Tiểu Đoàn 3 TQLC - Dựng Cờ

LTS:
Viết cho người binh sĩ Tiểu đoàn 3 TQLC về một chiến thắng với hình ảnh sống thực. Xin đóng góp phần nhỏ cho sử liệu về chiến thắng Cổ thành Quảng Trị năm 1972
MX Giang văn Nhân


Hành quân tìm địch trong rừng
Ngày 24 tháng 8

Sau một tháng rưởi nằm bịnh viện Lê hữu Sanh điều trị vết thương với bao kỹ niệm vui buồn của người thương bệnh binh về từ mặt trận Quảng Trị. Nhìn các người bạn đồng đội hiên ngang dũng cảm hôm nào giờ đây có người đã hiến dâng một phần thân thể cho đất nước. Có người mất hẵn ánh sáng cuộc đời, vào một ngày cuối tuần được tin báo cô bạn gái vào thăm đã vội vã nhờ anh bạn ngồi xe lăn hướng dẩn vào ẩn trốn trong phòng vệ sinh. Có người nằm im bất động, chỉ còn đôi mắt tinh anh rực sáng niềm tự hào lẫn chua xót. Có người bị cháy phỏng khắp thân hình, mình được thoa đầy thuốc mở nằm nhúc nhích trên tấm nylon. Ðó là hình ảnh những người lính TQLC tiêu biểu cho một phần nhỏ hình ảnh những người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà vì bảo vệ sự tự do đã chấp nhận sự hy sinh vô bờ bến. Tuổi đời son trẻ phải xa gia đình, xa những người thân yêu, xa phố phường, ngày đêm lặn lội trong rừng sâu, dãy Trường Sơn trùng điệp, hay trong vùng sình lầy, nước phèn làm hoen màu áo trận. Họ quên mạng sống mình để bảo vệ an bình cho tha nhân. Trong hoàn cảnh hiện tại nầy nếu suy nghỉ sâu xa sẽ thấy thương họ thật nhiều.

Là người lính tổng trừ bị, một năm 7 ngày phép thường niên mà bộ tổng tham mưu qui định họ có bao giờ được biết đến. Hành quân gian khổ cận kề với cái chết chỉ mong ngày Tiểu đoàn về hậu cứ có được mấy ngày phép thăm gia đình, nếu còn độc thân thì thoải mái cùng bạn gái khỏi bị mấy ông quân cảnh quấy rầy. Người dân sống an lành nơi thành thị có ai biết rằng chiếc xe cuối cùng chở người lính từ mặt trận trở về vào trong doanh trại, như một thói quen khi cửa vừa đóng lại hiện rõ bảng cấm trại 100% đã được treo lên từ lúc nào. Ðơn vị ứng chiến cho bộ Tổng Tham Mưu. Dù vậy người lính vẫn một lòng chiến đấu có người đã vĩnh viễn ra đi và đồng đội còn lại vẫn tiếp tục chiến đấu cho lý tưởng tự do.

Vì nhu cầu cấp thiết của mặt trận mà sư đoàn trách nhiệm, các thương bệnh binh sau khi xuất viện được đưa thẳng về Tiểu đoàn và được bổ sung ra hành quân trong chuyến bay ngay ngày hôm sau.

Chiếc xe jeep Tiểu đoàn đưa Thảo và Ðại úy Anh khoá 21 Trường Võ Bị Ðà Lạt vào cổng Bộ Tư Lệnh Sư Ðoàn lúc đường phố Sàigòn đã lên đèn. Trong sân cờ vừa điểm danh xong số quân nhân bổ sung do các tiểu đoàn gởi đến. Thảo vác ba lô theo chân họ lên phòng thuyết trình trải tấm poncho rồi đặt lưng nằm xuống. Trong phòng có khoảng 70 Chuẩn úy tốt nghiệp từ hai khoá kế cận nhau tại Trường Bộ Binh Thủ Ðức. Thảo hiểu tâm trạng của họ, thật ra đó là tâm tình chung của người lính QLVNCH xuất thân cùng một quân trường hoặc một trung tâm huấn luyện, được về phục vụ cùng Sư đoàn, rồi tạm chia tay về các tiểu đoàn, nay gặp mặt đầy đủ. Chỉ còn một đêm nay thôi, đêm cuối cùng vì sẽ không bao giờ tìm lại được đông đủ như vậy. Ngày mai đây ra chiến trường sôi bỏng, mặt đối mặt cùng kẻ thù, địch quân với hoả lực hùng hậu của cả khối Cộng Sản đưa sang, đạn pháo 130 ly như cơn mưa dai dẳng trút xuống thị xã Quãng Trị biết ai còn ai mất, chuyện tử sinh là lẻ thường tình xảy ra chỉ trong khoảnh khắc không sao tránh khỏi. Họ chuyện trò quên đi giấc ngủ. Những nụ cười vô tư và hồn nhiên khi nhắc lại chuyện quân trường của những người bạn trẻ, chính những người bạn trẻ nầy đã đóng một vai trò rất quan trọng cho cuộc chiến thắng của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà trong năm 1972.

Thảo trằn trọc không ngủ được. Thảo nhớ lại những ngày đang ở bịnh viện, đại đội Thảo đã mất mát khá nhiều tại mặt trận Cổ Thành Quãng Trị. Thiếu úy Lê văn Môn hy sinh, Thiếu úy Nguyễn văn Nhái bị thương chờ phân loại, Thiếu úy Nguyễn văn San đang điều trị tại quân y viện. Hạ sĩ quan và binh sĩ thiệt hại 40% sau tuần lễ đầu hoán đổi cho Tiểu đoàn 5 Dù. Thảo nhớ đơn vị, nhớ lại khuôn mặt của những người luôn sát cận với quân đội chính qui Bắc Việt. Thảo đứng dậy ra ngoài hành lang đốt thuốc hút và nhìn bầu trời xanh đầy ánh sao. Thảo bâng khuâng nghĩ đến câu chuyện của Uyên người bạn gái và cũng là người tình về chị Chính, bạn học chung lớp trường Gia Long. Chị Chính có người yêu bị động viên vào trường Hạ sĩ quan. Anh ra trường chiến đấu dũng cảm. Trong trận phãn phục kích ở La Ngà, địch quân dù chủ động nhưng bị thảm bại, hàng chục xác để lại trên trận địa. Bạn bè anh hy sinh khá nhiều, phần chân trái anh bị gảy vụn, bác sĩ đành phải cắt bỏ. Ðám cưới đã kết thúc câu chuyện tình đẹp nhất trong thời chinh chiến nầy
- Nếu là em, em sẽ không làm như thế đâu. Em chỉ chấp nhận nếu đã là vợ chồng. Uyên nói với nụ cười mĩa mai.
Thảo chỉ biết im lặng
Khoảng cách giửa hai người như mặt nước hồ bị khuấy động và làn sóng nước càng xa dần ra. Người lính Tổng trừ bị luôn luôn hiện diện tại mặt trận khốc liệt, nào ai biết được ngày mai hình hài mình sẽ ra sao? Thảo không bi quan mà cũng chẳng lạc quan chỉ biết sống tròn trách nhiệm của người đại đội trưởng, an nguy của gần hai trăm sinh mạng thì sá gì cái thân phận tầm thường cỏn con của mình.
Thảo cảm thấy có bàn tay choàng vai mình và một giọng nói thật thân mật
- Chào Trung sĩ,Trung sĩ chắc phục vụ lâu năm ở binh chủng và có nhiều kinh nghiệm chiến trường có thể kể cho anh em chúng tôi để học hỏi thêm.
Thảo quay mặt nhìn người sĩ quan trẻ, chấp nhận cấp bậc mới để cho tự nhiên rồi từ tốn kể cho các bạn trẻ nghe về cuộc chiến đang diễn ra ngoài Quãng Trị. Ðịch đã tạo yếu tố bất ngờ đồng loạt tấn công. Toàn bộ Sư Ðoàn 3 Bộ Binh và Thiết đoàn 11 triệt thoái khỏi vùng hoả tuyến. Tiểu đoàn 3 TQLC cùng thiết đoàn 20 chiến xa đã chận đứng và đẩy lui các cuộc tấn công vũ bão của Sư đoàn 308 cùng 2 trung đoàn chiến xa tại Ðông Hà và trên Quốc Lộ 9 gần Cam Lộ. Chuẩn úy Hải mới ra trường là sĩ quan OJT của Ðại đội 1 đã dùng M.72 bắn thẳng vào chiếc T.54 vừa chồm lên đầu cầu bờ bắc sông Miếu Giang, sau đó các binh sĩ đồng loạt bắn M.72 . Lần đầu tiên bị kháng cự, thiết giáp địch lui lại, vài phút sau đó cầu Ðông Hà được phá hủy.
- Các quan nên nhớ rằng, các quan sẽ là những trung đội trưởng với cấp số thật lý tưởng khoảng 40 người, mọi quyết định của các quan rất quan trọng, chính các quan cũng như những người lính ở tiểu đội, trung đội mới quyết định chiến trường.Các quan mà lui thì người lính sẽ lui theo, và đại đội sẽ bể, các đại đội khác bể theo và tiểu đoàn sẽ rả ra từng mảnh.
- Còn tinh thần anh em binh sĩ ra sao? Những bạn trẻ nầy hỏi
- Anh em rất vửng tâm chiến đấu. Phút đầu tiên đối diện với T.54 có hơi bối rối, nhưng nay không còn nữa. Các trung đội trang bị đầy đủ M.72, ngoài ra đại đội còn có một tiểu đội săn chiến xa với súng 202. Người Mỹ lúc nào cũng viện trợ vũ khí sau khối Cộng Sản, đó là sự thật.

Ngày 25 tháng 8
Thảo thức dậy và rời khỏi phòng thật sớm vì phải đón Ðại úy Anh tận Phú Lâm. Thảo quay mặt để tránh cảnh chia tay của người vợ với con thơ tròn tháng. Thảo lái xe lao vào trong đêm tối. Tất cả đều im lặng, mỗi người đang có tâm sự riêng vì ai biết được ngày mai sẽ ra sao? Vừa vào cổng bộ tư lệnh cũng là lúc đoàn xe đang chuẩn bị lên đường.
Phi vụ C.123 đã đưa toán bổ sung xuống phi trường Phú Bài. Không khí ngột ngạt của chiến tranh như bao trùm thành phố cổ kính. Hậu trạm của các tiểu đoàn đón nhận toán quân nhân bổ sung và đưa về thành nội Huế chuẩn bị hành trang, nhận lảnh áo giáp, mặt nạ, khẩu phần lương khô để rồi nhập vào cuộc chiến. Trên quốc lộ 1, người dân An Lổ vẫn vui vẻ cày cấy, đường vào Sịa vẫn an lành. Vượt qua giòng sông Mỹ Chánh để nhìn thấy cảnh tang thương mà chỉ có những người cộng sản vô thần mới nhẩn tâm bắn giết, tàn sát cả đoàn người chạy loạn. Ðối với họ những ai sống trong vùng quốc gia đều là kẻ thù

Xác người nằm ngổn ngan, trên xe, trên bải cát trắng, có bà mẹ nằm mà tay vẫn còn ôm chặc hai đứa con thơ, tất cả đã rữa nát Trong khung cảnh nầy Thảo không biết tâm trạng của những người sĩ quan trẻ mới ra trường ra sao, nhưng với người lính dầy dạn chiến trường, cái chết là điều phải chấp nhận để tìm cái sống. Ðoạn đường nầy làm sục sôi lòng hận thù, càng nung chí phải chiến đấu để bảo vệ miền Nam, phải tiêu diệt hết người Cộng Sản sắt máu. Nhưng người lính Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà có lòng nhân đạo và tình dân tộc, thà bỏ sót cỏn hơn giết lầm. Người Cộng Sản đã biết và triệt để khai thác tình thương dân của người quân nhân miền Nam để ẩn trốn, trà trộn trong dân, đôi khi lùa dân đi trước đở đạn cho chúng rồi tuyên truyền cho cuộc chiến tranh xâm lược của chúng.

