Người Lính Thủy Quân Lục Chiến Bên Bờ Bến Hải

Kính dâng hương hồn người chiến sĩ vô danh

Nguyễn Ngọc Ẩn
(Hồi ức của quân y sĩ BĐQ (bào đệ của Ng ngọc Tùng A/21)

Trời trên đầu vẫn nắng chang chang, dưới chân là sỏi đá khô cằn, đất ở đây như không đủ sức mời mọc cho cây đâm rễ nên quang cảnh mang một vẻ trơ trụi, hoang sơ thế nào.

Đoàn tù vẫn lầm lũi bước. Cách từng quăng một là cán binh CS miền Bắc, vai mang khẩu AK-47, đầu đội mũ tai bèo, chân dép râu cũng tiếp nối từng bước như đoàn tù nhưng chắc chắn là mang trong họ một trạng thái tinh thần hoàn toàn khác. Họ là những kẻ chiến thắng, đang giải đoàn tù binh, sản phẩm của chiến bại, về Bắc. Trước là họ có dịp phô trương cái “anh hùng” của họ ở trong B, sau là biết đâu họ có thể có dịp tạt qua thăm nhà một lần sau bao nhiêu năm gia nhập bộ đội để đi “giải phóng miền Nam ruột thịt, đang oằn oại dưới ách thống trị bạo tàn của Mỹ Thiệu” và quan trọng và chắc chắn hơn hết là họ được tránh xa vùng lửa đạn có thể làm họ “đi gặp HCM” bất cứ lúc nào...

Trước đó không lâu mà tưởng chừng như ở vào thế kỷ khác, quân CS đă bất ngờ vượt vùng phi quân sự để tràn xuống tấn công miền Nam. Trở tay không kịp, các căn cứ hoả lực ở vùng phía Nam Phi Quân Sự bị đánh tan vỡ, quân đội VNCH đă lập tức gởi ngay quân ở trong miền Nam ra cứu viện và các đơn vị Biệt Động Quân gồm 3 Liên Đoàn Tổng Trừ Bị được đưa ra và trong đó, Liên Đoàn 5 BĐQ là đơn vị ra tới đầu tiên mà trong đó có tôi với tư cách Y sĩ điều trị của Liên Đoàn.

Tôi là một bác sĩ, tính tới hôm ra tới Quảng Trị là ngày 5/4/72 th́ tôi mới ra trường chưa được 5 tháng, do đó tôi c̣n ở dưới quyền một đàn anh là Y Sĩ Trưởng của đơn vị, hiện anh đang trở về làm việc ở hậu cứ khi có tôi ra thay ở mặt trận (hai anh em chúng tôi thay phiên nhau đi hành quân mỗi người nửa tháng).

Tuy tôi không được dự các cuộc họp hành quân nhưng theo tin tức tôi thu nhặt được từ các sĩ quan trẻ trong BCH Liên Đoàn th́ tôi biết, Chuẩn Tướng Vũ Văn Giai, Tư Lệnh SĐ3BB là sĩ quan cao cấp nhất được trên chỉ định làm Tư Lệnh mặt trận và ông đă điều quân như sau: LĐ5 chịu tuyến cực Bắc của mặt trận là thị trấn Đông Hà chạy dài về phía Nam ở hướng Tây của quốc lộ 1. Kế tiếp là LĐ4 BĐQ rồi tới LĐ7 BĐQ tiếp tục pḥng thủ và chiến đấu để giữ ǵn phía Tây QL1. C̣n về hướng Đông là phía biển th́ mặt trận chắc chắn sẽ nhẹ hơn sẽ do SĐ3BB, sau trận đánh mấy ngày trước đă mỏi ṃn trấn giữ.

