QUẢNG TRỊ 1972 - TRẬN ĐỊA LỊCH SỬ

Lê Văn Trạch (SD3BB)

Trên chặng đường dài của lịch sử dân tộc, có từng niên biểu đánh dấu đậm nét những dữ kiện nổi bật ảnh hưởng đến toàn bộ sinh hoạt của đất nước, hơn thế là một dấu ấn khắc khoải ngậm ngùi cho hàng bao thế hệ.

Năm 1972, Quảng Trị được chọn như là một chiến trường quyết định, chiến trường trắc nghiệm: những chiến thuật và súng đạn mới nhất đều được cả hai phía đem thi thố với một mức độ và cường độ ác liệt thảm khốc chưa từng thấy. Mọi tấc đất đều cháy xém rung lên như một cơn địa chấn kéo dài hàng tháng trời, tất cả những ǵ được chăm chút xây dựng hàng bao thế kỷ để tạo nên một nét văn hoá, một cảnh quan hiền dịu phút chốc trở thành b́nh địa. Dân Quảng Trị đói nghèo giờ đây chỉ c̣n tay trắng, xác thân bơ phờ với một tâm trạng u uất tan nát. Năm 1972 điểm mốc quan trọng của lịch sử là vết hằn in dấu chót vót cao của điêu linh thảm khốc đoạ đày trong mỗi một người Quảng Trị.

Lúc này hội đàm Paris đang gặp bế tắc, tuy thế sau chuyến công du của Tổng thống Nixon qua Trung Cộng ngày 17-2-1972 và của ngoại trưởng Kissinger qua Liên Xô kết hợp với những cuộc oanh kích nặng nề của không quân Hoa Kỳ trên miền Bắc. Chính phủ Bắc Việt đă chấp thuận mở lại cuộc hoà đàm. Để hậu thuẫn cho cuộc thương thuyết này, Bộ Chính trị đảng Cộng sản đă ra nghị quyết mở cuộc tấn công đồng loạt trên toàn lănh thổ Miền Nam Việt Nam mà ư định ban đầu lấy miền đông Nam bộ làm điểm, để nếu có thời cơ thuận tiện sẽ tấn công uy hiếp Saigon, tạo áp lực trên bàn hội nghị, nhưng sau khi cân nhắc thấy c̣n nhiều điểm yếu chưa hoàn thiện, Bộ Chính trị quyết định chuyển hướng tấn công, lấy Trị Thiên làm điểm với một cố gắng cao nhất để chiếm được hai tỉnh này bởi ở đây dễ tập trung lực lượng, chỉ đạo và bảo đảm vật chất cho một chiến dịch quy mô lớn.

I.TƯƠNG QUAN LỰC LƯỢNG:

A. Quân lực Việt Nam Cộng Hoà:

a/ Giai đoạn đầu:

1/ Bộ binh:

- Sư đoàn 3 Bộ binh: Các trung đoàn 2, 56, 57
- Sư đoàn TQLC: 2 Lữ đoàn 147, 258
- Địa phương quân: 41 đại đội
- Nghĩa quân: 152 trung đội

2/ Pháo binh: 7 tiểu đoàn và 1 pháo đội PB cơ động 175 ly,

3/ Thiết giáp: 7 chi đoàn

4/ Không quân: SD 1/KQ

b/ Giai đoạn tái phối trí:

- Giảm trung đoàn 56
- Được tăng cường thêm: Lữ đoàn 369 TQLC; 3 liên đoàn BDQ: 4, 5, 6
- 2 Thiết đoàn kỵ binh

c/ Giai đoạn pḥng thủ tuyến Mỹ Chánh và tái chiếm:

- Sư đoàn Dù
- Sư đoàn TQLC
- 4 LD Biệt động quân
- LD 81 Biệt kích Dù
- Đại đội Hắc Báo SD1
- 3 Thiết đoàn 7, 18, 20
- SD1 Không Quân

Về phía Hoa kỳ:

Ngoài 250 máy bay tại sân bay Đà Nẵng và Thái lan, ngày 3-5, hai hàng không mẫu hạm Kitty Hawk và Coral Sea vào hải phận Việt Nam hợp lực với 2 HKMH Hancoc va Constellation nâng số phi cơ của Hải quân lên 275 chiếc.

Lần đầu tiên, QLVNCH đưa pháo binh cơ động 175 và chiến xa M48 ra chiến trường. Đầu tháng 5, hoả tiễn chống tăng TOW cũng được không vận đến Đà Nẵng để trang bị cho SD Dù và TQLC.

B. Quân đội Bắc Việt:

1/ Bộ binh:

- 6 Sư đoàn Bộ binh: 304, 308, 324, 320, 325, 312
- Trung đoàn Độc Lập: 6
- 5 Tiểu đoàn độc lập: 2,15, 19, 38, 7
- 4 Tiểu đoàn đặc công: 25, 31, 33, 35
- 5 Tiểu đoàn địa phương: 3, 8, 10,14 (Quảng Trị) và 47 (Vĩnh Linh)

2/ Pháo binh:

- 4 Trung đoàn: 84, 68, 164, 45.

