng như chuyển quân và vủ khí đạn dược vào chiến trường đánh phá VNCH. Đánh chiếm mục tiêu được th́ con đường Hồ Chí Minh sẻ bị cắt đứt, lực lượng CSBV đánh phá VNCH sẻ không có khả năng tấn công v́ không được tiếp tế liên tục từ miền bắc như trước.
1-T́nh h́nh chung:
Trong thời kỳ 1959-1970 đường Trường Sơn đă trở thành tuyến hậu cần quan trọng của CSBV và VC cái gọi là mặt trân giải phóng miền nam. Nổ lực của họ nhằm lật đổ chính phủ VNCH. Con đường từ tây bắc trung bộ đến vùng đông nam Lào và đi vào phía tây miền nam VN. Hệ thống đường Trường Sơn là mục tiêu ngăn chận liên tục của QLVNCH và Hoa Kỳ suốt từ năm 1966.
Kể từ năm 1966 ước tính trên 630,000 người, 100,000 tấn lương thực, 400,000 vủ khí, 50,000 tấn đạn dược được chuyển qua những con đường đất, đường ṃn, đường răi đá, các hệ thống vận chuyển vùng sông ngang vùng đông nam Lào, nối hệ thống hậu cần tương tự tại nước láng giềng Campuchia. Năm 1970 Norodom Sihanouk bị lật đổ, chính quyền Lon Nol thân Mỹ không cho CSBV tiếp tục sử dụng đường Sihanouk và cảng Sihanoukville. Về mặt chiến thuật là một đ̣n nặng cho CSBV v́ 70% hàng quân sự tiếp tế cho miền nam qua cảng nầy. Đ̣n tiếp theo là đánh hệ thống hậu cần tại Campuchia vào năm 1970 khi liên quân Việt Mỹ vượt biên và tấn công vào các căn cứ của cái gọi là Mặt Trận Giải Phóng miền nam của CSBV.
Hoàn thành đánh vào các “căn cứ địa
cộng sản” tại Campuchia, thời gian thuận lợi cho chiến
dịch tương tự tại Hạ Lào. Thực hiện chiến dịch thật
nhanh trong khi các phương tiện chiến tranh của Mỹ c̣n ở
VN. Chiến dịch như vậy sẻ gây thiếu thốn đạn dược vủ khí
cho VC từ 12 đến 18 tháng sau khi quân đội Mỹ rút khỏi
miền nam VN, tŕ hoản các cuộc tấn công lớn của VC vào
các tỉnh phía bắc VNCH trong ṿng một hoặc hai năm.
Khi đó lại có dấu hiệu tăng cường hậu cần tại miền đông
nam Lào, báo hiệu VC đang chuẩn bị một cuộc tấn công quy
mô thường xảy ra mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3), mùa
các lực lượng hậu cần của CSBV hoạt động mạnh nhất. Một
báo cáo t́nh báo cho biết 90% lượng quân nhu của CSBV
chuyển theo đường Trường Sơn điều vào ba tỉnh cực bắc
của VNCH. Hiện tượng nầy cho thấy CSBV đang chuẩn bị
cuộc tấn công lớn. Đây là một báo hiệu cảnh giác cho Mỹ
lẫn VN sự cần thiết mở cuộc tấn công ngăn chận ư đồ của
CSBV.
2-Lực lượng Địch:
CSBV chỉ huy bởi BộTư Lịnh mặt trận
đường 9 Nam Lào, mật danh là Bộ Tư Lịnh 702. Trước khi
bắt đầu cuộc HQ Lam Sơn 719 thường xuyên các đơn vị tiếp
vận hoạt động trên đường ṃn Hồ Chí Minh. Đặc biệt khu
vực khoảng giửa Khe Sanh Tà Bạt (ranh giới) và Tchépone
gần QL.9 nơi chuyển tiếp vủ khí, đạn dược, lương thực
vào miền nam. Ngoài các đơn vị trên c̣n có:
-Các sư đoàn bộ binh 2, 304, 320, và 324.
-Ba tiểu đoàn tăng-thiết giáp 297, 397, 198 với 88 xe
tăng T54, T34, PT 76.
-Một số tiểu đoàn Đặc Công.
-Ba trung đoàn pháo binh cơ giới 368, 38, 45.
-Trung đoàn pháo mang vác 84.
-Ba trung đoàn pháo pḥng không 230, 241, 591.
-Ba trung đoàn công binh 219, 83, 7.
-Bảo vệ hậu phương chiến lược trực tiếp của chiến dịch
là sư đoàn pḥng không 367 gồm 3 trung đoàn pḥng không
282, 284, 224 và hai trung đoàn tên lửa 238, 237.
-các lực lượng tại chổ của B5, B4 và Đoàn 559.
Theo tin từ Hoa Kỳ, đầu tháng 3/71 CSBV tung vào chiến
trường khoảng 36,000 quân, gấp rưởi quân của VNCH.
3-Lực lượng Bạn:
*Quân lực VNCH:
-Ba sư đoàn bộ binh gồm: SĐ/Nhảy Dù với 3 lử đoàn 1, 2,
3. SĐ/TQLC với 3 lử đoàn 147, 258, 369 và SĐ/1/BB.
- Liên đoàn 1/ BĐQ.
-Trung đoàn 4, 5 của SĐ 2/BB.
-4 thiết đoàn 17, 11, 7, 4 trang bị M113 và M 41.
-13 tiểu đoàn pháo binh.
*Quân đội Hoa Kỳ:
-12 tiểu đoàn BB gồm 5 tiểu đoàn của SĐ 101/Không Kỵ, 4
tiểu đoàn của SĐ5/Cơ Giới, 3 tiểu đoàn của SĐ Americal.
-8 tiểu đoàn pháo binh cở pháo từ 155 ly đến 203 ly.
-1,200 máy bay gồm 800 trực thăng, 300 phản lực, 50 máy
bay vận tải và 50 máy bay chiến lược B 52.
