Page 153 - Dac San Song Than 2023
P. 153
TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIET NAM
I phía Bắc sông Mỹ chánh.
Cánh B của Thiếu Tá Đỗ Trung Giao nối theo TĐ1/PB. Tôi ngồi chung xe với anh Hợp giữa
hai người mang máy, theo dõi từng check point và báo cáo lên Ban 3/Lữ Đoàn lộ trình di
chuyển. Mỗi check point là một địa điểm gợi nhớ, những dấu vết kỷ niệm.
Những anh chàng TQLC đều có máu giang hồ lãng tử nên mỗi lần được di chuyển đến địa
điểm mới hay chuyển vùng là thích thú lắm. Những người dân Phong Điền, Hương Thủy, dừng
tay bên bờ ruộng lúa, lặng nhìn đoàn xe đi qua mà lo âu. Những năm trước, từ Gio Linh cho đến
Đông Hà, Quảng Trị, người lính TQLC rút đi là họ rút theo, người lính TQLC tái chiếm đến đâu
thì họ theo về đến đó. Gần 5 năm đóng quân ở cái vùng đất loạn lạc này, lòng người lính cũng
mang nỗi niềm bùi ngùi, thương nhớ:
Thương chi cho uổng công tình. Bậu về trong nớ bỏ mình bơ vơ.
Nhưng dẫu sao vẫn còn nhiều nhớ thương ray rức trong lòng kẻ ở: Bơ vơ thì mặc bơ vơ
Bậu về trong nớ nhớ viết thơ cho mình.
Chiếc xe đầu đã đến ngã ba Kim Long, con đường dẫn lên chùa Thiên Mụ, Văn Thánh, những
hào nước sâu thả đầy sen bao quanh thành nội. Đoàn xe qua cầu mới Nguyễn Hoàng, cầu
Trường Tiền cách đó cũng không xa. Đoàn xe đi ngang qua trường Quốc Học, Đồng Khánh,
nhưng lần này không nhìn thấy bóng dáng cô nữ sinh Đồng Khánh để mà nói lời tạm biệt. Đi
qua đài phát thanh Huế với những ngày biến động năm 1963, ty bưu điện và nhà ga xe lửa Huế,
đoàn xe vẫn xuôi Nam, qua trung tâm huấn luyện Phú Lương, qua phi trường Phú Bài nhộn
nhịp những năm về trước, bây giờ cũng vắng vẻ đìu hiu. Đến trưa thì đoàn xe đã đến đèo
Phước Tường và đang lên đèo Bạch Mã. Vùng này có khí hậu rất tốt và phong cảnh rất hữu tình
nhưng bây giờ thì hoang vu thưa thớt, người dân đã bỏ đi để tránh bom đạn vì VC đã lập một
mật khu ở đây và chúng có một trung đoàn chủ lực miền lấy tên là Bạch Mã. Xe chạy qua những
bờ biển xanh, qua các làng ven biển như Lăng Cô, Truồi, đầm Cầu Hai, Phú Lộc.
Xe đã đi vào vùng đèo Hải Vân, đoạn đường đèo dài hơn mười cây số, phân chia hai
tỉnh Quảng Nam và Thừa Thiên. Tại đỉnh đèo và trên những vòng cao độ quan yếu, người Pháp
trước đây đã cho xây những lô cốt bằng bê tông cốt sắt rất kiên cố để bảo vệ đoạn đường độc
đạo và huyết mạch này. Từ tháng 8/74 VC đã xử dụng trung đoàn Bạch Mã của chúng để chiếm
đèo làm tắt nghẽn giao thông và ngăn chận đoàn người chạy nạn từ Huế vào Đà Nẵng. Bằng
những trận đánh ngoạn mục, nhất là những trận đột kích đêm, TĐ11 Dù đã tấn công chiếm lại
và xóa tên đơn vị địch. Hiện LĐ468/TQLC của Đại Tá Ngô Văn Định đang trách nhiệm toàn bộ
khu vực đèo.
Từ đỉnh đèo nhìn xuống là một vùng biển xanh ngắt của Nam Ô và Lăng Cô, con đường sắt
Bắc Nam chạy sát chân đèo, lúc ẩn lúc hiện qua những đường hầm đào xuyên qua núi. Một làng
cùi do các nữ tu Công Giáo quản lý nằm biệt lập sát biển. Qua khỏi đèo là địa phận của tỉnh
Quảng Nam. Cách nhau có một ngọn đèo mà dân ở hai miền khác hẳn nhau về giọng nói, phong
tục và lối sống. Người dân xứ thần kinh thì thâm trầm, nghiêm kín cổng cao tường với thành
quách đền đài lăng tẩm. Còn người dân xứ Quảng thì mộc mạc kiên cường như Ngũ Hành Sơn.
Họ rất hãnh diện là người dân của xứ ngũ phụng tề phi. Đó là đời Vua Thành Thái (1898) học
trò trong Quảng ra thi Hội tại kinh thành Huế có năm vị đỗ từ một tới năm, đó là các Ông:
Phạm Liệu, Phan Quang, Phạm Tuấn đỗ tiến sĩ
Ngô Lý, Dương Hiển Tiến đỗ phó bảng.
Đoàn xe qua làng Nam Ô, nơi sản xuất nước mắm ngon nổi tiếng, qua khỏi ngã ba Huế, ngã
ba Phước Tường, rời khỏi QL1 rồi rẽ về hướng Tây, trung tâm huấn luyện Hòa Cầm của Quân
Đoàn I, theo tỉnh lộ số 4 đến Túy Loan với những tiệm bán mì quảng ngon tuyệt. Những đoạn
đường trong vùng do TQLC Mỹ xây dựng nên còn rất tốt. Vẫn còn những đài radar trên những
TRANG 141 ĐẶC SAN SÓNG THẦN 2023