Page 36 - DSST2020
P. 36

32



               viết hồi ký “Những Người Lính Bị Bỏ Rơi”, Đại Úy Chánh Văn Phòng Tư Lệnh TQLC.
               Ngoài ra tôi cũng tham khảo hồi ký của Ông Nguyễn Tiến Hưng, Tổng Trưởng Kế Hoạch
               Và Phát Triển kiêm Cố Vấn của Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, hồi ký của Đại Tá TQLC
               Nguyễn Thành Trí lúc đó là Tư Lệnh Mặt Trận Tây Bắc Huế, hồi Ký của Thiếu Tá Phạm
               Cang Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 7 TQLC, hồi ký của các TQLC Phan Văn Đuông, Cao
               Xuân Huy là các quân nhân tham dự trận đánh…
                       Nói chung thì tình hình Huế-Quảng Trị không sôi động, quân CSBV bám sát quân
               ta nhưng đã không có trận nào lớn hơn cấp đại đội. Tại tuyến Tiểu Đoàn 7TQLC có 5 chiếc
               T54 của CSBV bị M48 của ta bắn hạ 3 chiếc 2 chiếc còn lại bỏ trốn, ngoài ra có một đoàn
               tầu CSBV xâm nhập hải phận của ta, chúng bị M48 bắn và bỏ chạy, quân ta vô sự, ngoài
               Huế thì CSBV dùng pháo tầm xa 130 Ly pháo khích.
                       Theo Đại Tá Nguyễn Thành Trí thì Tướng Tư Lệnh Lâm Quang Thi nhận thấy khó
               giữ được Huế và tin rằng Phú Lộc bị thất thủ do đó không dùng được Quốc Lộ 1 để lui
               quân về Đà Nẵng cho nên Tướng Tư Lệnh triệu tập phiên họp ngày 24/3/1975 tại Căn Cứ
               Hải Quân Thuận An lúc 14.30, phiên họp này gồm có:
                       -Trung Tướng Lâm Quang Thi, Tư Lệnh QĐI Tiền Phương
                       -Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
                       -Đại Tá Nguyễn Thành Trí, Tư Lệnh Mặt Trận Tây Bắc Huế.
                       -Đại Tá Hy, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I Tiền Phương
                       -Đại Tá Duệ Tỉnh Trưởng Thừa Thiên.
                       -Trung Tá Chỉ Huy Căn cứ Thuận An
                        Buổi họp này kéo dài không lâu và kết quả là:
                       1-Bỏ Huế-Quảng Trị.
                       2-Lực Lượng Tây Bắc Huế bỏ chiến xa, đại bác, chiến cụ nặng trang bị nhẹ rút về
               Cù Lao Thuận An rồi xuôi Nam đến cửa Tư Hiền. Sư Đoàn 1 Bộ Binh cũng bỏ chiến xa,
               đại bác, chiến cụ nặng trang bị nhẹ rút về cửa Tư Hiền.
                       3-Hải Quân và Công Binh Quân Đoàn I sẽ lập cầu phao tại cửa Tư Hiền để Đạo
               Quân Tiền Phương băng qua, sau đó xuôi Nam. Hải Quân sẽ bốc quân từ từ, phần còn lại
               sẽ quay trở lại Quốc Lộ 1 về Đà Nẵng.
                        Kế hoạch rút quân này được Chuẩn Tướng Điềm và Đại Tá Hy mang về Đà Nẵng
               trình Trung Tướng Ngô Quang Trưởng, được chấp thuận và sau đó được mang về Thuận
               An lúc 17.30 cùng ngày 24/3/1975. Lệnh rút quân được thi hành lúc 1800 ngày 24/3/1975.
                       Như vậy chỉ trong mấy tiếng đồng hồ từ 2.30PM đến 6PM ngày 24/3/1975 số phận
               của Đạo Quân Tiền Phương Quân Đoàn I đã “được” định đoạt!
                       Rút một đạo quân cấp quân đoàn cần sự điều nghiên tính toán và thiết kế của Bộ
               Tổng Tham Mưu, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia với sự hợp tác của Tư Lệnh Không Quân
               và Hải Quân. Lệnh rút quân này đã được thiết kế bởi 2 ông tướng và mấy ông tá trong vòng
               vài tiếng đồng hồ nên có phần thiếu sót.
                       Vứt súng bỏ chạy ra biển không phải là một cuộc rút quân, quân ta mạnh hơn địch
               và đang chiến thắng tại sao phải rút? Phiên họp ngày 24/3/1975 của Quân Đoàn I Tiền
               Phương chẳng qua chỉ là màn kịch để cấp chỉ huy Quân Đoàn I Tiền Phương bước lên tầu
               về Đà Nẵng một cách hợp pháp.


             _______________________________________________________________________
                                         ĐẶC SAN SÓNG THẦN TQLC 2020
   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41