*Quân đội Hoàng Gia Lào có 2 binh đoàn cơ động GM 30 và
GM 33.
Tính chung VNCH quân số khoảng 17,000 người, sau tăng
lên 21,000 trong cuộc hành quân nầy.
4-Chiến lược và kế hoạch:
Mục tiêu của QLVNCH là xâm chiếm phần lảnh thổ Lào quanh đường số 9 kéo dài từ biên giới đến thị trấn Tchépone, tiêu diệt lực lượng Địch đóng trong vùng. Phá huỷ các kho xăng dầu và hậu cần, kiểm soát mọi sự xâm nhập theo con đường Hồ Chí Minh từ bắc vào nam. Đối với VNCH chiến thuật đánh và rút.nhanh. Trên kế hoạch có thể thi hành do sự yểm trợ không quân và di chuyển bằng trực thăng. Để gây thiệt hại tối đa cho CSBV, QLVNCH sẻ thiết lập những điểm mạnh trong lúc tấn công, dụ Địch vào những vùng trống tạo điều kiện cho không quân và pháo binh của Hoa Kỳ phát huy hửu hiệu. Các nhà chiến lược Mỹ nhận định với khả năng từ 600 đến 1,000 trực thăng, 20,000 quân của VNCH làm đưọc những việc mà cần đến 8 hoặc 10 vạn quân.
Ngày 7/1/71 Hoa kỳ lập kế hoạch đánh
vào các khu căn cứ 604 và 611 của CSBV. Theo kế hoạch
chia làm 4 giai đoạn:
-Giai đoạn 1 quân đội Hoa Kỳ sẻ áp sát biên giới và thực
hiện các hoạt động nghi binh.
-Giai đoạn 2 Dù phối hợp với thiết giáp của VNCH tấn
công đường số 9 về phía Tchépone Lào và căn cứ 604 của
CSBV. Đội h́nh tấn công bảo vệ do các đơn vị Dù và BĐQ ở
sườn phía bắc và SĐ1BB sườn phía nam.
-Giai đoạn 3 các hoạt động t́m và diệt Địch tại Tchépone
thực hiện.
-Giai đoạn 4 các lực lượng VNCH rút theo đường 9 hoặc
qua căn cứ 611 và ra khỏi địa phận Lào đến thung lủng
A-Sao.
Người lập kế hoạch là Tướng James W.
Sutherland, Jr c̣n hy vọng QLVNCH có thể ở đất Lào cho
tới mùa mưa khoảng tháng 5.
Phần Mỹ lấy tên cuộc hành quân là Dewey Canyon 2 theo
chiến dịch Dewey Canyon do TQLC Hoa Kỳ thực hiện vùng
tây bắc VNCH năm 1969 hy vọng trùng tên làm Hà Nội nhầm
lẫn mục tiêu của cuộc tấn công. Phía VNCH lấy tên Lam
Sơn 719, con số ghép năm 71 và đường số 9.
5-Hoạt động đơn vị bạn:
Ngày 8/2/71 lúc 8 giờ sáng, Tổng Thống VNCH Nguyễn Văn Thiệu tuyên bố mở cuộc tấn công nhằm cắt đứt đường ṃn Hồ Chí Minh và sẻ đón các nhà báo quốc tế tại Tchépone.
Kể từ đó, QLVNCH với 17,000 quân (sau đến 21,000) vượt biên giới Lào theo đường 9 và hướng về trung tâm hậu cần của CSBV tại Tchépone. Cuộc hành quân đánh vào hệ thống đường ṃn Hồ Chí Minh cũng như thử thách QLVNCH trong chính sách Việt Nam hóa chiến tranh của Hoa Kỳ bắt đầu. Quân đội Mỹ, ngoại trừ không quân, pháo binh, trực thăng không được tham dự hành quân.
QLVNCH đă tấn công và tiến đến các mục tiêu ấn định. Nhưng không giử được để ngăn chận sự tiếp tế, CSBV đă dự đoán hướng tấn công nên chủ động trong pḥng ngự cũng như phản công gây thiệt hại lớn và ư đồ chia cắt của VNCH.
a- SĐ1BB:- 1 trung đoàn
trực thăng vận xuống cao điểm 150(căn cứ Delta) phía nam
QL.9 chừng 5 km. Thiết lập căn cứ hoả lực, hoạt động xa
về phía tây, tây bắc hổ trợ cho cánh quân trên QL.9.
-1 trung đoàn khác đươc trực thăng vận xuống cao độ phía
đông nam cao điểm 150. Thiết lập căn cứ hoả lực hoạt
động ngăn chận Địch từ phía nam tiến lên.
b- SĐ/Dù:
-BCH/LĐ/Dù và 1 tiểu đoàn Dù trực thăng vận xuống các
cao điểm phía bắc Bản Đông khoảng 10 km.
-1 tiểu đoàn Dù khác ở phía đông nam, thiết lập căn cứ
hoả lực hoạt động bảo vệ sườn bắc của LĐ1 Dù và Thiết
giáp trên QL 9.
- LĐ 3/Dù và liên đoàn 1/BĐQ ở phía bắc, tiếp tục tiến
quân khi có lịnh. LĐ1/BĐQ di chuyển đến các cao điểm
trên biên giới Việt Lào(Phú Lôc ) phía bắc QL 9, sau đó
xử dụng 2 tiểu đoàn trực thăng vận xuống các cao điểm ở
phía đông bắc Lữ Đoàn 3/Dù. Hoạt động lục soát khu vực
và tiến quân khi có lịnh.
