[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

Những ngày cuối của Việt Nam Cộng Ḥa

T́nh h́nh trước Hiệp Định Ba Lê

LTS: Những ngày cuối của Việt Nam Cộng Ḥa” là một hồi kư của một cựu tướng lănh giữ trọng trách trong quân lực VNCH, Tướng Cao Văn Viên. Nhân 30-4-2004 sắp tới và cũng là ngày kỳ niệm 30 năm cộng đồng người Việt ở hải ngoại, chúng tôi xin đăng tải lại tài liệu này

Sau cuộc tấn công của cộng sản vào tháng 4, năm 1972 (Mùa Hè Đỏ Lửa), quân đội VNCH được lệnh tái chiếm các phần đất đang nằm trong tay địch (xem bản đồ 1). Ở Quân Khu I, hành quân Lam Sơn 72 được khai diễn với sự tham dự của sư đoàn 1 Bộ Binh (SĐ1/BB); sư đoàn Nhảy Dù (SĐND); sư đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC); và các đơn vị phụ thuộc 1. Đến ngày 15 tháng 9, 1972, quân ta đă chiếm lại thành phố Quảng Trị và phần lớn lănh thổ của tỉnh. Một hành lang pḥng thủ được thiết lập song song với sông Thạch Hăn, chạy dài ra bờ biển. Cộng quân chống trả rất mănh liệt ở Quảng Trị, và có lúc mở nhiều cuộc phản công không thành ở phía nam Quân Khu I.

Ở quân khu II, nhiều cuộc hành quân được tổ chức nhằm giải tỏa áp lực địch ở Kontum, Pleiku, tái chiếm thung lũng An Lăo ở B́nh Định, giải tỏa các quốc lộ 19, 21, và đoạn đường Pleiku - Kontum trên quốc lộ 14. Để thực hiện nhiệm vụ đó, quân đoàn II được bổ sung thêm hai liên đoàn Biệt động quân (BĐQ), có cấp số tương đương hai trung đoàn. Hai liên đoàn này được tổ chức lại và đến từ Quân Khu IV (quân khu và quân đoàn giống nhau trong ư nghĩa quân sự; quân đoàn I phụ trách an ninh cho quân khu I; quân đoàn II cho quân khu II, v.v...)

Ở Quân Khu III, lực lượng chúng ta thành công giải tỏa An Lộc và vùng phụ cận. Tuy nhiên khoảng đường từ Lai Khê lên An Lộc trên quốc lộ 13 vẫn c̣n bị phong tỏa.

Trong khi đó, t́nh h́nh ở Quân Khu IV nằm dưới sự kiểm soát chặt chẽ của quân đội VNCH. Tất cả các cuộc đụng độ giữa ta và địch đều xảy ra trên đất Cam Bốt. Tuy nhiên một số xă ấp ở Chương Thiện vẫn c̣n bị cộng quân chiếm.

T́nh h́nh quân sự trong nửa năm c̣n lại của năm 1972, nói một cách tổng quát, ta và địch ngang nhau trên chiến trường. Trong khi đó kế hoạch rút quân của Hoa Kỳ đang tiếp tục diễn ra. Đến năm 1973, địch có phần mạnh hơn v́ chúng ta không c̣n được yểm trợ về không lực của Không và Hải Quân Hoa Kỳ.

Về phương diện chính trị, để đối đầu với t́nh trạng khẩn trương của năm 1972, chính quyền trung ương VNCH áp dụng một số biện pháp mạnh. Thiết quân luật được ban hành toàn quốc; giới hạn và gia tăng điều kiện miễn dịch đối với thanh niên trong lứa tuổi động viên. Ban hành sắc luật cấm nam công dân trong khoảng tuổi 17 - 43 du hành ra nước ngoài. Cùng lúc quốc hội ủy nhiệm tổng thống được toàn quyền quyết định về vấn đề kinh tế và quốc pḥng trong thời gian từ tháng 7 cho đến tháng 12 năm 1972. Luật báo chí mới được áp dụng để chính phủ có thể kiểm soát các cơ quan ngôn luận hữu hiệu hơn. Cuộc bầu cử xă ấp của năm 1972 bị hủy bỏ. Thay vào đó các tỉnh trưởng được lệnh cải tổ lại cơ sở địa phương và chỉ định các trưởng ấp và xă trưởng trong ṿng hai tháng.

Những thương thuyết đầu tiên

Trên quan điểm quân sự, cộng sản thất bại nặng nề trong cuộc tấn công Tết Mậu Thân năm 1968. Nhưng về quan điểm chính trị và ảnh hưởng đối với tâm lư quần chúng, cuộc tấn công Tết Mậu Thân đem lại cho cộng sản ưu điểm. Thắng hay bại, qua trận Tết Mậu Thân, quần chúng Mỹ thất vọng về cuộc chiến ở Việt Nam. Khi đại tướng Westmoreland xin tiếp viện thêm hai trăm ngàn quân cho chiến trường, giới quan sát đi đến nhận xét là cuộc chiến Việt Nam khó giải quyết đơn thuần bằng vấn đề quân sự. Ngày 31 tháng 3, 1968, tổng thống Johnson tạm ngưng oanh tạc từ vĩ tuyến 20 trở lên, và đề nghị một giải pháp ḥa b́nh. Cùng ngày, tổng thống Johnson tuyên bố ông không ra tái tranh cử cho nhiệm kỳ tổng thống sắp đến. Một tháng sau Bắc Việt đồng ư thương nghị ḥa đàm, với cuộc họp đầu tiên vào ngày 10 tháng 5, 1968, giữa W. Averell Harriman và Xuân Thủy 2. Lần nói chuyện đó không đi đến đâu. Để thúc đẩy Bắc Việt thật sự thương lượng và chứng tỏ thiện chí của Hoa Kỳ, tổng thống Johnson vào ngày 31 tháng 10, ra lệnh ngưng giội bom trên toàn lănh thổ Bắc Việt. Nhiều cuộc hội đàm được diễn ra sau đó, nhưng không có một kết quả nào đáng kể sau một năm dài thương nghị.

Cũng trong tiến tŕnh t́m giải pháp ḥa b́nh cho Việt Nam, ngày 7 tháng 4, 1969, chính phủ VNCH đề nghị một giải pháp sáu điểm:

1. Cộng Sản phải rút hết quân khỏi miền Nam.

2. Ngưng sử dụng căn cứ ở Lào và Cam Bốt.

3. Chủ trương ḥa hợp và đại đoàn kết dân tộc.

4. Sự thống nhất đất nước sẽ được thực hiện trong tinh thần ḥa hợp.

5. Cần sự quốc tế kiểm soát để bảo đảm cộng sản sẽ không xâm lấn trong tương lai.

6. Ân xá cho các phần tử cộng sản ở miền Nam nếu họ tuyên thệ từ bỏ bạo động và tuân theo luật pháp 3.

