Trận-Chiến ĐỘNG CÙ-MÔNG
(Chiến-dịch HQ Lam-Sơn 810)

LTG: Tôi thay thế sự đàm thoại bằng mật mă ra bạch văn hầu đọc giả dễ hiểu thay v́ dùng mật mă khi dùng PRC25 để bảo mật về danh xưng của đơn vị, ám danh, cấp số (Tiểu Đoàn,Đại Đội,Trung Đội...) trong lúc hành quân.

Tầm-Dương Đoàn-văn-Tịnh

Miền Trung là nơi mà bề ngang là nơi hẹp nhất cuả tấm bản-đồ h́nh chữ S được mang tên là Bắc-Trung-Phần. Các nhà điạ-lư thường ví nơi đây là chiếc đ̣n gánh với hai bó luá ở hai đầu là hai miền Nam và Bắc. Địa-thế được thiên-nhiên phân-định rơ-ràng: Phiá Tây là dăy Trường-Sơn kéo dài từ Bắc suôi Nam, ngút-ngàn hun-hút ... Phiá Đông là biển Nam-Hải, bờ cát trắng như giải lụa, trải dài từ Vịnh Bắc-Việt tới nơi tận-cùng cuả đất nước là mũi Cà-Mau.

QL1 là con đường huyết-mạch độc-nhất xuyên qua làng mạc, quận-lỵ, thành-phố và tỉnh-thành. Ba vùng : Núi, đồng-bằng và bờ biển chạy song song với nhau như ba gạch đỏ trên nền vàng cuả lá Quốc-Kỳ, biểu-tượng thiêng-liêng của đất nước. Từ những năm 1971 trở về sau, chiến-trường bỗng trở nên vội vàng, sôi-động, chiến-sự ngày càng to lớn gấp bội phần. Hai Quân-Khu I và II chịu áp-lực nặng-nề nhất cuả địch.

Song song với cuộc hoà-đàm Paris, Bắc-Việt ào-ạt chuyển quân vào miền Nam qua ngả Trường-Sơn với hàng chục Sư-đoàn Bộ-binh và Thiết-giáp, đă tạo nên nhiều trận chiến khốc-liệt với cấp-bộ Trung-đoàn và Sư-Đoàn. Các đơn-vị trừ-bị Biệt-động-Quân, tổng trừ-bị như Nhẩy-Dù và TQLC đều đă vô cùng bận rộn. Sư-Đoàn Dù được xử-dụng tại mặt trận Tây-Nguyên (QD II), hoạt-động tại các vùng Kontum, Pleiku, Ban-mê-Thuột.

Sư-Đoàn TQLC được tăng-cường cho Quân-Đoàn I, hoạt-động tại Vùng I Chiến-thuật bao gồm các chiến-trường Gio-Linh, Đông-Hà, Quảng-Trị và vùng rừng núi phía Tây, Tây-Nam Huế. Trong thời-gian này, Lực-lượng tác-chiến chính của Sư-Đoàn TQLC gồm có 9 Tiểu-Đoàn tác-chiến, 3 BCH/Lữ-Đoàn, với 3 Tiểu-Đoàn Pháo-Binh, 3 Đại-Đội Viễn-Thám, một Tiểu-đoàn Công-Binh và một Đại-Đội Thuỷ-xa. Tất cả các Tiểu-đoàn tác-chiến được hoán-chuyển đặt dưới quyền chỉ-huy cuả 3 BCH/LĐ tùy theo nhu-cầu chiến-thuật và khu-vực trách-nhiệm của từng Lữ-đoàn.

Trong những tháng, năm dài kể từ 1971 trở về sau, tất cả các đơn-vị TQLC hầu như không có thời giờ trở về hậu-cứ ở miền Nam để dưỡng quân, huấn-luyện, tái trang-bị và bổ-sung quân-số như trước. Sau 3 tuần lễ vừa hành-quân lục-soát, vùa nghỉ ngơi ăn Tết trên các căn-cứ hoả-lực C1, C2 và A1, A2 tại vùng địa-đầu, giới-tuyến, vào ngày 6-5-1971, TĐ9/TQLC đă giă-từ miền Gio-Linh để trở về tuyến sau. Trên Quốc-Lộ 1 chạy theo chiều Bắc-Nam cuả đất nước, đoàn xe dừng lại tại cây số 14, nơi mang địa danh Phù-Ốc thuộc quận Phong-Điền, nơi mà làng mạc liên-tục nối nhau chạy dài giữa QL1 và vùng bờ biển Quảng-Trị .

Chúng tôi linh-cảm rằng có lẽ Tiểu-Đoàn tôi sẽ có được một vài ngày nghỉ ngơi, kiểm soát lại trang-bị và quân-số trước khi nhận được lệnh chuẩn-bị cho một cuộc hành-quân, một trận đánh lớn, hay một cuộc tiếp-viện cho một đơn-vị nào đó. Ngay khi đổ quân xuống làng Phù-Ốc, Tiểu-Đoàn tổ chức ngay việc pḥng-thủ như đă định sẵn. Đại-đội 3 và 4 trấn dọc theo bờ sông và phiá cánh đồng phiá Bắc. Đại-đội 1 và 2 phối-trí dọc theo QL1 và phiá Nam cuả vị trí. Các tiền-đồn cấp Tiểu-đội và trung-đội được tung sang bên kia sông. Đây là một gịng sông tương đối lớn, bờ sông trải dài một bă cát vàng óng, gịng nước trong xan, êm mát lững-lờ trôi như mái tóc thề buông dài bay bướm trên trên tấm lưng nhỏ nhắn, đẹp muôn thở cuả nàng kiều-nữ Cố-đô.

Dừng quân là đào hầm, đào hố, là bố-trí pḥng-thủ, là chuẩn-bị tác-chiến. Tất cả những công việc này đều được thực-hiện trước tiên giống như một thói quen cuả một đơn vị tác-chiến chúng tôi. Một khoảng thời gian sau đó, vào khoảng 12 giờ trưa, có lệnh mời các Đại-đội trưởng lên Bộ Chi-Huy Tiểu-Đoàn để họp và có lẽ để nhận lệnh HQ kế tiếp đây, tôi nghĩ vậy.

BCH/TĐ được đặt trên khoảng sân rộng răi lót gạch đỏ cuả một ngôi nhà dân, chung quanh có khu khu vườn trồng cây ăn trái, xanh tươi mát mẻ, với những hàng cau vươn thẳng lên cao, thẳng như những chiếc đũa cắm xuống đất. Có lẽ không muốn làm phiền chủ nhà, nên Tiểu-đoàn đă cho căng lên tấm lều dă-chiến lớn để làm việc. Trung-đội Truyền-tin cuả TĐ được thiết-trí quanh khu vườn cây ăn trái.

BCH/TD9 Đây là dịp gặp nhau đông đủ sau nhiều ngày Hàng-quân, mọi người trong chúng tôi đều bận-rộn trong trách vụ riêng biệt.

Thiếu-tá Nguyễn-Kim-Đễ, Tiểu-đoàn-Trưởng TĐ9/TQLC trong dáng mặt vui vẻ, thoải-mái, lần lượt chào hỏi và bắt tay từng Đại-dội Trưởng chúng tôi. Bên cạnh ông là Đại-Uư Phạm-Cang, Tiểu-đoàn Phó/TĐ 9 và Trung-Uư Hoàng-Đôn-Tuấn, Trưởng ban 3/Tiểu-Đoàn. Họ là những niên-trưởng khoá trên cùng xuất-thân từ Trường Vơ-Bị Quốc-Gia vói chúng tôi. Hai niên-trưởng Phạm-Cang và Hoàng-đôn-Tuấn luôn luôn với nụ cười thân-mến, tánh-t́nh dễ chịu như sự đối-xử cuả các anh thường ngày với các cấp trong đơn-vị.
Trung-úy Trần-công-Giáo, Đại-đội Trưởng ĐĐ1. Trung-uư Lê-Thắng, Đại-đội Trưởng ĐĐ2. Tôi, Trung-Úy Đoàn-văn-Tịnh, Đại-đội Trưởng ĐĐ3 và Trung-Uư Nguyễn-minh-Trí, ĐĐ4. Đại-úy Ngô-đ́nh-Lợi Đại-đội Trưởng ĐĐCH. Trung-úy Bác-sĩ Thái-minh-Trị, y-sĩ Trưởng cuả TĐ và sau cùng là Đại-úy Carlson, SQ cố-vấn cuả TĐ. Chúng tôi tay bắt mặt mừng, chuyện tṛ vui vẻ.

Những tháng ngày dài hành-quân, bận rộn với đơn-vị và chiến trận cùng những lần đụng-độ, có chiến-thắng hăng-say, có te-tua thê-thảm. Những chuyện vui buồn chết chóc đó trở thành chuyện b́nh-thường mỗi ngày cuả người lính chiến bao giờ cũng được cho nằm qua bên lề tay bằng những nỗi mừng vui khi họp mặt. Chính nhờ vậy mà đời sống cuả những người lính trận như chúng tôi giữ được tánh vui vẻ trẻ-trung trong dáng dấp vô cùng phong-trần, khắc-khổ .