Nhưng tới trận phục kích chót của quân CS vào BCH/LĐ trong đêm 30/4/72, trên đường rút quân của đơn vị tôi sau khi thành phố Quảng Trị đă thất thủ th́ đơn vị tôi chính thức cũng đă bị xoá tên trong trận chiến. Hỏi làm sao không xóa tên tại chỗ được khi một Liên đoàn BĐQ như đơn vị tôi mà có những 18 sĩ quan bị bắt làm tù binh trong đó phải kể đến: Tiểu Đoàn Trưởng và TĐ phó TĐ 38 BĐQ, sĩ quan trưởng ban 3 LĐ, sĩ quan trưởng ban Truyền Tin LĐ, bác sĩ (tôi), Đại Đội Trưởng Trinh Sát của LĐ và bao nhiêu sĩ quan cấp thấp khác ở các ban ngành của cả BCH/LĐ cũng như của TĐ38 là TĐ đi bọc hậu cho LĐ trên đường rút quân. Dĩ nhiên tôi được biết sau nầy là sau khi tập trung lại ở Huế, LĐ được đưa về để “làm máy lại” tái tạo. bổ sung các cấp từ sĩ quan đến binh sĩ và tung vào hành quân 2 tháng sau đó. C̣n chúng tôi, 18 sĩ quan xấu số, trên con đường định mệnh không biết sẽ đi về đâu, đang bị xỏ xâu vào nhau và lầm lũi bước đi về hướng Bắc.

Tôi viết hồi năy là LĐ tôi có 18 sĩ quan bị bắt là do về tới chỗ tạm giam gặp nhau chớ c̣n lúc giải đi trên đường th́ làm sao tôi biết được? Cá nhân tôi th́ trừ một số ít sĩ quan trong đơn vị là tôi biết mặt, hầu như tất cả anh em tù binh ở Quảng Trị tôi mới gặp đều như gặp lần đầu, tôi mới biết mặt họ mà họ cũng mới biết mặt tôi. “À, anh là bác sĩ mới về đó hả ? Tui có nghe mà chưa gặp, không dè ḿnh gặp trong hoàn cảnh nầy, thiệt xui !!”
Năy giờ tôi măi nói về đơn vị tôi, thực sự ra, đoàn tù binh bị giải đi về hướng Bắc nầy hàng mấy trăm người là ít gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ của mọi binh chủng có mặt trong trận Quảng Trị hồi tháng 4/72: TQLC, BĐQ, Thiết Giáp, Bộ Binh, Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và cả dân sự là mấy anh ở các ngành gọi là “ác ôn” dưới con mắt của CS như Chiêu Hồi, Xây Dựng Nông Thôn ...

Tôi biết ḿnh đi về hướng Bắc là v́ dễ thôi, mặt trời bao giờ cũng mọc và ở suốt ngày bên tay phải tôi, có điều đi tới đâu th́ ḿnh không biết được, chỉ biết đôi chân quen mang giày dép, nay phải để trần dẩm lên sỏi đá, mỗi bước chân là hai hàng nước mắt chảy ra. Tôi không khóc đâu, nước mắt chảy là do cái đau đớn buốt lên từ ḷng bàn chân bắn thẳng lên óc làm nước mắt tự động chảy thôi chớ phải nói, ḷng căm giận đầy ngập trong tim th́ dễ ǵ tôi khóc được?

Cái bụng th́ cồn cào, từ hồi bị bắt tới giờ cũng đă 5, 6 ngày rồi c̣n ǵ mà tôi chỉ được có mấy nắm cơm vắt nhỏ xíu bằng bàn tay (mỗi bửa ăn là nửa vắt!), c̣n khát th́ nói ǵ! Nắng, nóng, hoạt động (đi bộ ṛng ră) mà không hề có nước uống, nh́n chung quanh ḿnh, tôi thấy ai cũng ở vào t́nh trạng gọi là khát ră họng là đúng chữ nhất!

Đă vậy mà thôi đâu, trong khi hạ sĩ quan hay binh sĩ th́ cứ chậm răi đi thành hàng một, c̣n chúng tôi, sĩ quan đâu được như vậy. Chúng dùng sợi dây dài cột tay trái người đi trước vào tay trái người đi sau thành từng hàng dài cho tới khi nào sợi dây hết th́ chúng dùng sợi dây khác nên không có con số nhất định mỗi xâu là bao nhiêu người mà chỉ do độ dài ngắn của sợi dây...