Ðại lộ kinh hoàng năm 1972

Xe chay qua Hải Lăng, thôn Cu Hoan có bờ đê Ruộng Nhi, nơi các binh sĩ trung đội 3 của Thiếu úy Nguyễn văn Nhái bố trí yểm trợ hoả lực cho trung đội 2 của Thiếu úy Lê văn Môn tiến chiếm bờ thôn. Trung đội 1 của Thiếu úy Nguyễn văn San cặp theo bờ đê bên phải đánh vào cạnh sườn. Ðại bác không giật 106 ly trên chi đoàn thiết vận xa M.113 của Ðại úy Nghiệp Thiết Ðoàn 18 cày nát phía sau phòng tuyến. Ðạn M.79 phá tung hầm ẩn núp, tuyến địch bị chọc thủng, Trung đội 3 tràn lên chiếm bờ thôn bên trái, tiêu diệt toán bắn sẽ, giúp Tiểu đoàn 8 TQLC tiến quân ngang bên trái. Ðịch rút chạy hiện rõ trên đồng cát trắng, vào xóm Thuận Nhơn và thôn Lương Chánh. Thảo miên man hồi tưởng những đồng đội giờ đây không còn nữa, sự hy sinh của họ trải dài cho từng bước tiến ra giải thoát Quãng Trị thân yêu.
Thảo vào trình diện Thiếu tá Nguyễn văn Cảnh, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 3 TQLC. Bên ngoài bộ chỉ huy, Thượng sĩ Võ Lách thường vụ đại đội và một số anh em đang chờ đón Thảo. Nhìn gương mặt họ, một niềm thương cảm dâng lên.
- Ðại úy
- Ông thầy
Tiếng gọi thật thân thương, thật ngọt ngào. Kể từ giờ phút nầy, giửa họ và Thảo nối lại mối dây liên kết. Mạng sống và binh nghiệp Thảo nằm trong tay họ, ngược lại Thảo trách nhiệm sư an nguy cho họ, phải suy tính làm sao hoàn thành nhiệm vụ mà giảm thiểu sự thiệt hại. Thảo trò chuyện với anh em để chuẩn bị tinh thần cho cuộc chiến trước mặt.

Ngày 26 tháng 8
Buổi họp thân mật cùng các trung đội trưởng, phân chia nhiệm vụ vào hoán đổi cho Tiểu đoàn 8 TQLC tại mặt trận Cổ Thành sáng ngày mai.

Th/úy Lãm, Th/úy San, Th/úy Phán, Ch/úy Ngôn
Thiếu úy Nguyễn văn Lãm Ðại đội phó
Chuẩn úy Trần trung Ngôn Trung đội trưởng trung đội 1
Thiếu úy Nguyễn văn Phán Trung đội trưởng trung đội 2
Chuẩn úy Lê đình Lời Trung đội trưởng trung đội 3
Chuẩn úy Khúc thừa Thế Trung đội trưởng trung đội 4
Chuẩn úy Ðỗ hữu Ðôn OJT với trung đội 2
Chuẩn úy Trần tuấn Dũng OJT tại đại đội.

Thảo luôn luôn nhắc nhở các bạn trẻ về qui luật tại Cổ Thành. Ban ngày canh gát, mở rộng giao thông hào, mọi sinh hoạt trong giao thông hào, thay phiên ngủ lấy sức. Ðịch quân từ trên bờ thành cao, dể quan sát và bắn sẻ, hạn chế tối đa ra khỏi giao thông hào. Ban đêm chuẩn bị tác chiến diệt chốt địch và bung rộng phòng tuyến mà mục tiêu chính là cắm lá quôc kỳ Việt Nam Cộng Hoà.

Ngày 27 tháng 8
Ðại đội 2 đã hoán đổi xong vị trí của Ðại úy Bùi phúc Lộc TÐ 8 TQLC. Pháo binh vẫn đều đặn bắn phá trên bờ thành. Ðại bác 130 ly địch nổ dồn dập chung quanh thị xã, nguời lính nhiều kinh nghiệm đã tránh được sự thiệt hại và an toàn trên phòng tuyến mới. Nửa đêm địch thăm dò phía trung đội 1 nhưng bị đẩy lui bằng lựu đạn.

Ngày 28 tháng 8
Thảo vừa chợp mắt khi hừng đông ló dạng, Các trung đội tuần tự báo cáo tình hình trong đêm
- Nam Giao đây 21, velo solex ( vô sự)
Tựa lưng vào vách hầm chử A, Thảo rít một hơi dài điếu thuốc Ruby và nhấm nháp ly cà phê sửa nóng. Tội cho người lính chiến, trong cảnh nguy hiểm mà vẫn lo được cho ông thầy từng ly từng tí, đôi khi hơn cả người vợ, Thảo chưa có gia đình nhưng chỉ nghe lóm từ các bạn đồng ngủ.
- Thiếu tá, đêm rồi địch thăm dò, nhưng bị phản ứng mạnh. Con cái mới tới chưa ổn định và nhận diện rõ được địch tình
Thảo trình bày cùng Ðệ Ðức, Thiếu tá Tiểu đoàn phó.
- Ði với anh tôi thấy an tâm. Mấy ông chuẩn úy mới nầy coi bộ ngon lành.
Ðệ Ðức vừa nói dứt câu thì có báo cáo của trung đội 2
- Nam Giao đây 22, ông Alpha uống rượu quá độ say hết ngồi dậy rồi.
Chuẩn úy Ðổ hữu Ðôn vừa lên khỏi giao thông hào để quan sát vị trí địch trên Cổ Thành thì bị địch bắn sẽ ngay đầu tử thương.. Sự ra đi đột ngột của anh Ðôn làm cả đơn vị phải cẩn thận hơn khi di chuyển ra khỏi giao thông hào.