Mọi người tự t́m chỗ ngồi cho ḿnh v́ đây là nơi HQ, không bàn ghế, tiện-nghi, hơn nữa như vậy th́ tự-nhiên, thoải mái hơn. Thiếu-tá Tiểu-đoàn Trưởng trong quần trận gom ống, và chiếc aó T-shirt mầu xanh lá cây vui vẻ cười nói với chúng tôi:

- Chúng ta có được vài ngày thoải mái, trước khi tiếp-tục HQ. Hôm nay có chút th́ giờ chuyện tṛ và mời các ông ăn trưa nghe!

Chúng tôi cảm thấy thoải-mái, gỡ nón sắt móc lên những thân cây gần đó, gài tấm bản-đồ HQ vào dây ba chạc, móc thuốc mời nhau và bắt đầu tṛ chuyện. Những câu chuyện xa gần nơi thành-thị, những chuyện về bạn bè, gia-đ́nh và hậu-cứ. Gần như là những nhu-cầu tinh-thần vô cùng cần-thiết cho những người lính sau tháng ngày vùi quên vào những chuyến hành-quân và chiến-trận. Chiến-trận th́ bao giờ cũng khốc-liệt, hiểm-nguy, nó là sự sinh-hoạt thường-xuyên và liên-tục của người lính trận. C̣n hôm nay là gặp nhau, là những mẩu chuyện cần-thiết, là Sàig̣n, là Vũng-Tầu là những thành-phố đang rộn-ràng ngày đêm cho những sinh-hoạt giải-trí náo-loạn, ồn ào. V́ nơi đó có người thân-thuộc, gia-đ́nh, bạn bè có đủ mọi sinh hoạt cần-thiết cho bất cứ một người quân nhân sau ngày tháng quân-hành xa vắng.

Giữa vùng hành-quân mà có một ngày đẹp trời, với nắng hồng mát mẻ như hôm nay th́ thực là tuyệt-diệu. Chúng tôi dự-trù ngày mai mời nhau đi ăn sáng để bơ nhớ những buổi sáng sớm ngồi trên nón sắt, hay vắt vẻo trên chiếc vơng mắc giữa hai thân cây rừng, tay nắm cái ca sắt với gói ḿ nấu vội, hay nửa bịch cơm sấy nhỏ với hộp thịt ba lát qua ngày tháng bận rộn quân-hành .

Nhưng hôm nay thực sớm, lệnh trên đă thay-đổi. Giữa giấc ngủ muộn màng cuả đêm qua, lệnh từ Tiểu-đoàn phát ra trên máy “Tất cả các Đại-đội 1, 2, 3, 4 và CH, chuẩn bị 1 ngày cơm vắt, xong-xuôi trước 7 giờ sáng và mời các Đại-đội trưởng lên họp”. Lệnh HQ, lệnh công-tác thường xuyên và bất chợt đến một cách vội vàng. Như một thói quen, nên chúng tôi cũng không lấy làm bất ngờ, ngạc-nhiên hay một cảm-giác hụt-hẫng nào hết.

Thiếu-tá Tiểu-đoàn trưởng, Đại-úy TĐP đang ngồi uống cà-phê đợi chúng tôi. Mỗi người rút một điếu từ bao thuốc lá nhăn-hiệu con mèo (Craven A) do ông Tiểu-đoàn trưởng mời. Nh́n ông gọn gàng trong bộ quân-phục với nét mặt thoải-mái, chúng tôi cảm thấy yên tâm. Ông bắt tay từng người và nói:

- Hôm nay Tiểu-đoàn sẽ di-chuyển đến khu-vực Bastone, Tây-Nam Huế. Đến đó sẽ có lệnh tiếp. Các ông hăy ghi vào bản-đồ lộ-tŕnh di-chuyển, những điểm kiểm-soát (check-points). Trên lộ-tŕnh di-chuyển phải kiểm-soát đơn-vị cẩn-thận, nhất là khi qua khu vực thành-phố có dân chúng.

Nh́n vào tấm bản-đồ căng trên giá bên cạnh bàn, nh́n điểm khởi-hành, lộ-tŕnh do niên-trưởng Hoàng-đôn-Tuấn (K19, trưởng ban 3/ TĐ) vẽ sẵn, chúng tôi chép vào bản-đồ của ḿnh. Đối với mọi người, có lẽ chẳng có một cảm-nghĩ nào khác hơn là phương-hướng và mục-tiêu hành-quân. Nhưng riêng tôi th́ lại vô cùng thú-vị, trong ḷng vui vẻ hứng-thú v́ từng đọan đường di-chuyển là quăng đường mà ngày xưa tuổi niên-thiếu, tôi và các bạn cùng lớp thường đi, nghịch ngợm đuổi nhau bằng xe đạp sau những buổi tan học; Có đôi lúc chúng tôi c̣n trốn học để rong chơi, ngoạn cảnh hay những buổi cắm trại của một thời làm Hướng-đạo-Sinh. Những kỷ-niệm cũ thực dễ thương, làm cho ḷng ḿnh nôn-nao xúc-động với những hồi-tưởng thân-ái cuả ngày xưa.

Từ Phù-Ốc, đoàn xe di-chuyển qua An-Ḥa, đến cầu Bạch-Hổ, quẹo trái về phiá thành-phố Huế. Bên trái là khu-vực kinh-thành Huế rộng lớn của triều Nguyễn cổ kính xa xưa. Bức tường cao chạy dài theo đại-lộ Nguyễn-Hoàng đă mờ rêu-phong. Nh́n từ xa, thành-lũy đă trở nên xám đen, lá cờ vàng ba sọc đỏ bay phất-phới trên cột cờ Ngọ-môn cao thực cao. Dọc theo bờ thành là hồ sen bao quanh, ngát thơm vào muà Hạ, mùa mà chúng tôi đang di-chuyển hành-quân. Bên phải đại-lộ là công-viên Phú-Văn-Lâu.
Thửng Bạc là gịng sông Hương nổi danh xinh đẹp, ḍng nước trong xanh từ thượng-nguồn đưa ghe thuyền ngược xuôi về biển cả. Hai bên đường hoa học tṛ nở rộ, mầu đỏ nhung mịn màng của những hàng cây phưọng-vĩ, một thời nào đó đă ấp ủ tâm-hồn và đời sống trong tuổi ấu-thơ, hay thời niên-thiếu của tuổi học tṛ. Hai người lính truyền-tin ngồi đằng sau chuyện tṛ với nhau, tấm-tắc:

- Trung-úy, Huế đẹp quá phải không?

- Phải, Huế đẹp lắm, nếu không bị tàn-phá trong chiến-tranh, nó đẹp lắm, thơ mộng lắm.

- Em nghe người ta nói về Huế, viết về Huế, hát cho Huế, nây giờ em mới nh́n thấy và mọi điều đều xinh-đẹp, như trên trang sách người ta viết.

Tôi vô cùng xúc-động, khi nghe người ta khen tặng quê-hương ḿnh. Tôi quay nh́n Hoàng, nh́n Hường, những người lính quê họ miền Nam, tận cùng ở miền Nam. Ôi thực đáng yêu và tội-nghiệp cho những người lính trẻ. Bởi khi các em nh́n và biết ra rằng quê-hương ḿnh là vô cùng xinh đẹp và đáng yêu là lúc mà tuổi trẻ đang bị tàn-phá tù tâm-hồn cho đến thân-xác. bởi những cuộc vui nơi thị-thành náo-loạn, vứt hết đầu óc vào những cuộc ăn chơi. Rồi ra chiến-trường súng đạn, chết chóc huỷ diệt. Đó, bối-cảnh của tuổi trẻ hôm nay.

Tôi thở dài:

- Khi nào, có một buổi nào đó rảnh-rỗi, tôi sẽ cho các em đi một ṿng thăm Huế, thăm đền-đài cung-điện, cổ thành xa xưa, thăm lăng-tẩm của vua chuá triều Nguyễn, thăm các trường học và những khu-vực mà cảnh-sắc lạ thường thơ-mộng.

- Dạ, hôm nào bọn em sẽ đi theo Trung-úy.

- Ừ.

Xe đạp, xe xích lô đạp, xe gắn máy, xe bus, xe hàng, học tṛ, công chức, thợ-thuyền, người buôn kẻ bán, tấp-nập. Họ ép vào hai bên đường, ngắm nh́n đoàn xe của Tiểu-đoàn di-chuyển. Một đơn-vị Thủy-Quân-Lục-Chiến cấp Tiểu-Đoàn, quân-số đông lắm. Vừa tác-chiến và hậu-trạm có đến cả ngàn người. Nên đoàn xe nối đuôi nhau thực dài. Hướng di-chuyển qua cầu sông Hương, ai cũng mơ ước, tuy rằng điều mơ-ước thực đơn-giản: “Ước chi đoàn xe chạy qua cầu Trường-Tiền” với vài, nối liền mười hai nhịp song song, màu trắng bạc - vắt ngang qua gịng sông - Dưới ánh nắng ban mai - Như một vệt sáng tuyệt-vời xinh đẹp.