- Lữ Đoàn 1/Thiết giáp vượt tuyến xuất phát tại ranh
giới Việt Lào với Lữ Đoàn 1/Dù tiến chiếm Bản Đông, phối
hợp yểm trợ LĐ1/Dù pḥng ngự căn cứ A-Lưới cũng như hoạt
động trong vùng sẳn sàng yểm trơ cánh quân phía bắc và
tiếp tục tiến quân
c- Pháo binh:
BCH/PB của Quân Đoàn phối hợp điều động các đơn vị pháo
binh thiết lập hoả lực yểm trợ bao phủ khu vực HQ của QĐ
và điều khiển tiếp tế đạn pháo binh kịp thời và hữu
hiệu.
d- Trừ bị:
Lực lượng trừ bị quân đoàn gồm: lữ đoàn 2/ND, trung đoàn
2/SĐ1/BB, lữ đoàn 147/TQLC hoạt động khu vực đóng quân
của BTL/QĐ 1 và sẳn sàng di chuyển khi có lịnh.
Cuộc đổ quân hoàn tất không gặp sự kháng cự của Địch. Các đơn vị nhanh chóng thiết lập căn cứ hoả lực có công binh chiến đấu trợ giúp. Để yểm trợ hoạt động bên ngoài, Không Thám và T́nh Báo kỷ thuật ghi nhận Địch di chuyển từ phía bắc vào vùng hành quân. Các phi vụ oanh kích vào những vùng nghi ngờ Địch tập trung bắt đầu.
Ngày 10/2/71, lực lượng thiết giáp QLVNCH kiểm soát được QL9 cho đến Bản Đông nằm sâu 20 km trong đất Lào khoảng giửa đường tiến vào Tchépone. Đến ngày 11/2/71 Bản Đông trở thành căn cứ và trung tâm chỉ huy chiến dịch, v́ trục tiến quân ở giửa, nhận lịnh từ BTL/Quân Đoàn 1 ở Khe Sanh dễ dàng và dùng để chuyển lịnh qua các đơn vị khác trong vùng hành quân, nếu các đơn vị khác không nhận được lịnh trực tiếp của Quân Đoàn.
Vài ngày sau, hai vị trí của liên đoàn BĐQ bị pháo kích dử dội kể cả pháo 130 ly. Các đơn vị tiên phong của CSBV tiến gần ngoại vi pḥng thủ của TĐ 39/BĐQ và chạm súng lẻ tẻ. Pháo binh đóng chung với BCH/ LĐ 1/BĐQ tại Phú Lộc bắn yểm trợ ngày đêm. Ngày 19/2/71 quân CSBV áp lực sát tuyến pḥng thủ của TĐ39/BĐQ (Ranger North), trong khi TĐ 21/BĐQ đóng tại phía nam(Ranger South) cũng bị pháo ngăn chận không cho lên tiếp cứu TĐ 39/BĐQ. Cuộc tấn công của CSBV có chiến xa hổ trợ diển ra rất ác liệt, gây nhiều tử vong cả hai bên. TĐ 39/BĐQ chống trả mảnh liệt được một ngày đêm th́ đạn dược gần cạn, hệ thống pḥng thủ bị tràn ngập phải rút về phía nam nơi TĐ21/BĐQ. Chiếm được căn cứ, CSBV mở đường tiến xuống TĐ21/BĐQ và LĐ 3/Dù.
Ngày 21/2/71 tấn công TĐ 21/BĐQ (Ranger South), giử được 2 ngày, Tướng Lăm lịnh rút về căn cứ 30 cách 5 km về hướng đông nam. Trong nổ lực yểm trợ TĐ39/BĐQ Hoa Kỳ bị bắn rơi 10 máy bay trong đó có 6 trực thăng, ước tính thương vong của CSBV khoảng 600 người.
Từ ngày 21 đến 24/2/71trước sức tiến của CSBV, không quân yểm trợ oanh kích ngày đêm kể cả B52. Mặc dầu bị thiệt hại nặng CSBV vẫn đánh chiếm căn cứ 31 của LĐ 3/Dù bằng hàng loạt pháo từ xa và hoả lực BB bắn vào căn cứ. Mặc dầu biết trước, pḥng thủ kiên cố nhưng với sự liều mạng của CSBV, ngày 25/2/71 lữ đoàn 3/Dù chịu cùng số phận của TĐ39/BĐQ, CSBV tràn ngập căn cứ 31, Đ/T Nguyễn Văn Thọ LĐT bị bắt với một số, số c̣n lại rút về hướng nam căn cứ 30 của TĐ2/ND. Trong khi tấn công căn cứ 31 của LĐ3/ND, CSBV vẫn pháo kích vào căn cứ 30 của TĐ2/Dù và căn cứ A Lưới của LĐ1/ND và LĐ1/Thiết Giáp.
Thiệt hại của VNCH có 155 tử thương,
100 bị bắt trong khi CSBV có 250 tử thương, 11 PT76 và
T54 bị tiêu diêt.
Hai sự kiện đáng nói là: CSBV sử dụng chiến xa T54 mà
LĐ1/TG chỉ có 1 chi đoàn M41, pḥng không CSBV rất mạnh
làm tê liệt các không yểm, tiếp tế tản thương cũng khó
khăn. Do đó tinh thần chiến đấu xuống thấp. Cuộc HQ
không có kế hoạch chống pḥng không của địch.Không có CX
hạng nặng để đối đấu với T54 và T59 của CSBV.
Cứ điểm 30 của TĐ2/Dù chỉ giử được một tuần, tuy độ dốc ngọn đồi loại trừ khả năng tấn công bằng xe tăng. Nhưng sự đánh phá bằng pháo của CSBV rất hửu hiệu. Đến ngày 3/3/71 6 khẩu 105 ly và 155 ly bị phá hỏng. Thiết đoàn 17 được lịnh cứu nguy căn cư 30, nhưng khả năng của ta và CSBV chênh lệch nên không giử được căn cứ 30.
Trong cuộc tấn công CSBV chịu thiệt hại nặng chịu thương vong cao v́ bom, pháo, trực thăng vỏ trang, nhưng quyết tâm đánh cho bằng được làm ta phải ngạc nhiên sửng sốt.
Thiệt hại của CSBV theo Hoa Kỳ 17 PT
76, 6 T54, phía VNCH có 5 M41, 25 M113.
