Page 53 - DSST2020
P. 53
49
3/ Thưa chú, Khôi An đã từng làm công việc hiệu đính bài vở nên biết rằng giai đoạn này
mất rất nhiều thì giờ và công sức. Xin chú nói thêm về phần này.
Đúng thế. Phần hiệu đính bài vở mất nhiều thì giờ nhất. Với từng bài viết, tôi đều phải
đọc nhiều lần. Lần đầu để xem câu chuyện có hợp với chủ trương của tờ ST không và có hợp
lý từ đầu đến cuối không. Nếu có chỗ cần bổ túc hay sửa đổi, tôi sẽ liên lạc trực tiếp người viết
để thảo luận việc sửa chữa bài hoặc viết thêm. Cứ bàn bạc, sửa đổi qua lại cho tới khi người
viết và chủ bút đồng ý với nhau thì đó mới là bản cuối. Bản cuối đó sẽ gởi cho Mũ Xanh Chu
Trọng Ngư để layout. Khi layout xong, tôi yêu cầu ông Ngư in bài đó ra giấy trắng để tôi đọc
vì theo kinh nghiệm thì đọc trên giấy trắng dễ tìm thấy những câu văn “què” hoặc lỗi chính tả
hơn là đọc trên computer. Tôi sẽ sửa những lỗi đó bằng mực đỏ để ông Ngư theo đấy mà sửa
lại trên bản layout, có khi một bài phải in ra giấy 2-3 lần. Làm như vậy khá tốn kém thời gian,
giấy, mực và khá vất vả cho ông Ngư, nhưng bù lại tờ ĐSST khá “sạch sẽ”. Theo tôi, một tác
phẩm có ít lỗi chính tả cũng nói lên sự tôn trọng độc giả.
4/ Như vậy có nhiều bài chú đọc đi đọc lại rất nhiều lần. Chú có thể cho biết đã bỏ khoảng
bao nhiêu thì giờ cho một tờ ĐSST không?
Một tờ ĐSST thường dày khoảng 300 trang, có trên dưới khoảng 20-25 bài viết, không
kể phần thông báo, danh sách đóng góp Quỹ Thương Phế Binh. Có những bài viết chỉ mất
khoảng 1-2 tiếng xem lại là có thể cho layout. Tuy nhiên, có nhiều bài cần sắp xếp lại nội dung,
khi đó tôi sẽ liên lạc với tác giả để trao đổi, có thể vài ba lần. Thời gian trung bình để săn sóc
cho một bài như thế có thể lên đến cả chục tiếng đồng hồ. Dù vậy, đây là sở thích của tôi, tôi
không ngại mà trái lại rất hào hứng, vui vẻ khi được góp phần làm cho những câu chuyện đầy
ý nghĩa được sắp xếp thành gọn ghẽ, mạch lạc hơn.
Hơn nữa, mỗi lần ngồi nói chuyện với nhau, tôi thấy 99% anh em thích kể lại những
chuyện vui buồn đơn vị cũ, chiến trường xưa, những câu chuyện rất hay, rất cảm động chưa
được viết ra, nhất là từ các anh em cấp trung đội trưởng, tiểu đội trưởng, và binh sĩ. Những câu
chuyện này làm cho ĐSST có nội dung sát với đời sống và chiến đấu thực sự của các anh em
hạ sĩ quan và binh lính. Nhiều anh em ngại viết hoặc không quen viết nên tôi khuyến khích họ
cứ “kể chuyện” ra giấy trắng, rồi tôi sắp xếp lại, giống như là anh em đóng góp một giỏ thực
phẩm, còn việc nấu thành món ăn là tôi lo.
Điều này rất nhiều anh em biết, không phải tôi muốn “kể công” nhưng cô đã hỏi thì tôi phải trả
lời cho rõ ràng, trung thực (cười).
Còn thời gian cho một tờ ĐSST thì tùy thuộc vào sự đóng góp bài vở. Thường thì anh
em góp bài cho tới cuối tháng Hai, từ đó làm việc cho tới cuối tháng Năm thì mang đi in để kịp
phát hành vào dịp Đại Hội TQLC.
5/ Thưa, đối với chú, ý nghĩa của tờ ST là như thế nào? Nói cách khác, Khôi An muốn hỏi
điều gì đã khuyến khích chú đóng góp nhiều công sức như thế trong suốt mười năm?
_______________________________________________________________________
ĐẶC SAN SÓNG THẦN TQLC 2020