Chiếc cầu cũ đó đẹp lắm, nhưng không thể chứa nổi cái đoàn xe to lớn nặng nề chiến-tranh này được, nên lộ-tŕnh phải qua cầu sông Hương, chiếc cầu mới được bắt ngang qua khúc sông trên chừng năm bẩy trăm mét. Cầu này cũng xinh đẹp do Công-Binh Việt-Nam phối-hợp với hăng RMK ( một công-ty của Mỹ) tạo-dựng. Qua cầu Sông Hương , chúng tôi rảnh-rỗi nh́n xuống cầu Trường-Tiền phía dưới, cùng hạ-nguồn của sông - Cái cồn Hến nổi lên giữa gịng sông, tách gịng nước làm hai và ghe thuyền xuôi-ngược, hiền-ḥa - và nh́n ngược lên phía thượng-nguồn núi non hùng-vĩ, cây cầu sắt Giả-Viên dài hun-hút như một đoàn xe lửa, mầu đen đang chạy qua con sông muôn đời. Xa xa là chùa Linh -Mụ, nóc tháp cao vút - Từ đó những hồi chuông vang vọng mỗi sớm, mỗi khuya, như như thể để xoa dịu niềm đau của quê-hương giữa thời chinh-chiến.

Đoàn xe tiếp tục qua khu-vực hữu-ngạn của thành-phố, con đường Lê-Lợi chắn ngang trước mặt, nối liền từ Đập-Đá qua bệnh-viện Huế, trường của bọn học tṛ con gái mang tên Đồng-Khánh, trường Quốc-Học của lũ con trai nghịch-ngợm, một thời vang bóng - và cuối cùng là nhà Ga - Con đường huyền-thoại, mỗi ngày đưa bọn học tṛ áo trắng quần xanh và đám con gái áo tím bay bay - Mái tóc dài thướt-tha che dấu dưới cái nón lá của Huế xưa. ... Nhiều lắm, nhiều lắm, để một ngày nào đó rảnh-rỗi, tôi sẽ viết về Huế như một câu chuyện kể cho các bạn nghe.

Chiếc xe dẫn đầu đổi hướng về phiá giốc Nam-Giao, con đường có cái giốc cao nhất Huế. Giốc Nam-Giao nh́n từ xa không bằng mà thẳng, đúng vậy. Con đường nhựa có nhiều chùa chiền này, nếu đứng từ trên giốc Nam-Giao nh́n xuống, thẳng như một sợi chỉ căng - Nhưng nó lại chạy qua nhiều con giốc cao lên xuống nhiều lần. Rồi ngang qua Đàn Nam-Giao, là nơi mà ngày xưa các vua triều Nguyễn đến đây hàng năm tế Đất, Trời. Nguyện cầu cho non sông xă-tắc và đời sống của con dân bằng yên, đất nước thái-b́nh, thịnh-trị. Di-tích ngày xưa c̣n nguyên vẹn, tuy có nhiều sứt mẻ, cũ kỹ. Nơi đây là ngă ba đường - Rẽ trái sẽ đến các chùa Thuyền-Tôn, Từ Hiếu, lăng Tự-Đức. C̣ rẽ phải ra phiá bờ sông th́ chúng ta sẽ liên-tục được nh́n ngám hầu hết các lăng tẩm của thời Nguyễn - Lăng Thiệu-Trị, Đồng-Khánh, Khải-Định, và bên kia bến đ̣ Ba Bến là lăng Minh-Mạng.

Giữa vùng núi non hùng-vĩ, cảnh-sắc mượt mà thoát-tục, và thượng nguồn sông Hương xinh đẹp, thơ-mộng, kết-hợp thành một vùng thiên-nhiên như gấm, như hoa - mà các thầy địa-lư Tầu ngày xưa gọi đây là vùng đất Kết. Nghĩa là kết nên Vương, nên Tướng - Cho nên hầu hết lăng-tẩm của vua chuá, quan-lại cùng mồ mả những người có uy-quyền, thế-lực đều được chôn cất nơi đây. Chúng ta không có được cái nh́n như các thầy Tầu về đất đai, khí thiêng sông núi - Nhưng rơ ràng nếu đứng trên đồi Vạn-Niên là một ngọn đồi cao bên bờ thượng nguồn sông Hương - để nh́n toàn-bộ khung cảnh, và nếu biết thêm địa-danh của các khu-vực cạnh đó của sông núi, nuớc non này th́ đúng là một kết-hợp nghệ-thuật vô cùng tuyệt-hảo.

Chua Thien MuBên kia sông tiếp nối từ Thiên-Mụ là Long-Hồ, Ngọc-Hồ, bên này là Lương-Biều, Nguyệt-Biều đến Tuần ( tên địa-phương ) Một vùng núi non như rồng bay phượng múa giữa đất trời bao-la. Nét mỹ-miều, hùng-tráng của thiên-nhiên khéo vẽ, làm cho tâm-hồn của con người bay cao, thực cao giữa hùng-khí của non sông như đang réo gọi ở một nơi xa xôi nào đó - Hay đôi lúc trầm lắng, xúc-động ngậm-ngùi về một thời xa xưa điêu-tàn. Mà tất cả: cái đẹp, cái hùng và nỗi mộng mơ đó tạo thành những âm vang sống dậy riêng trong từng cảm-xúc của mỗi người.

Đoàn xe nối đuôi nhau dừng lại dưới chân dẫy núi cao, sau khi vượt qua cầu Nam-Ḥa. Xa xa ngọn đồi cao lớn đă được ủi, được cày, màu dất đỏ, mang tên là căn cứ Bastogne. Đây là một căn-cứ yểm-trợ hoả-lực rất lớn và nổi danh của vùng Tây Nam Huế, thuộc quận Nam-Ḥa, tỉnh Thừa-Thiên.

Tiểu-đoàn rời xe và di-chuyển bố-trí tạm-thời, nhanh chóng trên mấy ngọn đồi dọc theo con sông lớn, sông Tuần. Chung quanh là những dẫy núi non liên-tục, cao nghều-nghệu của rừng núi Trường-Sơn. Tiểu-đoàn Phó Phạm-Cang, danh hiệu của anh là Cam-Ranh, điều-động các đại-đội vào từng vị-trí, dừng quân bố-trí, đặt các tiền-đồn xa và các trạm canh-gác của BCH/Tiểu-đoàn. Bên cạnh khu-vực bố-trí của Tiêu-đoàn là phi-trường trực-thăng dă-chiến, chạy dà́ dọc theo chân núi, thuận-lợi cho hành-quân trực-thăng vận, tiếp tế súng đạn, lương-thực cho các đơn-vị hành-quân trong vùng.

o0o

Ngày 9 tháng 5, 1971.

Hôm nay, Tiểu-đoàn gọi máy cho Đại-đội 3 thực sớm . Đại-đội Trưởng lên BCH/ Tiểu-đoàn gặp Thiếu-tá Tiểu-đoàn Trưởng mang theo bản-đồ hành-quân. Tôi thường thức giấc sớm, cho dù ngày đó có công tác hay rảnh-rỗi nghỉ ngơi để tập thể-dục, đó là công việc thường xuyên như một thói quen trong suốt đời sống của tôi. Quân-phục gọn gàng, dây ba chạc, súng ngắn, bản đồ hành-quân, với lấy cái nón sắt để trên thùng đầu đạn pháo-binh, dặn ḍ người lính truyền tin đại-đội, Hạ-sĩ Trần-văn-Ba:

- Gọi cho các Trung-đội trưởng chuẩn-bị lên Đại-đội họp khi có lệnh.

- Dạ, HS Ba đáp lời, anh c̣n nằm đu đưa trên cái vơng, nghe radio, c̣n ǵ nữa không Trung-uư?

- Chỉ vậy thôi.

BCH Tiểu-đoàn nằm trên quả đồi nhỏ, cạnh đường lộ có sẵn những công sự pḥng-thủ cũ của các đơn-vị hành-quân trước. Có sẵn vài cái hầm kiên-cố được xây bàng bao cát và những tấm vỉ sắt để chống pháo-kích dành cho BCH/Tiểu-đoàn. Chỗ họp được thiết kế trong một cái hầm lớn. Khi tôi lên tới nơi, Thiếu-tá Tiểu-đoàn Trưởng đă ngồi chờ - vẫn cái quần vệt sóng biển gom ống, đôi "bốt đờ sô" c̣n nhiều đất mới đỏ và chiếc áo T-shirt màu xanh cây lá. Ông vui vẻ đón tôi. Tôi chào tay, rồi bắt tay ông và nghiêm-chỉnh ngồi xuống chiếc ghế gỗ đóng bằng thùng đạn pháo-binh.

- Chuẩn-bị cho Đại-đội chưa Tân-An? (Danh-hiệu truyền-tin của tôi, ĐĐT/ Đại-đội 3)

- Thưa sẵn sàng nhưng chưa gỡ lều trại.

- OK.

Ông cẩn thận mở bao thuốc con mèo, loại thuốc tôi thấy ông thường hút, kéo một điếu, mời tôi. Đây như một thói quen của người Tiểu-đoàn-trưởng TĐ9/TQLC, bao giờ dáng dấp và động-tác cũng thận-trọng và lich-sự, dù đang lúc vui chơi, ngay cả trong bàn tiệc ở nhà hàng hay đôi lúc cùng vui vẻ ở vũ-trường, hoặc công tác họp hành.

Đối với tôi th́ bao giờ anh cũng có thái độ thân-thiện đặc-biệt. Không biết có đúng hay không? anh bao giờ cũng mến tôi kể từ ngày thành-lập Tiểu-đoàn. Ngày đầu tiên tôi về tŕnh-diện đơn-vị mới -Tiểu-đoàn 9/TQLC, đang thời-kỳ thành-lập ở hậu-cứ, nằm sau Trung-tâm huấn-luyện TQLC ở quận Dĩ-An. Tôi c̣n nhớ đó là ngày 23 tháng 4, 1970 - Hồi đó hậu-cứ tổng-cộng chừng vài mươi người. Tôi t́m đến người sĩ-quan trưởng ban 1 - Một Chuẩn-uư lớn tuổi tên Huy - buổi trưa, trời nắng chang chang, giữa một vùng đất không có một bóng cây cối - ông đưa tôi vào gặp đơn-vị trưởng - Tôi gơ cửa và có tiếng:

- Mời vào.

Tôi theo Trưởng ban 1 bước vào và đứng nghiêm chào tay đúng cơ-bản thao-diễn, xưng cấp-bậc danh tánh và số quân:

- Trung-Úy Đoàn-văn-Tịnh, số quân 65A/2021947 tŕnh-diện Thiếu-tá chờ lệnh.

Ông đứng lên và bắt tay tôi.

- Trung-Úy từ Tiểu-đoàn 5 về phải không?

- Vâng

- Tôi sẽ sắp xếp một công việc nào đó cho thích-hợp vói Trung-úy.

- Không, thưa Thiếu tá, tôi nhận công lệnh về Tiểu-đoàn mới với chức vụ Đại-đội trưởng.

Ông nh́n tôi - có lẽ thấy dáng dấp nhỏ cùng với giọng nói nho nhỏ thư-sinh của tôi, ông nghĩ có lẽ cho tôi giữ một nhiệm vụ nào đó th́ thích-hợp hơn là một Đại-đội trưởng tác-chiến. Nhưng khi thấy phản-ứng của tôi, th́ ông cười và bảo:

- Vâng, tôi biết, thử ông chút thôi.

Cũng cái quần mầu sóng biển gom ống, đôi “Bốt-đờ-sô” và chiếc áo T-shirt màu xanh lá rừng - Từ ngày đầu về đơn-vị mới tôi đă thấy trên người ông - Như một h́nh ảnh quen-thuộc trong suốt ngày tháng sau này trong đơn-vị. Trời nóng nực, hậu-cứ tạm thời của đơn-vị không có tiện-nghi, ông giải thích và xin lỗi:

- Tôi phải ăn mặc như thế này, Trung-Úy đừng để ư nghe.

- Vâng, không có chi Thiếu tá.

- Chuẩn-úy Huy, anh đưa Trung-Úy về dăy pḥng của sĩ-quan, tạm nghỉ ở đó.

Một thời gian ngắn, hơi khó chịu, nhưng khi gặp một vài người lính cũng về tŕnh-diện đơn-vị mới và người bạn cùng khoá - Trung-Uư Nguyễn-minh-Trí (K22 Đà-lạt) và người đàn anh Lê-Thắng (K21 Đà-Lạt). Nhưng có một điều là khi phân-chia công-tác, bao giờ ông cũng căn-cứ trên khả-năng của đại-đội, nên đại-đội của tôi nhận nhiệm-vụ nặng-nề hơn, gần như chưa bao giờ được về pḥng-thủ để bảo-vệ Tiểu-đoàn hay đóng chung với Tiểu-đoàn khi đưỡng-quân. Tôi và thuộc-cấp của tôi trong đại-đội cảm-nhận ra điều này và chính điều này làm tôi yên-tâm hơn trong sự liên-hệ giữa tôi và cấp trên: Dù rằng trong đời sống, Anh hầu như luôn luôn để tâm tới tôi.

- Ăn sáng với tôi nghe Tân-An!

- Vâng.

Người lính của ông bưng cho tôi tô ḿ gói nấu với thịt hộp, c̣n bốc khói, để nhẹ trên bàn.

- Mời Trung-uư ăn sáng

- Vâng, cám ơn.

Tiểu-đoàn-Trưởng cuời vỗ vai tôi:

- Cất bản đồ đi, vừa ăn sáng vừa nói chuyện.

Ông hỏi:

- Tân An nhớ hôm nay là ngày ǵ không?

Tôi ngạc nhiên, nh́n ông, một lúc suy-nghĩ, tôi lắc đầu:

- Ngày ǵ đâu Thiếu-tá?

- Ôi, chú nhớ dùm, chú là người Huế đấy nhé.

Tôi cố nhớ, song không thể nhớ ra được và ngạc nhiên lắc đầu, sao lại có Huế trong việc này!

- Thôi để anh nói nghe (Khi nói chuyện với tôi ông thường xưng như vậy) - Hôm nay là rằm tháng tư, ngày Phật-đản đó, nhớ chưa?

- Ồ, tôi cười và gật đầu.

Ôi đoảng thực, hành-quân, công tác, đơn-vị, thuộc cấp, chiến trận và tuổi trẻ làm cho tôi quên hẳn, có đôi lúc tôi không nhó là ḿnh đang sống nơi đâu. Mỗi người mỗi tâm tính riêng tư. Cái tâm-tính của tôi như rứa đó.

- Tân-An, Anh gọi chú lên đây, v́ chúng ta chỉ c̣n một ngày nghỉ hôm nay nữa thôi. Cho chú đi phép về thăm gia-đ́nh ở Huế và dự ngày Phật-đản, bằng ḷng không?

Tôi nhanh chóng nh́n người đơn-vị trưởng, từ dáng mặt phong-thái của anh, mọi người thường bảo anh là người khó tính, Reglo và mọi chuyện đều có planning, tính-toán... Đúng vậy thực, cái ǵ anh cũng thận-trọng, cái ǵ cũng dự-trù, suy-nghĩ kỹ-lưỡng. Song có một điều có thể chưa ai biết được tâm-trạng của anh trong anh như tôi.

Bởi bao năm tháng sống cùng đơn-vị, chúng tôi thường có dịp chung đụng, ngoài vấn-đề hành-quân, công tác, đi đâu, chơi đâu anh cũng rủ tôi cùng đi. Thậm chí khi có vợ con anh ra thăm ở vùng hành-quân, anh cũng mời tôi dùng cơm chung và chuyện tṛ. Tâm tính anh rất thân-thiện, nhiều t́nh cảm, nhưng rất dè dặt, dù có nói chơi cũng rất tế-nhị, không mất ḷng ai.

Nhưng rơ ràng, khi phải đối diện với cấp trên, hay những người mà anh cảm-nhận ra rằng không mấy tốt th́ cũng nhẹ-nhàng nhưng hết xẩy, hết xẩy thực đó, đúng như người ta nói: “Nghe anh nói, ngẫm lại đến 10 phút sau mới hiểu ra mà chua chát, xót xa” tôi đă chứng-kiến điều này thực nhiều lần. Trong những lúc đó tôi thấy anh cô-đơn, rơ ràng anh cô-đơn giữa bạn bè, cô-đơn giữa đơn vị ḿnh đang sống.

Tôi vui vẻ hứng-thú, OK ngay thôi, điều này tôi không thể từ chối được mô nghe và cười thoải-mái, mặc dù hiện nay gia-đ́nh tôi không c̣n ở Huế nữa. Tôi có một người em gái lấy chồng và ở lại đây (ở gần Đập Đá) khi toàn bộ gia-đ́nh tôi di-chuyển vào Nam 1970. Đây là quê-hương thân yêu của tôi, nơi chôn nhau cắt rốn, cả một thời thơ ấu cho đến ngày niên-thiếu, chồng chất vô vàn kỷ-niệm buồn vui với gia-đ́nh, với bè bạn.

- Ồ, mà Thiếu tá đi không?

- Rất tiếc, không thể cùng đi với Tân-An được v́ ngày này anh bận rộn lắm. Nhưng anh cũng có quà cho Tân-An đây.

Anh đứng lên, bước bên vách “bao cát” móc trong túi áo Jacket ra một phong b́ và đưa cho tôi.

- Tân-An về thăm gia-đ́nh, bạn bè vui vẻ, anh có tí tiền cho em tiêu pha và nấu c̣n thừa chút ít khi trở về nhớ ghé qua chỗ bán bánh khoái mua dùm cho anh bánh khoái và một thùng Bia hộp ở mé Thượng Tứ đó để mời các Đại-đội trưởng uống cho vui.

- Vâng nhớ rồi Thiếu tá.

Từ giă anh, tôi trở lại Đại-đội, dặn ḍ Trung-úy Hoà, Đại-đội phó coi việc nhà và lên đường.

Sau một ngày rong chơi trong mùa Phật-đản ở Huế đông vui, khi trở lại vùng hành-quân, trời đă về chiều muộn màng. Ở cuối chân trời c̣n c̣n chút nắng vàng sắp tắt. Tôi dừng xe bên cạnh BCH/Tiểu-đoàn, đi vào, tôi ngạc nhiên v́ bây giờ ở BCH đă có thực đông người: Anh Phạm-Cang, Tiểu-đoàn Phó, anh Tuấn, anh Thắng, Trí, Giáo và luôn cả mấy người Đại-đội Phó. Bên trong hầm thuyết tŕnh thấy hiện-diện cả Lữ-đoàn Trưởng LĐ 369, và mấy vị cố-vấn Mỹ, ai cũng trang phục đầy đủ.

Tôi vội hỏi anh Cang:

- Chi vậy niên-trưởng?

Anh cười, tay xoay xoay cái bản đồ:

- Sửa soạn Hành-quân đó Tân An.

