[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

Mũ Xanh Đoàn Thức, một biểu tượng “Khiêm Cương”

Mũ Xanh SàiG̣n
(... với các dự kiện đóng góp của MX Bắc Giang (2), MX Minh Châu (26) và các Mũ Xanh khác...)


Lời Tác Giả:

Ngày 15 tháng 10 năm 1963, Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm cho thành lập một tỉnh mới, đặt tên là Hậu Nghĩa; Một địa bàn chiến lược để ngân chặn sự xâm nhập của cộng sản Bắc Việt từ các mật khu trong lănh thổ Cambốt đi vào Thủ Đô Sài G̣n, xuyên qua quận Đức Ḥa và Củ Chi... Hậu Nghĩa có ư nghĩa là CHÍNH NGHĨA SÂU ĐẬM. Tỉnh lỵ được đặt tên là KHIÊM CƯƠNG, một địa danh cũ của Ấp Bầu Trai. KHIÊM CƯƠNG có ư nghĩa là KHIÊM NHƯỜNG nhưng CƯƠNG QUYẾT ...

Đức tính KHIÊM CƯƠNG này cũng đă được thể hiện trong một con người Mũ Xanh mà tôi biết rất tường tận, đó là ĐOÀN THỨC, cố Trung Tá TQLC/VN năm nào ... qua quăng đời quân ngũ phục vụ đất nước, kế tiếp là qua những năm tháng của cuối cuộc đời trong lao tù cộng sản.

Cố Trung Tá Đoàn Thức gốc miền Trung, sanh ra và lớn lên tại An Cựu - Huế. Ông cụ Thân Sinh anh thuộc gia đ́nh thế tộc ở Cố Đô Huế, có một thời gian làm việc tại Phan Thiết. Sau khi tốt nghiệp khóa 4 phụ Thủ Đức với số điểm Ưu hạng, anh đă được giữ lại trường làm Huấn Luyện Viên ban “TVM” (Tác xạ, Vũ khí, Ḿn) cho đến cuối năm 1964 th́ anh t́nh nguyện về Binh Chủng TQLC. Anh từng giữ chức vụ Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn, Trưởng Ban 3 Chiến Đoàn, Tham Mưu Trưởng Chiến Đoàn và sau cùng là Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn. Cố Trung Tá Đoàn Thức tính t́nh điềm đạm, giỏi tham mưu, nếp sống đạo đức và thanh bần.


Vào giữa năm 1965, Bắc Giang sau khi du học khoá căn bản Sĩ Quan TQLC tại Quantico - Hoa Kỳ, trở về tŕnh diện đơn vị cũ Tiểu Đoàn 3/TQLC Sói Biển hiện đang hành quân ở quận Long Lể, tỉnh Bà Rịa. Sau khi tŕnh diện Thiếu Tá Nguyễn Thế Lương – Long Mỹ (3) Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 3/TQLC xong th́ cũng vừa lúc Đại Úy Đoàn Thức, sĩ quan phụ tá hành quân và Đại Úy Nguyễn Minh Châu, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 vào nhận chỉ thị công tác của Long Mỹ. Hai vị Đại Úy này t́nh nguyện về Tiểu Đoàn 3/TQLC trong thời gian Bắc Giang đi du học ... Đây là lần đầu tiên Bắc Giang gặp mặt hai vị Đại Úy Châu và Thức tại Tiểu Đoàn 3/TQLC.

Sau khi chào hỏi và vài câu qua lại, Đại Úy Thức đă làm Bắc Giang ngạc nhiên về trí nhớ đáng phục của ông ta. Đó là câu chuyện quân trường xảy ra cách đây 3 năm (vào năm 1962) vậy mà Đại Úy Đoàn Thức vẫn nhận diện ra được người Sinh Viên Sĩ Quan (SVSQ) trường Vơ Khoa Thủ Đức Lê Bá B́nh ngày nào, đă chụp quả lựu đạn rút bung th́a từ Huấn Luyện Viên của ban “TVM” tung qua, nhanh như chớp SVSQ Lê Bá B́nh ném vào mục tiêu một cách chính xác (đây là loại lựu đạn “hơi” dùng để huấn luyện sự b́nh tỉnh và ḷng gan dạ của người SVSQ).

Đa số các sĩ quan trẻ trong Tiểu Đoàn 3 xuất thân từ quân trường Vơ Khoa Thủ Đức đều biết đến ông Huấn Luyện Viên của ḿnh, nên mỗi khi gặp Đại Úy Thức đều xưng hô là “ông Thầy” để tỏ ḷng kính nể và thân t́nh hơn!
Đây là danh xưng đầu tiên mà anh em trong Tiểu Đoàn 3 dành để ám chỉ Đại Úy Đoàn Thức. V́ anh em c̣n nhớ đến quảng thời gian c̣n là SVSQ, nhiều lần ngồi trong lớp học chú ư lắng nghe, ghi chép những lời hướng dẫn rơ ràng, mạch lạc, với những ví dụ thực tế, hấp dẫn về các phần lư thuyết của môn Vũ khí, Tác xạ, việc xử dụng lựu đạn MK-9, M-26, MK-3 ... trong thế thủ và thế công của Huấn Luyện Viên Trung Úy Đoàn Thức thuộc khối “TVM”. Với phong thái điềm đạm, khả năng nghiên cứu sâu rộng, nhiều kinh nghiệm trong phương pháp huấn luyện từ trong lớp học, cho đến ngoài thao trường, “Ông Thầy” đă kếp hợp vững vàng phần lư thuyết lẫn thực hành. Tạo cho các SVSQ lănh hội được mục đích của đề tài học tập yêu cầu ...