3/ Pḥng không:

- 4 Trung đoàn cao xạ: 241, 243, 250, 280.
- 1 Trung đoàn hỏa tiễn Sam 2: 236

4/ Thiết giáp: 2 Trung đoàn: 202, 203

5/ Công binh: 2 Trung đoàn: 229, 249

6/ Hải quân: Đoàn 126 thuộc khu vực 5 HQ

Lần đầu tiên tại chiến trường miền Nam, QD/BV đă sử dụng xe tăng T54, pháo 130 ly, hoả tiễn địa không Sam 2, HT chống tăng có điều khiển AT3, HT tầm nhiệt chống máy bay SA7, đại bác PK57 với chiến thuật tấn công hợp đồng binh chủng xa bộ pháo mà một mũi tiến quân lên đến cấp sư đoàn.

II. QUÂN ĐỘI BẮC VIỆT TẤN CÔNG:

Do tính chất quan trọng của trận chiến, Quân Uỷ Trung ương quân đội Bắc Việt đă cho thành lập Đảng Uỷ và Bộ Tư lệnh chiến dịch Trị Thiên do tướng Lê Trọng Tấn phó tổng Tham mưu trưởng làm Tư Lệnh, tướng Lê Quang Đạo, phó chủ Nhiệm Tổng Cục Chính trị làm Chính uỷ kiêm Bí thư Đảng Uỷ, các tướng Cao văn Khánh, Giáp văn Cương, Doăn Tuế, Hồng Sơn, Lương Nhân, Anh Đệ làm phó Tư lệnh chiến dịch Bí Thư Tỉnh Uỷ QT Hồ Sĩ Thản cũng được tham gia đảng uỷ Bộ Tư Lệnh chiến dịch. Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Uỷ viên Bộ Chính trị, Tổng Tham mưu trưởng được cử làm đại diện của quân uỷ Trung ương trực tiếp chỉ đạo hướng chiến lược quan trọng này .

Ngày 11-3-1972, BCT thông qua nghị quyết của Quân Uỷ Trung ương. Mọi binh chủng đều dồn nổ lực chuẩn bị chiến trường, tất cả đơn vị Trinh sát bộ và pháo áp sát điều nghiên các căn cứ của QLVNCH, cơ sở nội tuyến được lệnh theo dơi hoạt động trên mọi b́nh diện để phát hiện sớm nhất các kế hoạch, đơn vị công binh bí mật, gấp rút mở đường cho tăng, pháo. Các sư đoàn ở phía Bắc đang âm thầm hành quân đến tuyến xuất phát…

Về phía QLVNCH, vào trung tuần tháng 3, các tin tức không ảnh và không thám đă phát hiện những chỉ dấu làm đường ở phía tây và tây nam, đài quan sát ở căn cứ Fuller, Baho, Holcomb đă nghe được những tiếng động cơ giới, trong trận phục kích của đơn vị DPQ tại một địa điểm phía TN căn cứ Ái Tử, đă phát hiện phiên hiệu của một đơn vị trinh sát chủ lực, các tin tức do mật báo viên cung cấp cho P2/TK và Ty Cảnh sát quốc gia Quảng Trị cũng cho biết những dấu hiệu chuẩn bị cho một trận chiến qui mô . Tổng hợp những tin trên, P2/SD3 và P2/BTL/QD1 đă đưa ra ước tính t́nh báo về một cuộc tấn công mạnh của QD Bắc Việt vào Quảng Trị . Tuy nhiên những ước tính này dường như không thuyết phục được các cấp chỉ huy để có những kế hoạch quân sự đứng đắn. Bộ TTM nhận định rằng hướng tấn công của QDBV là Tây nguyên nên điều động sư đoàn Dù và một số đơn vị trừ bị khác lên Kontum – Pleiku. Quân đội Bắc Việt nắm được điều này nên đă cho nghi binh chiến lược bằng cách có những hoạt động trinh sát và chuyển quân tương đối lộ liễu và những cuộc tấn công hạn chế vào các căn cứ ở Quân Đoàn 2. Sư đoàn 304 đang ém quân tại Khe Sanh, đă cho tổ đài vô tuyến tiếp tục hành quân vào Tây Nguyên và thường xuyên phát đi những chỉ thị, lệnh hành quân y như thật. BTL/SD3 có lẽ đánh giá t́nh h́nh chưa đến nỗi nào nên đă cho đổi quân đúng vào ngày mở màn tấn công của Quân Đội Bắc Việt, trong cuốn “Easter Offensive”' của Đại tá Gerry H. Turley cũng cho biết: “ … theo chương tŕnh, vào trưa ngày 30-3-1972, tướng Giai và vị cố vấn HK sẽ bay về Saigon nghỉ Lễ Phục sinh cuối tuần, mặc dầu việc hoán đổi vị trí của 2 Trung đoàn đến 6 giờ chiều mới hoàn tất…”

Nói tóm lại, QD Bắc Việt đă tạo được yếu tố bí mật bất ngờ đến phút chót.

Ngày 15-3-1972, tại Băi Hà (tây Vĩnh Linh) tướng Tấn đă họp Bộ Chỉ huy Chiến dịch để đánh giá t́nh h́nh 2 phía trong khu vực đồng thời phổ biến nhiệm vụ và phân công cụ thể. Ngày mở cuộc tấn công là 4 giờ 30 chiều 30-3-1972.

Có 3 nhiệm vụ chủ yếu:
- Tiêu diệt cho được 2 Sư đoàn và đánh thiệt hại nặng 1 SD khác
- Phối hợp tấn công quân sự và binh vận, nổi dậy cả nông thôn lẫn thành thị, làm tan ră lực lượng địa phương, đánh bại kế hoạch b́nh định.
- Chiếm phần lớn lănh thổ Trị Thiên, có điều kiện đánh chiếm toàn bộ

Căn cứ vào việc phối trí lực lượng của SD3 và TQLC, Bộ Tư Lệnh chiến dịch đă tổ chức 4 cánh quân và sử dụng các lực lượng tác chiến trên từng cánh như sau:

1. Cánh Bắc, cánh chủ yếu, sử dụng SD 308, 2 Trung đoàn độc lập 48, 47, Tiểu đoàn 15 độc lập, 2 Trung đoàn pháo mặt đất (164, 84), 1 Trung đoàn pháo cao xạ (284), 2 Tiểu đoàn xe tăng, 2 Tiểu đoàn công binh, TD 33 đặc công do tướng Hồng Sơn phó tư lệnh chiến dịch và Hoàng Minh Thi phó chính uỷ trực tiếp chỉ huy . Mục tiêu tấn công là các vị trí đóng quân của Trung đoàn 57 và Trung đoàn 2 từ căn cứ A1 đến Fuller, mục tiêu kế tiếp là thị xă Đông Hà.

2. Cánh Tây, sử dụng SD.304, 2 Trung đoàn 38 và 68, 4 Trung đoàn cao xạ (230, 232, 241, 280), 2 Tiểu đoàn hoả tiễn 122 ly, 1 Tiểu đoàn xe tăng, 1 Tiểu đoàn công binh, do tướng Hoàng Đan, tư lệnh SD 304 chỉ huy, có nhiệm vụ tấn công tuyến pḥng thủ của Lữ đoàn 147 TQLC tai Ba Hô, Sarge, Holcomb, bao vây tiêu diệt các căn cứ Mai Lộc, Carroll (đồi 241 hay Tân Lâm), Khe Gió . Sau đó chuyển hướng tấn công về căn cứ Ái Tử (nơi đặt BTL/SD3).

3. Cánh Nam, cánh thứ yếu nhưng rất quan trọng, do SD.324, 3 Tiểu đoàn địa phương Quảng Trị cùng các binh chủng phối thuộc, do tướng Giáp văn Cương, phó tư lệnh chiến dịch và Lê Tự Đồng phó chính uỷ chỉ huy, có nhiệm vụ tiêu diệt các lực lượng ở nam, bắc sông Thạch Hăn, chủ yếu là khu vực Phượng Hoàng (Pedro) Babara và đoạn đường Bắc sông Mỹ Chánh, thực hiện chia cắt Trị Thiên.

4. Cánh Đông, cánh thứ yếu, sử dụng tiểu đoàn 47 địa phương Vĩnh Linh, 2 Tiểu đoàn đặc công (31, 25), 1 Tiểu đoàn pháo, 4 đại đội địa phương, đoàn 126 Hải quân do Bùi Thúc Dưỡng trưởng pḥng đặc công chiến dịch chỉ huy, có nhiệm vụ bao vây Dốc Miếu, Quán Ngang từ phía đông, tiêu diệt căn cứ Hải quân Cửa Việt, phá kế hoạch b́nh định ở Triệu Phong, thọc sâu vào đông bắc Ái Tử.


PHÓNG ĐỒ CUỘC TẤN CÔNG CỦA QUÂN ĐỘI BẮC VIỆT
VÀO CÁC VỊ TRÍ QL/VNCH TẠI QUẢNG TRỊ NGÀY 30-3-1972

Đến ngày 26-3-72, mọi chuẩn bị cho chiến dịch cơ bản hoàn thành. Cục vận tải, đoàn 559, đoàn vận tải QK4 cùng hàng ngàn thanh niên xung phong, dân công hoả tuyến của Quảng B́nh, Vĩnh Linh đă chuyển được hàng chục ngàn tấn hàng phục vụ chiến dịch.

Sáng ngày 30-3-72, Bộ Tư lệnh chiến dịch quân đội Bắc Việt họp lần cuối để khai triển kế hoạch. Trưởng pḥng Quân Báo của mặt trận báo cáo Trung đoàn 56 đang trên đường đến thay quân ở Fuller. Tướng Tấn nhận định như vậy kế hoạch chưa bại lộ nên đă cho giờ nổ súng sớm hơn, tức 11 giờ 30.

Tuy vậy lúc 10 giờ 30 khi TD. 2/56 lọt vào ổ phục kích của TD.3/27, SD.308, Tiểu đoàn trưởng đă ra lệnh nổ súng (sớm hơn kế hoạch 1 giờ).

Đến 11 giờ 30 khi giờ G khởi điểm, hàng trăm khẩu pháo 130 ly, HT. 122 đồng loạt nă đạn vào 14 căn cứ pḥng thủ của Sư đoàn 3 và Thuỷ Quân Lục Chiến.

Đến 10 giờ sáng 31-3-72 căn cứ Fuller bị tràn ngập, tại phía Bắc, dưới áp lực nặng nề của pháo binh và bộ binh vây ép. Tiểu đoàn 2/2 phải bỏ Cồn Tiên rút vào căn cứ C2, đồng thời TD 2 và 3/57 về căn cứ C1. Tại cánh đông, đoàn 126 Hải quân đă ồ ạt tấn công duyên đoàn 11 và khống chế cảng Cửa Việt, cùng lúc Tiểu đoàn 47 địa phương Vĩnh Linh, 2 Tiểu đoàn đặc công 25, 31, 4 đại đội địa phương Quảng Trị và 1 Tiểu đoàn pháo phối hợp đă làm tan ră các đơn vị địa phương quân, nghĩa quân tiểu khu Quảng Trị tại phía bắc sông Thạch Hăn. Tại cánh tây, được xem là cánh trọng yếu của chiến dịch, từ trưa ngày 30-3-72, tất cả các khẩu pháo 130 ly của 2 Trung đoàn 68, 38 và 2 Tiểu đoàn hoả tiễn đều tập trung nhắm vào Carroll, Mai Lộc, Holcomb, Ba Hô, Sarge, riêng tại 2 căn cứ sau do TD 4/147 trú đóng đă bị gần 1000 quả đạn, đồng thời cho Trung đoàn 9 và 66/304 ồ ạt tấn công, cuộc chiến đấu diễn ra rất ác liệt, đôi bên thiệt hại nặng nề, đến 10 giờ 45 đêm 31-3-72, căn cứ Sarge di tản và 4 giờ sáng 1- 4 -72, TD4/TQLC cũng phải rút khỏi Ba Hô. Tại Khe Gió trên QL 9 nơi trú quân của TD 3/56, trưa 31-3 một bộ phận của Trung đoàn 9/304 đă tấn công tràn ngập, cùng lúc căn cứ Holcomb do TD 8/147 trấn giữ đă bị 2 Trung đoàn 1 và 2/324 tấn công dữ dội, buộc phải rút về căn cứ Phượng Hoàng.

Trong ngày 31 - 3 BTL/QD1 điều TD7 TQLC tăng cường cho LD147 tại Mai Lộc. TD3/258 từ Nancy được điều đến giữ an ninh QL9 đoàn Đông Hà – Cam Lộ. BCH Lữ đoàn 258 TQLC cùng TD 6 được điều động đến căn cứ Ái Tử, trong đêm, Bộ Tham mưu Sư đoàn 3 triệt thoái vào Cổ Thành Quảng Trị .

Qua ngày 2 – 4 - 72, BTL/SD3 dồn nổ lực gom quân thiết lập hệ thống pḥng thủ mới theo tuyến Cửa Việt, Đông Hà, Cam Lộ, Carroll, Mai Lộc, Phượng Hoàng. Tuy nhiên sau khi chiếm xong các căn cứ, quân đội Bắc Việt tiến chiếm chi khu Cam Lộ, đồng thời dồn mọi nỗ lực đánh vào Caroll và Mai Lộc.

Vào lúc 14 giờ 30 ngày 2 – 4 - 72, không chịu nổi áp lực nặng nề của pháo và bộ binh vây khốn, Trung tá Phạm văn Đính , Trung đoàn trưởng Trung đoàn 56 đă liên lạc với quân đội Bắc Việt xin đầu hàng cùng với 1500 binh sĩ.

Biến cố này đă gây kinh hoàng và chấn động đến tinh thần chiến đấu của toàn binh sĩ trong vùng. Mất Carroll, căn cứ Mai Lộc nơi đặt BCH/LD147/TQLC liên tục bị pháo kích và tấn công, đến 10 giờ đêm 2 - 4 toàn bộ rút về Đông Hà và lui tuyến sau tại tổ chức.

Vào lúc 9 giờ sáng 2-4, 20 chiến xa T54 từ hướng bắc theo QL1 tiến vào Đông Hà . TD 3/ TQLC với toàn chống chiến xa trang bị đại bác 106 được lệnh phải tử thủ bằng mọi giá. Lần đầu tiên trong cuộc chiến VN, bộ binh BV cũng chiến xa với sự yểm trợ của các loại pháo, hoả tiễn địa không Sam 2 đă trực diện với TQLC có DB 106, M72 chống chiến xa, pháo binh, hải pháo, phi cơ các loại. Cuộc tấn công bị chận lại ở phía bắc sông, đến 4 giờ 30 chiều, toán công binh TQLC đă giật sập cầu Đông Hà.

Sau 4 ngày tấn công của quân đội Bắc Việt, 14 cứ điểm từ hướng Bắc, Tây, Tây Nam và 3 chi khu đă phải rút bỏ, QLVNCH tại giới tuyến mất nguyên 1 BCH Trung đoàn, 7000 binh sĩ tử thương, bị thương, bị bắt hoặc thất lạc đơn vị . Trên 50.000 đồng bào thuộc các huyện Cam Lộ, Hương Hoá, Gio Linh đă bỏ nhà cửa, ruộng vườn với hai bàn tay trắng đổ dồn ra QL1 và 9 để chạy về Quảng Trị, nhiều cái chết thê thảm đă xảy ra!

Ngày 2 – 4 - 72, TT Nguyễn văn Thiệu ra Huế đă chỉ thị cho các Tư lệnh tăng cường lực lượng để bằng mọi giá cầm chân đối phương trên tuyến pḥng ngự Đông Hà , Ái Tử, Phượng Hoàng, La Vang.