Tôi nhớ sáng nay Thiếu tá Tiểu-đ̣an trưởng đă nói “chúng ta chỉ c̣n một ngày nghỉ hôm nay thôi”.

Trí, Thắng, Giáo vây quanh tôi hỏi:

- Đi chơi có vui không, có mua thùng bia về không Tân-An?

- Có, có đầy đủ hết. Nhưng sao có vẻ nghiêm-trọng quá vậy?

Trí kéo tôi ra ngoài, chỉ về phiá núi rừng Tây Nam:

- Đó, mày thấy không?

Tôi nh́n lên dẫy núi cao trước mặt, mịt mờ sương khói. Đă chiều rồi mà máy bay vẫn tiếp tục ném bom, trực thăng tiếp tục phóng hoả-tiễn trên những đỉnh núi cao. Chúng tôi nh́n vào những dẫy núi loang cháy, nhu những bức tường lửa. Tôi đo phương hướng và nh́n vào bản đồ, xác nhận điểm đứng, đúng đây rồi:

- Động Cù-Mông.

Trong bản đồ, Động Cù-Mông là một dẫy núi h́nh 3 nhánh. Đỉnh núi được những ṿng cao độ xác nhận rộng răi to lớn. Đỉnh núi cao hơn những dẫy núi chung quanh cả năm bẩy chục mét. Chung quanh động Cù-Mông là núi rừng chồng-chất, liên tục chạy dài hướng Bắc Nam, Đông Tây ngút ngàn không ngừng.

Tôi thầm nhủ: “Nếu đánh bom như vậy th́ làm sao Việt cộng sống nổi trên đó!”.

Sáng nay khi tôi về thành phố th́ kế-hoạch đánh bom vào nơi đó bắt đầu. Nhiều phi-vụ B52 rải thảm những trận mưa bom với nhiều loạt tiếng nổ kinh-thiên động địa hơn cả địa-chấn trong toàn bộ khu-vực Cù-Mông và chung quanh đó. Kế tiếp là những phi-tuần A37, F4 dội bom lửa, bom cắt cây (daisy cutters). Cuối cùng là những trực-thăng vơ trang Cobra phóng hỏa t́ễn vào vị-trí một cách chính xác qua sự hướng dẫn của những chiếc trực thăng quan sát nhỏ, h́nh cán gáo.

Chúng tôi trở vào pḥng Hành-quân, Trung tá Lữ-Đoàn Trưởng chỉ vào tấm bản đồ được ghép lớn trên tường hầm:

- Đây là đỉnh Cù-Mông. Hơn một tuần trước, 1 Đại đội Công-Binh Mỹ được 1 Tiểu-đ̣an BB của Trung-đ̣an 1 yểm-trợ để thiết-lập Cù-Mông thành một căn cứ hỏa-lực. Sau khi bị một Trung-đoàn địch tấn-công, tràn ngập vị-trí, họ đă phải rút lui, để lại nhiều xác bạn.

- Tiểu-đ̣an 9/TQLC sẽ được trực-thăng vận vào động Cù-Mông ngày mai, giải toả áp-lực địch, tái chiếm Cù-Mông. Nhiệm vụ kế tiếp là lục soát, đem toàn bộ xác đơn vị bạn ra.

- Ngoài Pháo binh yểm-trợ hoả lực, c̣n có không-quân Hoa-kỳ và Việt-Nam.

- Trực thăng vận và các phương tiện yểm trợ khác sẵn sàng và đầy đủ.

Bây giờ th́ chúng tôi đă hiểu ra nhiệm vụ của TĐ 9/TQLC và ước tính rằng có thể địch không c̣n tập trung đông-đảo ở khu-vực này nữa. Nhưng chắc chắn rằng những đơn vị nhỏ vẫn c̣n “Kiềng” tại nơi đây v́ chúng biết thế nào bên ta cũng trở lại để lấy xác.

Sau vài câu hỏi của Thiếu-tá Tiểu-đoàn-trưởng, Trung-tá Lữ-đoàn trưởng cùng các cố-vấn Mỹ của LĐ bắt tay chúng tôi ra về. Bây giờ là phần họp chính-thức của TĐ 9/TQLC.

Thiếu tá TĐT bắt tay tôi và cười hỏi:

- Tân-An đi chơi có vui không?

- Vui lắm, tiếc là không có các anh. Tôi có mua bánh khoái và thùng bia về đó.

Ông vui vẻ cám ơn và nói với mọi người:

- Bây giờ chúng ta họp trước, xong công việc sẽ uống bia tṛ chuyện.

Vào cuộc họp, sau khi chúng tôi đă vẽ và ghi chép vị-trí các mục tiêu, điểm đứng, trục tiến quân một cách cẩn-thận lên bản đồ của ḿnh và sẵn sàng nhận lệnh.

Ông Tiểu-Đoàn trưởng đứng lên:

- Các ông đă nghe Trung-tá Lữ-đoàn trưởng thuyết-tŕnh, Tiểu-đoàn 9 chúng ta có nhiệm vụ tái chiếm Động Cù-Mông, đem xác chết của Công-binh Mỹ và bạn ra cùng giải toả áp-lực địch cho Trung-đoàn 1/BB của Trung-tá Thọ, em ruột của Trung-tá Phúc TĐT/TĐ2/TQLC. Đại đội 2 của Thắng mấy hôm trước đây đóng chung với BCH/TĐ, đáng lẽ ngày mai sẽ nhẩy xuống động Cù-Mông trước tiên. Nhưng tôi nghĩ với t́nh h́nh hiện tại cần một đơn vị xoay trở nhanh nhẹn để cận chiến và xử-dụng lựu đạn, tôi nghĩ sẽ để cho Đại đội 3 hay Đại đội 4 th́ tốt hơn. C̣n Đại đội 1 và 2 tiếp-ứng. Cam-Ranh và các anh nghĩ thế nào?

Trung úy Giáo vừa mới giữ chức vụ Đại-đội trưởng, cần được hoà-hoăn. Tôi và Trí nh́n nhau, tuy không nói ra, nhưng chúng tôi cũng hiểu và dễ dàng chấp-nhận.

- Vâng Đại-đội tôi sẽ nhẩy vào đó trước, Thiếu tá yên tâm.

- Cám ơn, Cam-Ranh sẽ nhẩy với Đại-đội 3 xuống Động Cù-Mông, mục-tiêu A. Nếu được, Đại đội 4 sẽ nhẩy tiếp xuống đó, c̣n nếu trở-ngại v́ hỏa-lực địch quá mạnh th́ ĐĐ4 sẽ nhẩy xuống mục-tiêu C. Riêng BCH/TĐ và hai Đại đội 1 và 2 sẽ nhẩy xuống mục-tiêu B, cùng tiến quân tiếp-trợ Đại-đội 3. Xuống đó ráng bám lấy mục-tiêu, chúng ta sẽ được cận-yểm bằng trực-thăng vơ-trang. Tất cả mọi trang bị cần-thiết đă được thực hiện đầy đủ hôm nay rồi. Tân-An kiểm soát lại, nhất là phần lựu đạn. C̣n các Đại-đội khác có ư-kiến ǵ cho biết.

Các Đại-đội trưởng viết, vẽ, tính toán và ư-kiến với TĐT, TĐP và Trưởng ban 3 Hành-quân chừng nửa giờ. C̣n tôi biểu Hoà gọi Trung sĩ nhất thường vụ đại-đội lên nhận thêm lựu đạn và đạn M79 phóng lựu.

- Anh Cang, tôi cần thêm lựu đạn và M79.

- OK, có ngay.

Anh Cang ra lệnh cho Ban 4 Hành quân thi-hành nhiệm vụ.

o0o

8 Giờ sáng ngày 10 tháng 5, 1971.

Hai Đại đội 3 và 4 đă sẵn sàng, xếp hàng ngồi chờ trực-thăng tại băi bốc (chỉ cách BCH/TĐ chừng hơn 100 mét). Đây là một băi đáp được thiết lập bằng những tấm vỉ sắt trải dọc theo chân núi, tương đối an-toàn rộng răi. Thứ tự tại băi bốc quân: Trung đội 2, 1, BCH/ĐĐ, Trung-đội 4 và cuối cùng là Trung đội 3. Tiếp theo Đại đội 3 là Đại-đội 4 xếp hàng và sẵn sàng. Tôi gọi các Trung đội trưởng lại dặn ḍ trước khi lên trực thăng.

- Thiếu-uư Đặng-ngọc-Minh, Trung đội 2 nhẩy xuống động Cù-Mông trước nhất. Khi vừa chạm đất, cho tất cả anh em nhanh chóng tiến chiếm và tràn ra bên ngoài lập tuyến pḥng ngự về phiá Tây, Tây Nam. Trung uư Đại-đội phó nhẩy theo Trung đội 2 với một toán Công Binh Mỹ do Trung-úy Peter hướng-dẫn cùng phụ giúp gọi trực-thăng yểm-trợ khi cần.

- Trung-đội 1, Chuẩn-úy Sang hăy nhớ động Cù-Mông gồm 3 nhánh, Trung-đội anh đánh qua phiá Đông, càng xa càng tốt. Trung-uư Hoà nhớ đây là một vị trí đóng quân cũ, nên có nhiều hầm hố. Nên sơ khởi cố lập được pḥng tuyến để chiến-đấu. Anh cùng Peter chiếm một vị trí tốt để quan-sát, điều-động và gọi trực-thăng yểm-trợ.

