TÀN BẠO, LỪA BỊP VÀ KHOÁC LÁC … LÀ BẢN CHẤT CỦA CSVN

MX LÊ CÔNG TRUYỀN
 
BBT: MX Lê Công Truyền là một cây viết xuất hiện đều tên các tạp chí với các bài viết về tình hình đất nước với những nhận xét trung thực rất được các độc giả mến chuộng. Anh đã gửi cho ĐSST 2012 một bài viết khá dài và rất hay, anh đã dựa vào những tài liệu sống thực và với lý luận sắc bén đề chứng minh sự“Tàn Bạo, Lừa Bịp, Khoác Lác..” là bản chất của CSVN. Tuy nhiên vì số trang của ĐSST có giới hạn không thể đăng trọn bài. BBT xin phép tác giả cho trích đoạn để đăng vào ĐSST 2012. Xin trân trọng cám ơn MX Lê Công Truyền.
***

Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đã từng kêu gọi đồng bào đề cao cảnh giác: “Đừng nghe những gì CS nói mà hãy nhìn kỷ những gì CS làm”.
Tổng Thống Nga Vladimir Putin cũng đã có cùng một ý nghĩ: “Kẻ nào tin những gì CS nói là không có não bộ. Kẻ nào làm theo lời của CS là không có trái tim.

Tại sao “đừng nghe” và “đừng tin”? Vì CS không nói thì thôi mà hể vênh cổ thì toàn là những lời nói ác, nói bậy, nói bướng, nói càn, nói dóc, nói dối, nói điêu, nói gạt, nói khoác, nói láo, nói leo, nói vu, nói lời bịa đặt v. v…

“Nói khoác” và “nói láo”, từ khi có già Hồ, đã được “nâng cấp” thành “chánh sách bịa đặt” để tuyên truyền dối trá, để bôi nhọ đối phương, để xuyên tạc sự thật, để lừa bịp người dân, để tạo hận thù. Thật vậy, trong nhiều lễ khai mạc hoặc bế mạc các khóa học tập của cán bộ, già Hồ luôn luôn dạy dỗ: “Các chú có nhớ chuyện Tăng Sâm không? Các chú cứ bịa, bịa miết rồi cũng có người tin. Các chú cứ lập đi lập lại những điều các chú bịa thì những điều đó sẽ thấm sâu vào lòng người” và “Ông Hồ dạy: Nói láo, nói láo mãi rồi cũng có người tin.” (Hoàng Hữu Quýnh,Tôi Bỏ Đảng, tr.72. HHQ đã bỏ đảng từ cuối thập niên 80, xin tị nạn chánh trị tại Pháp nhân dịp được “đảng” cho xuất ngoại viếng hảng xe Fiat tại Ý Đại Lợi). Nơi tr. 251, tác giả lập lại: “Chủ tịch vĩ đại HCM đã dạy cán bộ chiến sĩ rằng cứ nói láo mãi rồi cũng có người tin là như vậy. Người dân Hà Nội nói rằng các ổng chỉ được cái bốc phét là giỏi.”

Dưới chế độ CS, một chế độ dựa trên tuyên truyền lừa bịp thì nhà văn, nhà báo phải viết theo lịnh của “lãnh đạo” có nghĩa là phải “viết cái hay cái đẹp của đảng, còn địch thì phải nói đến cái xấu cho dù chúng tốt cũng phải viết thành xấu. Chẳng hạn, nếu chúng có đi phát quà cho người nghèo thì phải viết là chúng đi ăn cướp chỗ này mang đến chỗ kia phát một phần nhỏ và giữ lại một phần lớn cho chúng …" ("Bác Hồ dạy viết văn"). Cảm thấy chưa đủ, HCM còn tự tay viết trên báo Cứu Quốc (1945) dặn dò như sau: "... mỗi ngày đặt ra một câu chuyện oanh liệt trong cuộc chiến, nói vắn tắt, nâng cao chí kháng chiến, tên người và địa điểm không cần viết rõ. Ví dụ Anh Ba, tiểu đội trưởng đi dò thám mặt trận địch mà bò cả cây số, đến gần, địch bắn ra. Anh Ba bị thương cánh tay nhưng vẫn tiếp tục bò gần nữa, liệng một quả lựu đạn chùy, năm tên địch ngã ra, Anh Ba mới bò về. Vết thương khá nặng nhưng Anh Ba không chịu đi bệnh viện. Anh nói ‘Tay trái bị thương nhưng tay phải của tôi vẫn bắn được’.
(HCM, “Cũng Là Một Mặt Trận”, TT Văn Hóa Nghệ Thuật, nhà xuất bản Văn Học 1999).

Những chỉ thị của già Hồ cứ lập đi lập lại mỗi khi có dịp đã sinh sản hằng hà sa số “anh hùng liệt sĩ” bằng ngòi bút và đã ngụy tạo “những tư liệu vô cùng quý giá” được trình bày trong tập thư “Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc”. Người viết sẽ trình bày “thành tích” của các “anh hùng liệt sĩ” và vài bức thư “Từ Tuyến Đầu Tổ Quốc” để người đọc thấy bọn văn nô, bồi bút CS Hà Nội viết y như lời dạy của Hồ Chí Minh (HCM).

Vì có quá nhiều “anh hùng” kiểu đó nên già Hồ đã khoe: “đất nước ta, ra ngõ gặp anh hùng”. Tuy nhiên, sau khi VC dâng cho TC Hoàng Sa, Trường Sa, Ải Nam Quan (NQ), Bãi Tục Lãm, Thác Bản Giốc, Núi Đất, trên 700 cây số vuông lãnh thổ, trên 10 ngàn cây số vuông lãnh hải, bauxite trên Cao Nguyên Trung Phần, cho Tàu thuê rừng trong 50 năm trên 10 tỉnh Miền Bắc, cho Tàu trúng thầu các dự án lớn, cho dân Tàu ra vô Việt Nam tự do lập các “làng người Tàu”, các “phố Tàu” và thực thi hai câu thơ của Tố Hữu mà HCM cho rằng rất “siêu thực”: “Bên nay biên giới là nhà, bên kia biên giới cũng là quê hương” thì người dân trong nước không còn thấy “anh hùng” nữa. Họ bèn sửa lại: “Ra ngõ gặp Tàu phù, đi đường gặp Xẩm hủi”. (Từ nhiều năm nay, có người cho rằng Ải NQ thuộc Tàu để tạo một cuộc tranh luận nhằm làm cho người ta quên lãng việc VC đã dâng cho TC trên 700 cây số vuông dọc biên giới. Thật vậy, trước Hiệp Định năm 1999 giữa VC và TC, Ải NQ nằm trên biên giới giữa hai nước; sau đó, Ải NQ nằm ở phía Bắc biên giới mới không biết bao nhiêu cây số nghĩa là Ải NQ đã lọt hẳn vào đất Tàu).