Một tháng sau, ngày 8 tháng 5, Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam đề nghị ngược lại một lập trường 10 điểm, nhằm chấm dứt chiến tranh:

1. Tôn trọng chủ quyền quốc gia của Việt Nam theo tinh thần hiệp định Geneva.

2. Hoa Kỳ và quân đội Đồng Minh phải tháo gỡ quân cụ, vũ khí, và rút khỏi miền Nam vô điều kiện.

3. Vấn đề có mặt của các lực lượng quân sự ở miền Nam sẽ do người Việt Nam tự giải quyết lấy.

4. Thiết lập một cuộc bầu cử trong tinh thần tự do dân chủ để lập một quốc hội lập hiến và một chính phủ liên hiệp.

5. Trong thời gian chờ cuộc bầu cử tổ chức, không phía nào được ép người dân theo chế độ của ḿnh.

6. Miền Nam sẽ theo một chính sách đối ngoại trung lập và ḥa b́nh.

7. Sự thống nhất đất nước sẽ theo những giai đoạn ḥa giải, không có sự can thiệp của ngoại quốc.

8. Hai bên sẽ tránh liên kết về quân sự với nước ngoài trong khi chờ đợi sự thống nhất.

9. Vấn đề trao trả tù binh sẽ được hai bên giải quyết.

10. Quốc tế sẽ kiểm soát Hoa Kỳ và Đồng Minh rút quân khỏi Việt Nam.

Hai giải pháp có nhiều dị biệt. Những dị biệt chánh là (1) VNCH nhấn mạnh điểm cộng sản phải rút quân khỏi miền Nam, trong khi cộng sản đ̣i Hoa Kỳ và Đồng Minh rời Việt Nam vô điều kiện; (2) VNCH đề nghị một chương tŕnh ḥa giải dân tộc, cộng sản th́ muốn một hiến pháp mới và một chánh phủ liên hiệp (một chính phủ bất lợi cho VNCH); (3) Hai bên đều muốn có sự kiểm soát của quốc tế. Nhưng cộng sản muốn quốc tế kiểm soát Hoa Kỳ và Đồng Minh rút quân, VNCH muốn sự hiện diện của quốc tế như một đảm bảo cộng sản sẽ không tiếp tục gây hấn. Sự khác biệt giữa hai giải pháp ḥa b́nh làm cho hội ngưng trệ đến những tháng đầu năm 1970. Để thể hiện thêm thiện chí trong cuộc ḥa đàm, Hoa Kỳ tuyên bố sẽ rút 25 ngàn quân khỏi Việt Nam vào cuối tháng 8, 1970, và sẽ thực hiện kế hoạch Việt Nam hóa ngay 4. Cộng sản trả đũa lập tức, tuyên bố sự thành h́nh của một Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời từ ngày 10 tháng 6, 1969.

Trong khi cuộc hội đàm kéo dài và không đi đến đâu, ở Mỹ, sinh viên và hội đoàn tổ chức nhiều cuộc biểu t́nh phản đối chiến tranh vào những tháng cuối của năm 1969. Trong khi đó, đối diện với những gia tăng hoạt động quân sự của cộng sản, Hoa Kỳ và VNCH mở một cuộc hành quân đánh qua Cam Bốt vào ngày 29 tháng 4, 1970. Từ trước đến giờ, các căn cứ của cộng sản nằm trên đất Cam Bốt được coi là bất khả xâm phạm. Trong cuộc hành quân này, vô số vũ khí, quân trang và quân dụng của cộng sản bị tịch thu hay phá hủy. Tuy cộng sản đang ra mặt thương lượng, nhưng họ tiếp tục xâm nhập người và vũ khí vào Nam. Vào ngày 8 tháng 2, 1971, quân đội VNCH mở cuộc tấn công vào Hạ Lào với mục đích phá hủy các căn cứ hậu cần và binh trạm của cộng sản thiết lập dọc theo đường ṃn Hồ Chí Minh. Cuộc tấn công qua Hạ Lào chỉ thành công một phần, v́ thời tiết bất lợi và khả năng không vận bị giới hạn. Trong khi đó, ở bàn hội nghị, cộng sản vẫn không chịu nhân nhượng với đề nghị của họ. Đại sứ David K.E. Bruce, trưởng đoàn ḥa đàm, tuyên bố là trong hai năm qua cộng sản chỉ dùng bàn hội nghị để tuyên truyền chứ không thật sự muốn t́m một giải pháp ḥa b́nh. Đại sứ Phạm Đăng Lâm phía VNCH cũng báo cáo về Sài G̣n tương tự.

Quân đội Hoa Kỳ tiếp tục rời Việt Nam theo chương tŕnh giảm quân trong kế hoạch Việt Nam hóa như đă định. Bộ Tổng Tham Mưu (BTTM) và Bộ Tư Lệnh Quân Viện Hoa Kỳ (MACV) hợp tác chặt chẽ để đạt được mục tiêu chính trị của kế hoạch. Trong năm 1971, cộng quân tiếp tục pháo kích vào thành phố và tấn công qua khu phi quân sự. Để trả đũa, Hoa Kỳ oanh kích trở lại các mục tiêu quân sự ở miền Bắc. Nhưng chiến dịch giội bom không làm cuộc ḥa đàm ở Ba Lê tiến triển thêm. Cuộc giội bom của Hoa Kỳ cũng không ngăn được Bắc Việt xâm nhập và tích tụ nhiều lực lượng mạnh để chuẩn bị một cuộc tấn công quy mô bắt đầu vào ngày 30 tháng 3, 1972 (5).

Một tháng sau, cuộc ḥa đàm ở Ba Lê được đ́nh hoăn.

Cuộc ḥa đàm “cởi mở” ở Ba Lê là như vậy. T́nh trạng chúng ta đối diện ở Ba Lê giống như cuộc ḥa đàm giữa Hoa Kỳ và Bắc Hàn gần hai mươi năm về trước. Trong hai hội nghị, cộng sản dùng giống một chiến thuật “vừa đánh vừa đàm” để đạt được mục tiêu tương tự. Cho đến lúc Henry Kissinger, cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống Nixon, trực tiếp tham dự thương thuyết - bằng nhiều cuộc gặp gỡ bí mật với phía bên kia - th́ cuộc ḥa đàm mới chuyển hướng. Đối với Kissinger, cuộc chiến Việt Nam đă kéo dài quá lâu. Hai bên không thể nào chấp nhận những quan điểm khác biệt để có thể cùng bỏ súng và tin tưởng nhau, để đi đến một sự ḥa hợp. Mỗi bên đều nghi ngờ đối phương luôn giấu một lá bài tẩy trong tay và sẽ sử dụng để lừa bên kia. Kissinger suy luận, cách duy nhất để gây được ḷng tin với nhau là những liên lạc riêng. Kissinger là người thấy được giá trị của kẻ trung gian trong các cuộc thương nghị. Tuy không phải là một chuyên viên về vấn đề Đông Nam Á lúc bấy giờ, nhưng Kissinger đă từng được tổng thống Johnson ủy nhiệm việc liên lạc bí mật đầu tiên với đại diện ngoại giao của Bắc Việt là Mai Văn Bộ qua trung gian của hai người Pháp mà Kissinger quen biết (6).

Khi Nixon trở thành tổng thống, Kissinger, nay đă thành cố vấn an ninh quốc gia, thuyết phục Nixon cho ông ta tiếp tục đường lối ngoại giao bí mật. Được sự ưng thuận của Nixon, Kissinger và Xuân Thủy gặp nhau lần đầu tiên vào tháng 8, 1969, ở tư gia của Jean Sainteny ở Ba Lê. Sau đó, từ tháng 2 cho đến tháng 4, 1970, Kissinger và Lê Đức Thọ bí mật gặp nhau bốn lần, nhưng không đem lại một tiến triển nào (7). Trong lần nói chuyện vào tháng 9, 1970, Kissinger đề nghị Hoa Kỳ không c̣n đ̣i hỏi một cuộc rút quân song phương. Thay vào đó, Kissinger đề nghị một giải pháp đ́nh chiến tại chỗ. Phía cộng sản th́ muốn Hoa Kỳ ngưng trợ giúp VNCH và thay chánh phủ đó bằng một chánh phủ liên hiệp như những điều kiện tiên quyết cho giải pháp ḥa b́nh. Nói như vậy là Hoa Kỳ phải đứng vào vị trí phải bảo đảm cho những hoạt động của cộng sản ở miền Nam để được rút quân ra khỏi cuộc chiến trong danh dự. Hoa Kỳ đă nhân nhượng nhiều trong những lần thương nghị, nhưng đối với nhiều đ̣i hỏi vô lư của Bắc Việt, cuộc nói chuyện bí mật giữa hai bên bị bế tắc.

