[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

NHỚ ANH LAN “RUỒI”

MX Trần Như Hùng- TĐ 8 TQLC (viết thay cho cả Bùi Công Nguyên và Bùi Thanh Liêm)


Thấm thoát mới đó mà đă 29 năm . Tưởng đâu chỉ mới qua một thoáng chớp mắt thế mà đă có biết bao chuyện dâu biển tang thương. Đôi khi giật ḿnh sờ lên đầu thấy nay đă 2 thứ tóc, hