Cái Gạch Nối Trong Chữ Việt

Phụng Nghi

1. Cái gạch nối


Trong chữ Việt, cái gạch nối dùng để kết hợp những thành tố viết rời của một từ gồm nhiều âm tiết. Nếu viết riêng rẽ th́ những âm tiết nói trên sẽ có một nghĩa khác, tức là nghĩa riêng biệt của từng âm tiết. Sau đây là một vài thí dụ:

- Độc có nghĩa là một, có số lượng chỉ một mà thôi. Lập có nghĩa là đứng thẳng. Ghép lại, độc-lập có nghĩa: 1. Tự ḿnh sống, không dựa vào người khác. Sống độc-lập.
2. (Nước hoặc dân tộc) có chủ quyền. Nền độc-lập dân tộc.

- Bà là người đàn bà thuộc thế hệ sanh ra cha hoặc mẹ ta. Con là người thuộc thế hệ mà ta sanh ra. Ghép lại, bà-con có nghĩa là thân quyến, người có quan hệ họ hàng. Một người bà con xa.

- Cay là có vị như khi ăn ớt, ăn tiêu, ăn gừng hoặc khi uống rượu. Đắng là có vị như khi ăn trái khổ qua, trái bồ ḥn, mật cá hoặc uống thuốc bắc. Ghép lại cay- đắng (hay đắng-cay) có nghĩa là đau khổ, xót xa. Thất bại cay-đắng.

Như vậy, ta thấy cái gạch nối có một vai tṛ rất quan trọng. Nó dùng để phân biệt từ đơn với từ ghép. Từ cuối thế kỷ 19 và trong những thập niên đầu của thế kỷ 20 này, theo ngữ pháp, ta dùng cái gạch nối đối với những từ ghép, mục đích là để câu văn được rơ nghĩa. Trong học đường, thời bấy giờ, đối với những từ ghép, thiếu cái gạch nối là một lỗi chánh tả tương tự như các lỗi chánh tả khác: c với t (các/cát), ch với tr (chương/trương), d với gi (dang/giang), dấu hỏi với dấu ngă...

2. Ngữ pháp cú

Qui tắc về việc sử dụng cái gạch nối trong tiếng Việt đă có từ cuối thế kỷ 19, thời chữ quốc ngữ mới được h́nh thành. Nhà bác học, cũng là nhà ngữ học Trương Vĩnh Kư (1839 - 1898) đă viết: "Để tránh lẫn lộn từ đơn và từ đôi, từ kép, chúng tôi đă chấp nhận, trong các từ điển, văn phạm và các ấn bản khác của chúng tôi, dùng gạch nối để xác định từ kép và ghép đôi một số mẫu âm khác của chúng tôi, dùng gạch nối để xác định từ kép và ghép đôi một số mẫu âm làm cho âm cuối dễ nghe như líu-lo, dăng-dẳng." Gần đây, dựa theo các sách đă xuất bản, chúng tôi ghi nhận, trên những sách in trước năm 1975, các tác giả vẫn c̣n dùng cái gạch nối đối với những từ ghép. Sự kiện này cho biết, vào cuối thế kỷ 19 và hơn nửa đầu thế kỷ 20 này, những người làm giáo dục và văn học đă sử dụng cái gạch nối trong những trường hợp sau đây:

2.1 Từ ghép Hán-Việt: tự-do, độc-lập, ngôn-ngữ-học, thuận-thinh- âm, hồng- thập-tự, tiềm-thủy-đỉnh, hàng-không-mẫu-hạm, thủy-quân-lục- chiến.

2.2 Từ ghép thuần Việt:

- Từ kép, cũng gọi là từ láy, gồm một âm có nghĩa với một âm không nghĩa để cho xuôi tai: bạc-bẻo, dễ-dàng, đầy-đặn, khỏe-khoắn, líu-lo, mặn- mà, nhỏ- nhắn, nở-nang, sắc-sảo, vững-vàng, xót-xa.

- Từ kép gồm hai âm không có nghĩa riêng, nhưng khi ghép lại, hai âm tạo thành một từ có nghĩa chung: bâng-khuâng, hững-hờ, lai-láng, mênh-mông, mơn- mởn, ngậm-ngùi, thênh-thang.