Một bí quyết được “Ông Thầy” truyền cho về môn tác xạ, bằng cách chỉ xử dụng “bi đông” đầy nước, treo vào đầu súng garant M-1 để lấy đường nhắm ở thế bắn đứng, cũng như dùng “bi đông” không có nước kẹp vào ngón tay út, rồi tập “xiết c̣” súng cho đến khi súng được kích hỏa mà “bi đông” vẫn không động đậy. Phương pháp này đă giúp cho các SVSQ chịu khó tập luyện, đă đạt được điểm rất cao trong môn tác xạ ... Riêng Bắc Giang cũng nhờ vào cách luyện tập này nên khi thụ huấn khóa căn bản sĩ quan TQLC ở Quantico – Virginia, đă đạt được hai bằng thiện xạ hạng nhất về súng trường (rifle expert) cũng như súng lục (pistol expert) ...

Trong một cuộc hành quân ở Long Lể, Thiếu Úy Nguyễn Văn Hấn, Trưởng Ban 3 Tiểu Đoàn bị thương, Đại Úy Đoàn Thức được chỉ định thay thế chức vụ này ... với tinh thần phục vụ tận tâm, tính t́nh điềm đạm, trong các buổi họp tham mưu và thuyết tŕnh hành quân, “Ông Thầy” tŕnh bày rất mạch lạc, nắm vững nguyên tắc tham mưu. Đức tính KHIÊM NHƯỜNG trước mọi sáng kiến, đề nghị hợp lư, giúp cho đơn vị đạt được nhiều thành qủa tốt đẹp...

Nhớ ngày nào ở làng Thúy Loan, thị xă Đà Nẵng vào cuối năm 1965, các sĩ quan Sói Biển tập trung ở Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn 3 TQLC để chờ Tiểu Đoàn Trưởng Long Mỹ đi hợp ở Sư Đoàn 2 Bộ Binh về để phổ biến lệnh hành quân cho trận Việt An. Mọi người
chào hỏi nhau rối rít, mặc dù chỉ vắng mặt nhau vài ngày, qua cuộc hành quân trước. Bao giờ cũng vậy, không khí vui nhộn luôn xuất hiện với những chiến hữu Mũ Xanh.
Long Mỹ về, tất cả mọi người vào một lớp học, tạm dùng làm pḥng họp hành quân. Sau phần tŕnh bày tổng quát khu vực hành quân thuộc quận Thăng B́nh, tỉnh Quảng Tín của Thiếu Úy Lê Văn Túc, Trưởng Ban 2 về t́nh h́nh địch, kế đến phần tŕnh bày của Đại Úy Đoàn Thức, Trưởng Ban 3, với tư cách của một sĩ quan tham mưu, không tự ti mặc cảm khi đề nghị của ḿnh bị bác bỏ. hoặc không mặc cảm tự tôn khi sáng kiến của ḿnh được chấp nhận. Long Mỹ rất lấy làm “tương đắc” khi có được một sĩ quan hành quân tham mưu như Đại Úy Đoàn Thức, và thường đắc ư gọi ông “ mưu sĩ ” của ḿnh là “Từ Thứ” (một mưu sĩ lỗi lạc thời Tam Quốc bên Tàu).