Ngày 3 – 4 - 72 đă không vận BTL/SD/ TQLC và LD 369 từ Saigon ra Mỹ Chánh, hôm sau Bộ chỉ huy BDQ cùng 3 Liên đoàn 4,5,6 từ QK2 và QK4 cũng đă đến Quảng Trị . Tất cả các lực lượng trên được phối trí như sau: Tại Đông Hà, Lai Phước do Trung đoàn 57, 2 Liên đoàn 4 và 5 BDQ, 2 Thiết đoàn 17, 20 đảm trách dưới sự chỉ huy của Đại tá Nguyễn Trọng Luật – Trung đoàn 2 trách nhiệm khu vực nam Ái Tử đến bờ bắc sông Thạch Hăn, Liên đoàn 1 BDQ pḥng thủ thị Xă Quảng Trị, lập pḥng tuyến phía nam sông Thạch Hăn. Lữ đoàn 258 tại phía tây CC/Ái Tử và Phượng Hoàng. Tất cả các đơn vị này đều đặt dưới quyền chỉ huy của tướng Vũ Văn Giai, Tư lệnh SD/23BB mặc dầu SD/ TQLC có đến 2 Lữ đoàn tham chiến và Bộ chỉ huy BDQ với 3 Liên đoàn, đây là một sai lầm nghiêm trọng về chiến thuật chỉ huy, bởi thế đă có nhiều trường hợp các đơn vị này chỉ thi hành lệnh sau khi gặp chỉ huy đơn vị gốc chấp thuận.

Về phía QDBV, BCH/ CD nhận định tuy QLVNCH tăng cường lực lượng nhưng chưa được củng cố, tinh thần hoang mang giao động, nếu đánh nhanh đánh mạnh sẽ tan vỡ mau chóng do đó đă ra lệnh cho các SD tấn công vào trung tâm pḥng ngự theo 3 hướng:

- SD 308 được tăng cường thêm Trung đoàn 48 sẽ tấn công Đông Hà – Lai Phước

- SD 304 tấn công căn cứ Ái Tử, Cầu Quảng Trị

- SD 324 tấn công căn cứ Phượng Hoàng La Vang cắt giao thông trên QL1 từ Cầu Nhùng đến Bến Đá, Mỹ Chánh

Tại Cánh Đông, ngoài lực lượng hiện có ở giai đoạn 1, được tăng cường thêm Trung đoàn 27 để chiếm giữ cho được khu vực quận Triệu Phong.

Đúng 15 giờ ngày 8 - 4, tất cả các Trung đoàn pháo và hoả tiễn được lệnh nổ súng nhắm vào các mục tiêu trên. Vào lúc 5 giờ sáng 9 - 4, SD 308 và Trung đoàn 102 chiến xa đă ồ ạt tấn công tuyến pḥng thủ của BDQ và Lữ Đoàn 1 Kỵ binh tại Đông Hà, đồi Quai Vạc (cây số 6 trên QL 9) nhưng trước sự chiến đấu kiên cường dạn dày kinh nghiệm của BDQ, tuyến pḥng thủ này vẫn giữ vững. Cùng giờ tại phía tây Ái Tử, Trung đoàn 24/SD304 cùng một TD xe tăng đă tấn công căn cứ Phượng Hoàng do TD 6/TQLC trú đóng. Nhờ hoả lực phi pháo yểm trợ kịp thời chính xác, các mũi tấn công đều bị đẩy lùi. Lần đầu tiên tại chiến trường VN, xe tăng M48 đă đụng đầu với T 54. Trận đánh ngày 9 - 4 tại căn cứ Phượng Hoàng là một cuộc hợp đồng binh chủng phi xa bộ pháo tuyệt vời nhất của QLVNCH. 13 trong số 16 xe tăng bị bắn cháy tại chỗ, 2 chiếc c̣n nguyên vẹn được TQLC kéo về Ái Tử, sau đó đưa về Saigon triển lăm .

Như vậy sau 2 ngày mở cuộc tấn công đợt 2 vào tuyến pḥng thủ Đông Hà, Ái Tử, Phượng Hoàng, các đơn vị BV đă không đạt được kế hoạch mà c̣n bị tổn thất nặng do QLVNCH thay đổi phương thức tác chiến mới là pḥng thủ di động liên hoàn, phối hợp hoả lực nhịp nhàng chính xác, nâng cao tinh thần chiến đấu của binh sĩ. Tại Ái Tử, ngày 23 - 4, LD147 đến thay LD258.

Từ ngày 10 –> 26/4, chiến trường tương đối ở mức trung b́nh QDBV chỉ mở những đợt tấn công thăm ḍ nhằm phát hiện quy luật và kỹ thuật tác chiến của QLVNCH đồng thời để ổn định phương tiện và phương án tấn công, quyết đạt được mục tiêu đă đề ra lúc ban đầu.

Đúng 5 giờ 30 sáng 27 – 4 - 72, QD/BV đă tập trung tất cả các loại pháo cối 130, D74, lựu pháo 155, 122, 100, 105, cối 160, 120, hoả tiễn BM14, A12, H12, DKB đồng loạt bắn vào Đông Hà, Lai Phước, Ái Tử, La Vang và thị xă Quảng Trị, 20 phút sau, 3 Sư đoàn bộ binh, 2 Trung đoàn xe tăng được lệnh xung phong: SD308 điều Trung đoàn 102 với một TD xe tăng tấn công cầu Lai Phước, 2 Trung đoàn 36 và 88 tiến thẳng vào Đông Hà.

Đến 10 giờ 30 ngày 28 - 4, QD/BV đă làm chủ Đông Hà - Lai Phước. tại khu vực Ái Tử, Quảng Trị, SD304 điều Trung đoàn 66 chiếm Tích Tường, Như Lệ, khai triển về hướng Cầu Ga, chận đường lui quân trên QL1 đồng thời cho 2 Trung đoàn 21, 48 và một Trung đoàn xe tăng tiến thẳng vào Ái Tử. Trước áp lực nặng nề của hoả lực và quân số đông gấp bội, ngày 30 – 4 - 72, LD147 phải rút vào thị xă Quảng Trị . Trong lúc 2 Sư đoàn 304, 308 tấn công Đông Hà- Lai Phước, Ái Tử, SD324 âm thầm hành quân chiếm lĩnh các khu vực trọng yếu phía tây QL1 từ Hải Lâm đến Mỹ Chánh nhằm cắt đường tiếp từ Huế ra và lui quân từ cổ thành Quảng Trị . Riêng tại Cầu Nhùng, Mai Đàn đă sử dụng nguyên Trung đoàn 1 để tấn công, Trung đoàn 2 hướng Bến Đá . Nhiều trận đánh đẫm máu, ác liệt đă xảy ra, SD 324 khống chế được hoàn toàn đoạn đường này đặc biệt từ Cầu Nhùng đến Bến Đá, tất cả hoả lực đều bắn xả xuống khi phát hiện có sự di chuyển bất chấp đó là xe hàng, xe cứu thương hay dân thường.

Ba SĐ/QBV đang tạo thế gọng kềm vây ép những khu vực c̣n lại trong lúc pháo binh tập trung huỷ diệt thị xă (chỉ trong cổ thành đến lúc rút đi vẫn chưa bị quả đạn nào!), một số đông binh sĩ đă bỏ đơn vị đưa gia đ́nh di tản. Tinh thần quân dân giao động mạnh, lực lượng tăng viện không có, SD1 Không quân không được phép bay qua sông Mỹ Chánh.

Trước t́nh h́nh đó, sáng 1 – 5 - 72, Chuẩn tướng Vũ Văn Giai họp Bộ Tham Mưu Sư Đoàn cùng chỉ huy các binh chủng tuyên bố rút quân khỏi Quảng Trị. Sau khi các đơn vị trong cổ thành ra khỏi theo hướng Trí Bưu, Quy Thiện, Hải Lăng đến giữa trưa, 3 trực thăng CH54 đă bốc tướng Giai và các cố vấn vào Huế (Tướng Giai sau đó được giải giao về SG ra toà án quân sự mặt trận, tước đoạt binh quyền và giam ở khám Chí Hoà cho đến năm 75).

Đến 14 giờ 30, LD147 và LD1KB rút khỏi Quảng Trị . Ngày 2 – 5 - 72 pḥng tuyến cuối cùng của QLVNCH là sông Mỹ Chánh.

Ngày 4 – 5 - 72 trên tờ nhật báo Pacific Stars and Stripes của quân đội Hoa Kỳ, người ta đọc được bức thư của Tướng Giai bằng Anh ngữ, trong đó ông viết: “… Tôi chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm trước lịch sử và pháp luật về cuộc triệt thoái này. Thị xă Quảng Trị đă hoang tàn đổ nát. Lương thực, đạn dược và nhiên liệu dự trữ đă cạn . Các đơn vị tác chiến đă quá mệt mỏi. Tôi thấy không c̣n lư do nào chính đáng để ở lại bảo vệ những hoang tàn đổ nát ấy. Tôi ra lệnh cho các đơn vị dưới quyền triệt thoái trong trật tự, để tái củng cố lực lượng, thiết lấp pḥng tuyến và mặt trận mới, để tấn công lại đối phương, nếu chúng vẫn c̣n duy tŕ cuộc chiến tranh đầy sai trái này…"

HUE, Vietnam (UPI) --The commander of a South Vietnamese division routed in the fighting in Quang Tri Province issued an emotional letter Tuesday night claiming "full responsibility" for the retreat.
In what he called a "letter from the heart" to men of the 3rd Div. at Hue, Brig. Gen. Vo Van Giai declared:
"The capital of Quang Tri Province is in ruins. Our food, our ammunition and all our fuel supplies are gone. Our force is exhausted.
"I see no further reason why we should stay on in this ruined situation. I ordered you to withdraw in order to fortify our units again from a new front to annihilate remaining Communist forces if they still engage in this wrongful war."
The letter was unprecedented in the Vietnam conflict. In it, Giai declared, "I bear full responsibility for history and the law for this withdrawal."
Giai has set up a new headquarters base about 18 miles north of Hue, the former imperial capital on Highway 1, about 400 miles north of Saigon.

SOURCE: http://www.thebattleofkontum.com/stars/083.html

III. TÁI CHIẾM QUẢNG TRỊ:

Trước t́nh h́nh khẩn trương, có nguy cơ QD/BV sẽ tấn công vào Thừa Thiên Huế, trong khi Tướng Lăm cùng Bộ Tham Mưu của ông không c̣n khả năng và uy tín để chỉ huy những đại đơn vị thuộc quyền và ứng phó với một chiến trường quá cỡ.