NÓI KHOÁC.
Cụ Ôn Như Nguyễn Văn Ngọc xó bài thơ Nói Khoác:
“Ta con ông Cống, cháu ông Nghè,
Nói có trên trời dưới đất nghe.
Sức khỏe Hạng Vuơng cho một búng,
Cờ cao Đế Thích chấp hai xe.
Nhảy ùm xuống biển lôi tàu lại,
Chạy tốc lên non bắt cọp về.
Độ nọ vào chơi trong nội phủ,
Ba ngàn công chúa phải lòng mê”.

ĐẢNG NÓI KHOÁC
Đám CS xuất thân từ hang ổ Tân Trào là vua nói khoác. Họ phong cho đảng của họ là “đảng vinh quang”, “đỉnh cao trí tuệ”, “lương tri nhân loại”, chủ nghĩa của họ là “chủ nghĩa ưu việt, văn minh tiên tiến” và lãnh tụ của họ là “thiên tài xuất chúng” v.v…Tự phong như thế để làm gì? Để dụ dỗ những người nhẹ dạ chui vào hang ổ Tân Trào và nhứt là để ngụy trang cái mặc cảm nằm trong mưu đồ của HCM. Mưu đồ này “không phải là nền độc lập của Việt Nam mà là việc sáp nhập nước này vào Quốc tế Cộng sản và áp đặt chủ nghĩa độc tài Staline lên dân tộc Việt Nam” (Jean-Francois Revel, một bài viết trong “Hồ Chí Minh, Sự thật về Thân Thế và sự nghiệp”.

Khối quần chúng bị thống trị bởi “đảng vinh quang”, do những “thiên tài xuất chúng” chăn dắt, đã và đang chìm đắm trong vũng lầy lạc hậu với một xã hội sa đọa, thác loạn, băng hoại, đầy dẫy những tệ đoan chưa từng thấy trước 30 tháng 4 năm 1975 tại Miền Nam. Cái trí tuệ của bọn họ không nằm ở “đỉnh cao” mà đang lậy quậy dưới “hố thẳm”. Điều kiện tiên quyết để chui ra khỏi “hố thẳm” là biết mình đang nằm kềnh dưới “hố thẳm”. Không phải họ không biết điều đó. Nhưng, theo văn hào J.J. Rousseau: “Con người phạm phải sai lầm không phải vì họ không hiểu biết, mà là vì họ tự cho rằng mình hiểu biết tất cả”. Tự mãn với ảo tưởng đang ngự trên “đỉnh cao” thì mãi mãi sẽ “đóng chốt” dưới “hố thẳm”. Biết mình dại thì mới chịu khó học hỏi để khôn ra, để mở mắt thật to nhìn thiên hạ hầu thu thập cái khôn của người đời. Thật ra, cái dại chẳng phải là cái tội. Cái tội là không biết mình dại hoặc biết mà lại khoác lác để phủ trùm cái dại của mình và truyền cái dại của mình cho những người nhẹ dạ qua kế sách “trăm năm trồng người theo định hướng XHCN”!

Những người nhẹ dạ nói trên, được dạy dỗ từ thuở ấu thơ trong một môi trường đầy gian trá, chỉ nhìn một chiều như ngựa Đức Bảo (một nhà quàn ở Sài Gòi trước năm 1975) nên ai nói gì cũng tin. Họ tin những người “đồng chí đầu nguồn” của họ nói khoác và yên chí rằng mình cũng thuộc hạng người “thượng, thông thiên văn, hạ, đạt địa lý, trung, quán nhân sự”. Nhưng thật ra, bọn họ chẳng biết gì nhiều hoặc biết một cách trật lất rằng: “Trăng Trung Quốc tròn và sáng hơn trăng Mỹ Quốc; đồng hồ Liên Xô chạy đúng giờ hơn đồng hồ Thụy Sĩ”. Bọn họ còn “dám biết” Newton là một nhà bác học lừng danh của Liên-Xô vĩ đại. Bọn họ khoe rằng miền Bắc “rừng vàng, bể bạc, đất phì nhiêu” với mỏ vàng, mỏ bạc, mỏ than đá v.v…Thân nhân di cư vào Nam năm 1955 cho biết miền Nam không có nhiều mỏ, ngoài quặng bauxite và mỏ than Nông Sơn, chỉ có mỏ hàn, mỏ lết và mỏ neo, họ lại cao giọng: “Miền Bắc thiếu cha gì mỏ hàn, mỏ leo và mỏ nết; nhà nước ta đã và đang khai thác các mỏ hàn, mỏ leo và mỏ nết để xuất khẩu sang các nước xã hội chủ nghĩa anh em”. Thật đáng thương hại hơn là bị khinh miệt.

HỒ CHÍ MINH NÓI KHOÁC
HCM là tổ sư nói khoác để tự đưa mình lên “đỉnh cao trí tuệ”. Trong truyện “Những Mẫu Chuyện Về Đời Hoạt Động Của Hồ Chủ Tich”, lấy bút danh Trần Dân Tiên, ông ta viết về mình:
Người là một lãnh tụ vĩ đại của dân tộc với đầy đủ những đức tính cao đẹp và những khả năng tuyệt vời về mọi lãnh vực chính trị, văn hóa, kinh tế, quân sự, một con người thao lược, lại phúc hậu, nhân đạo, xứng đáng là biểu tượng và là đấng cha già của dân tộc”.
Đó là khoác của Trần Dân Tiên, còn đây là nhận xét của người đã bỏ đảng:
“Tôi không tin ở bác. Hình như bác có cáí gì hơi bí ẩn, dấu diếm. Vẻ mặt bác gian ác, con người bác có nhiều thủ đoạn. Tôi lạnh toát mồ hôi. Tôi lại sợ bác biết được ý nghĩ của tôi lúc này, chắc gia đình tôi sẽ bị tru di tam tộc” (HHQ, sđd, tr.130) và “Cái lăng nằm trơ trọi ở Ba Đình trong đó chỉ có một xác xanh xao tái nhợt mà có đến hàng ngàn, hàng vạn con người cung phụng ở đó. Hàng đống vàng để viết một câu rỗng tuếch, vô nghĩa, “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Người ta còn mỉa mai lập lại: ‘Không có, không bao giờ có độc lập tự do’. Thực tế của Miền Nam đã làm tôi bừng tỉnh. Sự kính yêu đối với bác đã phai mờ dần trong tôi. Lần này dù là lần chót tôi quyết định sẽ không thèm viếng bác nữa” (HHQ, sđd, tr.292).
Vài sự kiện về cái “phúc hậu, nhân đạo” của HCM:

1. Với ý kiến của tên cố vấn Lã Quý Ba, HCM đã chấp thuận cho xử bắn bà Cát Thành Long (CTL) Nguyễn Thị Năm tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên để khởi động “chiến dịch cải cách ruộng đất”, một chiến dịch đã thảm sát không dưới 500 ngàn người, kể cả trên 3 ngàn nông dân bị sát hại ở Quỳnh Lưu năm 1956. Bà CTL là một địa chủ đã từng nuôi dưỡng, giúp đở tiền bạc cho những tên CS khi bọn này còn hoạt động trong bóng tối: Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Đặng Xuân Khu, Võ Nguyên Giáp v.v…

2. “Bác căn dặn: mỗi lần các chú giết được Tây hoặc Việt gian thì phải viết giấy cài lên áo công bố tội trạng của chúng. Nếu muốn xác chìm xuống thì các chú phải mổ bụng và bổ đôi cái bao tử thì cái xác mới chìm xuống được” (HHQ, sđd, tr.108).

3. HCM đã từng tuyên bố: “Dẫu phải đốt sạch cả dẫy Trường Sơn hay phải đánh Mỹ đến người Việt Nam cuối cùng ta cũng phải làm.” Đúng là lão già diệt chủng chớ không thể là “cha già của dân tộc”! Và đây là lời của một tên VM nói với Thủ Tướng Trần Trọng Kim sau khi Cụ thành lập chính phủ hồi tháng tư năm 1945:

“Chúng tôi chắc thế nào cũng thành công. Nếu có hại cũng không cần, có hại rồi mới có lợi. Dù người trong nước, mười phần chết mất chín, chúng tôi sẽ lập một xã hội mới với một thành phần còn lại, còn hơn với chín phần kia” (Lệ Thần Trần Trọng Kim, Một Cơn Gió Bụi, tr. 87). Hắn bác bỏ ý định hòa hợp hòa giải của Cụ.

CÁN BỘ CỘNG SẢN NÓI KHOÁC
Trong bài ca “Vỡ Đất”, Hoàng Trung Thông Viện trưởng Viện Văn học Hà Nội viết “Bàn tay làm nên tất cả. Với sức người sỏi đá cũng thành cơm”. Một câu nói khoác chỉ nhằm mị laođộng và phủ nhận các yếu tố khác trong việc sản xuất: tư bản (vốn), kiến thức, sáng kiến, kỷ thuật, nghệ thuật, vật liệu, đất đai v.v… Muốn có cơm, phải có gạo, muốn có gạo, phải có lúa, muốn có lúa phải cày sâu cuốc bẩm. Có lúa rồi còn phải xay. Xay xong, phải quạt trấu lấy gạo lức. Giã gạo lức để có gạo trắng và cám. Phải có cái rây để lấy gạo bỏ vào nồi, lấy cám nuôi heo. Sau nầy có “nhà máy chà gạo”, không phải qua những giai đoạn vừa kể. Như vậy, từ luống cày đến chén cơm trên bàn ăn, bao nhiêu dụng cụ đã được xử dụng? Các dụng cụ ấy phải do trí tuệ của con người nghĩ ra và kỷ thuật để tạo ra chúng. Thế thì làm sao “bàn tay làm nên tất cả”?

Đúng là tay này được nhào nặn bởi học thuyết “Lao Động Định Giá” (Valeur-Travail) của Karl Marx: Một vật sở dĩ có giá trị là do sức lao động tạo ra, giá trị của vật tỷ lệ thuận với sức lao động tạo ra nó. Stanley Jevons (1835-1882), một nhà kinh tế học người Anh, đã lấy thí dụ sau đây để bác thuyết Lao Động Định Giá: Hai người cùng lặn xuống biển, trồi lên cùng một lúc; một người cầm trong tay một hòn ngọc trai, một người cầm một cục đá. Nói như Marx thì cục đá có cùng một giá trị với hòn ngọc trai!

Vì cho rằng lao động là nguồn cội của giá trị nên về sau, trong “thuyết đấu tranh giai cấp” (théorie de la lutte des classes), Marx đã xem lợi nhuận của tư bản là kết quả của sự bốc lột sức lao động của vô sản. Cũng nên thêm là Marx cũng nói đến “yếu tố hữu dụng” trong giá trị (Nothing can have value without being an object of utility). Nhưng thử hỏi: không khí có hữu dụng không? Dĩ nhiên là có! Có ai đi “buôn không khí không”? Dĩ nhiên là không! Thật ra, một vật có giá trị vì nó hữu dụng và khan hiếm chớ không đơn thuần vì sức lao động tạo ra nó.

NÓI LÁO ĐỂ TỰ ĐỀ CAO
1. “Anh thư Nguyễn Thị Châu”

2. Trong một bài nói chuyện tại buổi lễ kỷ niệm 35 năm ngày thành lập “Đoàn Thanh Niên Lao Động Việt Nam”, HCM đã đề cao sự hy sinh của một thanh nữ trong cuộc chiến: “Cháu Nguyễn Thị Châu, suốt 300 ngày liên tiếp bị địch dùng cực hình tra tấn. Nhưng cháu ấy kiên quyết không khuất phục kẻ thù, một dạ trung thành với đảng”.
Bị địch dùng cực hình tra tấn liên tiếp 300 ngày mà vẫn có thể sống để trung thành với “đảng”?. Có lẽ “Cháu Châu” của “bác” là Chung Vô Diệm tái thế hoặc Tiểu Long Nữ hay Hoàng Dung của Kim Dung!

2. “Anh thư Nguyễn Thị Chiên”
“Cô đã diệt, làm bị thương và bắt 15 địch. Tháng 4, năm 1951, khi đưa cán bộ về hoạt động tại xã, cô bị địch bắt, dụ dỗ, tra tấn suốt 3 tháng rưỡi vẫn kiên trung bất khuất. Tháng 10/1951, trong trận phục kích đánh địch trên đường 39, cô bắn bị thương 1 tên địch, bắt sống 6 tên địch, thu 4 súng. Tháng 12/1951, khi địch lùng sục vào làng, cô chỉ huy du kích bất ngờ xông ra bắt sống 4 địch có một tên trung úy.”