Ngày 29 tháng 8
Cũng như mọi hôm khi màn đêm buông xuống là cuộc thanh toán được thực hiện, cả hai bên đều đã sẵn sàng. Ánh trăng lưởi liềm làm mờ ảo khung cảnh nồng nặc uế khí, nhà cửa đổ nát, các trụ đèn cong quẹo hoặc gẫy đổ. Xác chết đã rữa chỉ còn là những bộ xương trắng nằm đón sương đêm. Ðạn pháo địch rót vào vị trí như một âm thanh quen thuộc
- Nam Giao đây 21. Ðịch đang bò vào
Thảo chụp ngay lấy ống liên hợp
- 21 đây Nam Giao, tôi nhận rõ, cho con cái xem tivi (vào vị thế tác chiến)
Ðại đội sẵn sàng, đạn đã lên nòng
Thảo trình với Ðệ Ðức xin hoả châu phía sau lưng địch để dể quan sát, bắn pháo binh vào các điểm tiên liệu để đàn áp tinh thần cán binh Cộng sản. Ðạn lướt qua đầu và nổ trên cao. Ánh sáng hoả châu đem lại cái ấm cúng và tự tin cho người chiến sĩ
- Nam Giao đây 21, chúng tôi đã thấy địch rất rõ
- 21 đây Nam Giao, cố gắng tác xạ cho chính xác
Ðạn bắt đầu nổ dòn. Hoả châu liên tục rọi sáng bờ thành. Pháo binh TQLC bắn rất đẹp. Mấy con gà cồ đầu bạc (đại bác 155 ly) của quân đoàn được điều chỉnh gần 10 hoặc 15 thước rất chính xác. Ðại pháo 130 ly của địch cũng tác xạ mãnh liệt vào phía sau chạm tuyến. Có trong hoàn cảnh nầy, người lính mới biết rõ giá trị của giao thông hào. Hầu hết hầm trú ẩn tránh pháo các binh sĩ đã thiết kế chử A. Trận chiến bắt đầu lúc 23 giờ. Giờ phút đó con người sống trong sự réo gọi hỗn loạn của các loại vũ khí, cái chết thoáng hiện thoáng mất , trước mặt những bóng đen gục ngã, lựu đạn và M.79 được xử dụng tối đa. Tiếng càu nhàu giọng miền bắc của Hạ sĩ Nguyễn văn Lợi tiểu đội phó
- Cho chúng mầy về với bác và đảng.
Miệng nói tay làm, Lợi tặng ngay chúng 2 quả lựu đạn M.67 rất nhanh và thành thạo. Hạ sĩ nhất Nguyễn văn Dương tiểu đội trưởng vừa bắn vừa di chuyển đồng thời đôn đốc anh em cố gắng giử phòng tuyến.
Ðịch bắt đầu ném beta, bắn B.40 vào phòng tuyến, và xung phong. Ba cây đại liên M 60 giờ mới được xử dụng, Ðạn M.79 nổ trên những căn nhà đổ nát, tạo nên sự sát hại mãnh liệt hơn. Xạ thủ đại liên và hai khinh binh của trung đội 4 biệt phái bị tử thương, địch tràn vào cắt đứt hai trung đội 1 và 3. Hạ sỉ Nguyễn ngọc Ninh tiểu đội trưởng cùng anh em còn lại rút về phía trung đội 1. Phòng tuyến bị bể. Ðịch tràn lên nhưng bị Trung sĩ nhất Nguyễn tấn Thành trung đội phó trung đội 1 cùng tiểu đội của hạ sĩ nhất Lê văn Hùng chận đứng. Bên phía trung đội 3, Hạ sĩ Nguyễn văn Phúc tiểu đội trưởng dùng lựu đạn tiêu diệt địch quân đang cố gắng tràn vô kẻ hở. Binh nhất Trần văn Voi, người lính mang hai giòng máu Việt Pháp, xạ thủ đại liên xiết mạnh cò, đạn bay là là trên mặt đất, một số địch bị trúng đạn nằm chết trước phòng tuyến. Ðịch quân không làm sao tiến thêm được.
- Nam Giao đây 21. Ðang củng cố phòng tuyến phụ để phản kích.
- 21 đây Nam Giao, cố gắng giử phòng tuyến phụ, tôi thêm kẹo và tiền cho anh.
Thảo tung tiểu đội săn chiến xa của hạ sĩ nhất Ngô văn Ðáo tăng cường cho trung đội 1 và khinh binh tiểu đội súng cối của Hạ sĩ Nông văn Quang tăng cường cho trung đội 3 đồng thời chuyển đạn dược lên phía trước.
Pháo binh được điều chỉnh gần hơn nữa. Hai chục thước. Mười thước. Toán pháo thủ mấy con gà đầu bạc bắn tuyệt diệu. Ðạn lướt qua đầu và nổ tung trước phòng tuyến. Ðệ Ðức báo cáo tình hình cho Chương Thiện (Thiếu tá Nguyễn văn Cảnh Tiểu đoàn trưởng)
- Sao 27 (ám danh của Thảo), còn đủ tiền để đánh bài không? Chương Thiện hỏi qua điện thoại hữu tuyến.
- Trình 909 (ám danh cuả TÐT), tôi vẫn đủ tiền để chơi, xin đèn cầy và phở cho thật nhiều.
- Tôi bắn tối đa, cần tiền thêm cho tôi biết ngay.
- Nhận rõ 909.
Hai tiểu đội của Hùng và Phúc đã khoá chặc không cho địch tràn thêm vào. Alpha Trần trung Ngôn và Lê đình Lời điều động quân vá lại phòng tuyến. Pháo binh rãi đều dọc theo bờ thành, màn đêm nhạt dần. Trên bầu trời hai phi tuần A37 đánh chính xác vào mục tiêu . Sự kết hợp nhịp nhàng của không yễm và pháo binh giúp các toán quân của đại đội 2 tiến lên với hàng rào lựu đạn chiếm lai phòng tuyến
- Nam Giao đây 23, chúng tôi gặp lại nhau tại mái nhà xưa (chiếm lại tuyến củ).
- Nhận rõ. Cho củng cố chổ ở. Gom góp mấy chai rượu (bị thương), sẽ có người mang đi.

Các pháo thủ TQLC
Binh nhất Nguyễn đăng Thâu, y tá đại đội cùng toán biệt kích lên phòng tuyến di tản thương binh về sau nhà thờ Trí Bưu.
Thảo báo cáo về tiểu đoàn. Tất cả thương binh được M.113 chở ngay về Ngô xá. Số quân nhân bổ sung ra thay thế sau đó đuợc đưa lên tuyến đầu.
Trong cuộc chiến, khối bổ sung đã cung cấp kịp thời để thay thế số quân nhân bất khiển dụng, nhờ vậy phòng tuyến lúc nào cũng đầy đủ quân số. Người Ðại đội trưởng rất an tâm để tìm mọi phương cách hoàn thành nhiệm vụ được ủy thác.
- Nam Giao đây 23, ba con chuột nằm bất động, thu 1 B.40, 2 AK 47.
- Nam Giao đây 21, năm trự trong giao thông hào, tịch thu 1 RPD, 2 B.40, 3 AK 47.
Ðại đội có 4 binh sĩ hy sinh và 7 người bị thương, 1 M.60 bị phá hủy cùng một số mặt nạ, áo giáp.
Thảo họp bàn cùng các trung đội trưởng phân tích về trận đánh. Sự thất bại trong cuộc tấn công chứng tỏ lực lượng địch suy yếu, không mở được các cuộc tấn công kế tiếp. Nắm vững vấn đề nầy, đại đội chủ trương sẽ từng bước diệt chốt để tiến sát bờ thành.