Tôi th́ đi lọt vào áp chót của một sợi dây, vừa bước đi khập khiểng do đau hai bàn chân, vừa đau đớn cho số phận của riêng ḿnh kể ǵ nói cho hết.
Tuy lúc đầu lệnh của bọn cán binh là tù binh phải đi thành hàng một nhưng phải nói, do bị xâu chùm lại với nhau (với không biết có phải do ḷng hai bàn chân của các sĩ quan th́ “tiểu thơ” hơn anh em hạ sĩ quan và binh sĩ hay không?) mà đám tù sĩ quan đi chậm hơn đám tù đa số kia nhiều nên việc chúng tôi đi hàng xâu bên nầy song song với những anh lính của chúng tôi cách đó vài mét là thường. Có khi tên bộ đội đi gần đó mở miệng quát tháo, có khi chúng cũng mặc kệ mấy thằng tù, đi kiểu nào th́ đi, miễn cứ đi là được rồi..

Từ lúc bị bắt đưa về cái nhà lá làm nơi tập trung đám tù binh mới bắt ngoài mặt trận cho tới ngày hôm nay, tôi đă bị đưa đi qua không biết bao nhiêu là cảnh vật thay đổi đủ kiểu. Chỗ gần nơi tôi bị bắt (sau nầy tôi mới biết là quận Hải Lăng) th́ có ruộng lúa, lúa cao ngang ngực như lúa sạ ở Đồng Tháp Mười, c̣n giải đi th́ lúc qua xóm Cửa Việt, chúng tôi đi dọc dài theo bờ biển cát êm mịn xinh đẹp với tiếng sóng vỗ ŕ rào. Nhưng cảnh vật khi họ dẫn chúng tôi từ phía đông QL1 băng dần về phía núi rừng phía Tây th́ thay đổi hẳn, những đám rừng lúc trước giờ chỉ là những cây với những cành trơ trụi v́ bom đạn làm tôi nhớ tới bài hát "Sương Trắng Miền Quê Ngoại" có 2 câu thơ:

Gio Linh ơi, đất thiêng chừ run rẩy
Tội lũ chim rừng không chỗ đậu v́ bom...

Con đường càng đi về hướng Tây Bắc càng trơ trụi, sỏi đá khô cằn. Chỉ vài ngày đi bộ là tôi đă thấy thấm mùi đời lắm rồi nhưng ở trong tư thế không biết làm sao nên tôi cứ nhắm mắt mà bước theo những bước chân của những người bạn xấu số đồng cảnh của ḿnh.

Tới buổi trưa hôm đó th́ đoàn tù (hay đúng ra là cái xâu của tôi) đang bước chân qua một ḍng nước nhỏ bề ngang chừng 1 mét. Ai cũng cố dừng lại để cúi người xuống hầu ké một ngụm nước và v́ chúng tôi bị xâu lại với nhau nên sự ḅ xuống uống nước không thể làm cùng lúc bao nhiêu người được. V́ thế mới có sự trùng tŕnh ở chỗ lạch nước nầy. Lúc tôi vừa uống nước xong th́ có tên bộ đội nhóc đứng gần đâu đó cất tiếng:

- Chúng mầy có biết ḍng nước nầy có tên ǵ không?

Khi không nghe ai trả lời cả (hoặc bận uống nước hoặc không bận cũng chẳng buồn trả lời làm ǵ) hắn ta nói tiếp, giọng oang oang đầy vẽ tự hào:

- Sông Bến Hải đấy chúng mầy ạ! Hễ chúng mầy bước qua nó là chúng mầy đă chính thức đặt chân lên miền Bắc xă hội chủ nghĩa của chúng tao rồi đấy!

Trong lúc tôi c̣n bàng hoàng v́ đây chỉ là một lạch nước nhỏ xíu mà người ta có thể bước ngang được dễ dàng mà lại là thượng nguồn của một con sông lịch sử, con sông chia cắt hai miền Nam Bắc của nước ḿnh từ mấy mươi năm qua bổng, hết sức bất ngờ ngoài sự tưởng tượng của tôi hay bất kỳ ai, một anh lính TQLC, chúng tôi biết anh là TQLC do tù binh vẫn c̣n bộ đồ lính trên người tuy lon lá đều đă bị tháo gở, anh ở trong đám binh sĩ đi gần chúng tôi, nhào lên bóp cổ tên bộ đội nhóc, vừa bóp cổ vừa gặc gặc cho cái siết cổ thêm mạnh trong khi miệng anh bật lên bao nhiêu là tiếng Đức, tiếng Đan Mạch, và đối tượng để anh chửi rủa là HCM, là “cha già kính yêu” của bọn bộ đội. Anh chửi rủa rất to tiếng trong khi nắm tay siết chung quanh cổ tên bộ đội như hai gọng kềm căm thù đă nung nấu từ hồi nào đến giờ, giờ mới có dịp phát huy.

Tên bộ đội cố hết sức dăy dụa, tuy tay c̣n cầm khẩu AK nhưng mọi thứ đều thành vô dụng trong lúc nầy. Rồi một tên bộ đội khác nhanh chân chạy đến, bắn ngay một phát súng vào chân anh lính TQLC, anh đau đớn nên lỏng ṿng tay và tên bộ đội vùng thoát ra được, hắn không ngần ngại đá một phát vào anh lính lúc nầy đă nằm xuống đất...

Sự việc viết lại tưởng như dông dài nhưng thực ra đă diễn ra trong chớp mắt trước sự ngỡ ngàng của đám tù binh chúng tôi. Rồi đám bộ đội đă tụ tập đến chung quanh anh lính miền Nam, một tên có vẻ là cao cấp nhất trong bọn đă nói ǵ không rơ với lũ thuộc cấp, sau đó hắn quay sang chúng tôi, ra lệnh mở trói xâu cho 2 sĩ quan tù binh ở cuối xâu và... tôi là một trong hai sĩ quan tù binh đó. Hắn ra lệnh cho đám bộ đội kia rồi không biết lấy ở đâu ra mà ngay sau đó vài phút là một tên đă đưa đến cho chúng tôi một cây đ̣n dài, một tên khác th́ đưa chúng tôi một cái vơng rồi tên chỉ huy ra lệnh cho hai anh em chúng tôi “cáng” anh lính đi tiếp.

Tôi th́ v́ phản xạ nghề nghiệp nên khi vừa được “mở xâu” là đă chạy ngay đến anh lính TQLC đang nằm dưới đất để xem xét vết thương của anh nhưng ngay lập tức, một tên bộ đội đă xua tôi đứng dậy để làm nhiệm vụ cáng anh TQLC. Tuy nhiên trong một tích tắc đó, tôi cũng đă thấy được anh lính thần sắc đă tả tơi sau mấy ngày làm tù binh cho bọn chết đói, bộ quân phục sọc ngang cố hữu của binh chủng oai hùng ngày nào giờ cũng xác xơ giống như chủ nó, và viên đạn đi vào đùi anh lính, tôi đă không nh́n kịp coi có lỗ đạn ra hay không cũng như không thử mạch nên không biết có trúng động mạch đùi không và hơn hết, không biết cái chân có c̣n nhúc nhích được không nữa. Tuy nhiên, tôi cũng đă xé được từ cái áo thun của chính tôi được một miếng vải để cột ngay phía trên vết thương trong khi miệng th́ nói với mấy thằng bộ đội:

- Mấy anh muốn cáng anh nầy th́ ít ra cũng phải để cho tôi băng bó sơ anh ấy cái chớ......

Một tên bộ đội th́ nói:
- Thường ngày chúng mầy là sĩ quan quen nạt nộ lính, hôm nay cho chúng mầy cáng lính của chúng mầy để đền tội......

Trong khi tôi băng bó cho anh lính TQLC th́ anh bạn tù sĩ quan của tôi (anh thuộc SĐ3BB, rất tiếc tôi không c̣n nhớ tên anh) đă nhanh nhẹn cột hai đầu cái vơng vào cái đ̣n dài để hoàn thành cái cáng tức là có sau đó, chúng tôi sẽ gánh anh thương binh nằm trên đó. Nhưng khi chúng tôi mở cái vơng ra cho ngay ngắn và sửa soạn để khiêng anh thương binh đặt lên th́ anh đă nói:

- Tui cám ơn mấy ông lo cho tui nhưng tui làm là tui chịu, tui hổng có làm phiền tới mấy ông đâu. Mấy ông cứ đi đi, tui hổng để mấy ông khiêng tui đâu......

- Anh nói ǵ lạ vậy, tôi nói. Anh để chúng tôi khiêng anh đi, ít ra tới chỗ nào đó ḿnh mới có thể có phương tiện chữa cho anh được chớ.

Nói qua nói lại ǵ th́ nói, hai lần chúng tôi đặt anh thương binh lên vơng, hai lần anh đều lăn ra khỏi cái vơng. Bọn bộ đội quay quần chung quanh nóng ruột, chúng hối thúc chúng tôi liền miệng nhưng - tôi nhớ đời câu nói nầy - anh thương binh nói:

- Mấy thằng VC nầy nói cái ǵ sinh Bắc tử Nam, tui th́ dốt thiệt nhưng quyết sinh Nam tử Nam, tui không phải như mấy ông để tụi nó dẩn ra ngoài Bắc để hành hạ rồi chết ngoài đó đâu. Đây nè, tay tui c̣n xâm 2 chữ “Sát Cộng”, mấy ông tưởng tui sợ chết mà chịu sống chung với tụi chó đẻ nầy hả?

Tới đó th́ bọn bộ đội chịu hết nổi, tên chỉ huy bèn quát:
- Thôi hai thằng nầy về hàng trở lại đi để thằng nầy lại cho chúng tao!

Bọn bộ đội đưa 2 thằng tù sĩ quan trở về xâu trở lại rồi ra lệnh tiếp tục lên đường. Tôi c̣n cố nh́n lại anh thương binh TQLC đang nằm dưới đất, cổ c̣n cố nghểnh lên để nh́n theo chúng tôi như tiển, như đưa... Bọn cán binh CS th́ bàn soạn x́ xào...

Được một khoảng xa vài trăm thước, tôi nghe một tiếng súng nổ ở phía sau. Chỉ một tiếng súng nổ phá tan cái yên tỉnh của buổi trưa Hè mà như đă phá nát cái định kiến cố hữu vẫn có trong ḷng tôi, anh lính TQLC, tuy v́ lư do thiếu văn hoá một chút nên dùng toàn những từ ngữ máy nước để chửi bọn CS nhưng đă đánh thức dậy trong tôi, đă nói vào tri thức tôi rằng, những tự hào tôi đă và đang có là một người ngang tàng không biết sợ, với cái học vấn hơn người thường một chút để tự cho ḿnh là một người trí thức. Hay nh́n xuống những người không được may mắn có cái học vấn của tôi hay các sĩ quan khác, phải đi hạ sĩ quan hay binh sĩ và cho họ là những người không đáng được kính trọng, họ chỉ là để phục vụ cho chúng tôi, các sĩ quan ăn trên ngồi trước, tất cả những suy nghĩ đó đều sai hết.

Chỉ có một kết luận duy nhất, tôi là một thằng hèn, tôi đă v́ sự sống của chính tôi, v́ gia đ́nh và v́... tiếc của đời, tôi đâu có dám làm như một anh lính thường ở đơn vị TQLC, không chấp nhận sinh Nam tử Bắc, thẳng tay chửi bới già Hồ để ung dung đi vào cơi chết!