Các chiến thắng phá tung cánh bắc của ta, và hướng nam
QL 9 tạo thuận tiện cho CSBV tiến đánh lực lượng trung
tâm của VNCH ở Bản Đông và Lao Bảo.
e- SĐ/TQLC:
Lần đầu tiên SĐ/TQLC hành quân cả sư đ̣an do BTL/SĐ/TQLC
chỉ huy các lữ đoàn để tham dự HQ Lam Sơn 719 dưới quyền
điều động của BTL/QĐ1. Trước cuộc HQ Sư đoàn phối trí
như sau
-Đầu tháng 2, LĐ147/TQLC với TĐ2-TĐ4-TĐ7/TQLC và
TĐ2/PB/TQLC tăng phái cho QĐ1 được không vận từ Sài G̣n
ra Đông Hà.
-LĐ258/TQLC với TĐ1-TĐ3-TĐ8/TQLC và TĐ3/PB/TQLC tăng
phái cho SĐ1/BB hoạt động vùng La Vang Quảng Trị, BCH/LĐ
và TĐ3/PB đóng tại căn cứ Tích Tường (Sharon)
-LĐ 369/TQLC với TĐ6-TĐ5-TĐ 9/TQLC với TĐ1/PB/TQLC vừa
từ Campuchia về căn cứ Sóng Thần(Dĩ An) đang tái bổ sung
đơn vị.
-BTL/SĐ/TQLC tại 15 Lê Thánh Tôn Sài G̣n.
Lữ Đoàn 147/TQLC:
Đầu tháng 2/71, sau Tết lữ đoàn 147/TQLC do Đ/T Hoàng
Tích Thông LĐT với:
-TĐ2/TQLC do T/T Nguyễn Xuân Phúc TĐT.
-TĐ4/TQLC do T/T Vơ Kĩnh TĐT.
-TĐ7/TQLC do T/T Phạm Nhă TĐT.
-TĐ2/PB do T/T Đặng Bá Đạt TĐT.
-ĐĐA/Viễn Thám do Tr/U Hiển ĐĐT.
Toàn bộ LĐ được không vận từ Tân Sơn Nhất đến Đông Hà
bằng C130 trong 2 ngày hoàn tất, tăng phái cho QĐ1. Đến
nơi Lữ Đoàn tạm thời phối trí phía đông và nam căn cứ
Đông Hà. LĐ147/TQLC được lịnh thực tập hành quân vượt
sông có xuồng đổ bộ M2 trợ giúp băng qua sông Đông Hà.
Một TĐ/TQLC di chuyển đến cửa Việt sẳn sàng đổ bộ. Mục
đích đánh lạc hướng t́nh báo của VC tưởng là quân ta sắp
đổ bộ qua vĩ tuyến 17. Sự việc không làm VC đánh giá sai
lầm, v́ sau cuộc HQ bắt đầu được ít ngày th́ CSBV tiếp
chiến mạnh mẻ, không gọi là bất ngờ đối
với CSBV.
Ngày 6/2/71 LĐ147/TQLC và số đơn vị bạn được di chuyển bằng xe đến Khe Sanh. Ngày 8/2/71 bắt đầu cuộc HQ vượt biên giới Lào, LĐ147/TQLC làm thành phần trừ bị của QĐ trong giai đoạn đầu.
BTL/SĐ/TQLC với Lữ Đoàn
369/TQLC:
Tháng 1/71, Đ/T Tôn Thất Soạn được Tr/T Lê Nguyên Khang
chỉ định Chỉ Huy Phó kiêm TMT SĐ/HQ di chuyển BTL/SĐ/HQ
ra Khe Sanh trước để lo vị trí đóng quân cho SĐ và liên
lạc với QĐ1.Cuối tháng 2/71, Đ/T Bùi Thế Lân TLP/SĐ/TQLC
được chỉ định Tư Lịnh SĐ/TQLC/HQ thay thế cho Đ/T Soạn
về Ság̣n giử chức vụ Tổng Thanh Tra của SĐ. Sau đó
BTL/SĐ và LĐ369 với TĐ6-TĐ7-TĐ9/TQLC được không vận từ
Tân Sơn Nhất đến phi trường Khe Sanh. BTL/SĐ đóng tại
phía đông căn cứ Hàm Nghi (BTL/QĐ1), LĐ369 đóng phía bắc
căn cứ Hàm Nghi làm thành phần trừ bị cho SĐ. Tr/T Phạm
Văn Chung LĐT, T/T Vỏ Trí Huệ TĐT/TĐ5, T/T Trần Văn Hiển
TĐT/TĐ6, T/T Nguyễn Kim Để TĐT/TĐ9/TQLC
TĐ1PB/TQLC T/T Đoàn Trọng Cảo TĐT. ĐĐC/Viễn Thám Tr/U
Nguyễn Văn Lực ĐĐT.
Lữ Đoàn 258/TQLC:
Đầu tháng 3/71 BCH/LĐ258/TQLC Tr/T Nguyễn Thành Trí LĐT,
với TĐ1/TQLC T/T Nguyễn Đằng Tống TĐT, TĐ3/TQLC Tr/T
Nguyễn Năng Bảo TĐT, TĐ8/TQLC T/T Nguyễn Văn Phán
TĐT.TĐ3/PB/TQLC T/T Trần Thiện Hiệu TĐT, ĐĐB/ViễnThám
Đ/U Nguyễn Văn Bữu ĐĐT, tăng phái cho SĐ1/BB hoạt động
trong khu vực nam La Vang-từ căn cứ Sharon (Tích Tường)
mở rộng vùng hoạt đông đến hành lang phía đông dăy
Trường Sơn. Được lịnh tham dự HQ Lam Sơn 719 do QĐ1 tổ
chức. LĐ258/TQLC xuất phái khỏi SĐ1/BB đặt trực thuộc
SĐ/TQLC.