Bắc Giang nhớ lại trận Việt An mà Bác Sĩ Quân Y Trần Ngọc Minh và 25 chiến sĩ Sói Biển đă hy sinh trong địa thế và hoàn cảnh bất lợi cho đơn vị ḿnh ...
Buổi chiều tối hôm đó, Đại Đội 2 của Bắc Giang không c̣n liên lạc với đơn vị bạn nào cả, vừa chiến đấu vừa di chuyển đi t́m Bộ Chỉ Huy Tiểu Đoàn tại mục tiêu 7. Băng qua mấy chiếc Thiết Quân Vận M-113 của bạn đang bị địch bắn bốc cháy, hướng về tiếng súng nổ, Bắc Giang thấy Thiếu Tá Roger, Cố Vấn Trưởng Tiểu Đoàn 3/TQLC đang núp dưới giao thông hào và đang bắn trả về hướng địch. Để tránh ngộ nhận, Bắc Giang cùng anh em hô vang:
- Marine Gung Ho.
vừa chạy nhào vào tiếp tay với Thiếu Tá Roger. Bắc Giang nhận ra Trung Úy Cố Vấn Phó Marcani bị thương đang ngồi cạnh Thiếu Tá Roger cùng Đại Úy Trưởng Ban 3, Đoàn Thức hay cũng là “Từ Thứ” đang bắn trả về hướng địch quân.
Nhưng danh hiệu “Từ Thứ” chỉ được nhắc đến trong một thời gian ngắn, rồi sau đó được đổi thành “Từ Thức”. Việc này làm Bắc Giang thắc mắc hỏi, và được “Ông Thầy” giải thích:
- “Moi” thích anh chàng Từ Thức đi lạc vào Thiên Thai hơn là bị gán cho tên Từ Thứ ngông cuồng, tự cao, tự đại!
Kể từ đó, danh hiệu “Từ Thức” được anh em xử dụng thường xuyên hơn.
Bắc Giang t́nh cờ và may mắn được sống gần gũi với Từ Thức trong nhiều giai đoạn; Kể từ lúc c̣n là SVSQ tại Liên Trường Vơ Khoa Thủ Đức, cùng trong Tiểu Đoàn 3/TQLC. Có lúc rảnh rỗi, Từ Thức tâm sự với Bắc Giang rằng:
- Thời gian ở Sói Biển là tương đối thoải mái nhất!.
Trong những lúc dừng quân nghỉ ngơi tại Bồng Sơn, An Lăo ... tỉnh B́nh Định sau các cuộc hành quân t́m và diệt địch, anh em trong Bộ Tham Mưu thường ngồi lại và kể chuyện vui với nhau. Không khí thật vui nhộn ... ngất ngay với tiếng kèn “harmonica” điêu luyện của Long “Thẹo”, ḥa cùng những âm thanh “guitar” rầm rập của Thành “Móm” qua giọng ca thật truyền cảm của ca sĩ cây nhà lá vườn “Sáu Râu” và Chúc “Tây Lai” ... đă tạo cho Từ Thức một cảm nghĩ về người lính tác chiến như sau:
- Giờ đây, “Moi” mới hiểu tại sao các “Toi” thích đời sống tác chiến! Ở đây ḿnh có cơ hội phát huy được tài năng của ḿnh vượt qua mọi gian nguy và sống cuộc sống hào hùng của người trai thời chiến!.
Ít ai biết được Từ Thức rất văn nghệ! Rất thích âm nhạc, mà phải là nhạc “sống”!
Bắc Giang được ở chung pḥng tạm trú sĩ quan của Tiểu Đoàn, nên thường được nghe Từ Thức cất giọng theo các bản nhạc nổi tiếng, phát ra từ chiếc máy thu thanh nơi góc pḥng. Đặc biệt là các bài ca do nữ ca sĩ Hà Thanh diễn tả. Đồ đạc trong pḥng Từ Thức đuợc sắp đặt ngăn nắp gọn gàng. Bất cứ một đồ vật ǵ, cũng phải đặt đúng nơi dúng chỗ thích hợp; như vậy nó mới mát mắt ḿnh và mọi người đều cảm thấy thoải mái trong khung cảnh trật tự này. Có th́ giờ rảnh rỗi th́ nghiền ngẫm sách báo. Từ Thức đọc sách rất khuya. Ít khi thấy đọc tiểu thuyết nhảm nhí. Bắc Giang học hỏi được nhiều đức tánh tốt, lành mạnh khi sống gần Từ Thức. Ngoài thời gian “xả trại”, hết 100% của đơn vị, hoặc lúc đi phép về thăm gia đ́nh; có thể khẳng định rằng, bất cứ lúc nào Từ Thức cũng có mặt tại đơn vị, dù Tiểu Đoàn đang c̣n dưỡng quân tại hậu cứ Thủ Đức hoặc đóng quân nghỉ ngơi sau các cuộc hành quân ở các vùng chiến thuật. Dù có ai mời mọc cách nào, hay các thú vui ngoài phố phường có hấp dẫn bao nhiêu, ngay cả Long Mỹ hay Đại Úy Châu “Phước Hiệp” (4) Tiểu Đoàn Phó rủ đi, Từ Thức cũng khéo léo từ chối, khiến Đại Úy Châu gọi đùa là “Ông Từ”, ư muốn nói “Ông Từ giữ Chùa”. Lần này Đại Úy Thức c̣n có thêm một bí danh mới “Ông Từ” hay có hiểu ông “Từ” tên “Thức”, thôi gọi Từ Thức cho tiện thể trước, sau ...

Qua giữa năm 1966, Đại Úy Đoàn Thức thuyên chuyển về Bộ Tham Mưu Chiến Đoàn B/TQLC do Tôi làm Chiến Đoàn Trưởng. Ban đầu là Trưởng Ban 3, sau đó là Tham Mưu Trưởng Chiến Đoàn. Danh hiệu Từ Thức vẫn được anh em ở Bộ Tham Mưu Chiến Đoàn thân thương xưng hô với Đại Úy Đoàn Thức.

Cuối năm 1967, trong một cuộc hành quân ở Chương Thiện của Chiến Đoàn B/TQLC với Tiểu Đoàn 1/TQLC Quái Điểu và Tiểu Đoàn 3/TQLC Sói Biển, lúc các đơn vị tiến sâu vào mật khu việt cộng và bắt đầu chạm địch. Tôi dùng trực thăng chỉ huy lên vùng để điều động cho dễ dàng và chính xác hơn. Dưới đất, trong liều chỉ huy cuối phi đạo dă chiến Tỉnh Lỵ Chương Thiện, th́ đă có Từ Thức quán xuyến mọi việc, phối hợp các đơn vị và thỏa măn các yêu cầu yểm trợ hành quân ... Tất cả đang phối hợp nhịp nhàn, bổng Ninh Kiều (5) nghe và chú ư mẩu đàm thoại xuyên qua hệ thống vô tuyến âm thoại:
- Xin chuồn chuồn Medivac cho Tango 20 (6), khỏi rồi ra tiếp tục vixi c̣n dài dài!.
Ninh Kiều vội hỏi Từ Thức:
- Ai bị wounded vậy Thiếu Tá?
Từ Thức trả lời:
- Đại Uư Trân – Tango 20, Đại Đội Trưởng Đại Đội 1 Quái Điểu bị thương, nhưng chưa chịu tải thương!?
Từ Thức rất siêng năng và tận tâm trong nhiệm vụ. Luôn theo dơi các diễn tiến của các đơn vị ngoài hành quân; Ninh Kiều mỗi lần vào Trung Tâm Hành Quân đêm cũng như ngày, cũng thấy mặt Từ Thức ngồi hút thuốc Salem suy nghĩ, thỉnh thoảng nhắc nhở Bộ Tham Mưu thỏa măn các nhu cầu tản thương và không yểm cho đơn vị đang bị chạm địch.