- Từ kép gồm hai câu có nghĩa riêng: biển-dâu, bướm-ong, cay- đắng, đầy- đủ, mắm-muối, mệt-mỏi, phẳng-lặng, vàng-thau.

- Từ kép gồm hai âm đồng nghĩa: chợ-búa, dơ-bẩn, dư-thừa, đau- ốm, gầy- ốm, h́nh-ảnh, lẫn-lộn, lựa-chọn, mập-béo, nhỏ-bé, nông-cạn, ô-dù, sắc-bén, thổi- nấu, thương-yêu, to-lớn, rơi-rớt.

- Từ kép gồm hai từ đồng âm: chậm-chậm, đời-đời, hàng-hàng, hay-hay, hiu-hiu, lớp-lớp, măi-măi, ngày-ngày, rầu-rầu, xa-xa...

2.3 Nhân danh (tên tục, tên hiệu): Nguyễn-Du, Tố-Như, Trương-Vĩnh- Kư, Đào- Duy-Anh, Dương-Quảng-Hàm, Trần-Trọng-Kim, Nguyễn-Hiến-Lê, Vương-Hồng- Sển.

2.4 Địa danh: Việt-Nam, Hoa-Kỳ.

2.5 Danh từ riêng phiên âm: Hoa-Thịnh-Đốn, Mạc-Tư-Khoa.

2.6 Từ có quan hệ qua lại với nhau: từ điển Hán-Việt, bang giao Mỹ- Việt, luật hỏi-ngă, thi văn cổ-kim, văn hóa Đông-Tây, phát triển khoa-học- kỹ-thuật.

2.7 Danh từ chung phiên âm: cát-xết, vi-đê-o. Đối với một số tên chung phiên âm đă hoàn toàn Việt hóa, ta bỏ luôn cái gạch nối: cà phê, cà vạt, câu lạc bộ, đô la, ga ra, nóc ao, ra đa, ra gu, ti vi, xích lô.

2.8 Một số từ ngữ mà các âm tiết không thể tách rời: chợ-nhà- lồng, khô-cá- chỉ- vàng, tại-v́-bởi.

2.9 Giữa các con số chỉ ngày tháng năm : ngày 1-1-1998

2.10 Giữa hai nhóm số chỉ năm để nói lên khoảng cách thời gian: 1975 - 1998.

Trên đây là những qui tắc trong việc sử dụng cái gạch nối khoảng trước năm 1975. Tuy nhiên cũng phải ghi nhận là việc dùng cái gạch nối này của những người làm văn hóa chưa thống nhất. Có tác giả áp dụng triệt để các nguyên tắc, nhưng cũng có tác giả chỉ áp dụng một cách đại khái hay tương đối, tùy theo quan niệm của mỗi cá nhân. Thậm chí, có trường hợp cùng một tác giả mà trong một bài viết, đối với các từ ghép (cả Hán-Việt lẫn thuần Việt) có lúc dùng cái gạch nối, có lúc không.

Xin trích dẫn một đoạn trong lời tựa "V́ sao có sách này?" của cuốn "Giản-yếu Hán-Việt Từ-điển" của nhà học giả tiền bối Đào-Duy-Anh, viết ngày 1-3-1931, Nxb Minh Tân, Paris, in lại năm 1949:

Vô luận nước nào, văn-tự đă phát đạt đến một tŕnh độ khá khá đều phải có những sách Tự-điển hoặc Từ-điển để làm tiêu-chuẩn và căn-cứ cho người học. Quốc-văn của ta ngày nay đă có chiều phát đạt, thế mà ta chưa thấy có một bộ sách Tự-điển hoặc Từ-điển nào, đó thực là một điều khuyết-điểm lớn mà ai cũng phải công-nhận.

Trong đoạn văn trên đây, theo nguyên tắc, những từ in nghiêng phải có cái gạch nối, v́ đó là những từ Hán-Việt và từ ghép thuần Việt. Nhưng v́ sao tác giả không dùng gạch nối? Sự kiện này cho thấy, việc sử dụng cái gạch nối khó đạt đến sự thống nhất như trên lư thuyết.

3. Ngữ pháp mới

Khoảng từ năm 1975 cho đến nay:

3.1 Trong năm trường hợp ghi từ mục 2.1 đến 2.5 trên đây, tuyệt đại số những sách báo xuất bản trong nước và tại hải ngoại, ta đă xóa bỏ hẳn cái gạch nối. Sự "cải cách" này đă diễn ra âm thầm. Có phải chăng nó đă xuất phát từ một "ngữ pháp bất thành văn." Các tác giả tiền bối lần hồi bỏ cái gạch nối. Thế là các tác giả hậu bối cũng theo gương.