Quảng Trị năm 1972

Ðịch rãi mỏng từng chốt nhỏ, bố trí trong các căn nhà đổ nát khó nhận biết. Các chốt nầy được sự yểm trợ của đại bác 82 không giật trên bờ thành. Thảo và các trung đội trưởng thảo luận để đi đến phương thức:
1. Chọc phá để xác định vị trí chốt
2. Tổ chức các toán diệt chốt
3. Ðồng loạt tấn công các vị trí chốt
4. Dùng pháo binh để làm tê liệt các khẩu 82 ly không giật
5. Xử dụng lựu đạn
6. Ðánh vào ban đêm

Ðịch trong Cổ thành đang bị cô lập. Ðường về Triệu Phong bị Tiểu đoàn Trâu Ðiên khoá kín tại đập đá qua chợ Sải. Ðường xuôi thượng nguồn sông Thạch Hãn bị các đơn vị Dù kiểm soát ở Như Lệ. Ðường duy nhất là vượt sông Thạch Hãn đang bị pháo binh và không quân oanh tạc. Nhờ các yếu tố đó, sự kháng cự của địch rất yếu ớt. Lần lượt các chốt bị bứng đi, phòng tuyến được mở rộng. Màn đêm vừa buông xuống là anh em ôm lựu đạn bò đi diệt chốt. Thùng lựu đạn từ tiểu đoàn chuyển lên hàng ngày, đây là món khoái khẩu nhất tặng cán binh Cộng sản.

Ngày 7 tháng 9
Trung úy Nguyễn kim Chung xuất viện về lại tiểu đoàn, anh em đều có thơ đọc và tán gẩu trong giao thông hào, mặc cho đại pháo 130 ly hay đại bác 100 trực xạ từ chiến xa . Cuộc sống của người lính tác chiến thật hào hùng nhưng giờ phút nầy thấy họ hiền lành, ngây thơ như trẻ nhỏ.
- Nhã Ca, uống nữa đi. Ðệ Ðức rót rượu từ chai Hennessy do bà xả gởi ra.
- Cám ơn Thiếu tá, thế là ấm giò rồi. Ly nầy là ly cuối.
- Phải chi có Thạch Sanh thì chai nầy không đủ đó Ðại úy. Chuẩn úy Lý hồng Phát delo pháo binh cũng là em vợ của Nguyễn kim Chung ngỏ lời.

Ngày 9 tháng 9
Phóng đồ hành quân phản công chiếm lại thị xã Quãng Trị bày ra trước mặt. Ðệ Ðức hút thuốc ngồi ngắm . Ánh sáng vàng vọt từ cái bóng đèn chỉ còn là sợi dây tóc đỏ, nó đã mòn mõi cháy suốt đêm.
Ðịch quân bắt đầu pháo dữ dội, cả đại đội sẵn sàng vị thế chiến đấu. Ðạn nổ dòn phía đại đội 1 và đại đội 3. Thảo chỉ nghe tiếng la, tiếng gọi pháo binh của Ðại úy Phạm tuấn Anh. Anh Ðào điều chỉnh pháo thật táo bạo. Bổng dưng đại đội 1 im lặng vô tuyến. Mươi phút sau có tiếng nói
- Chương Thiện đây Thạch Sanh, Anh Ðào say rượu rồi
Ðại úy Anh được tản thương gấp về bịnh viện.
Chiều hôm đó Ðại úy Anh đã vĩnh viễn ra đi để lại người vợ với đưa con tròn tháng mà trong buổi chia tay vẫn còn đậm nét nơi tâm hồn Thảo. Ðời người lính Tổng trừ bị là thế đó!
Ðài phát thanh và báo chí có đề cập đến một đơn vị của Tiểu đoàn 6 đã vào được cổ thành.

Ngày 11 tháng 9
Chi đội chiến xa của thiết đoàn 20 vào tăng phái cho tiểu đoàn. Thiếu úy Quyền khoá 24 Võ Bị danh hiệu Tố Quyên đưa một M.48 lên đại đội 2. Chuẩn úy Khúc thừa Thế trung đội trưởng súng nặng hướng dẩn xe vào vị trí ẩn núp an toàn vào ban đêm.

Ngày 12 tháng 9
Mấy hôm rày cánh quân của Tiểu đoàn 6 bất động. Ðiểm đóng quân của một đơn vị thuộc Tiểu Ðoàn 6 mà ban 3 Tiểu Ðoàn 3 cho Thảo lại là đơn vị Bắc Việt, nơi xuất phát các cuộc đánh phá đơn vị Thào. Sau mấy lần cho các toán nhỏ bò lên dò xét tình hình, đêm nay sẽ tiến lên tiêu diệt, mở rộng đường tiến sát vào cổ thành.
Hai giờ sáng các toán diệt chốt đã bao quanh mục tiêu. Máy vô tuyến thỉnh thoảng sè sè tiếng nói.
- Chương Thiện đây Nhã Ca, Tất cả đã vào vị trí
- Nhã Ca đây Chương Thiện, anh ráng làm sao cho tốt đẹp
- Nhận năm trên năm.
Những người lính nằm chờ đợi trong đêm, tất cả chong mắt thật sáng, tay nắm chặc quả lựu đạn M.67 hay con cóc mìn Claymor. Tuy trời đêm trở lạnh nhưng mồ hôi toát ra. Tiếng quân Cộng sản Bắc Việt đổi gác, tiếng ho và vài câu nói vớ vẩn