- Trung đội 4 và Trung đội 3 cùng xuống với Đại-đội, bố-trí về phiá Bắc và Trung đội 3 về phía Nam.

- Nếu v́ lư do ǵ, chúng ta không xuống được Động Cù-Mông th́ chúng ta sẽ xuống mục-tiêu C cùng với Đại-đội 4 tiến chiếm mục tiêu.

- Ngồi trên máy bay, liên-lạc trực-tiếp vói Pilot hướng dẫn họ đổ vào mục-tiêu của chúng ta.

- Chúng tôi vui vẻ chia nhau mấy điếu thuốc, chuyện tṛ chờ trực-thăng.

Trên không-phận vùng hành-quân, các phi-vụ trực-thăng vơ-trang đang bay lượn và bắn phá bằng hỏa-tiễn và đại-liên. Nhưng dưới đất vẫn bắn lên xối xả, từng loạt đạn lửa bay bổng lên cao, chứng tỏ trên mục tiêu và chung quanh đang có sự hiện-diện của địch, rơ ràng là không an-toàn trên mục tiêu.

Bấy giờ là 8:45, giữa khoảng trời rực sáng ở phương Đông đă xuât-hiện những cánh chim sắt. Những chấm đen càng ngày càng rơ hơn, đoàn trực-thăng đang trên đường nhắm thẳng về phiá chúng tôi rồi dần dần nhanh chóng gọn gàng đáp trên mặt phi-trường dă-chiến và một toán Công-binh Mỹ gồm 4 người đă đến với chúng tôi và leo lên chiếc trực thăng thứ sáu có thầy tṛ của Hoà.

Tôi và anh Cang bắt tay nhau cười vui vẻ và chuẩn bị lên trực-thăng.

Trung-đội 2, đại-đội phó Hoà và toán CB Mỹ lên chiếc trực-thăng thứ sáu. Trung-đội 1 lên 5 chiếc kế tiếp và tôi lên chiếc thứ 13. Cam Ranh cùng trung-đội 4, trung-đội 3 lên những chiếc kế tiếp, tổng-cộng 24 chiếc. Những chiếc chong chóng quay mạnh hơn. Đoàn trực-thăng nhanh-nhẹn bốc cao khỏi mặt đất, sau vài cái chao đảo, đoàn chim sắt bốc nhanh và nhắm hướng mục-tiêu lao tới.

- Tân-An đây Cam-Ranh.

- Tân-An nghe thẩm-quyền.

- Tân-An thấy mục tiêu không?

- Dễ thấy lắm, đỉnh Cù-Mông tương-đối lớn, nếu không có ǵ trở ngại, chúng ta sẽ xuống đó từng hai chiếc một.

- Đúng rồi, cẩn-thận, chúng bắn lên đó.

Trong chiếc loa của máy truyền-tin, tôi nghe Cam-Ranh gọi Trùng-Dương (Đại-đội 4)

- Trùng-Dương chuẩn-bị, đoàn trực-thăng sẽ quay trở lại ngay.

- Đáp nhận Cam-Ranh.

Đoàn trực-thăng đầu đă vù vù lượn sát trên mục-tiêu. Đạn địch từ dưới đất tác-xạ liên tục lên máy bay. Những tiếng cọc cọc của trực thăng trúng đạn địch, đồng thời các xạ-thủ đại-liên từ trên trực-thăng rót xuống mục tiêu, tạo nên những đường rạch trên mặt đất như tia lửa.

- Tầm-Dương, Tầm-Dương (danh-hiệu của Tân-An) đây Đúc-Ḥa.

- Tầm-Dương nghe.

- Hoả lực của địch bắn lên quá chừng, nhưng chúng tôi vẫn cho nhào xuống, báo cáo Tầm-Dương.

- OK.

Các xạ-thủ đại-liên trên trực-thăng làm việc rất hiệu-quả với khỏang cách không xa và độ nghiêng thuận lợi của máy bay, những loạt đạn liên-tục cày vô số đường gạch trên mặt và cây cối trên đỉnh núi. Từ khoảng cách chừng 50 mét, tôi nh́n thấy sáu bẩy chiếc trực-thăng đă nhào xuống sát mặt đất. Đoàn Cọp-biển tiền-phong không hổ danh là những con Mănh-hổ, không cần đợi cho trực-thăng đáp hẳn xuống, đă nhẩy xuống mục-tiêu và nhanh chóng bung rộng ra tiến chiêm vào các dăy đá chồng-chất, những hầm hố và giao-thông hào xụp nát chung quanh. Tiếng súng nhỏ, đại-liên, phóng lựu M79 và lựu đạn đă ầm ĩ vun vút phóng về phiá trước, một bức màn hỏa-lực dầy đặc, áp-đảo địch quân. Khởi dầu cho cuộc tấn-công tái-chiếm động Cù-Mông của Tiểu-đoàn 9/TQLC, 7 chiếc trực-thăng đầu tiên đă đổ toàn bộ Trung-đội 2, Đại-đội Phó, toán Công-Binh Mỹ và hơn một Tiểu-đội của Chuẩn-úy Sang xuống mục-tiêu.

- Đức-Ḥa đây Tầm-Dương.

- Nghe thẩm-quyền.

- H́nh như Đức-Ḥa và toán CB nằm trong cái hố bom phải không?

- Đúng Năm, chúng bắn rát lắm nhưng thẩm-quyền yên-tâm.

Tôi chỉ xuống đỉnh Động và ra hiệu cho Pilot nhào xuống. Anh gật đầu, kéo cần lái. Nhưng khi khỏang cách c̣n chừng 20 mét, người Co Pilot đă bị một loạt đạn từ dưới đất bắn lên trúng vào vai và tay phải, người xạ-thủ đại-liên cũng bị trúng đạn ở vế và tay. ...Lạch cạch, lạch cạch, chiếc trực thăng bị trúng quá nhiều đạn, lao chao và gầm gừ giận dữ, ngóc đầu lên và phóng thẳng lên cao.

Trong trận chiến, sống chết với tôi chẳng có ǵ phải quá bận tâm, nhưng t́nh-h́nh trước mặt trong phút chốc sinh-tử đó, ḷng tôi bỗng đau đớn vô cùng, v́ đoàn quân ở dưới đất kia, kể từ giờ phút này không c̣n được Đại-đội điều-động và tiếp-trợ nữa. Họ sẽ phải tự chiến-đấu, và tự bảo-toàn sinh-mạng. C̣n tôi, tôi cũng không biết ra sao vào những giờ phút tới.

Sau một hồi lảo-đảo, chiếc trực thăng mang nặng thương-tích đă lấy lại được thăng-bằng, rời khỏi mục-tiêu với đoàn trực-thăng c̣n lại. Pilot ra dấu không thể đổ quân xuống được. Tôi gật đầu và chỉ vào chữ B trên bản-đồ. Anh hiểu và nhắm mục-tiêu B, dẫn theo đoàn trực-thăng c̣n lại, đổ quân xuống với Đại-đội 1.

- Tân-An đây Cam-Ranh.

- Tân-An nghe Cam-Ranh.

- Máy bay tôi trúng đạn rồi, nhiều lắm, không thể xuống được, có lẽ bay về Phú-Bài.

- Đáp nhận anh Hai. Tôi đă nhẩy xuống mục-tiêu B. Đức-Ḥa đây Tầm-Dương.

- Đức-Ḥa nghe thẩm-quyền.

- T́nh-h́nh thế nào?

- Thẩm-quyền yên tâm, tôi sẽ cho con cái tiến chiếm, nới rộng ṿng vây. Có mấy chiếc Logs yểm-trợ hữu-hiệu, chính xác, VC không ăn được đâu.

- Tôi đă xuống các anh gần cây số và sẽ tiến nhanh về phiá Đông và Đông Bắc của anh, hăy yên tâm.

- Đáp nhận thẩm-quyền.

Tôi kiểm-soát và chấn-chỉnh lại đội-h́nh, chuẩn-bị lên đường.

- Tân-An, Tân-An đây Cam-Ranh

- Nghe anh Hai.

- Tôi đă đổi Trực-thăng và trên đường tới với Tân-An tại Bravo.

- Đáp nhận anh Hai.

Chùng hai mươi phút sau, Cam-Ranh đă xuống mục-tiêu B. Chúng tôi thảo-luận chừng mười phút, chia phần c̣n lại của Đại-đội làm hai cánh. Trung đội 3 do Tiểu-đoàn Phó Cam-Ranh hướng-dẫn, Trung-đội 1 c̣n lại với trung-đội 4 do tôi chỉ-huy, song song tiến về mục-tiêu.

- Đalat đây Tân-An.

- Đalat nghe Tân-An.

- Tŕnh Đại-Bàng, Trung-đội 2 và nửa Trung đội 1 đă xuống mục-tiêu, có Đức-Ḥa và toán CB Mỹ, đang bung ra các hầm hố chung quanh, địch phản-công dữ-dội, cố đánh bật Trung-đội 2 ra khỏi đỉnh đồi.

- OK. Cho Đức-Ḥa vào tần-số này, tôi sẽ trực-tiếp điều-động và yểm-trợ để Tân-An có th́ giờ điều-động Đại-đội.