Tết Mậu Thân 1968, Từ Thức vẫn cùng Chiến Đoàn B/TQLC ăn Tết xa nhà như mọi mùa Xuân trước. Chiều 30 Tết, năm nay Chiến Đoàn gồm Tiểu Đoàn 1 của Thanh Hóa (7) và Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên của Đồ Sơn (8) đón giao thừa ở quận lỵ Cai Lậy, tỉnh Định Tường. Từ Thức ngồi trực trong Trung Tâm Hành Quân, hút thuốc Salem, uống nước trà mạn sen, ăn mứt gừng, kể chuyện Tết với Uông Bí (9) Trưởng Ban 3 và các anh em trong Bộ Tham Mưu. Bổng nhiên Trung Úy Trần Văn Viễn, sĩ quan Truyền Tin vào mời Tôi ra máy truyền tin AN/GRC 106 nói chuyện với Thiếu Tá Đỗ Kỳ, Trưởng Pḥng 3 Bộ Tư Lệnh TQLC từ Sàig̣n; Thiếu Tá Kỳ cho biết:
- Việt cộng đă vi phạm lệnh ngưng bắn, đă tấn công vào một số tỉnh lỵ, thành phố, kể cả thủ đô Sàig̣n. Lệnh cho Chiến Đoàn chuẩn bị sẵn sàng để sáng sớm ngày mai có trực thăng Chinook bốc về Sàig̣n...
Chiến Đoàn B/TQLC đă góp phần cùng các đơn vị bạn, giải tỏa áp lực địch và bảo vệ an ninh cho Thủ Đô Sàig̣n, Chợ Lớn ... trong dịp Tết Mậu Thân.

Sau Tết Mậu Thân, Thiếu Tá Đoàn Thức nhận được lệnh về tŕnh diện Bộ Tư Lệnh TQLC ở Sàig̣n và không thấy trở về lại Chiến Đoàn B/TQLC nữa!? Xong hành quân, lúc Chiến Đoàn về nghỉ ngơi ở hậu cứ, Tôi hỏi Lạng Sơn (10):
- Sao không thấy Thiếu tá Đoàn Thức trở lại Chiến Đoàn?
Lạng Sơn vừa cười khó hiểu, vừa nói một câu bâng quơ, không biết là muốn ám chỉ đến trường hợp của Thiếu Tá Đoàn Thức hay là chỉ đưa ra một nhận xét chung về kế hoạch gài người, đặt nằm vùng cán bộ đảng viên của bọn cộng sản!?
- Gớm thật! Đúng là trường kỳ mai phục của cộng sản!?
Sau đó, Tôi t́m hiểu th́ được biết đại khái là người anh ruột của Thiếu Tá Đoàn Thức là một cán bộ cộng sản cao cấp được đưa vào Nam hoạt động. Anh ta cho “đồng chí giao liên” đến móc nối với Thiếu Tá Đoàn Thức. Nhưng v́ tinh thần quốc gia chống cộng vững chắc của người chiến sĩ Mũ Xanh, nên Thiếu Tá Đoàn Thức đă CƯƠNG QUYẾT từ chối hợp tác!

Sau này đường dây t́nh báo cộng sản bị cục An Ninh Quân Đội của ta phát giác. Thiếu Tá Đoàn Thức bị điều tra về sự liên hệ này. Cuối cùng v́ không có bằng chứng cụ thể, phụ thêm vào sự khai báo thành thật của Thiếu Tá Thức, cũng như những nhận xét và phê b́nh của các cấp chỉ huy TQLC về tinh thần phục vụ, đạo đức và khả năng Tham Mưu của Thiếu Tá Đoàn Thức trong suốt thời gian phục vụ trong binh chủng Mũ Xanh... nên hồ sơ an ninh được giải tỏa. Tuy nhiên để có biện pháp đề pḥng, cục An Ninh Quân Đội lưu ư là “không được giao quyền chỉ huy đơn vị cho đương sự!”.

Kể từ đó, Thiếu Tá Đoàn Thức, ngày ngày lái chiếc Vespa màu xanh cũ kỹ, tạch tạch đi làm việc ở BTL/SĐ/TQLC số 15 Lê Thánh Tôn. Trung Úy Trần Văn Viễn, sĩ quan Truyền Tin, làm việc ở văn pḥng Tiểu Đoàn Truyền Tin, bên hông BTL/SĐ/TQLC, thỉnh thoảng tạt qua thăm hỏi Từ Thức, đang ngồi làm việc một ḿnh trong căn nhà “tôle” trống trải đàng sau hông nhà xe gắn máy; Từ Thức cặm cụi ngồi ghi chép sổ nhật kư hành quân của SĐ/TQLC, và lưu trử các dự kiện để viết quân sử của binh chủng TQLC... Khi buồn chán v́ công việc, th́ Tứ Thức vừa hút salem, vừa trầm tư suy nghĩ theo làn khói thuốc tỏa lên trần nhà mái “tôle” nóng nực của buổi trưa Hè, vừa “tủi hờn” cho thân phận trong cảnh bị “cô đơn và nghi kỵ” hiện nay!