Thiết đoàn 20 chiến xa

- Ðồng chí canh gác cẩn thận, đồng chí chánh trị viên cho biết quân Ngụy quyết đánh cổ thành.
Làm sao có thể diển tả được cảm giác của người chiến sĩ trong lúc nầy, vì bảo vệ tự do, chống lại sự xâm lược và bành trướng của chế độ Xã hội chủ nghĩa nên đành phải ra tay.
Cánh quân của trung đội 2 bò về hướng Nam chiếm khu nghĩa địa ngăn chận đơn vị địch đến viện binh cho toán chốt.
Ðịch quân có loại CKC nòng dài, thêm máy nhắm trở thành khí cụ bắn sẽ rất chính xác nên khi trời mờ sáng địch ơ hờ vì biết ta không tấn công vào ban ngày. Pháo đội TQLC bắt đầu bắn vào cổ thành. Delo Lý hồng Phát theo sự điều chỉnh của các Alpha cho gần lại 50 thước đến khi đạn nổ sát bờ thành, pháo đội 20 tràng cày nát các vị trí yểm trợ cho chốt địch. Quả đạn đầu tiên thoát khỏi nòng đại bác trên M.48 nổ trên bờ thành là khẩu lệnh tấn công. Lựu đạn như những nắm cát tung vào mặt kẻ thù. Ðịch trở tay không kịp, hai chốt địch bị tiêu diệt
- Nam Giao đây 21, nhiệm vụ hoàn tất, hạ sát 8 tên tịch thu 2 CKC , 2 B.40 và 3 AK.47. Gia đình có hai nằm (tử thương), ba ngồi (bị thương)
Đơn vị bên nghĩa địa được địch điều sang tiếp viện. Ðạn từ 3 khẩu M.79 nổ mãnh liệt. Vùng đất an nghĩ nầy là mồ chôn xác giặc. Ðịch mất tinh thần, rút chạy vào bên trong cổ thành.
- Nam Giao đây 22. Ðã diệt 20 chuột, thu 12 AK, 3 B40, 2 RPD, 2 SKS. Gia đình có 3 nằm và 5 ngồi.
Thảo báo cáo về Tiểu đoàn
- Nhã ca đây Chương thiện, anh cho thừa thắng xông lên dựng cờ đi.
Ðịch vào Cổ thành cố thủ và chống trả. Lấy vị trí địch làm công sự, các toán quân bố trí và cố gắng lục soát tìm tài liệu.
- Trình Nam Giao, gia đình 21 lấy được bức tranh (bản đồ) của chuột
- Trình Nam Giao, gia đình 22 lục soát tử thi có một tên là chính trị viên.
Không khí tanh mùi máu và thuốc súng như men chiến thắng, anh em cùng cảm thấy ngày dựng cờ chiến thắng đang chờ phía trước
Thảo nhìn chai Hennessy còn nằm đó như một sự thách thức.
Cuộc chiến càng ác liệt thì nhiệm vụ của người y tá đại đội càng cần thiết và nguy hiễm nhiều hơn nữa. Binh nhất Nguyễn đăng Thâu y tá biệt phái cho đại đội lắng nghe trên máy truyền tin, nơi nào có người say rượu là anh phóng đi ngay. Có thể bảo rằng anh Thâu là người duy nhất biết rõ hết các ngả ngách của giao thông hào, và đã đi vòng quanh tuyến đại đội không biết bao nhiêu lần. Ngày nào mà chẳng có người bị thương hoặc chết. Nhìn Thâu, Thảo chợt nghĩ không có một huy chương nào xứng đáng để tưởng thưởng công lao. Mà thật sự điều Thâu ước muốn là anh em thương binh được an lành và trở về. Người chiến sĩ ngoài trận tuyến không bao giờ nghĩ đến cấp bậc, huy chương, và họ cũng không bao giờ để tâm đến mặt trái của cấp bậc, mặt trái của tấm mề đay do xin xõ, bè phái hoặc luồn cuối. Lúc bây giờ, nơi chiến tuyến tình người biểu hiện một cách trọn vẹn, cao quý nhất. Chốt của địch nay trở thành tiền đồn của ta.

Không ảnh thành Ðinh công Tráng nhìn từ Trí Bưu

7 giờ tối Thảo cùng các đại đội trưởng về họp tại bộ chỉ huy Tiểu đoàn, Trung tá Ngyễn xuân Phúc Lữ đoàn phó Lữ đoàn 147 hiện diện và chủ toạ cuộc họp.
Thiếu tá Nguyễn văn Cảnh trình bày vị trí của các đại đội cùng thành quả đã đạt được. Nhiệm vụ của Tiểu đoàn phải chiếm cho bằng được Cổ thành trụớc thời hạn mà vị Nguyên thủ quốc gia đã ra lệnh trong ngày Quân Lực 19 tháng 6 năm 1972 là phài lấy lại các vùng đất đã bị địch kiểm soát trong 3 tháng.
- Các anh cần gì tôi sẽ yểm trợ tối đa để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng ta chỉ còn 6 ngày nữa thôi. Thiếu tá Cãnh dứt lời.
Nhìn thẳng các đại đội trưởng, Trung tá Phúc tiếp lời
- Các anh đánh đấm thế nào vậy. Tiểu đoàn 6 đã vào được một toán nhỏ từ lâu rồi, mà các anh vẫn chưa làm được gì cả. Ðây là lệnh, ai không thi hành sẽ trả lời trước toà án quân sự.
Vị Robert lửa người mà báo chí thường ca ngợi cũng như khoá 16 trường Võ bị Ðà Lạt hãnh diện đang ở trước mặt chúng tôi.
Có thể vậy sao!
Thảo chăm chú nhìn vào tấm không ảnh mới nhất mà tự hỏi thầm.
Cổ thành nằm trước mặt, chung quanh là hào nước. Làm sao mà Tiểu đoàn 6 của Trung tá Tùng có đơn vị vào trong đó được. Lại thêm nữa đã được báo chí và đài phát thanh truyền đi khắp nơi thì họ ẩn trốn nơi đâu vì địch sẽ lục soát góc thành dễ dàng. Làm sao nhận tiếp tế lương thực. Ðã chọc thủng vào được, sao trung đội, đại đội không bám theo rồi đánh bung rộng ra. Ðây phải chăng là một hình thức chiền tranh tâm lý với người không am tường quân sự.
Thảo nghĩ đến những người lính đại đội 2 đã hy sinh mở rộng phòng tuyến đẩy lui địch tận sát bờ thành. Thảo mạo muội lên tiếng
- Thưa Trung tá, anh em chúng tôi đã chiến đấu nhiệt tình, thiệt hại cũng khá nhiều. Nếu Tiểu đoàn 6 có đơn vị nằm góc thành, xin cho tôi được phép dẩn đại đội theo đường đó vào ngay trong đêm nay. Câu nói của Thảo đã làm vị Lữ đoàn phó bộc phát vài chử không đẹp ngoài ý muốn và trút cơn giận dữ lên các sĩ quan có mặt trong phòng họp

Rời bộ chỉ huy Tiểu đoàn, Quảng Trị (Trung úy Nguyễn văn Dương ÐÐT đại đội 4) chưởi thề cho vơi cơn bực tức, Thạch Sanh (Ðại úy Nguyễn văn Thạch ÐÐT đại đội 3) nhún vai như chẳng cần đời, Cần Thơ ( Trung úy Nguyễn kim Chung ÐÐT đại đội 1) chỉ mĩm cười gượng gạo, Thảo thì im lặng lầm lũi cùng hai cận vệ chạy trở về vị trí dưới cơn mưa pháo.
Thảo về tới hầm chử A thì nhận công điện mật của Chương Thiện đại đội phải tiếp tục đánh vào Cổ thành đêm nay.