Cái chết của anh là một bài học lớn cho tôi mà suổt đời, tôi đă không bao giờ dám quên. Từ đó, tôi đă không bao giờ coi lon lá nhà binh, bằng cấp bỏ trong túi hay tiền tài vật chất có trong cuộc sống là thực sự giá trị con người (có ở hoàn cảnh khốn cùng mới thấy lon lá hay ông lớn chừng nào lại dễ thành thằng hèn, thằng ăng-ten chừng nấy).

Chỉ có Danh Dự, xin dùng chữ hoa ở đây, mới xác định giá trị con người. Xin cám ơn anh, một người tôi đă không được hân hạnh biết tên biết tuổi, đă dạy cho tôi một bài học vô cùng thắm thía mà suốt đời tôi sẽ ghi nhớ trong ḷng.

Nước mắt chảy dài trên má tôi, lần nầy không phải v́ cái buốt đưa lên từ hai bàn chân đi đất mà là từ trái tim, khối óc chợt nhận ra cái hèn không dám chết của ḿnh.

Nguyễn Ngọc Ẩn

 

 


MỤC LỤC

Lá thư Sóng Thần

Hội TQLC Sacramento

Sinh hoạt hội Des Moines

Sinh hoạt liên hội Úc Châu

Des Moines nắng ấm t́nh nồng

Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào

60 Năm qua dạ vẫn tối

Âm Thoại Viên theo chân các Đại Bàng

Anh hùng tử, khí hùng bất tử

Hành tŕnh vượt biên

Bán sách, đi Tây

Biển vẫn đợi chờ

Buồn vui Đại Hội 2012

Vui buồn đời lính

Cao Xuân Huy - Mỉm cười nơi chín suối

CĐ B/TQLC - Cuộc hành quân đổ bộ Deck House V/Sóng Thần 1/67

Chuyện cô gái đồi sim

Chuyện dài đời lính

Chuyện một lá cờ

Con nuôi cha không bằng bà...

Cửa Việt bốn ngày đêm băo lửa

Đại Đội 1 Quái Điểu

Dài tựa thiên thu

Di tản chiến thuật

Đồi tranh 3 mộ

Sư Đoàn TQLCVN với hành quân Hạ Lào

Kẻ tự sướng

Lửa mùa hạ

Đốt ḷ hương cũ tái chiếm Quảng Trị

Sư Đoàn TQLCVN với hành quân Hạ Lào

Mănh Hổ: Chiến thắng TAKEO 1970

Once Upon a Time, Vietnam (Letter to my children)

Một hậu quả bất ngờ

Người lính TQLC Bên Bờ Bến Hải

Người Phụ Nữ VN trong văn chương b́nh dân

Nguyễn Phúc Thọ

Nhớ về Trâu Điên

Những Emails rất ngắn và rất thật về cuộc
Hành Quân Lam Sơn 719

Những lá thư từ tuyến đầu tổ quốc

Nỗi ḷng người lính

Nơi người lính đi qua

Nỗi ḷng người lính VNCH nhân ngày Chiến Sĩ Trận Vong

Nụ hôn đầu...    

Phóng sự lễ Độc lập tại Thành Phố AUSTIN

Người Phụ Nữ VN trong văn chương b́nh dân

Quá đă !!

Quê hương bỏ lại

Đại Đội 4/TĐ2 tái chiếm Dakto

Tạp Ghi - Chuyện "Nghề Tổ"

Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan

Tháng Ba và Trung Đội 3

Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh TQLC Thần Tiễn

Tiểu Đoàn 5 TQLC Đánh Trên Đầu Địch

Tiểu Đoàn Truyền Tin

Toán Thủy Kích Sư Đoàn TQLC

TQLC Nam Cal & Xuân QUƯ TỴ

Trận chiến Đại Phú

Trung Đội Trưởng của tôi... Thiếu Úy Vũ Mạnh Cường

Tuổi Già

Ước Mơ

Viên ngọc nát

Viết thay..

Viết từ "Lưng Núi" Một chặng đời