Page 17 - DSST 2021-2022
P. 17
TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM
Quảng Trị Mùa Hè Đỏ Lửa 1972
Hốt xác đồng bào tử nạn trên 'Đại Lộ Kinh Hoàng'
Lời giới thiệu:
Do nhu cầu ghi lại lịch sử trung thực cho các thế hệ tương lai, chúng tôi thực hiện những
bài viết này. Loạt bài bên dưới do bốn người -- nhà văn Giao Chỉ, ký giả và phóng viên
nhiếp ảnh NgyThanh, Trùng Dương và Nguyễn Kinh Châu -- viết từ bốn góc nhìn về
những thời điểm khác nhau, song cùng một chủ đề: “Đại Lộ Kinh Hoàng”, nơi gần 2.000
con người chạy loạn đã bị Cộng quân pháo kích chết thê thảm, không bút nào tả siết, vào
Mùa Hè Đỏ Lửa 1972 khi Cộng quân từ phía bắc xua quân và chiến xa tràn qua sông Bến
Hải đánh chiếm Quảng Trị, trắng trợn vi phạm Hiệp Định Ngừng Chiến Genève 1954. Tôi
mạn phép sắp xếp bài theo thứ tự thời gian của các biến cố: 1) Nhân chứng sống, cựu
Trung sĩ Phan Văn Châu, người đã trải qua và chứng kiến tận mắt cảnh đồng bào bị pháo
kích Cộng sản tàn sát trên cái mà 2) phóng viên chiến trường của nhật báo Sóng Thần,
NgyThanh, đã đặt tên là "Đại Lộ Kinh Hoàng" sau khi anh và đồng nghiệp Đoàn Kế
Tường trở thành hai người đầu tiên đặt chân lên đoạn đường này hai tháng sau cuộc tàn
sát, 3) Chương trình hốt xác đồng bào tử nạn trên ĐLKH do nhật báo Sóng Thần phát
động, và 4) Chương trình hốt xác đồng bào chiến nạn tiếp tục kéo dài thêm bấy tháng nữa
(do Nguyễn Kinh Châu kể qua điện thoại và NgyThanh ghi).
Kể từ khi bài do bốn người viết này được phổ biến trên tạp chí Thời Báo (Houston)
số ra ngày 20 tháng 11, 2009, tr. 54-109, chúng tôi đã sưu tầm thêm được một số thông tin
và tài liệu liên quan đến đoạn đường đau thương này, kể cả bài ký sự của Trùng Dương ghi
lại giai đoạn đầu của công cuộc hốt xác nạn nhân ĐLKH vào mùa hè 1972, đăng nhiều kỳ
trên nhật báo Sóng Thần. Phần hình ảnh và chú thích của loạt bài này cũng đã được cập
nhật bên duới. Riêng nội dung của bốn bài viết vẫn được giữ nguyên.
– Trùng Dương [2009, 2022]
Người nhân chứng qua đêm trên ‘Đại Lộ Kinh Hoàng’
Giao Chỉ
San Jose
Khi đi tìm nhân chứng của một Phan Nhật Nam đã viết “Mùa hè đỏ
chiến trường hết sức oan nghiệt và lửa”. Tác phẩm đem vinh quang
thê lương, hết sức dũng mãnh và cho tác giả đồng thời cũng làm khổ
hào hùng, tôi vẫn không quên ông sau 1975. Nhưng trước sau
đoạn đường đầy xác người trên “Mùa hè đỏ lửa” đã gắn liền vào
Quốc Lộ 1. tên tuổi Phan Nhật Nam.
Ngay khi chiến trường còn vương Phải chờ đến 32 năm sau, Hà Nội
khói súng, cây bút nhẩy dù, Đại úy mới
___________________________________________________________ ______________________________________________________________ ___________________________________________________________
THÁNG 5/2022 ĐẶC SAN SÓNG THẦN 2021-2022 TRANG 15