Page 43 - Dac San Song Than 2023
P. 43
TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIET NAM
TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM
- Trị-Thiên-Mùa Hè Đỏ Lửa và tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị (15-9-1972).
Trong cả ba biến cố lịch sử này, tôi đều có mặt tại Huế và Quảṇg Trị vớì tư cách là một
thường dân (truớc tháng 6/1966) và một quân nhân QLVNCH (từ đầu tháng 7/1966) nên đã
chứng kiến vô vàn thảm cảnh bi thương, thống thiết, khổ đau của người dân lành vô tội trên
vùng đất “cày lên sỏi đá, nắng lửa mưa dầu” của hai tỉnh Trị- Thiên, đồng thời cũng ghi nhận
môt cách trung thực sự hy sinh vô bờ bến của Quân-Dân-Cán -Chính mà đặc biệt đơn vị Mũ
Xanh, một Binh Chủng lừng danh, thiện chiến của QLVNCH. Chẳng phải chỉ riêng cá nhân tôi
mà bất cứ ai -cũng không lấy làm quá đáng khi nói rằng SĐ/TQLC là một trong những đại đơn
vị sừng sỏ nhất, lừng lẫy nhất của QLVNCH vì được tổ chức, huấn luyện và trang bị vô cùng
hiện đại - có lúc quân số lên đến 16.000 nguời (thời điểm nổ ra cuộc hành quân Campuchia) và
đầu năm 1975, sau khi Lữ Đoàn 468 được thành lập thì quân số của SĐ/TQLC lên dến 20.000
nguời.
Quân nhân TQLC các cấp- phần lớn đều đã chiến đấu dũng cảm, hào hùng và hứng chịu
tổn thất to lớn nhất so với các đơn vị bạn cùng tham dự cuộc hành quân lịch sử này: Chỉ trong
̣
81 ngày đêm tử chiến với địch để tái chiếm Cổ thành Quảng Trị ( từ 26/5/72 đến 15/9/72),
SĐ/TQLC đã có hơn 5,000 quân nhân thương vong (theo tài liệu của Tổng Hội TQLC) Một điều
đáng nói là hầu hết quân nhân TQLC đều là linh tình nguyện. Tôi được vài bạn tù TQLC kể cho
nghe rằng̀ có rất nhiêu sĩ quan Chuẩn úy, Thiếu uý vừa mãn khóa từ Trường BB Thủ Đức hay
Võ Bị đã tình nguyên xin “làm̀ lính” TQLC. Dù biết chắc là rồi đây sẽ phải dấn thân vào chỗ “dầu
sôi lửa bỏng, phải đứng trước đầu sóng ngọn gió”-nhưng họ vẫn hăng hƵ ái lên đường đáo
nhậm đơn vi.
Nhưng bi thương thay! họ đã hy sinh truớc khi gặp mặt đơn vi truởng của mình. Quân xa
đưa họ ra Quảng Trị đã bị hỏa tiễn của địch rót ngay vào bên trong thùng xe. Hầu hết các tân sĩ
quan trên xe bị tử thương. Đây không phải là những cái chết “lãng nhách “ mà trái lại vô cùng ý
nghĩa. Nó hun đúc và kích thích tinh thần hy sinh, quyết tử của TQLC để rồi đến ngày 15/9/72
thƱ ì quân ta đã có thể tuyên bố là hoàn toàn làm chủ Quảng Trị và hoàn tất sứ mạng lịch sử: Tái
chiếm Cổ Thành Đinh Công Tráng.
Hình ảnh TQLC Việt Nam thượng Quốc Kỳ trên kỳ đài Cổ Thành cũng uy nghi và hùng tráng
như hình ảnh TQLC Hoa Kỳ dựng cờ chiến thắng trên đỉnh núi Suribachi trong trận đánh Iwo
̀
Jima/Đệ II Thế chiến ngày 23 tháng 2 năm 194̀5.
Cũng chính nhờ sự chiến đấu dũng cảm, kiên cường, sự hy sinh to lớn của đại đơn vị Mũ
Xanh mà quân CSBV không thể phá vỡ phòng tuyến Mỹ Chánh để tiến chiếm thành phố Huế
cách đó chừng 50 km về phia Nam.
Một lần nữa –chính xác là lần thứ ba- máu của TQLC đã thấm vào lòng đất Huế để thành
phố này được sống bình an- như lời khẳng định của Mũ Xanh LQL.
Trong một bài viết của nhà văn/nhà báo Khôi An (tựa đề: Gặp gỡ chú Long Hồ), tác giả đã
bày tỏ quan điểm của mình:
- “Có những người quên rằng đường vào Cổ Thành Quảng Trị được lót bằng xác của các
chiến sĩ VNCH thuộc mọi binh chủng-đã lớn tiếng tranh cãi để dành công trạng mà không hiểu
rằng những điều đó chỉ gây buồn phiền cho lớp trẻ” .
Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm của Khôi An –Nhưng công bình mà nói thì sự hy sinh
và chiến tích của TQLC phải được xêp hàng đầu.
Từ sau Tết Mậu Thân, SĐ/TQLC hầu như thường xuyên “hứng mũi chịu sào”̣ - hiện diện
trên lãnh thổ hai tỉnh cực Bắc VNCH với biết bao cuộc hành quân diệt địch, biết bao lần vào
sinh ra tử nhằm bảo vệ an ninh cho đồng bào Trị -Thiên. Trong hơn bốn năm trời (từ 1968
cho đến 15/9/1972), quân nhân TQLC các cấp đã vì sự an nguy của đồng bào, đã vì danh dự
TRANG 31 ĐẶC SAN SÓNG THẦN 2023