Cuối tháng 11 năm 1969, Lữ Đoàn 369/TQLC được thành lập. Đồ Sơn làm Lữ Đoàn Trưởng và Thiếu Tá Đoàn Thức được giao nhiệm vụ Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn 369/TQLC. Giữa tháng 12 năm 1970, Lữ Đoàn 369 đi hành quân ở Cambốt với Tiểu Đoàn 5/TQLC Hắc Long của Thiếu Tá Vơ Trí Huệ (25), Tiểu Đoàn 8/TQLC Ó Biển của Phu Nhân (11) và Tiểu Đoàn 9/TQLC Mănh Hổ của Đàlạt (12). Cao Bằng (13) dịp này sang Neakluong nhận bàn giao Lữ Đoàn 369 để Đồ Sơn về đi học khoá chỉ huy Tham Mưu Cao Cấp ở Đàlạt. Thiếu Tá Đoàn Thức Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn và Đại Úy Đoàn Trung Ưởng (9) Trưởng Ban 3 Lữ Đoàn đă phối hợp tham mưu và điều hành sự yểm trợ hỏa lực hữu hiệu đă giúp cho vị tân Lữ Đoàn Trưởng Cao Bằng đoạt được chiến thắng đầu tay khi điều động Tiểu Đoàn 8/TQLC Trực Thăng Vận đổ bộ bên tả ngọn sông Cửu Long, Nam Neakluong 10 cây số. Bằng cách nhảy chụp xuống sau lưng của một đơn vị cộng sản Bắc Việt, khi chúng đang bố trí phục kích đoàn tàu Hải Quân Việt Nam đang chuyển vận Việt Kiều từ Nam Vang hồi hương.

Khoảng một tháng sau đó, Lữ Đoàn 369 được lệnh di chuyển về hậu cứ Sàig̣n, bổ sung quân số, đạn được, lương thực ... trong 2 ngày và được vận tải cơ C-130 không vận thẳng đến phi trường quân sự Khe Sanh để tham dự cuộc hành quân Lam Sơn 719 - Hạ Lào. Thiếu Tá Đoàn Thức luôn luôn có mặt theo hành quân, vẫn can trường, vẫn điềm nhiên chịu đựng gian khổ cùng anh em Cọp Biển ...

Mùa Hè đỏ lửa 1972, Trung Tá Đoàn Thức cùng Lữ Đoàn 369 của Cao Bằng đă có mặt tại tuyến pḥng thủ Mỹ Chánh, tỉnh Quảng Trị.
Ngày 3 tháng 4 năm 1972, Lữ Đoàn 369 với các Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên, 5 Hắc Long, 9 Mănh Hổ và Tiểu Đoàn 1 Pháo Binh Lôi Hỏa đă chận đứng được sự tấn công ồ ạt của các đơn vị cộng sản từ hướng Bắc xuống. Lữ Đoàn 369/TQLC vẫn hiên ngang đứng vững sau hơn 30 ngày “thịt nát xương tan” của mùa Hè đỏ lửa do bọn cộng sản Bắc Việt gây ra cho dân lành vô tội trên đại lộ kinh hoàng.

Ngày 1 tháng 1 năm 1975, Đồ Sơn được chỉ định phụ trách thành lập Lữ Đoàn 468/TQLC. Từng biết đến đức tính cẩn thận, chu đáo và khả năng tham mưu của Trung Tá Đoàn Thức, nên Đồ Sơn đă can thiệp cho Từ Thức được về theo Lữ Đoàn 468 để giữ chức vụ Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn. Với Nghệ An (18) làm sĩ quan hành quân, huấn luyện; Chương Thiện (22) Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 14, Lâm Đồng (19) Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 16 và Tây Sơn (20) Tiểu Đoàn Trưởng Tiểu Đoàn 18 (đang thành lập, chưa hoàn tất)

Tháng 3 năm 1975, Từ Thức cùng Lữ Đoàn 468 của Đồ Sơn được không tải từ Sàig̣n ra Đà Nẵng để thay thế nhiệm vụ của Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù đang trấn đóng ở đèo Hải Vân.
Ngày 28 tháng 3 năm 1975, Lữ Đoàn 468 gồm Tiểu Đoàn 14, Tiểu Đoàn 16 và Tiểu Đoàn 8 của Hương Giang (21) được lệnh tập trung ở điểm hẹn làng Cùi, Liên Chiểu, dưới chân đèo Hải Vân thuộc vùng Lăng Cô và được các tàu Hải Quân Việt Nam đón. Sau 2 ngày lênh bênh trên biển, Lữ Đoàn được chuyển vào bán đảo Cam Ranh, sau đó 1 ngày th́ được chuyển về Vũng Tàu. Lữ Đoàn 468 với Đồ Sơn, Lữ Đoàn Trưởng và Từ Thức Tham Mưu Trưởng đă về đến Vũng Tàu trên tàu HQ-802 với quân số và trang bị hầu như được bảo toàn so với các đơn vị khác, khi rút lui hỗn loạn từ miền Trung.