- Đáp nhận, cám ơn Đalat.

Thời giờ qua thật nhanh, mới đó mà đă ba giờ chiều. Trong giờ phút hiểm-nguy và cấp-bách này, tôi và Cam-Ranh đă t́m ra giải-pháp để làm thế nào có thể nhanh chóng tiến tới mục-tiêu: Bằng cách bỏ bớt những thứ không quá cần-thiết lại cho Đại-đội 1, để tiện leo trèo vựt núi v́ lộ-tŕnh di-chuyển quá khó khăn v́ vách đá và dây rừng chằng chịt. Hướng trước mặt, tiếng bom đạn ầm ĩ cùng tiếng cánh quạt cụa trực-thăng gào thét trên cao, ḷng chúng tôi nóng như lửa đỏ.

- Tân-An đây Cam-Ranh.

- Tân-An nghe anh Hai.

- Có trở-ngại không, cố-gắng nghe.

- Đáp-nhận.

- Tầm-Dương đây Đức-Hoà.

- T́nh-h́nh tốt hơn. Chúng ta vững vàng trên những vị-trí đă chiếm được.

- Tŕnh anh Tư là Trung-sĩ Bền cùng vài anh em đă Q6 (tử-trận)

- Sao vậy?

- Bền thúc Tiểu đội tấn-công về phiá Đông, nhưng khi di-chuyển tới gần giữa đỉnh, Bền trúng đạn ở đầu. Phần c̣n lại do Hạ-sĩ Tiểu-đội Phó tiếp-tục, không sao. Tôi đang cho Tiểu-đội 2 của Trung-đội 1 trám vào tuyến của Bền.

- Đáp nhận, cẩn-thận.

- Thẩm-quyền đừng lo, ở đây có Trung-úy Peter gọi Log và Cobra yểm trợ, đánh tan các đợt xung-phong của chúng. Những chiếc Logs vừa thả lựu đạn vừa bắn đại-liên chính-xác chừng năm, mười mét trước mặt con cái ḿnh thôi.

- Nói với Peter, tôi cám ơn. B́nh-tĩnh giữ pḥng tuyến, tôi và Cam-Ranh sẽ tới ngay.

Tôi báo cáo cho Cam-Ranh t́nh-trạng trên đỉnh đồi. Đường đi càng ngày càng cách-trở và nguy-hiểm, dễ té nhào xuống vực sâu, có chỗ phải bám sát vách đá leo qua, sơ hở là toi mạng. Đoàn quân càng ngày càng nhẹ nhàng hơn về trang-bị v́ các Tiểu-đội Trưởng đă cho bỏ bớt lại và gom vào các gộp đá, từng nơi một để leo trèo nhanh-nhẹn hơn trong giờ phút cấ-bách, nguy-hiểm này. Đường núi tuy khó khăn, nhưng hai cánh quân vẫn tiến theo đúng phương-hướng. Nh́n vào đồng hồ, bấy giờ là 6 giờ kém 10 phút. Rừng núi sớm về chiều, màn đêm sắp phủ xuống. Chúng tôi đă nh́n thấy những đốm lửa cháy nửa chừng trên thân cây. Khói lửa, khói súng khó thở và cả mùi thuốc của bom nổ, bom cháy và cuối cùng chúng tôi đă đến sườn núi cách mục-tiêu chừng hơn 100 mét. Trong bóng đêm, những đốm lửa chập chờn và lại mờ sau màn khói, tôi và anh Cang đă gặp nhau sau một gộp đá lớn.

- Cam-Ranh, ta tới nơi rồi.

- OK, cẩn-thận, hạn-chế tiếng động. Tân-An bên trái, tôi bên phải, ḅ lên và yểm-trợ cho nhau, liên-lạc với Hoà, chuyển hướng tác xạ, khi gần đến, cùng xung-phong đột-kích.

- Hiểu rồi Cam-Ranh.

Cam-Ranh quay lại bốc máy dặn ḍ Đại-đội 1 tiếp tục di-chuyển lên sẵn sàng tiếp-ứng.

- Đalat đây Cam-Ranh.

- Đalat nghe.

- Tôi và Tân-An đă tới gần mục-tiêu hướng Đông và Đông-Bắc, chuẩn-bị tấn-công. Trên đỉnh núi vẫn c̣n giao-tranh dữ-dội, nhưng Tân-An cho biết cánh quân nằm trên đỉnh vẫn được những chiếc Logs yểm-trợ và vẫn chống trả vững vàng.

- OK, Cam-Ranh và Tân-An cẩn-thận.

(Đây là lần đầu tiên trực-thăng “Cán gáo” thay nhau yểm-trợ trễ như vậy. Nhờ loại trực-thăng này mà con cái vững tâm trên pḥng tuyến.)

Anh nhẹ nhàng giao ống liên-hợp cho người truyền-tin và thở ra.

- Anh Cang, tôi nghĩ chúng ta cần tác-chiến bằng lựu-đạn, một ít súng thôi v́ ban đêm nguy-hiểm v́ không chính xác phương-hướng. Niên-trưởng yểm trợ bên phải dùm nghe.

- Tân-An yên tâm.

Dàn quân, soát xét lần nữa, dặn ḍ toán quân xung-kích. Như vậy là Cam-Ranh có 3 Tiểu-đội thuộc Trung đội 3, do Lam chỉ-huy và 1 Tiểu-đội vũ-khí nặng yểm-trợ tại chỗ, dùng hoả-lực không cho địch quân ngóc đầu lên phản-công. C̣n tôi và Trung-đội của Chuẩn-úy Sang, xung kích bên trái và Trung đội 4 của Chuẩn-úy Nam ḅ lên bên trái sườn núi, chận hướng rút lui của địch. Kế-hoạch xong xuôi, tôi vỗ nhẹ Cam-Ranh và gật đầu. Chúng tôi cố gắng ḅ lên đỉnh núi, những tảng đá lớn nhỏ chồng chất trước mặt làm việc tiến quân khó khăn hơn, nhưng cũng nhờ vậy mà có được sự che chở an-toàn.

- Tầm-Dương đây Nam-Giang.

- Nghe Nam-Giang.

- Tŕnh thẩm-quyền phiá tôi không c̣n đá lớn nữa, thế đất xuôi xuống, tôi đă trên đường đỉnh rồi.

- Đúng rồi, đó là đường đỉnh, trước mặt anh là vực thẳm, địch không thể nhào xuống đó, và sẽ tràn qua phía anh. Hăy cho con cái bố-trí chờ. Đừng gọi tôi nữa.

- Nhận anh Tư “Năm”

Chúng tôi đă lên đến gộp đá sau cùng, tôi đưa tay ra hiệu cho người lính bên cạnh dừng lại, và tất cả dừng lại chuẩn-bị phút đột-kích quyết-liệt. Trong khi đó cuộc giao tranh của Trung-đội 2 và địch quân vẫn c̣n tiếp-diễn. Sau khi đă cùng các Tiểu-đội phóng về trước hàng mấy chục quả lựu đạn, Tôi đứng thẳng người lên và la lớn “Xung-phong”, hàng loạt tiếng la xung-phong tiếp theo, cùng những tiếng nổ long trời của lựu đạn, vang động cả khu rừng. Tại mục-tiêu về phiá Tây, Tây-Bắc và Tây Nam, Hoà cho hoả-lực đổi hướng. Trong đêm tối, tiếng đạn bay, lựu đạn nổ và tiếng gào thét reo ḥ xung-phong của hai cánh quân Tân-An và Cam-Ranh vang dội. Trong phút chốc Động Cù-Mông được soi sáng như ban ngày bởi trái sáng Pháo-binh và máy bay.

Chúng tôi không c̣n cảm-giác sợ trúng đạn, gục ngă, mà tất cả chỉ c̣n một thứ cảm-giác nóng bỏng, to lớn nhất, mạnh-mẽ nhất bằng toàn-bộ ư-chí cùng sự can-đảm của con người là Chiến-đấu và chiến-thắng. Tiêu diệt địch quân, để giữ an-toàn cho sự sống c̣n của đồng-đội đang bị cầm vây trên đỉnh núi đầy máu lửa này. Không nương tay, không chùng bước, phải tiến lên và phải chiến thắng v́ sự sống c̣n của chúng ta.

Tiếng gào thét, tiếng súng đạn, lựu đạn, ông phóng lựu M79, tất cả đổ nhào về phiá trước. Chỉ trong ṿng 30 phút sau, hai cánh quân đă tràn lên và toả khắp trên những dăy hầm hố phía Đông và Đông Bắc của Đỉnh Cù-Mông với một kiểu xung-kích độc-đáo trong chiến-trận của TĐ 9/TQLC mang tên Mănh-Hổ. Cũng từ giây phút đó, những tiếng súng vang dội lại từ hướng Đông của đỉnh núi. Th́ ra đúng như dự-trù, thành-phần sống sót c̣n lại của địch “chém vè” về phiá Đông và Đông Nam đă bị toán quân phục-kích của Nam-Giang hốt trọn.

Sau gần một giờ giao-tranh, Đại-đội 3 /TĐ 9/TQLC đă làm chủ mục tiêu. Sự yên-lặng được trả lại cho núi rừng, ngoài những tiếng nổ lach tách của cây cối cháy dở.

- Nam-Giang đây Tầm-Dương.

- Nam-Giang nghe thẩm-quyền.