3.2 Trong năm trường hợp kế tiếp, từ mục 2.6 đến 2.10, ta vẫn duy tŕ cái gạch nối.

3.3 Từ ngày trong nước và ở hải ngoại hai phương tiện điện thoại và điện thư (fax) được phổ biến, ta đă dùng cái gạch nối để phân cách các nhóm số của hai hệ thống này. Điện thoại: 714 - 500-4000, Điện thư: 714 - 800-7000.

3.4 Chúng ta thử t́m hiểu xem nguyên nhân nào khiến cho, sau năm 1975, cái gạch nối đă được xóa đi trong năm trường hợp từ 2.1 đến 2.5.

Thực tế cho thấy, việc dùng gạch nối ở năm trường hợp nói trên đă gây một số bất tiện và phiền phức.

- Người viết phải bận tâm đến cái gạch nối, mất thời giờ suy nghĩ, thời giờ viết lên giấy và thời giờ ḍ lại bài xem có sai sót không?

- Trong ngành ấn loát, người đánh máy và người sắp chữ phải nhọc công và khổ sở v́ cái gạch nối. Trước kia, trong thời kỳ ngành ấn loát nước ta c̣n lạc hậu, việc sắp chữ để làm bản in "typo" được thực hiện theo lối thủ công. Trong công việc sắp chữ, thêm một cái gạch nối kể như thêm một con chữ.

Việc xóa bỏ gạch nối không ảnh hưởng trầm trọng đến câu văn về mặt ngữ nghĩa. Người đọc b́nh thường dễ dàng phân biệt từ đơn và từ ghép. Cả người viết và người đọc đă mặc nhiên hiểu ngầm là các từ ghép Hán- Việt và thuần Việt luôn luôn được nối với nhau bằng cái "gạch nối vô h́nh." Ta đă "hi sinh" cái hợp lư để đổi lấy cái thực dụng, cái giản tiện. Ngày trước, có cái gạch nối là hợp lư. Ngày nay không có cái gạch nối cũng hợp lư. Ngữ pháp chung qui chỉ là một qui ước, một sự giao ước giữa người viết và người đọc.

4. Viết dính liền

Từ xưa tới nay, cả ở trong nước lẫn ở hải ngoại, một số người có xu hướng viết dính các âm tiết ở hai trường hợp 2.1 và 2.2: tựdo, vữngvàng, ngônngữhọc, kimtựtháp, hàngkhôngmẫuhạm. Giải pháp này là để thay thế cái gạch nối đối với các từ ghép. Tuy nhiên, việc cải cách này gặp một trở ngại khác và xét không ổn nên không được hưởng ứng. Lư do là những từ viết dính liền có thể sẽ bị đọc và và bị hiểu sai lệch.

4.1 Những từ ghép dính liền có thể được đọc một cách khác:

B́nh an viết b́nhan có thể đọc là b́ nhan hoặc b́n han

Giáo án viết giáoán có thể đọc là giá oán hoặc gi áo án

Phátââm --> phát âm --> phá tâm

Phát hành --> pháth ành --> phá thành

T́nh ái --> t́n hái --> t́ nhái --> t́n hái

4.2 Những từ vốn chỉ có một âm nay có thể được đọc tách rời thành hai âm:

Thúy có thể đọc là thú y

Khối --> kho ái hoặc khó ai

5. Kết

Những người chủ trương duy tŕ cái gạch nối trong những từ ghép Hán-Việt và thuần Việt và những người chủ trương viết dính liền những từ ghép lại này đều có lư. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đối với bất cứ ngôn ngữ nào cũng vậy, người ta không thể ép nó vào một khuôn mẫu hợp lư được. Nói và viết, đúng hay sai là một thói quen, lập đi lập lại qua nhiều thế hệ. Mà thói quen xuất phát từ sự thực dụng. Và một khi đă thông dụng th́ mọi người đều phải theo. Khó mà đem môn lư luận ra để phê phán được. Trừ phi, có điểm nào quá vô lư, nếu muốn sửa đổi th́ phải có sự đồng thuận của số đông.