9 giờ sáng ngày 29 tháng 3 năm 1975, Lữ Đoàn 369/TQLC cùng với Tiểu Đoàn 2 Trâu Điên, Tiểu Đoàn 6 Thần Ưng, Tiểu Đoàn 9 Mănh Hổ cùng Tiểu Đoàn 3 Pháo Binh Nỏ Thần đă có mặt tại Phi Trường Non Nước, thành phố Đà Nẵng. Lữ Đoàn 369 đă cùng các đơn vị bạn bị tan hàng trong cảnh hỗn loạn, với sự mất tích xem như chết của Robert Lửa (14) Lữ Đoàn Trưởng và Thái Dương (15) Lữ Đoàn Phó.

Ngày 8 tháng 4 năm 1975, Lữ Đoàn 468 của Đồ Sơn gồm Tiểu Đoàn 8 và Tiểu Đoàn 16 được lịnh tăng phái hành quân cho Quân Đoàn III ở Long B́nh – Biên Ḥa.
Ngày 24 tháng 4 năm 1975, Trung Tá Nguyễn Đằng Tống (23) nhận bàn giao Lữ Đoàn 468 để Đồ Sơn về Vũng Tàu tái tổ chức và trang bị lại Lữ Đoàn 147 đă bị thiệt hại nặng trong cuộc rút lui ở cửa Thuận An - Huế ngày 26 tháng 3 năm 1975 vừa qua.
Đêm 29 rạng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Lữ Đoàn 468 rút về pḥng thủ tại cầu B́nh Phước, tỉnh Biên Ḥa và dọc theo bờ Nam sông Đồng Nai...
Sáng ngày 29 tháng 4 năm 1975, Sư Đoàn TQLC mà Bộ Tư Lệnh đóng tại Vũng Tàu hoàn toàn mất liên lạc với các Lữ Đoàn 468 và 258 của Long Lể (24), Lữ Đoàn Phó đang hành quân ở Long B́nh, Quân Đoàn 3.
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Lữ Đoàn 468 di chuyển bộ về căn cứ Sống Thần và chờ lệnh!..

Miền Nam Việt Nam chính thức sụp đổ trong ngày 30 tháng 4 năm 1975 vào lúc 10 giờ 30 sáng khi Tổng Thống Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng cộng sản Hà Nội vô điều kiện. Đài truyền thanh quân đội Mỹ ở Sàig̣n đă trổi lên liên tục bản nhạc “TUYẾT TRẮNG”, ám hiệu “lệnh tháo chạy” của Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam.
Sáng ngày 30 tháng 4 năm 1975, Tướng Bùi Thế Lân bay trực thăng từ Bạch Dinh, Băi Dâu – Vũng Tàu ra tàu Kim Dung đậu chờ sẵn ngoài biển ... Trung Tá Đoàn Thức kẹt lại và đi tù cộng sản.

Tôi c̣n nhớ một buổi chiều buồn thảm, cuối năm 1975 tại trại tù Suối Máu, Tân Hiệp, tỉnh Biên Hoà. Được bạn tù thông báo có bạn tù thuôc khu vực B đang nhờ nhắn Tôi ra đằng sau giếng nước để thăm gặp!? Cách quảng nhiều lớp hàng rào kẽm gai phân chia hai khu vực A và B, cách 50 mét, h́nh dáng một người dong dỏng cao, nét mặt hơi ốm và u-uẩn buồn rầu, đang đứng chờ đợi ... người đó là Đoàn Thức; cả hai đều bật tiếng chào hỏi và mừng rỡ trong ánh mắt! Sau đó Đoàn Thức vội vàng ném một mẫu giấy được bọc vào một ḥn sỏi để có đà ném qua hàng rào kẻm gai! Tôi lượm được và mở ra xem, chỉ là mấy câu thăm hỏi vắn tắt, viết “ngoặc ngoẹo” mà thôi! Tuy không có ǵ quan trọng nhưng nếu Chèo (16) bắt gặp th́ người ném thơ cũng như người nhận thơ sẽ bị phiền phức không ít; sẽ bị ghép vào tội “liên hệ linh tinh”.

Đêm hôm đó, Tôi trằn trọc không ngủ được... xa cách nhau mới có vài ba năm, không ngờ gặp lại Đoàn Thức trong cảnh cả hai người đều bị tù đày cộng sản, nước mất, nhà tan, tương lai đen tối!

Tôi không ngờ rằng buổi gặp mặt “chớp nhoáng” vào chiều Suối Máu đó lại là lần gặp mặt cuối cùng đối với Từ Thức ..!! v́ Từ Thức đă đi lạc vào Thiên Thai ngày 4 tháng 3 năm 1980 lúc 2 giờ sáng. Lúc này th́ Tôi và các anh em khác đang ở trại tù Hà Tây, sau khi cuốn gói từ trại tù Yên Bái di chuyển xuống đồng bằng, v́ đàn anh cộng sản Trung Quốc đang dạy cho thằng em cộng sản VN một bài học ở biên giới Lào Kay năm 1979...

Sau ngày cướp miền Nam 30 tháng 4 năm 1975, người anh ruột của Đoàn Thức xuất hiện ở thành phố Sàig̣n; mang quân hàm cấp tướng cộng sản Việt Nam. C̣n Trung Tá Đoàn Thức vẫn phải đi tŕnh diện “học tập cải tạo” để rồi trôi nổi qua các trại tù từ Long Giao, Suối Máu trong Nam đến Yên Bái, Nam Hà và cuối cùng là trại Mễ ngoài Bắc.

