Page 6 - TQLC Tango Nguyen Thanh Tri
P. 6

Cuối cùng Ông cũng đã điều động các đơn vị TQLC về căn cứ Sóng Thần, bảo toàn
               lực lượng chiến đấu. Trước lệnh đầu hàng của Tổng Thống Dương văn Minh, Ông đã tập
               họp các đơn vị để nói lời chia tay trong uất hận nghẹn ngào.
                       Đừng đem thành bại để luận anh hùng, Đại Tá Nguyễn thành Trí xứng đáng được
               đứng trong danh sách những cấp chỉ huy anh hùng vì nước quên tình nhà.
                       Thực ra chuyện “không bỏ thuộc cấp” như Tango là tư cách buộc phải có của các
               cấp chỉ huy, QL/VNCH (nói chung) có hằng ha sà, mà TQLC (nói riêng) lại là đại đa số
               nên gần như toàn bộ cấp chỉ huy đều ở lại cùng anh em và rồi vào tù CS là một chứng minh
               cụ thể, nhưng ít ai muốn kể lại những trường hợp “bình thường” đó.
                        Chuyện khôi hài và không bình thường là hằng năm cứ vào Tháng Tư, báo ngoài
               đường lại đăng những câu chuyện mà các tác giả tả lại việc tìm đường ra đi vào những
               ngày cuối Tháng Tư ở phi cảng, phi trường nào đó. Ông thì bám mỏ neo, ông trèo lên đuôi
               L.19, ông lon to chạy đến DAO được cu-xê (QC) mũi lõ vạch rào kẽm gai cho chui vào,
               còn ông nọ, lon nhỏ không được vào, đứng ngoài gào thét đ.m. mày “thằng kia”. Rồi khi
               các ông tới bến bờ tự do, được anh mắt xanh lột lon, lột quần áo, tước vũ khí, xịt DDT lên
               đầu! Các ông hãnh diện kể lại tỉ mỉ gọi là những chuyện chưa ai biết!!!
                       Báo Người Việt tại Little Saigon đã đăng ít nhất 3 loạt bài với nội dung như thế này,
               nhưng tôi thấy không cần viết tên họ là những ai. Biết làm gì những sự thật lên men đó!
               “Đẹp tốt khoe ra, xấu xa che lại”, hay ho gì mà viết ra ?
                       Chuyện nên biết và phải biết là:
                        Sáng 30/4/75, hơn 60 người lính sống sót của TĐ.82/BĐQ từ Long Bình được lệnh
               kéo về phòng thủ SG, vừa di chuyển vừa chiến đấu. Trưa 30/4 trên đoạn cuối QL1, một
               cuộc hỗn chiến loạn đả xà bần với VC và cuối cùng TĐ.82/BĐQ hết đạn hết người vừa khi
               Tổng Thống 3 ngày ban lệnh đầu hàng! (Vương Mộng Long, tập san BĐQ số 20).
                       Chuyện nên biết là:
                        13 giờ trưa 30/4, một toán TQLC vẫn còn tiếp tục chiến đấu trên xa lộ SG-BH tại
               ngã ba Giồng Ông Tố rồi số phận họ cùng biến mất trong xóm đạo Phú Hữu.
                       Trở lại câu chuyện Đại Bàng Tango Nguyễn Thành Trí:
                        Ngày 29/4/2007, người viết được nghe ông Quốc Việt, trưởng đài SBS radio (the
               many voices of one Australia) phỏng vấn Phó Đề đốc Thoại về “Can Trường Trong Chiến
               Bại”, trong đó ông Quốc-Việt có nhắc tới Tango nên tôi xin phỏng vấn lại ông Quốc Việt,
               một người từ nước Úc xa xôi.
                       - Chào ông Quốc Việt, xin hỏi ông quen biết Tango Trí trong trường hợp nào?
                       - Quốc Việt: Biết thì có chứ chưa được phép quen, nói chính xác thì tôi có dịp đến
               gần ông Tango hai lần, một lần “bị gần” và một lần “được gần”, hai lần cách nhau 30 năm.
                       - Ngôn ngữ nhà truyền thông có khác! Xin ông hé cho xem một tí hình ảnh cũ của
               ông và cho nghe một tí về cảm nghĩ của ông đối với Tango.
                       -Tôi tên thật là Trần Như Hùng thuộc TĐ8/TQLC Ó Biển. Chuyện tôi “bị gần”
               Tango là vào cuối năm 1973, Phu Nhơn, Ó Biển đầu đàn, cho lệnh tôi đem trung đội về
               bảo vệ Bộ Tư Lệnh ở Hương Điền (Huế) với lời hăm he:
                       -Bất cứ xẩy ra chuyện gì để mấy “Mặt Trời” cự nự là tao cắt cổ mày.
                       Cây muốn lặng mà gió chẳng ngừng, một ông ở phòng ANQĐ thấy mình rất oai,
               kiếm chuyện “vui chơi” với tôi nên ông bị sặc máu mũi còn tôi vào cũi QC202. Rồi tôi
   1   2   3   4   5   6   7   8   9   10