Ngày 13 tháng 9
Hai trung đội 21 và 22 vẫn là nổ lực chính, xuất phát vào lúc 1 giờ sáng. Thiếu úy Lãm điều động 2 trung đội dò dẫm từng bước thật nhẹ nhàng tránh gây tiếng động. Cánh quân vượt qua các tổ tiền đồn và tới sát đường Duy Tân.
Toán tiền sát của trung đội 1 là Hạ sĩ Nguyễn văn Lợi, Binh nhất Nguyễn báu Quí, binh nhất Ngyễn Cân sẽ chiếm cầu vào ngay cửa Hữu. Toán của trung đội 2 là Hạ sĩ Dư minh Chiếu,Binh nhất Thạch Rong, binh nhì Huỳnh ngọc Lanh sẽ lội qua hào nước. Hai toán chạy nhanh qua đường Duy Tân. Ðạn AK nổ rền. Pháo hiệu (Signal) đỏ bay vút lên cao. Ðó là hiệu lệnh báo động của quân phòng thủ. Ðạn từ trên bờ thành rải xuống mặt đường. Lựu đạn nổ dưới hào nước làm mặt đất run chuyển nhẹ. Kế hoạch bị địch phát hiện. Thảo đành cho cánh quân lui về vị trí. Cả ngày mệt mỏi từ mờ sáng chập tối, thêm vào đó hơn nữa tháng thức trắng đêm chống chọi với địch, diệt chốt, mở rộng đường tiến sát mục tiêu. Thảo biết anh em đã thấm mệt, Thảo xin Chương Thiện cho được hoán đổi về cánh A. Thiếu tá Tiểu đoàn trưởng chấp thuận nhưng Thảo phải để lại hai trung đội tăng cường cho Ðại úy Thạch.
Các trung đội của đại đội 3 bắt đầu thế tuyến cho trung đội 21 và 24. Riêng trung đội 22 và 23 vẫn còn ở lại tăng phái giữ phòng tuyến cùng các toán tiền đồn.
Buổi chiều mưa rét, Thảo về nhà thờ Trí Bưu chỉ là đống gạch đổ nát, chui dưới sàn nhà tâm hồn Thảo cảm thấy yên vắng khác lạ, có lẽ vơi bớt đi sự lo lắng và tù túng trong căn hầm chử A chật hẹp.

Ngày 14 tháng 9

(Binh sĩ ÐÐ2 dựng cờ ngày 15 tháng 9 năm 1972)

4 giờ sáng. Máy truyền tin vẫn im lặng, thỉnh thoảng lại vang lên báo cáo của Trung úy Trà đã gìàn quân dọc theo đường Duy Tân (cặp theo các căn nhà đổ). Ðịch báo động từ chập tối bắn vu vơ đang mõi mắt đợi chờ.
5 giờ sáng. Pháo binh bắn quấy rối rỉ rả như mọi đêm để đánh lừa địch. Cùng lúc đó các toán nhỏ lội nhè nhẹ qua hào nước. Cơn bảo Elsie gầm thét, giọt mưa như thác đổ làm bức màn che các toán cảm tử bò lên bờ thành đổ nát. Lựu đạn nổ đồng loạt trên thành, tiếng la xung phong vang dậy trong đêm. Trung úy Trà cùng hai trung đội của Thiếu úy Văn tấn Thạch vá Thiếu úy Vũ duy Hiền như cơn sóng thần ập vào thành. Tiểu đoàn 3 đã phá vở phòng tuyến địch nơi cửa Hữu.
Thảo thức giấc và chăm chú theo dõi từ lúc toán tiền sát bò lên thành. Thảo đã cho cả đại đội sẵn sàng tiếp ứng cho đại đội 3
- Nhả ca đây Ðệ Ðức, cho con cái lên đánh canh bạc chót.
- Nhận Ðệ Ðức năm trên năm.
Thảo truyền lệnh các trung đội tiến lên theo đội hình 22, 23 ban chỉ huy đại đội, 21, 24. Pháo binh 130 ly và đại bác 100 ly trực xạ từ Ái Tử không cản được đoàn quân. Trung đội 22 chiếm cổng chính cửa Tiền đường Lê văn Duyệt. Tinh thần cán binh Cộng Sản đã suy sụp, chống cự yếu ớt và rút về cố thủ ở cửa Tả đường Phan đình Phùng. Chai Hennessy được khui ra và chuyền tay cho các binh sĩ. Bên cánh trái Tiểu đoàn 6 bắt đầu tràn lên thành và tác xạ về phía Tiểu đoàn 3. Ðệ Ðức tức giận gào to trong máy truyền tin
- Chương Thiện bảo mấy đứa con của Thái Dương (Trung tá Tùng TÐT) còn bắn cái con mẹ gì nữa. Sói Biển đầy cả thành rồi. Có mấy đứa say rượu nè. Bố chúng nó.

Ðịch xử dụng tất cả hoả lực còn lại để tàn sát đoàn quân chiên thắng. Tiểu đoàn 7 đã tiến ngang bên dưới đường Lê văn Duyệt, một số cán binh Cộng Sản chui ra đầu hàng.
Ðạn pháo và bóng đêm cũng như sự mệt mõi không làm người chiến sĩ dừng bước, họ chiến đấu liên tục, tiêu diệt các tàn quân địch còn cố thủ. Sau gần 24 giờ chiến đấu không nghĩ, những người lính đại đội 2 Tiểu đoàn 3 TQLC đã dựng ngọn cờ trên cổng thành cửa Tả vào mờ sáng ngày 15 tháng 9 năm 1972. Trung sĩ Trương văn Hai trung đội phó trung đội 22 đã hy sinh trong giây phút hào hùng nầy.

Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà đã chiến thắng, chiếm lại Quảng Trị trước hạn định 3 ngày. Sự thành công nầy là do đóng góp của Sư đoàn Dù (Tích tường, Như Lệ), Biệt Ðộng Quân (Liên đoàn 7 ở chợ Sãi), Không quân, Hãi quân, Liên đoàn 81 Biệt cách Dù, Thiết đoàn 20 chiến xa, Thiết đoàn 18 kỵ binh, Pháo binh 155 ly… và Sư đoàn TQLC là nổ lực chính.

Chiến thắng cổ thành Quãng Trị đã được nhiều người viết do tưởng tượng phong phú hoặc do nghe người khác thuật lại. Tôi là một trong những chứng nhân và cùng các chiến hữu TÐ 3 TQLC tham dự chiến thắng hào hùng nầy. Nhưng sự thật đã bị đão ngược, những trung đội trưởng chạy đặc cách đều bị loại, một số huy chương cấp bậc rơi rớt trên vai trên ngực những người đánh giặc Tâm lý chiến hoặc bè phái. Biết bao nhiêu chiến sĩ vô danh đã hy sinh vì bảo vệ tự do. Sự hy sinh cũa các vị anh hùng đó đem lại bổng lộc vài cá nhân. Ðể phù hợp việc tô bóng một cá nhân, thay đổi tên họ cũng như đơn vị của các anh em binh sĩ trong hình dựng cờ. Việc làm đó lịch sử sẽ phê phán.