*Ngày 10/3/71 BCH/ LĐ147/TQLC và
TĐ7/TQLC trực thăng vận xuống căn cứ Delta thay thế cho
trung đoàn 1 BB,TĐ2/TQLC và TĐ4/TQLC xuống phía bắc và
đông bắc căn cứ Delta. BCH/
TĐ2/PB/TQLC với hai pháo đội E và F(cơ hửu), được tăng
phái PĐ(-) 4 khẩu 155 ly của TĐ20/ PB/BB, được không vận
xuống căn cứ Delta cùng với BCH/LĐ147/TQLC.
*Ngày 14/3/71, LĐ258/TQLC được lịnh di chuyển đến Khe Sanh đóng quân gần căn cứ Hàm Nghi nơi đặt bản doanh BTL/Tiền Phương QĐ1 và BTL/SĐ/TQLC.
*Ngày 15/3/72 lúc 9 giờ sáng, cánh
A/TĐ8/TQLC được TTV xuống căn cứ Hotel (Hồng Hà),
cánh B/TĐ8/TQLC xuống bải đáp phía tây nam của căn cứ
khoảng 1000m, lục soát rộng an ninh bải đáp. Mổi lần
trực thăng hạ cánh, hàng loạt súng của CSBV từ các đỉnh
núi bắn ra. Phối hợp nhịp nhàng trực thăng vỏ trang và
phi cơ oanh kích vừa tiêu diệt các ổ pḥng không vừa tạo
hành lang an toàn cho cuộc đổ quân.
-Tiếp theo là TĐ1/TQLC khi xuống có nhiệm vụ lục soát về
hướng nam, khi qua đỉnh cao Coroc
ở phía đông khoảng 2km, đổi hướng về tây nam để vào mục
tiêu.
-BCH/LĐ, Pháo binh đổ xuống căn cứ Hotel. V́ địa thế
không rộng nên TĐ3/PB/TQLC chỉ có PĐ.J và 4 ĐB 155ly
tăng cường.
-TĐ3/TQLC đổ bộ sau cùng theo chân TĐ1, khoảng 3km th́
rẻ về hướng tây nam song song với TĐ1 ở bên trái để vào
khu vực ấn định. Pháo binh địch bắt đầu bắn vào bải đáp.
*TĐ8/TQLC bảo vệ LĐ và PB, một lần có 1 tiểu đội tiền đồn cách căn cứ khoảng 500m về hướng nam, bị mất tích cả tiểu đội, không nổ một tiếng súng. Khi TĐ8/TQLC gởi trung đội đi t́m không lưu lại dấu vết nào.
*Ngày 16/3/71,TĐ1 và TĐ3 đều chạm địch khi tiến chiếm các mục tiêu. Nhờ phi pháo yểm trợ hửu hiệu, ta chiếm các mục tiêu phá huỷ kho hậu cần, tịch thu một số vủ khí trong đó có súng cối 82ly. Một số xác VC c̣n bỏ lại, ta thiệt hại không đáng kể.
*Ngày 20/3/71, TĐ3/TQLC đang hoạt động gần khu vực LĐ147/TQLC được lịnh rời khu vực mục tiêu vào trưa hôm đó để làm thành phần tiếp đón
LĐ147/TQLC.
-TĐ1/TQLC rút về khu vực phía đông Coroc, nhiệm vụ ngăn
chận địch từ hướng nam và tiếp ứng TĐ3/TQLC khi có lịnh.
-Trung đội ViễnThám/ĐĐB/VT/TQLC thám sát lộ tŕnh di
chuyển tương đối thuận lợi về hướng đông bắc của căn cứ,
t́m điểm vượt sông Tchepone, dự trù trường hợp phải di
chuyển đường bộ.
Đây là thời điểm căng thẳng cho các đơn vị hành quân và
BTL/SĐ/TQLC.
*Ngày 21/3/71, TĐ3/TQLC ở điểm sẳn sàng bắt tay
LĐ147/TQLC.
f- Tấn công Tchépone:
Trong lúc đội h́nh chính đang dậm
chân tại Bản Đông được 3 tuần, các đơn vị Dù và BĐQ
chiến đấu sống c̣n. Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu và Tr/T
Hoàng Xuân Lăm quyết định tấn công Tchépone bằng trực
thăng vận. Cuộc tấn công giao cho SĐ1BB đang chiếm giử
phía nam QL9 thực hiện, không chọn đội h́nh với thiết
giáp yểm trợ ở Bản Đông cũng như không chọn TQLC đang
trừ bị. V́ vậy LĐ147/TQLC phải thay thế vị trí của SĐ1BB
ở nam QL9, việc nầy làm chậm sự tiến quân. BTL/QLVNCH
quyết định đưa thêm LĐ2/Dù, và LĐ258/TQLC tham chiến.
Cuộc tấn công từ ngày 3/3/71 khi các đơn vị của SĐ1BB
được không vận đến 2 căn cứ hỏa lực
(Lolo và Sophia) băi đổ bộ Liz tất cả ở phía nam QL9.
Trong khi chở 1 tiểu đoàn đến Lolo 11 trực thăng bị bắn
rơi và 44 chiếc khác bị hư hại. Ba ngày sau 276 trực
thăng UH1 được bảo vệ bởi các Cobra bốc TĐ2 và TĐ3 của
trung đoàn2BB từ Khe Sanh đến Tchépone xuống băi đổ Hope
cách Tchépone 4 km về phía đông bắc. Đây là cuộc đổ quân
bằng trực thăng lớn nhất trong cuộc chiến ở VN, chỉ có 1
trực thăng bị bắn rơi. Trong hai ngày các đơn vị lục
soát khu vực Tchépone nhưng không đến được vùng đồi núi
phía tây thị trấn. Không thấy ǵ ngoài xác của VC bị bom
đạn, nhưng CSBV trả đủa bằng cách bắn phá tăng cường
hằng ngày vào 2 căn cứ Lolo và Hope.