Sau hai trận hành quân đánh qua Cam Bốt và Hạ Lào, Hoa Kỳ tiếp tục nhượng bộ cộng sản với một đề nghị mới gồm hai điểm: (1) Hoa Kỳ sẽ rút quân sáu tháng sau ngày hai bên đồng ư đi đến một thỏa hiệp. (2) Tổng thống Thiệu sẽ từ chức một tháng trước ngày có cuộc tổng tuyển cử. Bắc Việt từ chối đề nghị đó trong lần nói chuyện vào ngày 3 tháng 5, 1971. Trong năm lần gặp tiếp theo vào tháng 6, 7 và 8, tất cả các đề nghị mới của Hoa Kỳ đều bị từ chối, dù Hoa Kỳ cố gắng thay đổi theo ư muốn của cộng sản. Đến lần nói chuyện vào tháng 9 th́ Hoa Kỳ mới hiểu ư định thật sự của cộng sản: Họ muốn Hoa Kỳ trao miền Nam cho họ trước khi Hoa Kỳ rút quân. Phải cần đến ba năm dài thương lượng Hoa Kỳ mới thấy được ư đồ của cộng sản! Cũng trong lần nói chuyện đó, cộng sản nhận thấy Hoa Kỳ muốn cố gắng t́m một giải pháp để chấm dứt chiến tranh, chứ không chỉ t́m một hiệp định chấm dứt chiến tranh như một che đậy cho sự đầu hàng (8).

Ngày 20 tháng 3 năm 1972 Hoa Kỳ đề nghị hai bên tiếp tục thương thuyết lại. Bắc Việt đồng ư, nhưng sau đó xin đ́nh hoăn đến ngày 15 tháng 4. Hoa Kỳ lại đề nghị ngày họp mới là 24 tháng 4. Chưa nhận được trả lời từ phía cộng sản th́ ngày 31 tháng 3, 1972, cộng sản tấn công qui mô trên toàn lănh thổ VNCH. Theo tôi nghĩ, qua sự che giấu khéo léo, cộng sản đă giữ được bí mật ngày giờ của cuộc tấn công, dù họ đă hoạch định và chuẩn bị cuộc tấn công ngay sau lần nói chuyện cuối cùng của năm 1971.

T́nh h́nh quân sự ở miền Nam vào tháng 4 năm 1972 nguy ngập đến độ Hoa Kỳ lo sợ VNCH có thể thất thủ. Ngày 2 tháng 5, Lê Đức Thọ và Kissinger trở lại bàn hội nghị. Đối diện với những diễn tiến quân sự không được khả quan ở miền Nam, Hoa Kỳ đề nghị nếu Bắc Việt ngưng tấn công, đ́nh chiến, và trao trả tù binh Hoa Kỳ – chỉ cần trao trả tù binh mà thôi – Hoa Kỳ sẽ rút quân trong ṿng bốn tháng. Lê Đức Thọ lập tức bác bỏ đề nghị đó, và quyết liệt muốn Hoa Kỳ thay chính phủ VNCH bằng một chính phủ liên hiệp. Với những đ̣i hỏi vô lư như vậy, Hoa Kỳ cho Bắc Việt biết đề nghị của họ không thể nào được chấp nhận. Sau đó Hoa Kỳ gia tăng cường độ oanh tạc miền Bắc và phong tỏa hải cảng Hải Pḥng và các thủy đạo quan trọng của Bắc Việt. Qua sự can thiệp của Nga và Trung Cộng, hai bên trở lại thương lượng với nhau vào những ngày 1, 14 và 19 tháng 8, 1972. Trong những lần hội đàm đó, tuy cộng sản vẫn muốn thấy Hoa Kỳ ép tổng thống Thiệu từ chức trước khi nói đến chuyện ngưng bắn, thái độ của họ trở nên ḥa hoăn hơn. Họ công nhận Việt Nam có hai chính phủ, hai quân đội và một thực thể chính trị thứ ba: Chính Phủ Cách Mạng Lâm Thời của cộng sản ở miền Nam được coi như ngang hành như chính phủ VNCH.

Sửa soạn ngưng bắn

Tiến sĩ Kissinger đến Sài G̣n gặp tổng thống Thiệu ngày 16 tháng 8, 1972. Kissinger nói cho tổng thống Thiệu về những áp lực chính trị ở nội địa Hoa Kỳ, và những áp lực này có thể ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống như thế nào. Kissinger đồng thời lập lại sự cương quyết của tổng thống Nixon đi t́m một giải pháp ḥa b́nh cho chiến tranh Việt Nam. Ngày 11 tháng 9, 1972, Kissinger và Lê Đức Thọ gặp lại ở Ba Lê. Nhưng trong cuộc họp lần này tất cả sự thỏa thuận đă có từ những lần trước được viết ra thành văn kiện. Sự thỏa thuận, nói một cách tổng quát là: V́ Việt Nam có hai chính phủ, hai quân đội, và nhiều lực lượng chính trị khác, nên nếu đi đến một chính phủ ḥa hợp ḥa giải th́ điều này phải được thực hiện bằng một giải pháp ḥa b́nh, và hai bên tránh t́m cách triệt hạ nhau. VNCH sẽ không bị cưỡng ép theo một chế độ thân cộng hay thân Mỹ. Như vậy, lần đầu tiên trong cuộc ḥa đàm, cộng sản bỏ ư định yêu cầu Hoa Kỳ thay thế chính phủ VNCH bằng một chính phủ thân cộng (9).

Lần gặp vào ngày 26 tháng 9, Bắc Việt thêm vào bản thỏa hiệp một Hội Đồng Ḥa Hợp Ḥa Giải Quốc Gia. Với nhiều tiến triển khả quan xảy ra cho cuộc ḥa đàm, mọi người hi vọng ḥa b́nh sẽ được thực hiện trong những ngày sắp đến. Ngày 8 tháng 10, 1972, Kissinger trở lại thương lượng tiếp. Đó là lần thứ 19 Kissinger băng qua Đại Tây Dương để hội đàm với Lê Đức Thọ. Bắc Việt và Hoa Kỳ thỏa thuận với nhau qua một bản dự thảo bằng Anh ngữ, trong đó Bắc Việt đồng ư coi vấn đề chính trị và quân sự là hai vấn đề khác nhau và phải được giải quyết riêng rẽ; Hai bên đồng ư ngưng bắn tại chỗ; Và vấn đề chính trị của miền Nam sẽ được giải quyết bởi hai miền. Như vậy, bản dự thảo kết thúc một cuộc đối thoại dài mấy năm trời của hai người điếc (10). Tuy nhiên bản dự thảo c̣n nhiều chi tiết cần được bổ túc thêm. Sơ thảo của bản hiệp định giữa Kissinger và Lê Đức Thọ bao gồm chín điểm:

1. Hoa Kỳ tôn trọng chủ quyền, lănh thổ và độc lập của Việt Nam.

2. Cuộc ngưng bắn sẽ được thực hiện hai mươi bốn giờ sau khi hiệp định có hiệu lực. Quân đội Hoa Kỳ sẽ rút khỏi miền Nam trong ṿng 60 ngày.

3. Tất cả tù binh sẽ được trao trả trong ṿng 60 ngày.

4. Thành lập một cơ cấu hành chánh gọi là Hội Đồng Ḥa Hợp Ḥa Giải Quốc Gia, gồm ba thành phần, để tổ chức cuộc bầu cử.

5. Sự thống nhất Việt Nam sẽ được thực hiện từng giai đoạn qua phương cách ḥa hợp.

6. Một Ủy Ban Kiểm Soát và Giám Sát Quốc Tế sẽ được thiết lập.

7. Tổ chức một hội nghị quốc tế trong ṿng 30 ngày để bảo đảm ḥa b́nh ở Việt Nam.

8. Tất cả các lực lượng hứa sẽ tôn trọng độc lập, chủ quyền và lănh thổ của Lào và Cam Bốt.

9. Hoa Kỳ sẽ góp phần vào công cuộc tái thiết hậu chiến ở miền Bắc và Đông Dương.

Được sự khuyến khích của tổng thống Nixon, Kissinger gặp lại Lê Đức Thọ hai ngày 9 và 10 tháng 10, mỗi ngày 16 tiếng để tiếp tục thương lượng. Một số dị biệt của hai phía được giải quyết, và cả hai đi đến một thời khóa biểu thực thi hiệp định: Hoa Kỳ ngừng oanh tạc và ngừng thả ḿn phong tỏa Bắc Việt vào ngày 18; Sau khi được tổng thống Thiệu chấp nhận, Hoa Kỳ và Bắc Việt sẽ kư bản thỏa hiệp ngày hôm sau, 19 tháng 10, 1972.