Diệt, làm bị thương bao nhiêu địch? Bị tra tấn suốt 3 tháng rưởi, tức trên 100 ngày, mà vẫn còn có thể sống để “kiên trung bất khuất” và còn có thể vượt ngục (?) để 18 tháng sau bắn một tên địch bị thương, bắt sống 6 tên khác và tịch thu 4 súng. Bảy tên lính mà chỉ có 4 cây súng; có lẽ 3 tên kia cầm súng cao su để bắn chim! Hai tháng sau lại xuất trận, bắt sống 3 địch và 1 tên trung úy! Đúng là truyền nhân của Mai Siêu Phong!

3. “Anh hùng liệt sĩ Bù Văn Đàn”, 1930-1954
“Tình hình chiến đấu ngày càng ác liệt, đồng chí được lệnh ở lại đại đội chiến đấu. Khi quân địch phản kích đợt ba, địch điên cuồng mở đường tiến. Đại đội thương vong chỉ còn 17 người, bản thân Bù Văn Đàn cũng bị thương nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu. Một khẩu trung liên không bắn được do xạ thủ hy sinh, còn khẩu trung liên của Chu Văn Pù không bắn được vì chưa tìm được chỗ đặt súng. Không do dự, Bù Văn Đàn rời khỏi công sự, lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình nói như ra lệnh: "Kẻ thù trước mặt, đồng chí có thương tôi thì bắn chết chúng nó đi". Khẩu trung liên nhả đạn về phía quân địch, đẩy lùi đợt phản kích. Bù Văn Đàn mình đầy thương tích, đồng chí đã anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai”.

Đã bị thương mà còn có sức “lao đến cầm hai chân trung liên đặt lên vai mình”. Có lẽ tên văn nô này chưa từng nhìn thấy một khẩu trung liên. Thấy “anh hùng tính” của tên Bù chưa lộ một cách rõ ràng, hắn bèn thêm: “mình đầy thương tích, anh dũng hy sinh, hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai”. Nói dóc “không đạt yêu cầu” vì chưa đọc bí kip nói dóc của đám “cộng sản đầu nguồn”. Nhưng biết đâu hai tên VM này đã học được bí kíp đầy pháp thuật của Tề Thiên Đại Thánh, bây giờ đem ra xử dụng: tàng hình nên lính Pháp không nhìn thấy, lính Pháp bắn bừa thì đạn không nổ, công lực tăng thêm gấp bội nên đã chết rồi mà hai tay còn ghì chặt chân súng trên vai, tương tự Từ Hải trong Truyện Kiều, chết rồi mà còn đứng sừng sững giữa ba quân!

4. “Anh hùng chèn pháo Tô Vĩnh Diện”
“Qua 5 đêm kéo pháo ra đến dốc Chuối, đường hẹp và cong rất nguy hiểm. Tô Vĩnh Diện cùng đồng đội Ty xung phong lái pháo. Nửa chừng dây tời bị đứt, pháo lao nhanh xuống dốc, anh vẫn bình tĩnh giữ càng, lái cho pháo thẳng đường. Nhưng một trong bốn dây kéo pháo lại bị đứt, pháo càng lao nhanh, anh Ty bị hất xuống suối. Trong hoàn cảnh hiểm nghèo đó, Tô Vĩnh Diện hô đồng đội: “Thà hy sinh, quyết bảo vệ pháo” và anh buông tay lái xông lên phía trước, lấy thân mình chèn vào bánh pháo, nhờ đó đơn vị kịp ghìm giữ pháo dừng lại”.
Pháo đang lao nhanh xuống dốc, làm sao hắn từ tay lái xông lên cho kịp để đưa thân vào bánh pháo? Thân hắn to cở nào mà có thể chận đứng pháo? “Pháo càng lao nhanh”, nếu kịp đưa thân vào bánh pháo, bánh pháo nó đè dẹp như bánh tráng chớ ở đó mà “ghìm giữ pháo dừng lại”!

5 “Anh hùng Nguyễn Văn Trổi”
Sự kiện Nguyễn Văn Trổi hô to "Hồ Chí Minh muôn năm" là điều mà Tố Hữu, trước khi chết, đã thú nhận rằng chuyện đó do hắn phịa ra trong một bài thơ ca ngợi Nguyễn Văn Trổi chứ không có thật! Ngược lại, theo luật sư được chỉ định biện hộ cho Trổi lúc bấy giờ là Luật Sư Nguyễn Văn Chức thì Trổi khóc than với ông: “Chúng nó hại em rồi luật sư ơi. Xin luật sư vui lòng nhắn vợ con em vào Saigon, đứng ở ngoài nớ nữa”.
Nguyễn Văn Trổi làm nghề thợ điện ở Quảng Nam, bản tính hiền hòa, không tham gia bất cứ một tổ chức nào. Tin anh ta bị bắt vì tội đặt bom định sát hại Bộ Trưởng Quốc Phòng McNamara làm cả nhà kinh ngạc, không ai tin là có thật. Thật ra, chính VC cưởng ép Trổi nhận công tác mà chúng thừa biết không thành công, cốt gây tiếng vang mà thôi. Sau khi anh ta chết, gia đình vẫn sống bình thường, không có một sự đe dọa nào từ phía chánh quyền VNCH. Nhưng họ lại rất sợ VC. Sau đó chúng ra lịnh người nhà đưa vợ anh ta là Phan thị Quyên đến một địa điểm nơi biên giới Miên Việt. Tại đây người nhà được cho trở về với lời đe dọa không được tiết lộ. Chị Quyên bị chúng dẩn đi và bặt tin từ đó. Mãi đến 30-4-75, chị mới trở về, người nhà mới biết VC đưa chị băng rừng lội suối ra Bắc. Họ đưa chị đi khắp nơi tuyên truyền cho người anh hùng "chống Mỹ cứu nước" mà nhân chứng bất đắc dĩ chính là người vợ của anh ta.

