Page 85 - Dac San Song Than 2023
P. 85
TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIET NAM
TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM
con lộ rẽ lối từ quốc lộ. Vẫn có đây ngôi làng La Vang Thượng, La Vang Hạ. Dân làng sau những
lần cố thoát hiểm-họa Cộng Sản, đã về đây lập nghiệp trở lại. Những nương sắn, luống khoai
dưới những rặng phi lao vẫn mượt-mà một màu xanh đến cuối chân trời. Ngôi tháp chuông
hình hộp có chiếc thánh giá quen thuộc trên đỉnh đầu vẫn còn lưu lại cho các thế-hệ về sau
chứng-tích chiến tranh xâm-lược của Cộng Sản Bắc Việt vào thôn tính miền Nam bằng bạo lực.
Tháp chuông giáo đường vẫn còn nguyên những lỗ đạn hình chóp nón quanh bốn bức
tường. Ngôi tháp không đổ qua trận tái chiếm Quảng Trị kiêu-hùng, vẫn đứng vững, thách đố
với thời gian. Ơn nhiệm-mầu lành thánh đã là sức mạnh vô hình mãnh-liệt cho bao chiến-sĩ
kiên-cường chống lại lũ cuồng si quyết giữ La Vang vẹn toàn. Phía trước tháp chuông là hai dãy
tượng của mười hai chặng đường thánh giá ghi lại nỗi khổ nhục Chúa Cứu Thế trên đường bị
đóng đinh vì tội kiêu-ngạo của loài người. Nơi đây một thời, trong lúc giao-tranh giành lại ngôi
giáo đường, những viên đạn thù đã bắn bể cánh tay tượng Chúa. Quá xót-xa, người lính Thủy
Quân Lục Chiến của miền Nam đã vội lắp lại, nhưng không liền nên đành phải mang đi.
Giặc bắn gãy cánh tay Chúa
Lắp lại không liền con đành phải mang đi
(thơ Vũ Hoàng Chương)
Ôi người lính Cộng Hòa, ắp đầy
tình thương của đồng bào, quyết
gìn-giữ chốn tôn-nghiêm bằng chính
máu mình, nhưng bên cạnh đó cũng
tràn đầy một niềm tin siêu-nhiên. Hãy
tưởng lại chiếc ba lô quân hành nơi
anh mang theo ngoài cấp số đạn, thêm
quân trang quân dụng, thực phẩm
hành quân, chiếc ba lô anh cài thêm
cánh tượng Chúa, sức nặng theo nỗi
nhọc-nhằn đã nâng cao tình yêu của
đấng Cứu-Thế. Theo bước đường hành
quân, anh lính chiến cõng Chúa trên
người, lòn lách lửa đạn cứu tượng
Vương Cung Thánh Đường La Vang Chúa, cất giữ một niềm tin trên chiếc
ba lô của chính mình.
Lữ khách nhìn lại La Vang, vẫn một khung trời quen thuộc của địa hình hành quân xưa cũ.
Từ cổng ngoài đi vào, hai dãy tượng trải dài trên một khu đất rộng. Những bức tượng đá trắng
thiết đặt trên những bệ cao. Cuối tầm nhìn từ ngoài vào là chiếc lầu chuông bằng gạch đỏ được
lưu lại, một biểu tượng của La Vang vẫn còn trong ký-ức ngàn đời của người giáo dân Việt Nam
tin yêu Chúa. Ngôi nhà nguyện phía sau lầu chuông được thay mới. Từ bàn thánh, ghế quỳ, nhà
sau đều đổi mới, đẹp bằng kiểu kiến-trúc tân thời.
Phía phải của giáo đường, bức tượng linh-thiêng nhiệm-mầu Mẹ Maria bồng Chúa Giê-Su
dưới hai cây sồi và vẫn mang nét cổ-kính huyền-diệu. Người Việt trong và ngoài nước luôn cất
giữ trong lòng như một nơi tôn-kính nhất để dâng lời nguyện cầu, để thổn-thức, tâm tình với
Mẹ. Nơi đây, quý vị Tổng Thống VNCH, những quân nhân các cấp sau giờ làm việc hay hành
quân, vẫn thiết-tha mơ-ước và cố tìm về đây, quỳ xuống dâng lời cầu nguyện, mong sao cho đất
nước thanh-bình và thoát khỏi sự điêu-linh vì hiểm họa Cộng-Sản.
TRANG 73 ĐẶC SAN SÓNG THẦN 2023