Bản hiệp định chính thức sẽ được bốn bên: VNCH, Bắc Việt, Chánh Phủ Cách Mạng Lâm Thời và Hoa Kỳ kư tại Ba Lê vào ngày 26 tháng 10, 1972. Và cuộc ngưng bắn sẽ được thi hành vào ngày 27 tháng 10.

Mọi việc tiến triển tốt đẹp. Hai bên muốn thấy cuộc ngưng bắn xảy ra trước ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Bắc Việt sốt sắng hơn, v́ họ nghĩ tổng thống Nixon sẽ không nhân nhượng nhiều sau khi được tái đắc cử. Tin tức của cuộc mật đàm giữa Lê Đức Thọ và Kissinger được chuyển đến đại diện của VNCH theo thường lệ. Tuy nhiên đại diện VNCH không biết ǵ về nội dung của bản hiệp định đang được trao đổi qua lại giữa Hoa Kỳ và Bắc Việt, hay là thời khóa biểu thực thi hiệp định đó. Tiến sĩ Kissinger tin tưởng ông có thể thuyết phục chính phủ VNCH chấp nhận hiệp định ông thương lượng với Bắc Việt. Nhưng một bất ngờ xảy ra làm đ́nh hoăn lịch tŕnh của bản hiệp định: Ngày 11 tháng 10, ṭa đại sứ Pháp ở Hà Nội bị thiệt hại trong cuộc giội bom của Hoa Kỳ. Đại sứ Pháp, Pierre Susini bị thương nặng. Khi Lê Đức Thọ phản đối với Kissinger, Hoa Kỳ đă ngừng oanh tạc (11). Hai bên soạn lại một thời khóa biểu mới: Ngày 21 ngừng giội bom; ngày 22 kư bản hiệp định sơ thảo tại Hà Nội; và ngày 30 tháng 10 là ngày chánh thức kư bản hiệp định tại Ba Lê.

Ngày 16 tháng 10, 1972, Kissinger trở lại Ba Lê gặp Xuân Thủy, trong khi Lê Đức Thọ trên đường về Hà Nội. Lần đi họp này Kissinger đem theo hai khuôn mặt mới, William Sullivan và George Alrich (12). Gặp nhau, hai bên ngồi lại duyệt xét bản hiệp định từng câu, từng chữ. Có hai phần trong bản hiệp định gây ra vấn đề bàn căi sôi nổi giữa hai phía. Vấn đề thứ nhất là việc thay thế các quân dụng, chiến cụ bị hư hay mất. Về điểm này, cộng sản Bắc Việt chỉ muốn có một kiểm soát lấy lệ khi vũ khí và quân cụ được thay thế; trong khi Hoa Kỳ muốn thấy một sự kiểm soát chặt chẽ. Vấn đề thứ hai là phóng thích tù nhân chính trị: Bắc Việt muốn tù binh Hoa Kỳ và tù nhân cộng sản phải được phóng thích/ trao trả cùng lúc. Cuộc hội đàm bị bế tắc thêm lần nữa khi Hoa Kỳ không chấp nhận đ̣i hỏi của phía bên kia. Lo sợ sẽ trễ với chương tŕnh nằm trong thời khóa biểu đă định sẵn, Kissinger rời Ba Lê đi Sài G̣n để gặp tổng thống Thiệu.

Tác giả nhớ rơ, Kissinger đến Sài G̣n ngày 18 tháng 10, với ư định ở lại hai ngày hội họp. Sáng hôm sau, phái đoàn Hoa Kỳ gồm Kissinger, đại sứ Ellsworth Bunker, đại tướng Creighton W. Abrams và William Sullivan đến họp ở dinh Độc Lập. Phía bên VNCH gồm có tổng thống Thiệu, phó tổng thống Trần Văn Hương, thủ tướng Trần Thiện Khiêm, Ngoại Trưởng Trần Văn Lắm, ông Nguyễn Phú Đức, Hoàng Đức Nhă, và tác giả.

Kissinger trao tổng thống Thiệu bản sơ thảo viết bằng Anh ngữ của hiệp định để bắt đầu buổi họp. Tiếp theo Kissinger nói đến những ưu điểm ông ta nghĩ có lợi cho VNCH. Kissinger nhấn mạnh, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục giữ các căn cứ không quân ở Thái Lan, và hạm đội ngoài khơi Việt Nam để ngăn chặn các cuộc xâm lăng của cộng sản. Viện trợ kinh tế và quân sự vẫn tiếp tục cho VNCH, trong khi - qua những thương lượng bí mật - viện trợ của Nga và Trung Cộng cho Bắc Việt sẽ giảm lần, để Hoa Kỳ có thể rút quân và đem được tù binh trở về trong danh dự. Kư hiệp định với cộng sản trong lúc này, theo Kissinger, có lợi cho VNCH. VNCH đang có trên một triệu quân và đang giữ 85 phần trăm của tổng số 19 triệu dân. Kissinger tin tưởng miền Nam sẽ phát triển và thịnh vượng trong thời hậu chiến. Tóm lại, Kissinger kết luận, bản hiệp định có lợi và chấp nhận được. Tuy nhiên Kissinger không nói đến chi tiết của những vấn đề vẫn c̣n đang bàn căi. Quan trọng nhất là thời khóa biểu thực thi hiệp định. Tổng thống Thiệu trả lời cho Kissinger là ông sẽ nghiên cứu bản hiệp định. Nội dung bản hiệp định được trao cho Hoàng Đức Nhă, cố vấn đặc biệt của tổng thống Thiệu, nghiên cứu.

Một cuộc họp đặc biệt của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia được triệu tập để nghiên cứu và thảo luận về bản hiệp định. Ông Hoàng Đức Nhă là thuyết tŕnh viên của buổi họp. Về phương diện quân sự đây là một cuộc ngưng bắn tại chỗ: trong khi quân đội Hoa Kỳ và đồng minh sẽ rút đi; các căn cứ quân sự bị tháo gỡ, nhưng bản hiệp định không nói ǵ đến việc giảm thiểu khả năng quân sự của Bắc Việt. (Theo ước lượng, Bắc Việt có 10 sư đoàn ở miền Nam. Thêm vào đó các đơn vị cộng sản địa phương có đến 60 phần trăm quân chính quy Bắc Việt).

Với tư cách Tổng Tham Mưu Trưởng tôi phát biểu ư kiến trong buổi họp Hội Đồng An Ninh Quốc Gia. Ư kiến của tôi là rất khó kiểm soát vấn đề ngưng bắn; ngưng bắn tại chỗ kiểu “da beo” có nhiều nguy hiểm. Lối ngưng bắn này không có nơi tụ quân riêng và không có giới tuyến phân biệt đôi bên. Trong t́nh trạng này, lực lượng địch được quyền đóng quân nơi họ đang có mặt, nhưng dĩ nhiên cộng sản sẽ không đứng yên một nơi. Với bản tính xâm lăng tự tại đă có từ lâu, họ sẽ phân tán ra từng đơn vị nhỏ, xâm nhập vào làng xă và cứ điểm đồn trú của quân ta, và họ sẽ đánh dấu sự hiện diện của họ bằng cách treo cờ cộng sản. Như vậy, Ủy Ban Kiểm Soát và Giám Sát Quốc Tế không có ư nghĩa v́ chúng ta đă có đủ chứng cớ để thấy đây là một tổ chức nằm dưới ảnh hưởng của cộng sản từ lâu. Trong chiến tranh bất quy ước, sự kiểm soát dân và đất rất khó khăn v́ không có ranh giới rơ giữa ta và địch – trường hợp ngưng bắn đang đề nghị lại càng khó khăn hơn gấp bội. Lối ngưng bắn kiểu như vậy được dân miền Nam giễu với nhau qua câu: “Trước đây chúng ta vào rừng săn thú dữ. Bây giờ chúng ta phải đem con thú dữ đó về ở chung nhà”. Đó chỉ là một cách nói đùa, nhưng câu nói cho thấy tâm lư của người dân khi phải đối diện với cộng sản.

Việt Nam Cộng Ḥa biết chắc chắn cộng sản sẽ không thi hành cuộc ngưng bắn tại chỗ. Kinh nghiệm về hành vi của cộng sản sau năm 1954 cho ta biết rơ cộng sản sẽ làm ǵ trong lần đ́nh chiến này. Thêm vào đó, tài liệu chúng ta tịch thu được từ một chính ủy tỉnh Quảng Tín vào ngày 10 tháng 10, 1972, cho thấy cán bộ các cấp cộng sản đă được chỉ thị học tập văn kiện hiệp định để chuẩn bị hành động 13. Tài liệu nói trên được tổng thống Thiệu trao cho Kissinger. Đưa cho Kissinger đọc tài liệu, ư tổng thống Thiệu muốn Kissinger thấy khi VNCH nhận được bản sơ thảo của hiệp định vào ngày 18, th́ phía cộng sản đă phân phối tài liệu đó xuống đến tất cả cán bộ các cấp để học tập và chuẩn bị phản ứng. Cùng thời gian đó, tin t́nh báo của chúng ta ở Tây Ninh báo cáo cho thẩm quyền quân sự VNCH và Hoa Kỳ biết cộng sản đă có một khóa học tập đặc biệt về bản sơ thảo hiệp định tại bộ chỉ huy Trung Ương Cục Miền Nam.

Một vấn đề quân sự quan trọng nhất là sự hiện diện của quân đội cộng sản ở miền Nam. Cán cân quân sự hai bên ngang nhau vào tháng 9 năm 1972. Nhưng khi tất cả quân đội Hoa Kỳ rút đi rồi, nếu cộng sản vẫn c̣n quân ở miền Nam, th́ cán cân quân sự chắc chắn sẽ nghiêng về phía địch.

Về phương diện chính trị, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia chú ư đến đề nghị thành lập một Hội Đồng Ḥa Hợp Ḥa Giải Quốc Gia. Lực lượng chính trị thứ ba này đưa đến nhiều tranh luận và nghi vấn. Nếu hội đồng này có thể tổ chức một cuộc bầu cử trong tương lai, th́ nền tảng của Hội Đồng đó là ǵ? Nếu Hội Đồng được thành h́nh, th́ chính quyền đang hiện hữu của VNCH sẽ ra sao, và sẽ hoạt động như thế nào? Đó là những điểm cần phải được giải thích – và trên hết, phải được quyết định trên ư nghĩa của bản văn viết bằng tiếng Việt. Trong cuộc họp tiếp theo tổng thống Thiệu hỏi Kissinger về những vấn đề đó. Hai mươi bốn giờ sau, Kissinger trao cho VNCH bản hiệp định soạn thảo bằng tiếng Việt.

Khi phân tách hiệp định sơ thảo bằng tiếng Việt, Hội Đồng An Ninh Quốc Gia biết ra đây là bản văn do cộng sản Bắc Việt soạn chớ không phải bản dịch ra từ bản văn Anh ngữ. Văn phong của bản hiệp định sơ thảo chứa đầy ngôn ngữ cộng sản kiểu Bắc Việt. Bản văn có nhiều từ ngữ đặc thù, với ư nghĩa gây nhiều tranh luận. Thí dụ, danh xưng của quân đội Hoa Kỳ dùng đúng, nhưng trong một ư nghĩa miệt thị: Quân Mỹ. Phía VNCH nhắc phái đoàn Hoa Kỳ nên yêu cầu sửa lại thành Quân Đội Hoa Kỳ cho nghe được lịch sự hơn. Một người dân có tŕnh độ ở miền Nam đồng ư chữ Quân Mỹ không phải là sai trong ngôn từ, nhưng đó là một lối gọi bất lịch sự và miệt thị.

Một vấn đề quan trọng khác, liên hệ đến ư nghĩa của từ ngữ, khi nói về cơ cấu Hội Đồng Ḥa Hợp Ḥa Giải Quốc Gia. Định nghĩa của cơ cấu này, trong bản tiếng Anh viết là “administrative structure”. Khi chuyển sang tiếng Việt từ đó trở thành cơ cấu chính quyền – đây là lối chuyển ngữ đầy ẩn ư và nguy hại về sau. Đối với Bắc Việt, một cơ cấu chính quyền như Hội Đồng Ḥa Hợp Ḥa Giải có đầy đủ thẩm quyền như một chính phủ. Và với một tập hợp của ba lực lượng chính trị, cơ cấu đó không khác ǵ hơn là một chính phủ liên hiệp. Có phải đây là ư định thật sự của hiệp định không? Bản hiệp định bằng tiếng Việt đồng thời nói đến ba quốc gia Việt Nam: Bắc và Nam Việt Nam là hai quốc gia; quốc gia thứ ba ở đâu? Nếu miền Nam có hai quốc gia, vậy th́ chủ quyền của VNCH phải chia với một lực lượng khác. Đó là những điểm trở ngại quan trọng trong bản sơ thảo hiệp định.

Sau khi duyệt xét kỹ càng, chính phủ VNCH đưa ra 26 điểm cần được thay đổi trong bản sơ thảo (14). Trong khi cuộc hội thảo giữa VNCH và Hoa Kỳ đang diễn ra, ṭa đại sứ VNCH ở Hoa Thịnh Đốn báo cáo về Sài G̣n là, trong một cuộc phỏng vấn với báo chí ngoại quốc, thủ tướng Phạm Văn Đồng tuyên bố ḥa đàm ở Ba Lê đang tiến triển với nhiều kết quả tốt đẹp, và chánh phủ lâm thời trong tương lai sẽ là một chánh phủ liên hiệp của ba thành phần. Báo cáo từ Hoa Thịnh Đốn tăng thêm sự hoài nghi về một sự lừa dối: ai đang lừa ai, và ai là kẻ bị lừa. Đây là một lư do nữa để tổng thống Thiệu chống lại hiệp định mạnh hơn khi VNCH và Hoa Kỳ thảo luận trở lại vào ngày 22 tháng 10. Đêm đó, tổng thống Thiệu viết cho tổng thống Nixon một bức thư, trao qua tay Kissinger. Lá thư đề cập đến những khiếm khuyết của bản hiệp định, và lư do tại sao VNCH không thể nào chấp nhận bản hiệp định đó.

Với những phỏng đoán về sự chấp nhận và kư kết bản sơ thảo hiệp định bị lỡ dở, Kissinger đánh điện tín cho Lê Đức Thọ, nói là lịch tŕnh kư kết bản hiệp định quá cấp bách để Hoa Kỳ có thể kư hiệp định vào ngày 31 tháng 10 như đă định. Cùng lúc, Kissinger thông báo cho Bắc Việt biết Hoa Kỳ sẽ ngưng mọi oanh tạc từ vĩ tuyến thứ 20 trở lên vào ngày 25 tháng 10.

Về phần tổng thống Thiệu, ông lên đài truyền thanh và truyền h́nh thông báo cho toàn quốc biết VNCH không thể chấp nhận một chính phủ liên hiệp. Cùng lúc, Bắc Việt không đứng yên: Họ tung ra quả bom tuyên truyền. Bắc Việt đưa ra công chúng nội dung của bản hiệp định sơ thảo, lịch tŕnh kư kết hiệp định, và lên án tổng thống Thiệu là người phá hoại ḥa b́nh. Bắc Việt đ̣i hỏi Hoa Kỳ kư hiệp định vào ngày 31 tháng 10, 1972 như đă hứa theo lịch tŕnh. Đối diện với những biến chuyển mới, Kissinger mở cuộc họp báo để giải thích nội dung của bản hiệp định. Kissinger tuyên bố “Ḥa b́nh đang trong tầm tay”, và chỉ cần họp mặt với Bắc Việt một lần nữa th́ ḥa đàm Ba Lê sẽ kết thúc.

Trong tháng 11, nhiều cuộc trao đổi qua lại giữa Hoa Thịnh Đốn và Sài G̣n, nhưng nội dung của bản hiệp định vẫn không thay đổi. Trong tháng 11, qua chương tŕnh quân viện có tên là ENHANCE PLUS, Hoa Kỳ viện trợ cho VNCH một số lượng quân cụ, chiến cụ quan trọng. Vận tải cơ C-5 Galaxy và vận tải hạm đem đến Việt Nam chiến đấu cơ A-37, F-5, xe tank M-48, vận tải cơ C-130, trực thăng, và đại pháo 175 ly 15. Cộng thêm vào số chiến cụ, Hoa Kỳ chuyển lại cho quân đội VNCH tất cả các căn cứ và đồ trang bị ở các nơi đồn trú. Với số quân viện đó, Bộ Tổng Tham Mưu lập thêm các đơn vị pháo binh nặng, pḥng không và thiết giáp. Những phi đoàn không quân C-130A và F-5A cũng được thành lập. Tuy nhiên một số chiến cụ chưa dùng ngay được. Đây là số chiến cụ dùng để thay thế chiến cụ cũ hay bị hư trong tương lai theo những quy ước ghi trong hiệp định. Chương tŕnh quân viện quy mô và cấp tốc ENHANCE PLUS này có hai mục đích: về quân sự, chương tŕnh gia tăng khả năng và sức mạnh của quân đội ta; về chính trị, Hoa Kỳ muốn chứng tỏ họ là một đồng minh tin tưởng được, để hy vọng chính phủ VNCH dung ḥa hơn trong chuyện chấp nhận bản hiệp định.

Phải đồng ư tổng thống Nixon đă thật sự quan tâm đến những dị biệt trong bản hiệp định do chúng ta đưa ra. Nixon ra lệnh duyệt xét lại các điểm bất đồng ư kiến. Các điểm cần xét lại gồm có:

Các điểm quan trọng: (a) Vùng Phi Quân Sự phải được coi như biên giới giữa Bắc và Nam Việt Nam, như Hiệp Định Geneva phân định từ trước. (b) Phải có một cuộc rút quân tượng trưng từ phía Bắc Việt (có thể 25 ngàn quân), và ngược lại, VNCH sẽ giảm một số quân tương đương. (c) Cuộc ngưng bắn phải được áp dụng cho toàn thể Đông Dương. (d) Lực lượng quốc tế kiểm soát đ́nh chiến phải mạnh và sẵn sàng làm việc khi hiệp định có hiệu lực.

Các điểm không quan trọng: (a) Hai bản Anh và Việt ngữ của hiệp định phải được sửa lại để cùng có ư nghĩa như nhau, để ư nghĩa về cơ cấu của Hội Đồng Ḥa Hợp Ḥa Giải Quốc Gia không bị hiểu lầm. (c) Bản hiệp định phải được bốn bên chánh thức kư nhận.

Ngày 9 tháng 11, 1972, chuẩn tướng Alexander Haig, Jr. đến Sài G̣n. Haig trao cho tổng thống Thiệu một bức thư của tổng thống Nixon, và nhấn mạnh tính chất quan trọng của chương tŕnh quân viện ENHANCED PLUS. Nhưng khi thấy chính phủ VNCH giữ vững lập trường, không chấp nhận hiệp định, tướng Haig cho biết chính phủ Hoa Kỳ có thể kư hiệp định đó đơn độc với Bắc Việt. Vài ngày trước, ngày 5 tháng 11, các quốc gia Gia Nă Đại, Hung Gia Lợi, Nam Dương và Ba Lan đồng ư trên căn bản là họ sẽ dự phần vào Ủy Ban Kiểm Soát và Giám Sát Quốc Tế.

Ngày 20 tháng 11, Lê Đức Thọ và Kissinger họp mặt lại. Lê Đức Thọ xuất hiện trước, tuyên bố với báo chí là Bắc Việt nghi ngờ sự thành thật của Hoa Kỳ. Tuy không nói trắng ra, nhưng Lê Đức Thọ muốn nói đến chương tŕnh viện trợ ENHANCED PLUS, và chuyện Hoa Kỳ đă không kư hiệp định vào ngày 31 tháng 10 theo lịch tŕnh đă định. Khi gặp nhau, Kissinger đưa ra những đ̣i hỏi của phía VNCH và Hoa Kỳ. Không khí hai ngày thương lượng đầu tiên cởi mở trong sự trao đổi. Nhưng bất ngờ Lê Đức Thọ trở nên cứng rắn với những đề nghị từ ngày 23 tháng 11. Lê Đức Thọ gạt hết tất cả đề nghị của Hoa Kỳ và đ̣i Hoa Kỳ thay chính phủ VNCH. Có lẽ đây là chỉ thị mới từ Hà Nội. Kissinger rất ngạc nhiên về thái độ trở mặt này của Lê Đức Thọ. Kissinger yêu cầu Lê Đức Thọ cho biết lư do, nhưng sự giải thích từ phía bên kia không làm hài ḷng lắm. Kissinger nhấn mạnh đến sự thiện chí trong cuộc ḥa đàm Hoa Kỳ ngưng oanh tạc từ vĩ tuyến 20 trở lên; nhưng Lê Đức Thọ trả lời là Hoa Kỳ đă đ̣i hỏi thêm nhiều điều kiện mới. Bị bế tắc, hai bên ngưng nói chuyện với nhau vào ngày 25 tháng 11, nhưng đồng ư gặp lại vào đầu tháng 12 (16). Ngay trong thời điểm này, đặc sứ VNCH Nguyễn Phú Đức đến Hoa Thịnh Đốn để trao cho tổng thống Nixon một lá thư từ tổng thống Thiệu. Lá thư giải thích vị trí của VNCH đối với hiệp định Ba Lê.

Ngày 4 tháng 12, Kissinger và Lê Đức Thọ gặp lại nhau. Lần này thái độ của Thọ giống như lần họp vừa qua; thái độ được cởi mở hơn một chút trong những buổi họp sau, nhưng cuộc nói chuyện không có một tiến triển nào. Hai bên bàn căi trở lại những vấn đề tưởng đă được giải quyết rồi. Ngày 13 tháng 12, Kissinger rời Ba Lê nhưng các phụ tá của ông ở lại để thương lượng những dị biệt với Bắc Việt. Sự bế tắc lần này thật và có điềm không tốt (17).

Sau khi họp và duyệt lại những chi tiết của cuộc ḥa đàm với Kissinger ở Hoa Thịnh Đốn, tổng thống Nixon gởi một điện tín cho Hà Nội, thông báo nếu Bắc Việt không trở lại thương nghị một cách nghiêm chỉnh, Hoa Kỳ sẽ giội bom trở lại trong ṿng 72 tiếng. Khi không thấy Bắc Việt trả lời, Hoa Kỳ giội bom trở lại trên toàn lănh thổ của Bắc Việt. Không chịu nổi cuộc giội bom khủng khiếp - Hoa Kỳ dùng cuộc giội bom như muốn nói ư định quyết liệt của ḿnh trong vấn đề thương lượng - Bắc Việt thương lượng trở lại. Theo ư tôi, Bắc Việt đă bị bắt buộc trở lại bàn hội nghị. Hoa Kỳ ngưng cuộc giội bom khủng khiếp đó vào ngày 30 tháng 12 năm 1972.

Tám ngày sau, ngày 8 tháng 1, năm 1973, Kissinger gặp Lê Đức Thọ. Lần nói chuyện này khả quan hơn. Hai bên duyệt xét lại bản sơ thảo của hiệp định từng điểm một. Vào ngày 14 tháng 1, Kissinger báo cáo với tổng thống Nixon về những tiến triển khả quan của cuộc họp. Ngày hôm sau, Hoa Kỳ ra lệnh tất cả các đơn vị Hoa Kỳ ngưng tấn công Bắc Việt.

Ngày 16 tháng 1, chuẩn tướng Haig đến Sài G̣n. Chính phủ VNCH vẫn c̣n đ̣i hỏi sửa đổi một vài quy tắc trong bản hiệp định. Nhưng vào ngày 19 tháng 1, Hoa Kỳ thông báo chính phủ VNCH bản hiệp định không c̣n thay đổi được nữa. Bản hiệp định sẽ được thảo duyệt lần cuối vào ngày 23 tháng 1, và bốn bên sẽ chánh thức kư vào ngày 27 tháng 1 tại Ba Lê. Hiệp định sẽ có hiệu lực vào lúc 8 giờ sáng, ngày 28 tháng 1 năm 1973, giờ Sài G̣n. Được biết thêm, vào ngày 21 tháng 1, tổng thống Nixon có gởi cho tổng thống Thiệu một lá thư, hăm dọa VNCH là nếu VNCH từ chối hiệp định, Hoa Kỳ sẽ kư một ḿnh, và khi chuyện đó xảy ra, Hoa Kỳ sẽ cắt tất cả ngân khoản viện trợ. Nếu VNCH đồng ư kư bản hiệp định th́ (1) tổng thống Hoa Kỳ sẽ hết ḷng can thiệp với quốc hội Hoa Kỳ để tiếp tục viện trợ cho VNCH và (2) chính phủ Hoa Kỳ hứa sẽ phản ứng quyết liệt trong trường hợp cộng sản Bắc Việt vi phạm hiệp định. Sau nhiều buổi họp với hội đồng an ninh quốc gia và thảo luận với nhiều nhân vật có tiếng nói ở quốc hội và các cơ quan hành chánh, tổng thống Thiệu viết cho tổng thống Nixon một lá thư đồng chấp nhận hiệp định Paris. Trong thư tổng thống Thiệu đề nghị một cuộc họp mặt giữa Hoa Kỳ và Việt Nam sau khi hiệp định Paris được kư kết.

Như những ǵ đă xảy ra ở hội nghị B́nh Nhưỡng giữa Đồng Minh và Bắc Hàn, trong cuộc chiến tranh Đại Hàn hai mươi năm về trước: cộng sản dùng bàn hội nghị như là một nơi để tuyên truyền; trong khi tiếp tục kế hoạch của họ ở chiến trường. Chiến thuật “đả đả, đàm đàm” là một chiến thuật vừa đánh vừa đàm cố hữu của cộng sản. Khi đối đầu với cộng sản, kiên nhẫn và cương quyết trong các đ̣i hỏi là một tất yếu. Phải sử dụng áp lực quân sự như một phương tiện để lấy được thế chính trị. Nói một cách khách quan, Hiệp định Paris không hoàn hảo: Hoa Kỳ hoàn tất rút quân ra khỏi Việt Nam và lấy lại tù binh. Cộng sản Bắc Việt giữ nguyên vị trí đóng quân của họ; và VNCH vẫn tồn tại (hoạt động) như một quốc gia với một chính phủ của ḿnh (18-19).

Phản ứng của Việt Nam Cộng Ḥa

Đối diện với một hiệp ước bất tương xứng - một hiệp ước chỉ tương xứng và hoàn hảo khi bên ta thắng và bắt phía kia đầu hàng - VNCH t́m một kế hoạch để sinh tồn. Bây giờ phải có kế hoạch chính trị quân sự để đương đầu với một t́nh h́nh mới. VNCH đoán được CSBV sẽ làm ǵ dựa vào những kinh nghiệm học được từ hiệp định Geneve 1954, và từ tài liệu tịch thu của cộng sản, Bộ Tổng Tham Mưu khởi sự một kế hoạch có mật hiệu là Trần Hưng Đạo II. Kế hoạch đưa ra những dự trù cho mọi hoàn cảnh khi cộng sản tấn công. Kế hoạch được dẫn giải cho tất cả các đơn vị của quân lực. Nhờ kế hoạch Trần Hưng Đạo II miền Nam không bị bất ngờ trong những kế hoạch chống lại những âm mưu chiếm đất giành dân của cộng sản.

Về b́nh diện chính trị, chính phủ thực hiện một kế hoạch 5 năm nhắm vào phát triển nông thôn. Một đảng chính trị có tên là Dân Chủ ra đời để chuẩn bị đối chọi ảnh hưởng chính trị với cộng sản. Đa số cấp lănh đạo đảng Dân Chủ là nhân viên cao cấp của chính phủ VNCH. Đến giữa năm 1973 một phần của cơ sở chính quyền được tái phối trí. Để cơ động hóa và giải thích rơ ràng đường lối của chính phủ, một kế hoạch khác được mệnh danh là cách mạng hành chánh được phát động. Cho đến giữa năm 1973, mười lăm ngàn nhân viên các cấp hành chánh hoàn tất cuộc huấn luyện 19.

ĐT Cao Văn Viên

CHÚ THÍCH:


(1) Lần đầu tiên trong cuộc chiến, Bộ Tổng Tham Mưu không c̣n quân tổng trừ bị khi hai sư đoàn Dù và Thủy Quân Lục Chiến hành quân ở Vùng I. T́nh trạng trên được cải thiện sau 1972 (Xem tiểu mục tổ chức quân lực Việt Nam Cộng Ḥa ở Chương 4) (chú thích của tác giả)

(2) Theo Larry Berman trong No Peace, No Honor, trang 23, phái đoàn Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Ḥa đến Paris ngày 9 tháng 5, và nói chuyện với Bắc Việt lần đầu vào ngày 13 tháng 5, 1968 (chú thích của dịch giả)

(3) Cùng ngày, tổng thống Thiệu đọc một diễn văn trước quốc hội nói đến lập trường sáu điểm này. Đọc Đoàn Thêm, 1969: Việc Từng Ngày, trang 119.

(4) Trên thực tế Hoa Kỳ đă bắt đầu giảm thiểu số quân có mặt tại Việt Nam từ tháng 7, 1969. Khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8, 1969, Hoa Kỳ “tái phối trí” 25 ngàn quân. Xem Jeffrey Clarke, Advice and Support: the Final Years, Phụ Bản C, trang 524 (chú thích của dịch giả)

(5) Bộ Tư Lệnh MACV biết điểm tụ quân và kế hoạch tấn công của Bắc Việt từ tháng 1, 1972. Đại tướng Abrams và Tổng Tham Mưu Trưởng Liên Quân, Đô đốc Thomas Moore, xin lệnh của Nixon và Henry Kissinger dùng B-52 phá hủy các điểm tập trung quân và xe tăng của địch, nhưng bị từ chối ba lần. Nixon và Kissinger muốn cho Bắc Việt tấn công trước rồi mới phản ứng. Đọc Lewis Sorley, A Better War: The Unexamined Victories and Final Tragedy of America's Last Years in Vietnam (Harvest Books: New York, 1999), trang 307 - 321; Dale Andradé, Trial by Fire: The 1972 Easter Offensive, America's Last Vietnam Battle (Hippocrene Books: New York, 1995) trang 24 - 30; Philip B. Davison, Vietnam at War: The History 1946 - 1975 (Oxford University Press: Oxford, 1988) trang 669; Ngô Quang Trưởng, The Easter Offensive of 1972 (Center of Military: Washington, D.C., 1980), trang 9 - 14. Hai tác giả Lewis Sorley và trung tướng Philip Davison là sĩ quan t́nh báo cao cấp của CIA và MACV (chú thích của dịch giả)

(6) Tác giả Cao Văn Viên muốn nói đến hai trung gian người Pháp tên Hertbert Marcovich và Raymond Aubrac, mà Kissinger nhờ đi Hà Nội để nhắn đề nghị của tổng thống Johnson với Hồ Chí Minh vào cuối tháng 7, 1967. Marcovich là bạn của Kissinger; Aubrac là bạn của Marcovich; Aubrac quen thân với Hồ Chí Minh từ năm 1946. Kissinger liên lạc với Aubrac qua Marcovich. Sau lần liên lạc ở Hà Nội, tất cả các liên lạc về sau xảy ra ở Ba Lê giữa Mai Văn Bộ và Aubrac. Xem David Kraslow và Stuart H. Loory, The Secret for Peace in Vietnam (Vintage Books: New York 1968), trang 219 - 224. Cộng sản Việt Nam viết về những hội họp bí mật này trong, Lưu Văn Lợi và Nguyễn Anh Vũ, Tiếp xúc bí mật Việt Nam - Hoa Kỳ trước hội nghị Paris (Hà Nội: Quân Đội Nhân Dân, 2000) (chú thích của dịch giả)

(7) Tất cả chi tiết về những lần nói chuyện bí mật giữa Henry A. Kissinger và Lê Đức Thọ được trích theo quyển Kissinger (Boston - Toronto: Little, Brown and Co., 1974) của Bernard Kalb và Marvin Kalb (ghi chú của tác giả)

(8) Kissinger, trang 183 - 184 (ghi chú của tác giả)

(9) Trong lần mật đàm ngày 12 tháng 7, 1971, Lê Đức Thọ năn nỉ Hoa Kỳ phải thay chính phủ Nguyễn Văn Thiệu bằng một chính phủ khác trong kỳ bầu cử tháng 10 năm 1971. Có lúc Lê Đức Thọ nhắn với Kissinger là “...có nhiều cách để thay Thiệu nếu quư ông muốn hạ bệ hắn [Thiệu]”. Kissinger hiểu Lê Đức Thọ muốn nói đến chuyện ám sát. Xem Larry Berman, sách đă dẫn, trang 106 - 109; Trong The Palace File của Nguyễn Tiến Hưng và Jerrol L. Schecter, trang 80 - 81 cũng có bàn đến chuyện ám sát đó (chú thích của dịch giả)

(10) Marvin Kalb và Bernard Kalb, sách đă dẫn, trang 354 (chú thích của tác giả)

(11) Marvin Kalb và Bernard Kalb, sách đă dẫn, trang 359, 361 (chú thích của tác giả)

(12) William H. Sullivan là phó trưởng đoàn Hoa Kỳ ở Hội Nghị Geneva về Lào năm 1962; đại sứ ở Lào từ năm 1964 đến 1969. George Alrich là phó thứ trưởng pḥng pháp lư Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Hai người này đến Ba Lê để duyệt lại những quy tắc của bản hiệp định (chú thích của tác giả)

(13) Mười lăm giờ [ba giờ chiều] ngày 17 tháng 10 năm 1972, tổng thống Thiệu ra lệnh đem tài liệu nói trên về Sài G̣n. Ba chuyến phi cơ L-19 thay phiên nhau đem tài liệu về đến Sài G̣n lúc nửa đêm. Sáng hôm sau tổng thống Thiệu đưa cho Kissinger tài liệu đó. Nội dung cho thấy các đơn vị cộng sản sẽ chuẩn bị thực hiện chiến dịch “Chiếm Đất Giành Dân”, bắt đầu vào ngày 22 tháng 10, 1972 (chú thích của tác giả)

(14) Sách của Marvin Kalb và Bernard Kalb ghi 26 điểm cần được thay đổi (sách đă dẫn, trang 368), sách của Larry Berman ghi là 64 điểm (sách đă dẫn, trang 164 - 165) (chú thích của dịch giả)

(15) Trong năm 1972, Hoa Kỳ viện trợ cho quân đội Việt Nam Cộng Ḥa hai lần trong kế hoạch mang tên ENHANCE và ENHANCE PLUS. Kế hoạch ENHANCE bắt đầu vào tháng 5, 1972 sau khi cộng sản tấn công trận “Mùa Hè Đỏ Lửa”, kế hoạch ENHANCE PLUS bắt đầu vào tháng 10, 1972. Chương tŕnh quân viện sau cùng này vừa thay thế số chiến cụ bị mất trong trận vừa qua, vừa tiếp viện để lấy ḷng Việt Nam Cộng Ḥa trước khi hiệp định Ba Lê có hiệu lực. Từ ngày 23 tháng 10 cho đến 12 tháng 12, 1972, Hoa Kỳ đưa sang năm ngàn tấn vũ khí. Xem Jeffrey J. Clarke, Advice and Support: The Final Years, trang 452 - 453 (chú thích của dịch giả)

(16) Theo Marvin Kalb và Bernard Kalb, sách đă dẫn, trang 393, 400 (chú thích của tác giả)

(17) Kalb và Kalb, sách đă dẫn, trang 410 - 411 (chú thích của tác giả)

(18) Thông thường, các hiệp định đ́nh chiến đ̣i hỏi hai phe tham chiến tập trung vào hai vùng riêng biệt, ngăn cách bởi một khu phi quân sự hay một ranh giới rơ rệt. Khuyết điểm quan trọng nhất của hiệp định Ba Lê đă đưa đến hậu quả tai hại sau này là việc không đề cập đến, và không bắt buộc quân đội Bắc Việt rút ra khỏi lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa. Như vậy hiệp định Ba Lê có thể so sánh như một sợi dây tḥng lọng Việt Nam Cộng Ḥa phải mang vào cổ, chờ ngày bị siết chặt cho đến chết. Dựa theo một số tài liệu được giải mật gần đây, tác giả Larry Berman, trong No Peace, No Honor: Nixon, Kissinger and the Betrayal in Vietnam, đă viết rất rơ về thực chất và ư nghĩa của hiệp định Ba Lê. Theo tác giả Berman, vào ngày kỷ niệm năm thứ 25 ngày kư hiệp định Ba Lê, Kissinger tuyên bố là, không có một pháp lư nào ràng buộc lời hứa của Nixon đối với Việt Nam Cộng Ḥa trong hiệp định. Tác giả Kenneth B. Young (qua bản dịch Việt ngữ của Nguyễn Vạn Hùng) viết về sự nhận xét của đại sứ Ellsworth Bunker đối với Kissinger: “Sự hiểu biết của ông ta [Kissinger] về Việt Nam bị ảnh hưởng bởi một số chánh khách Pháp, nên ông ta coi thường người Việt quốc gia và có nhiều cảm t́nh với cộng sản. Do đó Kissinger đă nhượng bộ nhiều trong cuộc mật đàm với Bắc Việt (chú thích của tác giả)

(19) Không biết đó là một dự tính hay một trùng hợp, sau khi Việt Nam Cộng Ḥa thực hiện được một số kế hoạch trong 90 ngày (X Plus 90) sau khi kư hiệp định, đại sứ Ellsworth Bunker kết thúc vai tṛ đại sứ của ông ở Sài G̣n. Trong tờ tường tŕnh thứ 69 cho tổng thống, ông ghi lại nhiều chi tiết về những cố gắng của Việt Nam Cộng Ḥa trong gần sáu tháng của năm 1973. Xem tường tŕnh cuối cùng của Bunker cho tổng thống Nixon (Bunker bắt đầu viết từ 3 tháng 5, 1967 cho đến ngày cuối là 5 tháng 5, 1973, qua hai thời tổng thống Johnson và Nixon) trong The Bunker Papers (University of California, Berkeley: 1990) trang 852. (Chú thích của dịch giả).

 

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]