Thời gian đầu, bà Mẹ mừng rỡ đón chào người con trai trưởng, hoạt động “cách mạng” trở về. Sau đó bà yêu cầu người anh can thiệp cho người em ruột Trung Tá “ngụy” khỏi phải đi “học tập cải tạo”; nhưng được ông tướng cộng sản trả lời:
- Phải đi học tập cải tạo để trở thành người công dân tốt. Khi nào tiến bộ sẽ được đảng và nhà nước ta khoan hồng.
Biền biệt những năm tù đày ngoài Bắc, bà Mẹ không được một tin tức nào của người con trai thứ Đoàn Thức. Bà Mẹ làm áp lực yêu cầu ông anh cộng sản có dịp đi công tác ở Hà Nội hăy t́m gặp thăm em ở trại tù nào đó!? Nhưng sau đó, “cải tạo viên” Đoàn Thức đă trả lời với Ban Quản Lư trại tù cộng sản:
- Tôi không có bà con nào là “cán bộ nhà nước cả!”
Đoàn Thức từ chối và không đi ra nhà “khách thăm viếng”.

Măi đến khi bịnh “xơ gan cổ chướng” của Đoàn Thức đến thời kỳ trầm trọng, hết thuốc chữa, được chuyển từ trại Nam Hà ra trại Mễ ở Phủ Lư. Những tù nhân nào bị bịnh nặng, “ bác sĩ ” cộng sản ở trại Nam Hà chữa không được, th́ đưa tập trung ra trại Mễ để chờ chết.

Trước một ngày ra trại Mễ, Bắc Giang vào trạm xá Nam Hà thăm Từ Thức, th́ được Từ Thức tâm sự lần cuối:
- Điều cần nhất các “Toi” hăy cẩn thận giữ ǵn sức khỏe, đừng liều mạng! Nín thở qua sông! Cố gắng giữ ḿnh để chờ ngày ra khỏi ṿng thành “cải tạo” này! C̣n kịp chán! Riêng “Moi”, số kiếp là như vậy, anh T. (người anh cộng sản) chẳng c̣n nhớ ǵ những ngày ẩn nấu trong rừng sâu, chờ miếng cơm, vĩ thuốc của bà Mẹ già, t́m đủ mọi cách lặn lội đưa vào ... Ngày đến Paris dự hội đàm “đ́nh chiến”; đă từ chối bỏ lư lịch cá nhân, thay tên đổi họ, từ chối không cho bà Chị ruột t́m đến thăm gặp!? Giờ này c̣n nhắn nhủ qua thơ bà Mẹ của “Moi” gởi ra là “Bảo chú Thức hăy học tập tiến bộ, th́ sẽ được tha về”. Trong lúc chúng ḿnh chẳng biết được thế nào là “tiến bộ”. Có lẽ bịnh xơ gan của “Moi” là “tiến bộ” đó!.

Trại Mễ không chữa được, bèn tha cho “cải tạo viên” Đoàn Thức về nhà ở Phú Nhuận, Sàig̣n vào đầu năm 1980.

... Một buổi tối mùa Đông năm 2000 tại Westminster, Nam Cali, qua thông báo của người bà con Chị Thức. Cao Bằng được dịp gặp Chị Đoàn Thức. Chị cho biết đang địng cư tại tiểu bang Ohio, hiện về Cali thăm bà con. Gặp Cao Bằng, Chị khóc vùi v́ cảm xúc, tủi thân, oán hận cũng có. Khi cơn xúc động lắng xuống, Chị bắt đầu kể về anh đau ốm trong nhà tù cộng sản như thế nào? Gần ngày chết, bụng anh to như đàn bà có mang 8, 9 tháng, nên cộng sản tha về. Chị lại sụt sùi nói:
- Anh chết hơn một tháng sau đó, và c̣n cố dặn tôi bằng mọi giá phải mang các con đi ra nước ngoài! Bọn cộng sản Việt Nam dă man tàn bạo lắm, không thể sống chung với chúng được đâu!
Cao Bằng rụt rè hỏi thăm hoàn cảnh gia đ́nh, Chị cho biết một cô con gái đă lập gia đ́nh được hai cháu trai, c̣n hai đứa con trai th́ học cũng đă xong, sắp sửa lập gia đ́nh. T́nh cảnh gia đ́nh cũng tạm ổn. Cao Bằng thở phào nhẹ nhỏm và đưa biếu Chị cuốn “Chiến Sử TQLC VN”, Chị đưa tay đỡ cuốn sách mà run rẫy cảm xúc như những quả phụ của tử sĩ nhận lá Quốc Kỳ Tổ Quốc Ghi Ơn được trao bởi Sĩ Quan đại diện quân đội sau mỗi lần lễ mai táng theo lễ nghi quân cách...

Đêm hôm đó, Cao Bằng mất ngủ và mơ màng thấy Từ Thức đang trầm ngâm đứng bên bờ sông Mỹ Chánh, nh́n lên bầu trời cao! (17)

Hôm nay, lần dở đọc lại từng trang sách Chiến Sử TQLC-VN, bất ngờ tôi nh́n thấy h́nh của Trung Tá Đoàn Thức, đứng chụp chung với các Sĩ Quan Bộ Tham Mưu Lữ Đoàn 369, làm tôi gợi nhớ đến h́nh ảnh quen thân và tâm đắc của một sĩ quan tham mưu thuộc Chiến Đoàn B/TQLC năm nào, tư cách KHIÊM NHƯỜNG, tính t́nh điềm đạm, hoà nhă và đối xử tế nhị với đồng đội, nhưng lúc cân nhắc cẩn thận, th́ CƯƠNG QUYẾT hành động.