KHOÁC LÁO LINH TINH
1. Địa Đạo Củ Chi, Vách Thép Thành Đồng?
“Địa đạo Củ Chi là một hệ thống phòng thủ trong lòng đất ở huyện Củ Chi cách Thành phố Hồ Chí Minh 70 km về hướng tây-bắc. Hệ thống này được Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam đào trong thời kỳ Chiến tranh Đông Dương và Chiến tranh Việt Nam. Hệ thống địa đạo bao gồm bệnh xá, nhiều phòng ở, nhà bếp, kho chứa, phòng làm việc, hệ thống đường ngầm dưới lòng đất. Hệ thống địa đạo dài khoảng 200 km và có các hệ thống thông hơi vào các vị trí các bụi cây. Địa đạo Củ Chi được xây dựng trên vùng đất được mệnh danh là "đất thép", nằm ở điểm cuối Đường mòn Hồ Chí Minh. Trong Chiến dịch Mậu Thân 1968, Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam đã sử dụng hệ thống địa đạo này để tấn công Sài Gòn. Ngày nay, địa đạo Củ Chi còn khoảng 120 km được bảo vệ và đã trở thành một điểm du lịch hấp dẫn cho du khách đến thăm thành phố Hồ Chí Minh. Du khách, đặc biệt là cựu chiến binh, thường chọn điểm thăm quan này khi đến thăm thành phố Hồ Chí Minh. Du khách được trải nghiệm cuộc sống dưới địa đạo như những cư dân thực thụ trước đây (được thăm quan, ăn uống những món ăn của cư dân địa đạo trước đây)”. Wikipedia.

Láo: Thời kỳ chiến tranh Đông Dương, trước năm 1954, làm gì có cái công cụ “Mặt Trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam” của CSHN đặt tại Miền Nam để mà đào địa đạo! Thời đó, chỉ có bọn CS chuyên đào hố để chôn sống lương dân vô tội!
VC cần sửa lại để thêm: sân cù, sân tennis, hồ tắm để các đại đồng chí vi hành vào Nam giải trí cho “thư giản” và tránh B52! Có lẽ Wikipedia quên là trong hệ thống địa đạo có một trường đại học chuyên dạy môn Lâm Luật. Huyền thoại “Đất Thép Thành Đồng” được người dân Củ Chi gọi mỉa là “Vách Đất Thành Bùn”.
Sau đây xin tóm lược vài đoạn trong bài viết ngày 02/21/2005 của một chiến hữu thuộc Trung Đoàn 43 Biệt Lập tăng phái hành quân cho tỉnh Hậu Nghĩa:

Chiến dịch Rom-Plow ủi sập cái gọi là “địa đạo Củ Chi” được trang bị 12 xe ủi đất loại lớn nhứt, được Tướng Frederick C. Weyand, cố vấn trưởng Quân Đoàn 3 biệt phái cho Tiểu khu Hậu Nghĩa. Xe ủi đất được bọc bằng luới chống B40 và bao cát. Đoàn xe cơ giới, trong lúc khai quang, được một thiết đoàn gồm M48 và M113 của Hoa Kỳ bảo vệ. Chiến dịch đã hoàn thành nhanh chóng công tác sau 15 ngày làm việc. Địa đạo Củ Chi đã biến thành một vùng đất rộng, thoáng quang, hầm sập người cũng biến mất. Hết Hố Bò tới Bời Lời, sau đó là đường Trảng Mít, Dầu Tiếng cuối cùng tới các căn cứ lõm của du kích ấp xã trong các quận Củ Chi, Trảng Bàng, Đức Hòa, Đức Huệ. Tình hình an ninh được vãn hồi. Huyền thoại “địa đạo Củ Chi” chỉ còn trong sách giáo khoa và tài liệu tuyên truyền của VC mà thôi!
Tóm lại, địa đạo Củ Chi, Hố Bò, Bời Lời đã bị đoàn cơ giới Hoa kỳ sang thành bình địa; hầu hết cán bộ cán binh trốn sang đất Miên. Sau ngày 30-04-1975, VC ngụy tạo “địa đạo Củ Chi” để trình diễn. Vậy mà vẫn có người tin sự khoác lác, gian dối, bịa đặt của những con người chuyên hành nghề nói láo!

2. Cuộc đờì tình ái của “cha già dân tộc”.
Việc trai lấy vợ, gái có chồng là việc bình thuờng không có gì phải che đậy, ngoại trừ trường hợp lấy “vợ hờ” có con rồi giết “vợ hờ”, bỏ con hoang. Thế mà guồng máy tuyên truyền của “đảng” đã không ngừng bịa và bịp, nhứt định “không cho Bác” có vợ hoặc có người tình: “Bác dâng hiến cả cuộc đời cho tổ quốc” hoặc “Vì lo việc quốc gia đại sự nên Bác không lấy vợ”. Thế thì cuộc đời tình ái của “Bác” là một con số “0” to tướng? Nói khác đi, khi chết, “Bác” vẫn chưa mất cái “đáng giá ngàn vàng”?

Nếu thật như thế thì việc Dũng Lò Vôi đem “Bác” vào thờ ở xó nào đó thì cũng có thể châm chế phần nào. Tiếc thay, CS nói vậy nhưng sự thật không phải vậy!

GS Nguyễn Thế Anh, cựu Viện Trưởng Viện Đại Học Huế cho biết: “Năm 1923, chắc ông biết thế nào là thất tình, khi một cô gái Pháp tên Bourbon cự tuyệt tình yêu mới chớm trong lòng ông (Hành trình chính trị của HCM (1/10 bài viết trong Hồ Chí Minh - Sự thật về Thân thế và Sự nghiệp, Nhà sách và xuất bản NAM Á,

3. Hồ Chí Minh khóc và xin đồng bào tha lỗi sau cuộc cải cách ruộng đất?
Chiến dịch cải cách ruộng đất đẫm máu (1953-1956) đã thảm sát không dưới 500 ngàn người. Sau đó, những ngòi bút ở Hà Nội viết láo:“Bác Hồ” đã khóc khi đọc quyết định sửa sai và xin đồng bào tha lỗi.
Không làm gì có cái gọi là “quyết định sửa sai” để mà đọc sau khi việc sửa sai đã chấm dứt. Một cuộc tàn sát tập thể vì vâng lịnh Staline và Mao Trạch Đông không phải là một cái lỗi để mà xin “tha lỗi”. Đó là tội diệt chủng. Có tội phải đền tội và HCM đã đền tội. Cái chết của ông ta có nhiều nghi vấn (phải chăng bị cặp bài trùng Lê Duẫn, Lê Đức Thọ “mời đi chỗ khác chơi” để cướp chính quyền như ông ta đã từng cướp chính
quyền từ Chính Phủ Trần Trọng Kim năm 1945?); ông ta có nhiều ngày sanh do ông ta chọn, ngày tử của ông ta là ngày 02-09-1969, nhưng cặp bài trùng Duẩn-Thọ nhứt định buộc ông ta chết ngày 03-09-1969, ông ta không thể “hiển thánh hồi dương” để cải chánh. Người có phúc, sau khi qua đời thì mồ yên mả đẹp, mả ông ta có đẹp hay không, người viết không biết, nhưng chắc chắn mồ không yên vì cái lồng kiếng nhốt ông ta trong đó cứ bị kéo lên kéo xuống cho dân chúng xem. Cái xác ông ta cứ bị khiêng tới khiêng lui, khi sang Nga, lúc sang Tàu để các “đồng chí sửa sang sắc đẹp”. Ông ta bị người đời nguyền rủa đến thiên thu.

Xin trở lại vấn đề: HCM có khóc và xin đồng bào tha lỗi không?
Đoạn vỉết sau đây của ông Nguyễn Minh Cần, cựu Phó Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân Hà Nội, sẽ trả lời câu hỏi nêu trên.
TRÍCH: “Ngày 29-10-1956 có mít tinh lớn tại Nhà Hát Nhân Dân Hà Nội, Ủy viên Bộ Chính Trị, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Chủ Tịch Hồ Chí Minh và Trung Ương Đảng Lao Động Việt Nam chính thức công nhận những sai lầm nghiêm trọng trong Cải Cách Ruộng Đất. Nhân đây xin nói rõ: Một vài người viết không đúng là cuộc mít tinh tổ chức tại sân vận động Hàng Đẫy và ông Hồ đã đến dự và khóc trước dân chúng. Hà Nội được giao cho việc tổ chức mít tinh nên tôi biết rõ. Hồi đó, chúng tôi được giải thích: “Bác đến không tiện”, nhưng chúng tôi đều hiểu là ông Hồ muốn đưa ông Giáp ra chịu trận thay mình, nên không hề có việc ông Hồ khóc trước dân chúng..…Giết oan hàng trăm ngàn người, đầy ải hàng triệu người, làm cho đạo lý suy đồi luân thường đảo ngược. Tại cuộc mít tinh tối 29/10/1956, ông Võ Nguyên Giáp chỉ cho biết con số 12 nghìn cán bộ và đảng viên đã được trả tự do mà thôi! Con số đó đúng hay không, ai mà biết được! Tóm lại, những con số về người bị thiệt mạng trong Cải Cách Ruộng Đất vẫn chưa xác định được. Dù thế nào chăng nữa, với những con số ước tính đã cho thấy đây là một tội ác tày trời. Tội ác này chính là tội ác chống nhân loại”.(NgM Cần, Xin Đừng Quên Bài Học Cải Cách Ruộng Đất Nửa Thế Kỷ Trước)

KẾT LUẬN
Quân Nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa, ngoài những kỷ năng chiến đấu, những kiến thức về chiến thuật chiến lược thụ đắc tại các quân trường, còn mang nặng trọng trách Bảo Quốc An Dân và thấm nhuần lượng bao dung, đức nhân ái, lòng từ tâm do gia đình, nhà trường và các tôn giáo truyền dạy. Trước cán binh CS được trang bị lòng thù hận và tính hiếu sát, người lính Quốc Gia vẫn lấy lượng bao dung, đức nhơn ái, lòng từ tâm để đối xử với họ khi họ bị bắt. Dưới đây, xin tóm lược một số đoạn trong bài “Câu Chuyện Hi Hữu” của chiến hữu MX Mai Văn Tấn và bài “Một Câu Chuyện Hoàn Toàn Có Thật” của chiến hữu Phạm Tín An Ninh thuộc Trung Đoàn 44, Sư Đoàn 23 để lột trần bản chất gian dối, đốn mạt, đê tiện, vô liêm sỉ của bọn bồi bút, văn nô CS trong việc ngụy tạo các “Lá Thư từ Tuyến Đầu Tổ Quốc” của chúng.

Câu chuyện của MX Mai Văn Tấn (ĐS SÓNG THẦN 2008)
Cán binh phục viên kể chuyện cho MX Mai Văn Tấn nghe bên bờ suối Trại 2, liên trại 2, Hoàng Liên Sơn, gần Bản Mường Côi, Nghĩa Lộ:
Năm 73, sau ngày ngưng chiến, một buổi sáng nhiều sương mù, tôi đi dọc bờ bể để tìm cua, ốc tại thôn Gia Đẳng. Vì không kiểm soát được nên tôi lọt qua phòng tuyến của các anh và bị các anh bắt. Tôi rất lo ngại là sẽ bị các anh đánh đập, nhưng ngoài sức tưởng tượng của tôi, các anh đã đưa thuốc cho tôi hút và tử tế đưa tôi về BCH của các anh. Tôi được một anh lính thủy đánh bộ mang quân hàm thượng úy hay đại úy gì đó tôi không biết chắc chắn lắm dẫn tôi ra Huế để ăn uống và xem chiếu bóng bằng xe ô-tô con. Thú thật anh trong lòng tôi vô cùng cảm xúc cách đối xử tử tế của các anh. Nhưng tôi không thể ở lại với các anh mặc dù tôi rất muốn, vì các anh cũng biết tôi còn gia đình hiện đang sống bên kia và sẽ bị trù dập nếu tôi là hàng binh. Sau một ngày đi chơi thoải mái, tôi được các anh trả về đơn vị tôi. Từ đơn vị các anh, tôi chạy về đơn vị tôi, thú thật tôi không ngờ các anh không bắn theo mà thực sự có ý định thả tôi. Tôi về phải làm tờ kiểm điểm và phải nói lên sự đối xử tàn ác của các anh. Thú thật, lương tâm tôi rất xấu hổ, nhưng không viết như vậy không được!

Xin tóm tắt đoạn chiến hữu MX Mai Văn Tấn xác nhận lời kể của Trung Khều, tên của cán binh phục viên:
Năm 73, sau ngày ngưng bắn, đơn vị của Thiếu Tá Trần Quang Duật, Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 1 TQLC bắt được một cán binh CS đi lạc vào tuyến phòng thủ của tiểu đoàn ở thôn Gia Đẳng (xã Triệu Lăng, quận Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị). Đại Tá Ngô Văn Định, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 258, đã xin lệnh cấp trên để đưa anh ta ra thị xã Huế rong chơi. Đó là lần đầu tiên trong đời anh ta được ăn phở, được uống cà phê, được hút thuốc lá và được đi xem chiếu bóng. Sau đó, MX Mai Văn Tấn đưa anh ta ra quán chè ở Cồn Hến để anh ta giải lao và nhìn đồng bào nhộn nhịp qua lại. Chắc hẳn anh ta nghĩ rằng trong đời anh ta sẽ không bao giờ còn có dịp sống lại những giờ phút êm đềm, thoải mái, vui tươi vừa trải qua. Trên đường trở về thôn Gia Đẳng, anh ta tâm sự: Các anh tử tế quá, ăn uống rất ngon và thành phố tấp nập, tôi thích lắm. Trong thâm tâm, tôi muốn ở lại với các anh để được mặc quân phục tác chiến màu sóng biến. Nhưng tôi không làm thế được vì tôi còn gia đình đang sống bên kia. Nếu tôi ở lại, gia đình tôi sẽ bị cắt hộ khẩu và bị bao vây kinh tế cho đến chết.

Câu chuyện của chiến hữu Phạm Tín An Ninh (Na Uy):
“Khi mới đến Hoàng Liên Sơn, tôi được đưa đến trại Hang Dơi, nằm sâu trong núi. Sau đó tôi được chuyển về trại 6 Nghĩa Lộ. Ngày nhập trại, sau khi “biên chế” xong, cán bộ giáo dục trại đưa 50 thằng chúng tôi vào một cái láng lợp bằng nứa, nền đất, ngồi chờ “đồng chí cán bộ quản giáo” đến tiếp nhận. Vài phút sau, một sĩ quan mang quân hàm thượng úy đi vào láng. Điều trước tiên chúng tôi nhìn thấy là anh ta chỉ còn một cánh tay. Một nửa cánh tay kia chỉ là tay áo bằng kaki Nam Định, buông thỏng xuống và phất phơ qua lại theo nhịp đi của anh. Không khí trở nên ngột ngạt. Không nói ra, nhưng có lẽ trong đám chúng tôi ai cũng có cùng một ý nghĩ: Đây mới đích thực là nợ máu, biết trả như thế nào cho đủ? Nhưng bất ngờ, người cán bộ quản giáo đến trước chúng tôi, miệng nở nụ cười. Bằng một giọng đặt sệt Nghệ Tỉnh, anh giới thiệu tên mình là Nguyễn văn Thà, rồi "báo cáo" một số nội quy của trại. Anh ta đưa cho anh đội trưởng một tập vở học trò, phát cho anh em mỗi người một tờ giấy để làm bản "lý lịch trích ngang". Tôi đang ngồi viết bản kê khai lý lịch, bỗng nghe anh quản giáo hỏi:
“Trong này có ai thuộc Sư Đoàn 23 không?”
Tôi im lặng giây lát rồi lên tiếng: “Thưa cán bộ, có tôi ạ”
- Anh ở trung đoàn mấy?
- Trung Đoàn 44
- Vậy anh có tham dự trận đánh Trung Nghĩa ở Kontum đầu mùa Hè 1972 không?
- Vâng, có ạ.
Anh quản giáo đưa cánh tay bị mất một nửa, chỉ còn cái tay áo đong đưa:
- Tôi bị mất cánh tay này trong trận đó.
Nhìn qua anh em, thấy tất cả mọi con mắt đều dồn về phía tôi. Để lấy lại bình tĩnh, tôi làm ra vẻ chủ động:
- Lúc đó cán bộ ở đơn vị nào?
- Tôi ở Trung Đoàn Xe Tăng thuộc Sư 320
Anh quản giáo rảo mắt nhìn quanh rồi hạ giọng:
- Trận ấy đơn vị tôi thua nặng, cả một tiểu đoàn tăng của tôi chỉ còn có 2 chiếc. Chiếc T54 của tôi bị bắn cháy. Tôi thoát được ra ngoài, nhưng bị các anh bắt.
- Sau đó cán bộ được trao trả? Tôi hỏi.
- Tôi bị thương nặng lắm, do chính đạn trong xe tôi phát nổ. Tôi được các anh đưa về Quân Y Viện Pleiku chửa trị. Nhờ vậy mà tôi còn sống và được trao trả tù binh đợt cuối năm 1973, sau khi có Hiệp Định Ba Lê.

Vào một dịp Tết, cầm giấy nghỉ phép trong tay, nhưng anh ta không về nhà, mà ở lại với anh em. Số tiền lương vừa lãnh được, anh mua mấy bánh thuốc lào, vài ký kẹo lạc, biếu anh em ăn tết. Lần ấy, anh tâm sự thật nhiều với anh em:

Lần bị thương năm 1972 ở Kontum, tôi nghĩ là tôi đã chết. Vết thương quá nặng, lại phải nằm trong rừng rậm một mình, không có thức ăn, nước uống. Trong lúc tuyệt vọng nhất, tôi bất ngờ được một đơn vị của Sư 23 các anh phát giác. Các anh băng bó vết thương, cho tôi ăn uống, tận tình săn sóc tôi như một người đồng ngũ. Các anh luân phiên khiêng tôi ra khỏi khu rừng rậm, gọi máy bay tản thương đến đưa tôi về bệnh viện. Trời tối, máy bay chưa xuống được, đảo mấy vòng, thì vị trí bị lộ. Các anh bị pháo kích, may mà không có ai bị thương. Các anh lại phải vội vàng di chuyển đi nơi khác. Cả khu rừng chỉ có một khe đá là nơi trú ẩn an toàn, các anh lại dành cho tôi, rồi phân tán mỏng. Tôi được hai anh y tá săn sóc suốt cả đêm. Người chỉ huy hôm ấy là một anh rất trẻ, mang quân hàm trung úy, mấy lần ôn tồn hỏi thăm tôi và khuyên tôi cố gắng để được đưa về quân y viện chữa trị. Anh còn cho tôi nửa bao thuốc lá còn lại của anh, bảo tôi hút thuốc để quên bớt cơn đau của vết thương. Sáng sớm hôm sau, tôi được máy bay tản thương đưa tôi về quân y viện Pleiku. Ở đây, mặc dù tôi phải nằm riêng, nhưng được bác sĩ chăm sóc tận tình. Tất cả đã đối xử với tôi như người đồng đội. Có lần, một phái đoàn đến ủy lạo thương binh các anh, họ cũng đến thăm, cho tôi quà, và an ủi tôi thật chân tình. Vết thương vừa lành, thì tôi được lệnh trao trả tù binh. Khi chia tay, bệnh viện còn cho tôi nhiều thuốc men và một số đồ dùng. Lòng tôi tràn ngập cảm xúc. Tôi nghẹn ngào trước tình người, tình dân tộc mà các anh đã dành cho tôi”.