Trong khi đó CSBV từ ngày 5 đến 10
tháng 3 chủ đích đánh các đơn vị tiếp cứu để giải toả
Bản Đông, quyết cô lập Bản Đông với các đơn vị phía nam.
Ngày 9/3/71 TT Nguyễn Văn Thiệu và Tr/T Hoàng Xuân Lăm
coi như mục tiêu đă đat, ra lịnh rút lui khỏi Tchépone.
Ngày 12 đến ngày 17/3/71 CSBV tấn công dồn dập Bản Đông
do LĐ1/Dù và 2 Thiết đoàn TG đóng giử.
Ngày 18/3 do bị thiệt hại nặng trước sự tấn công của
CSBV, QLVNCH bắt đầu rút khỏi Bản Đông.
Ngày 20/3/71 QLVNCH hoàn toàn rút khỏi Bản Đông nơi được
chọn làm bản doanh cho cuộc hành quân,v́ trục tiến quân
ở giửa. Từng cứ điểm bị CSBV tấn công phải rút lui bị
thiệt hại người và quân dụng vủ khí đạn dược không phải
là ít..
g- TQLC rút lui:
*Ngày 21/3/71 CSBV bắt đầu tấn công cứ điểm Delta nơi
BCH/LĐ147/TQLC và các đơn vị trực thuộc hoạt động vùng
trách nhiệm. TĐ2 và TĐ4/TQLC hoạt động về phía tây, sau
vài ngày đụng độ với CSBV lui về ngoại vi của căn cứ. LĐ
147/TQLC đă được pháo từ Coroc của LĐ258/TQLC, không
quân yểm trợ các đường tiến sát vào căn cứ, ngoài ra B52
c̣n yểm trợ tiếp cận rất chính xác. Nhưng Địch vẫn bám
sát và ẩn trốn các hầm trú ẩn, sau khi dứt bom đạn lại
tiếp tục tấn công.
Cuộc chiến dằng co nhiều bất lợi cho
ta, vấn đề tiếp tế đạn dược và tăi thương rất khó khăn
v́
hoả lực pḥng không của CSBV quá mạnh. Pháo của CSBV kể
cả súng không giật 57 ly 75 ly bắn thẳng vào căn cứ và
pháo đài chỉ huy của BCH/LĐ khiến dây anten bị cắt đứt,
một vài hầm trú ẩn bị sập, vị trí đặt pháo bị hư hại.
Trong t́nh h́nh rất căn thẳng, LĐ điều động TĐ2 về bảo
vệ căn cứ pḥng thủ phía nam chận đường đỉnh CSBV có thề
tiến lên. TĐ4 về hướng đông bắc dự trù đường rút lui LĐ
về phía đông hướng LĐ258/TQLC. BCH/LĐ có đề nghị LĐ rút
ngoài căn cứ để tránh pháo địch. Nhưng đề nghị chưa áp
dụng th́ có lịnh của BTL/ SĐ/TQLC rút lui chiều cùng
ngày.
Sáng ngày hôm sau, trung đội Đặc Công xâm nhập vào tuyến pḥng thủ của TĐ7/TQLC đánh chiếm được lô cốt án ngữ cửa nam của căn cứ. Nhưng TĐ7 sử dụng một ĐĐ giải toả, VC một số tử thương và một số c̣n lại đầu hàng. Lấy khẩu cung biết được chúng thuộc SĐ 324B có nhiệm vụ tiến đánh LĐ147/TQLC, lục soát người mỗi tên có mảnh giấy nhỏ với khẩu hiệu “quyết tâm tiêu diệt lữ đoàn Trâu Điên” Sau đó pháo địch từ hướng tây và nam rót đều vào căn cứ và khu vực TĐ2/TQLC. Về hướng bắcTĐ4/TQLC cũng bị pháo nhưng nhẹ không đáng kể.
Để chuẩn bị cho cuộc rút quân, LĐ tung ĐĐ/Viễn Thám A của Tr/U Hiển để thăm ḍ quyết định con đường rút vào buổi tối, nhưng ĐĐ đă lọt vào ṿng vây của CSBV một số bị bắt có cả ĐĐT nên LĐ không nhận được tin tức ǵ. Cuối cùng BCH/LĐ 147 quyết định di chuyển lên khu vực của TĐ4/TQLC băng đồi núi đi về hướng đông. Kế hoạch thứ tự sau TĐ4 mở đường, đến TĐ7, BCH/LĐ, Pháo binh và TĐ2 chận hậu. Riêng PB th́ phá huỷ hoặc vứt bộ phận cần thiết để VC không thể sử dụng. Điều ân hận không di tản các binh sỉ tử thương phải để lại căn cứ, các thương binh môt số chia các đơn vị cố gắng d́u theo. VC bị ta bắt sống để lại căn cứ chứ không giết, nhưng không rỏ họ có thoát được hay không, v́ sau khi rút khỏi căn cứ th́ không quân oanh tạc cày nát căn cứ.