Ngày 1 – 5 - 72 Tổng thống Thiệu bổ nhiệm Trung tướng Ngô Quang Trưởng đảm nhận chức vụ Tư lệnh Quân Đoàn 1.

Ngày 4 - 5 Đại tá Bùi Thế Lân thay Tướng Lê Nguyên Khang làm Tư lệnh SD/TQLC.

Ngày 5 - 5 Tướng Nguyễn Duy Hinh giữ chức vụ Tư lệnh SD/3BB (Sư đoàn này được đưa về Phú Bài tái huấn luyện và bổ sung, đến cuối năm vào hoạt động tại chiến trường Quảng Đà). T́nh huống lúc này rất phức tạp: hàng trăm ngàn dân QT lánh nạn đổ dồn về Huế – Đà Nẵng, một số quân nhân bỏ đơn vị gây cảnh phi pháp hỗn loạn trên đường phố Huế, trinh sát, đặc công VC trà trộn tuyên truyền rỉ tai, bạo động, đốt chợ Đông Ba… một số căn cứ do SD1 trấn giữ ở tây Huế đă bị chiếm… tất cả tạo nên những nỗi hoang mang lo sợ cho dân và giảm tiềm năng chiến đấu của binh sĩ. Để đối phó với t́nh h́nh ấy, Tướng Trưởng ban hành lệnh giới nghiêm trên toàn tỉnh Thừa Thiên và đưa ra 2 nhiệm vụ phải khẩn cấp thực hiện là pḥng thủ Huế và tái chiếm Quảng Trị .

Tuyến Mỹ Chánh lúc này do Lữ đoàn 2 Dù, Liên đoàn 1 BDQ và 2 Lữ đoàn TQLC trấn giữ. Từ trung tuần tháng 5, SD/TQLC với sự phối hợp yểm trợ của Hạm đội 7 đă mở những cuộc hành quân trực thăng vận và đổ bộ vào hậu tuyến của Quân đội BV, đồng thời QD/BV cũng cho các SD với chiến xa yểm trợ dàn trận tấn công trên toàn tuyến: những trận đánh dữ dội, thảm khốc xảy ra, thiệt hại cả đôi bên rất lớn.

Ngày 22 - 5 Bộ TTM đă tăng cường BTL Sư đoàn Dù và LD 3 Dù.

Bước vào tháng 6, SD/TQLC bắt đầu mở những cuộc hành quân tiến ra phía Bắc, cho đến ngày 18 - 6 đă lập pḥng tuyến mới phía ngoài Mỹ Chánh 4 cây số .

Ngày 28 - 6, BT/LQD1 khai diễn cuộc hành quân Lam Sơn 72 với Sư đoàn Dù hướng tây và SD/TQLC hướng đông QL1 dàn hàng ngang tiến thẳng ra hướng thị xă Quảng Trị. Có thể đây là trận chiến vĩ đại, khốc liệt gay cấn nhất trong lịch sử chiến tranh quốc cộng, khi lực lượng tham chiến mỗi bên lên đến cấp quân đoàn với những phương tiện tối tân hiện đai. Các SĐ/QBV hành quân trên vùng đồng bằng và cồn cát đă bị phi cơ chiến lược, chiến thuật, pháo binh gây thiệt hại nặng, tăng pháo bỏ lại ngổn ngang. Chỉ sau 1 tuần hành quân, với sự yểm trợ hoả lực tối đa của Hoa Kỳ, 2 Sư đoàn Tổng Trừ Bị của QLVNCH đă hoàn toàn tái chiếm Hải Lăng, đẩy lui 4 Sư đoàn QD/BC 320, 325, 303, 308 về khu vực chung quanh thị xă và một phần quận Triệu Phong.


PHÓNG ĐỒ TÁI PHỐI TRÍ LỰC LƯỢNG

Thị xă và Cổ thành Quảng Trị lúc này trở thành vật mặc cả tại bàn hội nghị Paris, cả hai bên đều muốn có những thành quả để tạo ưu thế trong cuộc họp ngày 27-7-72. Từ trung tuần tháng 7, QD/BV đưa sư đoàn trừ bị cuối cùng, SD 312 ra mặt trận, nâng lực lượng tham chiến lên đến 6 Sư đoàn, đồng thời điều thêm Trung đoàn 95/325 vào tăng viện cho Trung đoàn 48 đang chốt giữ Cổ thành và thị xă. Về phía QLVNCH, BTTM dự tính đưa ra 1 Sư đoàn Bộ binh từ vùng 4 ra tăng cường nhưng sau cùng phải huỷ bỏ v́ có quá nhiều trở ngại từ chiến thuật, tiếp vấn đến tâm lư binh sĩ.

Hai mũi tấn công của QLVNCH khi tiến gần ṿng đai thị xă đều phải khựng lại v́ những tổ chốt liên hoan dày đặc của quân đội BV đặc biệt là tại ngă ba Long Hưng, ngă tư Thạch Hăn, Nhà Ga. Sau mấy tuần liên tục tấn công, Lữ đoàn 3 Dù quá mệt mỏi và bị một số tổn thất, ngày 27 - 7 được lệnh lui về tuyến sau nhường khu vực hoạt động cho LD 258/ TQLC, như vậy toàn bộ SD/TQLC từ 3 hướng đang nhắm vào Cổ thành .