Trích hồi ký “ Người lính Tổng trừ bị”
MX Giang văn Nhân

 


Hồi Ký

Tiến trình thành lập và phát triển  BC TQLC
Chiến sử TQLC
Binh Chủng TQLC
Sơ lược về BC TQLC
Trung Tá Lê Quang Trọng - Chỉ Huy Trưởng TQLCVN đầu tiên
Đại Úy Bùi Phó Chí vị Tiểu Ðoàn Trưởng TQLC đầu tiên
Trung Tá Lê Nhữ Hùng - người đã góp công nhiều cho sự hùng mạnh của Ðoàn Quân Mũ Xanh
Tiến trình thành lập Chiến Đoàn & Lữ Đoàn
Lữ Đoàn 258
Lữ Đoàn 369
Tiểu Đoàn 1 - Quái Điểu
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa
Tiểu Đoàn 2 - Trâu Điên
Tiểu Đoàn 3 - Sói Biển
Tiểu Đoàn 4 - Kình Ngư
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng
Tiểu Đoàn 7 - Hùm Xám
Tiểu Đoàn 8 - Ó Biển
Tiểu Đoàn 9 - Mãnh Hổ
Tiểu Đoàn Tổng Hành Dinh
Tiểu Đoàn Truyền Tin
Pháo Binh TQLC
Viết cho những người pháo thủ Mũ Xanh
Một đoạn đường trong cuộc đời Y Sĩ TQLC


1963 - 1967

Mật khu Đỗ Xá
Chiến dịch Sống Tình Thương
Hành quân Hội Đồng Sẩm
Tiểu Đoàn 2 - Trận An Qúi
Tiểu Đoàn 2 - Trận chiến Tam Quan
Tiểu Đoàn 3 - Trận Bàng Long, Cay Lậy
Tiểu Đoàn 4 - Trận Bình Giả lúc khởi đầu
Tiểu Đoàn 4 - Bình Giả ơi! Còn nhớ mãi
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức
Tiểu Đoàn 5 - Trận Mộ Đức & Cái chết của vị TĐT
Chiến Đoàn A - Trận Phụng Dư
Chiến Đoàn A - Trận Đức Cơ
Chiến Đoàn B và TĐ-5 Dù Truy Kích CQ ở Ba Gia
Chiến Đoàn B - Cuộc hành quân đổ bộ Deckhouse V Sóng Thần


1968 - Mậu Thân

Tiểu Đoàn 6 - Trận Mậu Thân
TQLC Trong Tết Mậu Thân
Chiến Đoàn A - Trận Mậu Thân
Hình Ảnh T/T Nguyễn Văn Thiệu thăm TĐ2/TQLC


1969 - 1970

Cuộc hành quân qua Cambodia
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cambodia
Tiểu Đoàn 7 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 8 - Trận Cam-Bốt
Lữ Đoàn B  - Vượt biên qua Kampuchia


1971 - Hạ Lào

Hành quân Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 1 PB - Lôi Hỏa sang Lào
Tiểu Đoàn 2 - Hành quan Lam Sơn 719
Tiểu Đoàn 3 PB - Căn cứ hỏa lực Hồng Hà
Tiểu Đoàn 4 - Đêm Hạ Lào sao dài quá!
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Ba Lòng
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến Động Cù Mông
Khoá 22 và Lam Sơn 719 Hạ Lào


1972 - Mùa hè đỏ lửa

TQLC/VN và cuộc tấn công của csBV tại Vùng I
Tiểu Đoàn 3 - Tại Đông Hà
Tiểu Đoàn 3 PB - Tay đôi với tụi nó...
Tiểu Đoàn 4 - Mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 5 - Những ngày đầu
Tiểu Đoàn 6 - Thần Ưng trong mùa hè đỏ lửa
Tiểu Đoàn 6 - Xé xác tăng địch
Tiểu Đoàn 7 - Ngày đầu cuộc chiến
Trận QT 72 của Lữ Đoàn 258 TQLC
Lữ Đoàn 258 - Chiến thắng Quảng Trị tháng 4, 1972
Công sản BV bị TQLC đánh bại tại Đông Hà
Hành lang máu
Tiểu Đoàn 9 - Trận chiến cầu Bến Đá
Tiểu Đoàn 9 - Rừng núi Barbara
Lữ Đoàn 369 - Trân sông Mỹ Chánh
Tái chiếm Cổ Thành Quảng Trị ngày 19-6-1972
Tiểu Đoàn 1 - Thử lửa đầu tiên
Tiểu Đoàn 1 - Nhảy vào Triệu Phong
Tiểu Đoàn 1 - Đổ bộ trong lòng địch
Tiểu Đoàn 1 PB - 20,000 đạn đại bác mỗi ngày
Tiểu Đoàn 2 - Cuộc chiến Cổ Thành Quảng Trị
Tiểu Đoàn 2 - Tiêu diệt chiến xa CSBV thuộc Tr/Đ Tăng-Thiết Giáp 202
Tiểu Đoàn 2 - Tái chiếm Dinh Tỉnh Trưởng & Toà Hành Chánh Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 & 6 - Tiến về Quảng Trị
Tiểu Đoàn 3 - Dựng cờ
Tiểu Đoàn 5 - Hắc Long dậy sóng
Tiểu Đoàn 5 - Đánh trên đầu địch
Người Pháo Thủ TQLC trong cuộc chiến 1972
Pháo Binh TQLC và trận Quảng Trị
Cờ bay trên Cổ Thành Quảng Trị


1973 - 1974

Tiểu Đoàn 2 - Cửa Việt, một chiến thắng vẻ vang và ngậm ngùi
Tiểu Đoàn 3 PB - Trước khi ngưng bắn
Tiểu Đoàn 4 - Hành quân Cửa Việt
Lữ Đoàn 258 - Chiến tích sau cùng


1975

Hương lộ 555 lẻ loi
Tiểu Đoàn 7 và Lữ Đoàn 147
Lữ Đoàn 147 - Di tản chiến thuật
Tiểu Đoàn 4 - Trận đánh cuối cùng
Tiểu Đoàn 9 - Trận đánh cuối cùng
Bãi biển Non Nước: Một kết thúc tức tưởi, oan nghiệt
Vị TĐT cuối cùng của Tiều Đoàn 1 Quái Điểu


Y Sĩ TQLC: Những người không thích sống lâu