Ngày 22/3/71, để cuộc rút lui an toàn, BTL/SĐ/TQLC xin B52 can thiệp, khi B52 dứt bom lúc 8 giờ tối th́ toàn bộ LĐ rút khỏi căn cứ. Trước giờ ấn định, TĐ2 báo cáo có ánh đèn và tiếng động cơ từ hướng nam. Tiếp đó 12 phi vụ B52 rải bom xuống phía nam khoảng 2, 3 km và hướng TĐ4 mở đường. Dứt bom, toàn bộ lữ đoàn rời khỏi căn cứ, đi khoảng 1 km th́ đụng tổ súng cối VC sau một loạt súng VC bỏ chạy. Đường rút lui rất gian nan v́ qua những đồi núi đầy rừng tre, khó quan sát v́ trời tối. Trong khi đó TĐ3/PB/TQLC của LĐ258/TQLC từ đỉnh Coroc và Lao Bảo bắn vào căn cứ và bắn chận sau TĐ2 để VC không thể truy kích. Đồng thời PĐA/TĐ1/PB/TQLC bắn đạn soi sáng suốt đêm để giúp LĐ quan sát và đi đúng hướng. Ngoài sự yểm trợ pháo, LĐ258/TQLC c̣n gởi TĐ3/TQLC của Tr/T Bảo tiến giao tiếp LĐ147/TQLC.TĐ3/TQLC được toán VT của Ch/U Sơn báo có đơn vị VC di chuyển cách bờ suối khoảng 800m về hướng căn cứ Delta. TĐ3 dùng PB bắn vào đội h́nh của VC, chúng chạy về hướng bắc nên hướng đông tương đối an toàn cho LĐ147 rút lui. Sau một đêm di chuyển không chạm địch v́ địa thế hiểm trở và không nắm được t́nh h́nh ta nên VC không thể tấn công. Khoảng trưa ngày hôm sau bắt tay đưọc TD3/TQLC, gọi BTL/SĐ cho trực thăng tản thương. Toàn bộ lữ đoàn đi về hướng LĐ258/TQLC,
Pháo VC bắn theo nhưng không gây
thiệt hại nào.
*Ngày 23/3/71, TĐ4/TQLC bắt tay với cánh B/TĐ3/TQLC. Đến
chiều tối LĐ đến chân núi Coroc có khoảng trống cũng là
nơi tập trung, ngày hôm sau trực thăng bốc về Khe Sanh
an toàn không gặp sự phá rối nào của VC.
*Ngày 24/3/71, toàn bộ LĐ147/TQLC được TTV về Khe Sanh
an toàn.
*Ngày 25/3/71, toàn bộ LĐ258/TQLC và PB được trực thăng
về Khe Sanh. Băi bốc nằm dưói một ngọn đồi nhỏ thấp hơn
nơi BCH/LĐ đóng quân.Thứ tự TĐ1/TQLC, BCH/LĐ/TQLC và
Pháo, TĐ3/TQLC, sau cùng TĐ8/TQLC. Lúc đầu trực thăng di
chuyển không có trở ngại. Nhưng về sau VC pháo kích bằng
pháo binh lẫn súng cối vào bải bốc và đỉnh Coroc làm
t́nh h́nh thêm khó khăn nhưng toàn bộ cũng về Khe Sanh
an toàn. Xem như TQLC rút khỏi khu vực hành quân sau
cùng. Nếu LĐ258/TQLC rút chậm một hai ngày sau chắc chắn
sẻ gặp khó khăn, thiệt hại khó lường. Lúc 1400 giờ,
BTL/QĐ1 lịnh cho LĐ258/TQLC phải để lại TĐ/TQLC ở căn cứ
Hotel. Cuối cùng BTL/SĐ/TQLC lịnh cho trung đội VT trực
thăng vận lên căn cứ Hotel sau khi B52 rải thảm. Trong
đêm đó dưới áp lực địch, trung đội VT về lại Khe Sanh an
toàn.
Tổng kết sự thiệt hại kể cả mất tích không quá 10%, vủ
khí cơ hửu được bảo toàn, chỉ thiệt hại 4 khẩu 155 ly và
12 khẩu 105 ly. Đặc biệt số tử thương và một số ít bị
thương không mang về được, phải để lại căn cứ. Về tổn
thất của CSBV phải rất nặng v́ đụng độ, phi cơ oanh kích
kể cả B52 và pháo binh, nhưng ta không làm chủ chiến
trường nên không kiểm kê được.
*Ngày 27/3/71, kể từ khi bắt đầu cuộc hành quân, lực
lượng c̣n lại của QLVNCH đă rút về VN. Căn cứ tiền
phương Khe Sanh cũng bị tấn công bởi pháo và Đặc Công
của CSBV. Ngày 6/4/71 căn cứ nầy bị bỏ trống, các lực
lượng VNCH và Hoa Kỳ rút hết về Đông Hà, cuộc HQ Lam Sơn
719 chấm dứt.
h- Kết quả:
Trong đợt tấn công đă chiếm được một phần thị trấn
Tchépone, nhưng phải trả giá, v́ QLVNCH chỉ giử trong
thời gian ngắn, sau đó phải lui trườc sự tấn công tứ
phía của CSBV. Mục tiêu là cắt đứt tuyến tiếp vận trên
đường ṃn Hồ Chí Minh không thực niện đưọc. Đây là cuộc
HQ bị thiệt hại nặng nề nhất của VNCH, nếu xét về thí
nghiệm kế hoạch Việt Nam hóa chiến tranh th́ thất bại.
Các lực lượng tổng trừ bị tinh nhuệ, dự bị chiến lược tốt nhất của VNCH như SĐ/Dù, các LĐ/BĐQ bị thiệt hại nặng, ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của QLVNCH. Mặc dầu xét về phá hoại hậu cần địch, cuộc HQ nầy phá vở một số kho tàng và cơ sỏ vât chất của CSBV. Theo sự đánh giá của Hoa Kỳ, HQ đă làm chậm sự tấn công các tỉnh phía nam giới tuyến của CSBV khoảng một năm. Nhưng thực tế CSBV đă xua quân tấn công các tỉnh địa đầu giới tuyến dữ dội vào mùa hè năm 1972.
Tổn thất của VNCH do tài liệu thống
kê:
- Chết 1,529 Bị thương 5,483 Mất tích 625 Bị bắt 1,142
Quân đội Hoa Kỳ:
- Chết 213 Bị thương 1,149 Mất tích 38 Trực thăng - bị
bắn rơi 108,
- bị bắn hỏng 608
Quân CSBV theo VC thống kê
-Chết 2,163 Bị thương 6,176, Nhưng theo ước lượng của
VNCH chết và bị thương 13,636.
i- Nguyên nhân thất bại của cuộc hành quân:
Cuộc hành quân thất bại v́ những lư do sau đây:
-Hành quân không bảo đảm bất ngờ chiến lược v́ CSBV đă
dự đoán và chuẩn bị từ lâu. Sự chuẩn bị cho một cuộc
hành quân lớn cạnh biên giới dễ dàng cho CSBV thu nhận
tin tức.