Ngày 29 - 7 hoả lực Việt Mỹ bắt đầu trận tập kích phong lôi vào khu vực 4 cây số vuông của thị xă bằng phi cơ chiến lược, chiến thuật, hải pháo, pháo binh. Vùng ngoại vi Long Hưng, Thạch Hăn, Nhà Ga đến Trí Bưu, An Tiêm, Quy Thiện hầu như đă thanh b́nh địa. Lực lượng hai bên tranh nhau từng căn nhà, đoạn hào, gầm cầu, hố đất, cống rănh, khai thác tối đa hoả lực để tiêu diệt quân bộ chiến. Trận đánh cam go dai dẳng suốt 2 tháng trời.

Qua đầu tháng 9, BTL/QD1 điều 2 Liên đoàn BDQ thay tuyến pḥng thủ của Lữ đoàn 147 ở hướng Bắc, tập trung 2 Lữ đoàn 147, 258 cùng thiết giáp tấn công dứt điểm thị xă và Cổ thành Quảng Trị . QD/BV cùng nổ lực tăng cường lực lượng và đích thân Tư lệnh phó chiến dịch xuống hành quân với các Sư đoàn, quân số trong thành cổ lên đến 8 Tiểu đoàn.

Nhưng trong lúc này ở Quảng Trị bắt đầu chuyển mùa, mưa lũ liên miên, QD/BV gặp nhiều khó khăn trong công sự pḥng thủ, hầm hào vừa bị ngập nước, vừa bị hoả lực phi pháo tập trung huỷ diệt, các cánh quân của TQLC đă làm chủ thị xă, dồn lực lượng đối phương vào gọn trong thành cổ và bị thiệt hại nặng, theo tài liệu chính thức của pḥng Quân lực mặt trận, trung b́nh hàng ngày có trên 100 người chết, chưa kể số bị thương, trong lúc đó hoả lực yểm trợ giảm và đường tiếp tế bị cắt… Những ngày trung tuần tháng 9 đă xảy ra biết bao trận cận chiến đẫm máu dưới chân cổ thành, trận chiến một mất một c̣n giữa TQLC và 8 Tiểu đoàn CS/BV. Nhằm cứu nguy t́nh trạng bi đát này, BTL chiến dịch ra lệnh cho Trung đoàn 18/325 vượt sông sang thị xă quyết giữ thành cổ, nhưng nước sông Thạch Hăn dâng cao, hoả lực Việt Mỹ khống chế liên tục, cuộc chuyển quân không thực hiện được.

Chiều 15-9 các đơn vị TQLC đă cắm cờ trên Cổ thành và ngày 16-9 đă làm chủ hoàn toàn thị xă.

Cả thế giới đang hướng về Quảng Trị, dưới ánh mắt ṭ ṃ trông đợi để nh́n mặt kẻ thắng người thua trên một canh bạc, những phóng viên ŕnh rập hàng giờ để tranh nhau chớp cho được bức ảnh đầu tiên khi dựng một ngọn cờ. Riêng người Quảng Trị tâm tư bồn chồn, ngóng chờ một khoảng lặng yên tiếng súng để trở về, nhưng họ có thấy ǵ đâu, một nỗi chết bao trùm trái dài từ đại lộ kinh hoàng đến thị xă, mà có c̣n cái ǵ để gợi nhắc một thành phố hay không? “Những sự kiện kinh hoàng nhất đă xảy đến, những thống khổ đoạ đày nhất đă hiện hiện, tất cả tàn khốc chất ngất chiến tranh đă ào xuống trên Quảng Trị ! ”.

Người dân mất hết, ngơ ngác quẩn quanh để định vị trí ngôi nhà của ḿnh, nhưng mọi thứ bây giờ chỉ là đống gạch vụn khổng lồ, chẳng có ngôn từ nào đủ ư để diễn đạt hết mức độ tàn phá và nỗi u uất trong ḷng người …

Cả hai phe đều mở tiệc mừng, tưởng thưởng công lao, tung hô chiến thắng và làm cuộc thống kê: người ta đếm những xác chết, những tấn bom đạn, phương tiện chiến tranh, công tŕnh xây dựng bị phá huỷ… nhưng có biết bao điều không đếm được tiềm ẩn trong tận đáy tâm hồn, lúc chùng xuống, khi dâng lên nghẹn ngào... Người Quảng Trị mất đến cả những dấu tích của kư ức, họ trở về, ngậm ngùi rồi cất bước. Trong tang thương, ngút ngàn khổ ải, họ tự hỏi sao định mệnh quá khắt khe với một vùng đất khô cằn cùng những con người chơn chất đến thế !?

Năm 72 đă tạo nên một nỗi đau của dân tộc và một cái tang, một mất mát lớn lao trong mỗi người dân Quảng Trị.

TỔNG HỢP TỪ CÁC TÀI LIỆU:

- Quảng Trị 72 của Sở Văn Hoá Thông Tin Quảng Trị
- Mùa Hè Đỏ Lửa của Phan Nhật Nam
- Bài viết: “ Thuỷ Quân Lục Chiến VN và trận chiến Xuân Hè 72 tại vùng I Chiến thuật ” của Trần văn Hiển – Trưởng pḥng 3SD/TQLC

Lê Văn Trạch - SD3BB