Hai câu chuyện kể trên cho thấy lòng nhân ái, nghĩa đồng bào của người lính Việt Nam Cộng Hòa. Hai vụ thảm sát tại Tân Lập cho thấy tính hiếu sát của CSVN không thay đổi trong suốt chiều dài của “lịch sử đảng”. Các vụ vô cớ bắt người và những vụ giết người trong các đồn công an cho thấy đồng bào “bị nhốt trong ngục tù xã hội chủ nghĩa” là những tù nhân trừ bị, những tử tội dự khuyết. Cách làm cho nạn nhơn đau đớn truớc khi chết là niềm hoan lạc của bọn CS vô thần. Bọn này quá tàn độc khi bổ sung quân số bằng những thiếu nhi dưới 15 tuổi, nhứt là sau Tết Mậu Thân (1968)

Cuối bài, xin được trích vài đoạn từ tác phẩm “Một Cơn Gió Bụi” của Cụ Lệ Thần Trần Trọng Kim. Mặc dù Cụ Lệ Thần viết tác phẩm này năm 1949, nhưng những gì Cụ viết đã nói lên bản chất không thay đổi của CSVN: Láo, khoác, bịp, bạo.

TRÍCH: “Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh, thấy luôn luôn nói nào là hạnh phúc, nào là tự do, bình đẳng, mà sự thật thì trái ngược tất cả. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa, cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ mà theo mình là được.Xem như lúc đầu Việt Minh tuyên truyền rầm rĩ:“Nước Việt Nam đã được các nước đồng minh cho hoàn toàn độc lập, và dân được tha hết các thứ thuế”. Thôi thì chỗ nhân gian nghe nói thế chạy ùa theo. Sau chẳng thấy độc lập đâu cả và dân lại phải đóng góp nặng hơn trước. Khi VM đã nắm quyền bính rồi, lại định các ngạch thuế, có người hỏi họ: “Sao trước các ông bảo tha hết các thứ thuế kia mà?” Họ trả lời: “Ấy, trước nói tha thuế, nhưng bây giờ chính phủ cần có thuế để làm mọi việc”. Nói thế thì uy tín của chính phủ để đâu? Cái thủ đoạn của VM là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để cho được việc trong một lúc. Ngay như họ đối với Việt Nam Quốc Dân Đảng, nay nói đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được, thì giết phá; đánh không được thì lại đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá. Dân tình thấy thế thật là ngao ngán, chán nản, nhưng chỉ ngấm ngầm trong bụng mà không dám nói ra. Nên dân gian thường có câu “nói như Vẹm”. Vẹm là do hai chữ Việt Minh viết tắt VM, đọc nhanh mà thành.”

NGƯNG TRÍCH. Cũng như các nhà độc tài tự cổ chí kim, HCM dùng bạo lực và khủng bố để làm cho quần chúng bị lão thống trị khíếp sợ. (Néron, 37-68, Hoàng đế La Mã: “Bạn hay thù, miễn họ biết sợ mình là đủ”. (Ami ou ennemi, il suffit qu’on me craigne). Machiavelle, 1469-1527, sử gia người Ý: “Được dân thương và sợ thì tốt, nếu không được thì phải làm cho họ khiếp sợ (Fear is always preferable to affection in
controlling them.) Nhưng khi sự sợ hãi chuyển vị từ giới bị trị sang lũ cầm quyền thì chế độ nhứt định phải sụp đổ.

Cách nay trên 60 năm, VMCS đã nói và làm như thế. Bây giờ CSVN cũng nói và làm như thế và mãi mãi sẽ nói và làm như thế cho đến khi nào chúng biết khiếp sợ Dân Tộc Việt Nam.

MX LÊ CÔNG TRUYỀN
KBC 3331.
 

 


MỤC LỤC

Lá thư Sóng Thần

ĐH TQLC tại Dallas

Sinh hoạt hội Houston

Sinh hoạt hội Iowa

Sinh hoạt hội Nam Cali

Sinh hoạt Úc Châu

Sinh hoạt hội Washington

40 năm - Một thời chinh chiến

471 của tôi, Đại đội C của tôi

Phương Nam : Ánh sao nơi cuối Trời

Chiến Đoàn A TQLC và trận Đức Cơ

Dây biểu chương

Bạn già

Danh sách cha con, anh em ruột cùng phục vụ trong binh chủng TQLCVN

Chiến thắng đầu Xuân

Chuyện lá cờ

Chuyện những người thích nổi

Đặc khu Rừng Sát… và những ngày sau cùng

ĐĐ4/TĐ2/TQLC Tiêu diệt CX thuộc TĐ Tăng 202

Đám cưới nhà binh

Dấu chân người lính Pháo Thủ MX

Định mệnh

Đón xuân này, nhớ xuân xưa

Dòng sông tuổi nhỏ

Hai lần khoác áo TQLC

Hành trình tìm tự do

Huyền thoại chiền sĩ Mũ Xanh

Ký ức người pháo thủ Lôi Hỏa

Lao tù và vượt ngục

Một thời để yêu, một thời để nhớ

Người lính Mũ Xanh và Bé dấu yêu Trưng Vương

Tháng Tư aa trường

Người linh tiền phong

Người bạn thủy chung

Nhật ký hành quân Trung Đội

Nhảy vào Triệu Phong

Trung Đội 2/TĐ7 & những ngày cuối cùng

471 của tôi, Đại đội Viễn Thám C của tôi

Pháo Đội A/TQLC Chiến Trận Hè 1972

Quận Trưởng Triệu Phong

Tàn bạo, lừa bịp , khoác lác là bản chất CSVN

Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh

Tiểu Đoàn 2 Pháo Binh

Tiểu Đoàn 2 và những biến cố chính trị

Thăm quê

Tiểu Đoàn 3, cuộc hành quân Toàn Thắng 1969

Trại Thanh Cầm và dòng sông  Mã

Trốn vượt biên

Trung Đội 2, Đại Đội 2, Tiểu Đoàn 7/TQLC

Trước Sau Như Một!

Vui buồn đời lính