-Về mặt chính trị, v́ Tổng Thống Nixon muốn chuẩn bị tái
ứng cử, rút quân danh dự khỏi nam VN trong chiến lược
Việt Nam hóa chiến tranh, chứng tỏ cho thế giới QLVNCH
đủ sức tự vệ không cần đến QL/Hoa Kỳ, nên Nhà Trắng
chuẩn bị cuộc hành quân lớn cho QLVNCH vượt biên sang
Lào. Bởi thế trận Hạ Lào được đài FOX ủng hộ sự chiến
thắng Hạ Lào của QLVNCH. Nhà trắng tuyên bố rộng rải
trên toàn thế giới trước khi trận chiến xảy ra, nên
đương nhiên không c̣n bí mật.
-Kế hoạch hành quân không chú trọng đến diệt pḥng không
của CSBV, thành thử gây trở ngại cho sự hoạt động của
trực thăng, vấn đề tiếp tế tản thương trở ngại nên ảnh
hưởng đến tinh thần chiến đấu nghiêm trọng.
-Các căn cứ CSBV đă ở từ lâu thông thuộc địa bàn và công
sự pḥng thủ kiên cố. Hơn nửa vùng Hạ Lào nơi tập trung
những đon vị thiện chiến của CSBV và trang bị tối tân
hơn các căn cứ khác.
-Khi định kế hoạch có vẻ phô trương sức mạnh của QLVNCH
chỉ sao chiếm được Tchépone rồi rút nhanh theo lời tuyên
bố của TT Nguyễn Văn Thiệu. V́ lư do đó, khi mở đầu cuộc
hành quân gặp trở ngại rât lớn, không chấm dứt vẫn cố
gắng tiến vào Tchépone, rồi bị bao vây, phải cố gắng mở
đường máu thiệt hại nặng mới thoát dầu chỉ cách biên
giới vài chục cây số..
-Không quân Hoa Kỳ chỉ ném bom B52 chiến lược theo yêu
cầu, nhưng phối hợp hoả lực chiến thuật cho BB tác chiến
không hiêu quả tốt.
- Lực lượng trực thăng đă bị pḥng không dầy đặc của
CSBV chờ sẳn cửa đường ṃn HCM, bị thiệt hại quá nặng
không thể hoàn thành nhiệm vụ. Chiến thuật trực thăng
vận (Chiến thuật Diều hâu) và sử dụng trưc thăng vỏ
trang tấn công( Cobra) trước đây là một ưu điểm cho
chiến trường ở VN. Nhưng đối với trận đánh lớn như Lam
Sơn 719 đă tỏ ra nhiều nhược điểm, khi mà lực lượng
pḥng không của Địch đă hiện đại.
-Ngày 29/3/71 một nhà b́nh luận đă nói “ư nghỉa sâu sắc
của cuộc HQ Lam Sơn 719 là thất bại lớn đầu tiên xảy ra
cho loại máy móc từ trước đến nay, mà giới quân sự Mỹ tự
đắc trong cuộc chiến ở miền nam VN, đó là máy bay trực
thăng”.
-Trong cuộc rút lui, đ̣i hỏi một quân đội kỷ luật cao,
phối họp nhịp nhàng, nhưng cả hai điều kiện QLVNCH không
có, nên gây cảnh đeo càng trực thăng hay lên máy bay để
bốc không giử thứ tự.
-Đây là lần đầu tiên QLVNCH đối diện sự tấn công của
CSBV bằng xe tăng, nên dể hoang mang cũng như trang bị
súng chống tăng c̣n yếu kém. Đây là một ưu điểm của CSBV
đă sử dụng lại trong trận mùa hè đỏ lửa năm 1972.
-Nhưng thật sự CSBV thiệt hại nhân mạng rất lớn v́ Hoa
Kỳ dùng B52 ném bom vào các đơn vị CSBV vận động chiến
từ xa. Sự thiệt hại chính xác v́ Hoa Kỳ có trang bị hồng
ngoại tuyến trên máy bay quan sát nh́n rất rỏ sự thiệt
hại của CSBV ở trong rừng hoặc dưới đất, nên đưa ra con
số CSBV chết hơn 13 ngàn.
Tóm lại trận Hạ Lào cả hai bên ta và
CSBV đều bị thiệt hại nặng nề về nhân mạng cũng như quân
trang quân dụng. Trong phạm vi giới hạn, chỉ nêu lên
những lư do chính yếu, không thể đi vào chi tiết về
chiến thuật v́ rất nhiều lư do chiến thuật đưa đến thất
bại.
Âm Thoại Viên theo chân các Đại Bàng
Cao Xuân Huy - Mỉm cười nơi chín suối
CĐ B/TQLC - Cuộc hành quân đổ bộ Deck House V/Sóng Thần 1/67
Sư Đoàn TQLCVN với hành quân Hạ Lào
Đốt ḷ hương cũ tái chiếm Quảng Trị
Sư Đoàn TQLCVN với hành quân Hạ Lào
Mănh Hổ: Chiến thắng TAKEO 1970
Once Upon a Time, Vietnam (Letter to my children)
Người lính TQLC Bên Bờ Bến Hải
Người Phụ Nữ VN trong văn chương b́nh dân
Những
Emails rất ngắn và rất thật về cuộc
Hành Quân Lam Sơn 719
Những lá thư từ tuyến đầu tổ quốc
Nỗi ḷng người lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong
Phóng sự lễ Độc lập tại Thành Phố AUSTIN
Người Phụ Nữ VN trong văn chương b́nh dân
Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan
Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh TQLC Thần Tiễn
Tiểu Đoàn 5 TQLC Đánh Trên Đầu Địch
Trung Đội Trưởng của tôi... Thiếu Úy Vũ Mạnh Cường
Viết từ "Lưng Núi" Một chặng đời