- Để lại một Tiểu-đội nằm tiền-đồn, và đem con cái vào pḥng thủ tuyến, bên phải là Sa-Giang, bên trái là Lam-Giang.

- Đáp nhận thẩm-quyền.

Cam-Ranh ngồi dựa cạnh tảng đá lớn, trong đêm tối, chỉ c̣n những đốm lửa trên cây, tôi mời anh điếu thuốc.

- Anh Hai, chúng ta chúc mừng nhau và anh Hai báo cáo về Dalat dùm tất cả mọi chuyện. Tôi sẽ cho đem tất cả anh em bị thương về đây săn sóc rồi qua nhánh phiá Tây gặp Hoà, gặp Minh và thăm mấy thằng em đă chết sáng nay. Khi bố-trí xong xuôi, tôi sẽ báo cáo anh Hai nghe.

- Tân-An yên-tâm.

Một khoảng cách không đầy trăm mét, nhưng vô vàn khiếp-đảm. Mùi hoá chất của những quả bom làm cho yết hầu sặc sụa, mắt mũi cay sè. Song không sao, tất cả sẽ dễ dàng qua thôi bởi v́ chúng ta vừa chiến-thắng địch quân. Xác chết lăn lóc ngập đầy trong đêm tối của hôm nay và những xác không c̣n nguyên vẹn của bạn và địch trong những hôm trước. Mùi hôi hám của tử-thi, quện với mùi khói lửa, tạo thành một thứ mùi tử khí đặc-biệt của trận chiến trên đỉnh Cù-Mông.

Tôi bắt tay người bạn Công-Binh Hoa-Kỳ. Trong đêm tối, anh ôm tôi và cảm ơn rối-rít. Tôi ôm lại và vỗ vào lưng anh:

- Oh No, Thank you. You and me and everyone make this victory.

Tôi ṿng tay, ôm Hoà, ôm Minh. Chúng tôi mừng rỡ sung-sướng như anh em ruột thịt đă t́m thấy nhau sau bao ngày lưu-lạc hiểm-nguy. Đời sống con người, rồi chiến-trường, rồi trận-địa hiểm-nguy, rồi niềm vui về gia-đ́nh thân-yêu, rồi bè bạn ... Tôi bước lại, cúi xuống, ôm lấy chiếc Poncho trong đó ủ bọc thân xác của người Trung-sĩ thuộc cấp, Nguyễn văn Bền, một con người hiền-lành dễ thương. Tôi cũng nắm những chiếc Poncho kế tiếp như để bắt tay từ giă:

- Các em yên tâm trong giấc ngủ dài, tôi sẽ chu-toàn phần xác c̣n lại của các em về với gia-đ́nh.

Sáng hôm sau, BCH/Tiểu-đoàn và các Đại-đội 4, 2 và 1 tiếp tục tiến quân về Cù-Mông để bố-trí và chu-toàn nhiệm vụ của Lữ-đoàn giao-phó. Trực-thăng đáp xuống, mang theo những chiếc túi đặc-biệt bằng nhựa (body bags) để đựng xác của những người lính Công-Binh Hoa-Kỳ. Mỗi Trung-đội trưởng tự đích thân vác những chiếc Poncho, trong đó gói thân xác thuộc cấp của ḿnh. C̣n tôi, ngồi xuống thấp để hai binh-sĩ đỡ chiếc Poncho gói Trung-sĩ Bền lên vai, người Hạ-sĩ quan đă cùng chúng tôi về thành-lập TĐ 9/TQLC từ ngày đầu.

Sau khi chiếc Poncho nằm vững trên vai, tôi bước từng bước về phiá băi đáp để nhờ trực-thăng chuyển anh cùng bạn hữu về với gia-đ́nh. Họ là những người con đă làm tṛn bổn-phận với quê-hương đất nước. Anh và đồng-đội cùng những người bạn Mỹ, chiến-đấu cho tự-do, đă gục ngă trên đỉnh núi này, mang địa danh chiến sử: Động Cù-Mông.

Tầm-Dương
(MD ngày 20-9-2002)

 


Hồi Kư

Tiến tŕnh thành lập và phát triển  BC TQLC
Chiến sử TQLC
Binh Chủng TQLC
Sơ lược về BC TQLC
Trung Tá Lê Quang Trọng - Chỉ Huy Trưởng TQLCVN đầu tiên
Đại Úy Bùi Phó Chí vị Tiểu Đoàn Trưởng TQLC đầu tiên
Trung Tá Lê Nhữ Hùng - người đă góp công nhiều cho sự hùng mạnh của Đoàn Quân Mũ Xanh
Tiến tŕnh thành lập Chiến Đoàn & Lữ Đoàn
Lữ Đoàn 258
Lữ Đoàn 369
Tiểu Đoàn 1 - Quái Điểu
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa
Tiểu Đoàn 2 - Trâu Điên
Tiểu Đoàn 3 - Sói Biển
Tiểu Đoàn 4 - Ḱnh Ngư
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng
Tiểu Đoàn 7 - Hùm Xám
Tiểu Đoàn 8 - Ó Biển
Tiểu Đoàn 9 - Mănh Hổ
Tiểu Đoàn Tổng Hành Dinh
Tiểu Đoàn Truyền Tin
Pháo Binh TQLC
Viết cho những người pháo thủ Mũ Xanh
Một đoạn đường trong cuộc đời Y Sĩ TQLC


1963 - 1967

Mật khu Đỗ Xá
Chiến dịch Sống T́nh Thương
Hành quân Hội Đồng Sẩm
Tiểu Đoàn 2 - Trận An Qúi
Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan
Tiểu Đoàn 3 - Trận Bàng Long, Cay Lậy
Tiểu Đoàn 4 - Trận B́nh Giả lúc khởi đầu
Tiểu Đoàn 4 - B́nh Giả ơi! C̣n nhớ măi
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức & Cái chết của vị TĐT
Chiến Đoàn A - Trận Phụng Dư
Chiến Đoàn A - Trận Đức Cơ
Chiến Đoàn B và TĐ-5 Dù Truy Kích CQ ở Ba Gia
Chiến Đoàn B - Cuộc hành quân đổ bộ Deckhouse V Sóng Thần


1968 - Mậu Thân

Tiểu Đoàn 6 - Trận Mậu Thân
TQLC Trong Tết Mậu Thân
Chiến Đoàn A - Trận Mậu Thân
H́nh Ảnh T/T Nguyễn Văn Thiệu thăm TĐ2/TQLC


1969 - 1970

Cuộc hành quân qua Cambodia
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cambodia
Tiểu Đoàn 7 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 8 - Trận Cam-Bốt
Lữ Đoàn B  - Vượt biên qua Kampuchia


1971 - Hạ Lào

Hành quân Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa sang Lào
Tiểu Đoàn 2 - Hành quan Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 3 PB - Căn cứ hỏa lực Hồng Hà
Tiểu Đoàn 4 - Đêm Hạ Lào sao dài quá!
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Ba Ḷng
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Động Cù Mông
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào


1972 - Mùa hè đỏ lửa

TQLC/VN và cuộc tấn công của csBV tại Vùng I
Tiểu Đoàn 3 - Tại Đông Hà
Tiểu Đoàn 3 PB - Tay đôi với tụi nó...
Tiểu Đoàn 4 - Mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 5 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng trong mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 6 - Xé xác tăng địch
Tiểu Đoàn 7 - Ngày đầu cuộc chiến
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Lữ Đoàn 258 - Chiến thắng Quảng Trị tháng 4, 1972
Công sản BV bị TQLC đánh bại tại Đông Hà
Hành lang máu
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến cầu Bến Đá
Tiểu Đoàn 9 - Rừng núi Barbara
Lữ Đoàn 369 - Trân sông Mỹ Chánh
Tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị ngày 19-6-1972
Tiểu Đoàn 1 - Thử lửa đầu tiên
Tiểu Đoàn 1 - Nhảy vào Triệu Phong
Tiểu Đoàn 1 - Đổ bộ trong ḷng địch
Tiểu Đoàn 1 PB - 20,000 đạn đại bác mỗi ngày
Tiểu Đoàn 2 - Cuộc chiến Cổ Thành Quảng Trị
Tiểu Đoàn 2 - Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Tr/Đ Tăng-Thiết Giáp 202
Tiểu Đoàn 2 - Tái chiếm Dinh Tỉnh Trưởng & Toà Hành Chánh Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 & 6 - Tiến về Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 - Dựng cờ
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long dậy sóng
Tiểu Đoàn 5 - Đánh trên đầu địch
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Pháo Binh TQLC và trận Quảng Trị
Cờ bay trên Cổ Thành Quảng Trị


1973 - 1974

Tiểu Đoàn 2 - Cửa Việt, một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi
Tiểu Đoàn 3 PB - Trước khi ngưng bắn
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cửa Việt
Lữ Đoàn 258 - Chiến tích sau cùng


1975

Hương lộ 555 lẻ loi
Tiểu Đoàn 7 và Lữ Đoàn 147
Lữ Đoàn 147 - Di tản chiến thuật
Tiểu Đoàn 4 - Trận đánh cuối cùng
Tiểu Đoàn 9 - Trận đánh cuối cùng
Băi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt
Vị TĐT cuối cùng của Tiều Đoàn 1 Quái Điểu


Y Sĩ TQLC: Những người không thích sống lâu