Từ Thức đă CƯƠNG QUYẾT không chịu hợp tác với kẻ thù dân tộc khi được người anh cộng sản móc nối, Từ Thức cũng CƯƠNG QUYẾT không đứng chung với hàng ngũ với địch khi bị tù đày cải tạo, khi phủ nhận rằng là có bà con liên hệ với “cán bộ đảng viên cộng sản”. Từ Thức đă dặn vợ “... bằng mọi giá, phải CƯƠNG QUYẾT mang các con ra đi t́m Tự Do, đi ra nước ngoài, không thể sống chung với bọn cộng sản dă man tàn bạo ...”. Đó là lời trăn trối cuối cùng của Trung Tá Đoàn Thức, trước khi được siêu thoát vào cơi Vĩnh Hằng như Từ Thức trong truyện xưa ... ở chốn THIÊN THAI.

Viết xong ngày 4 tháng 3 năm 2005.
Kỷ niệm đúng 25 năm ngày Cố Trung Tá TQLC/VN Đoàn Thức mất.
Nhằm ngày 18 tháng giêng năm Canh Tuất, 1980 lúc 2 giờ sáng)


Iowa City, IOWA
Mũ Xanh SàiG̣n

Ghi chú:

1) SàiG̣n: Danh hiệu của Đại Tá Tôn Thất Soạn.
2) Bắc Giang: Danh hiệu của Trung Tá Lê Bá B́nh. Năm 1965 là Trung Úy ĐĐT/ĐĐ2/TĐ3/TQLC
3) Long Mỹ: Danh hiệu của Đại Tá Nguyễn Thế Lương. Long Mỹ đă mất v́ bạo bệnh lúc 3 giờ 20 chiều ngày 9 tháng 4 năm 2002.
4) Châu Phước Hiệp: Danh hiệu của Thiếu Tá Lê Ngọc Châu. Năm 1965 là Đại Úy TĐP/TĐ3/TQLC. Trong chiến dịch Đồng Khởi của cộng sản tại Kiến Ḥa, Trung Uư ĐĐT/ĐĐ3/TĐ1/TQLC Quái Điểu đă làm cho địch quân khiếp đảm trong xă Phước Hiệp. Từ đó, ông ta nổi danh là “Châu Phước Hiệp”
5) Ninh Kiều: Danh hiệu của Đại Úy Đỗ Phú Ngọc, sĩ quan Truyền Tin biệt phái hành quân cho CĐ-B/TQLC.
6) Tango 20: Danh hiệu của Thiếu Tá Tôn Thất Trân. ĐĐT/ĐĐ2/TĐ1/TQLC Quái Điểu. Năm 1972 là TĐP/TĐ7/TQLC. Ngày 1 tháng 5 năm 1975 là Thiếu Tá TĐT/TĐ327/ĐPQ. Bị cộng sản thủ tiêu tại Đức Ḥa, Hậu Nghĩa.
7) Thanh Hoá: Danh hiệu của Thiếu Tá Phan Văn Thắng.
8) Đồ Sơn: Danh hiệu của Đại Tá Ngô Văn Định.
9) Uông Bí: Danh hiệu Thiếu Tá Đoàn Trung Ưởng. Năm 1968 là Đại Úy TB3/CĐ-B/TQLC.
10) Lạng Sơn: Danh hiệu của Tướng Bùi Thế Lân. Năm 1968 là TMT/SĐ/TQLC
11) Phu Nhân: Danh hiệu của Trung Tá Nguyễn Văn Phán.
12) Đà Lạt: Danh hiệu của Trung Tá Nguyễn Kim Đễ.
13) Cao Bằng: Danh hiệu của Đại Tá Phạm Văn Chung.
14) Robert Lửa: Danh hiệu của cố Trung Tá Nguyễn Xuân Phúc.
15) Thái Dương: Danh hiệu của cố Trung Tá Đỗ Hữu Tùng.
16) Chèo: Ư nói “phường chèo” của cải lương, hát bội. Anh em “tù cải tạo” đặt tên cho cán bộ công an cộng sản là “chèo”. Vừa tỏ ư khinh bỉ bọn chúng, vừa để ám chỉ lũ ngu muội nếu chúng có nghe được th́ chúng cũng không biết anh em ám chỉ ai.
17) Trích đoạn của Chu Vũ trong ĐSST-2000
18) Nghệ An: Danh hiệu của Thiếu Tá Nguyễn Cao Nghiêm.
19) Lâm Đồng: Danh hiệu của Thiếu Tá Đinh Xuân Lăm.
20) Tây Sơn: Danh hiệu của Thiếu Tá Trần Ngọc Toàn.
21) Hương Giang: Danh hiệu của Trung Tá Nguyễn Đăng Ḥa.
22) Chương Thiện: Danh hiệu của Trung Tá Nguyễn Văn Cảnh
23) Biệt hiệu là 416. Từ trần khi đi tù “cải tạo” v́ bạo bệnh.
24) Long Lể: Danh hiệu của Trung Tá Huỳnh Văn Lượm. Từ trần khi đi tù “cải tạo”.
25) Thiếu Tá Vơ Trí Huệ - Từ trần v́ bịnh xơ gan tại Sadec, VN tháng 3 năm 2002.
26) Trung Tá Nguyễn Minh Châu, Quận Trưởng quận Dĩ An, tỉnh Biên Ḥa. Có biệt hiệu “Châu Dĩ An”

 

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]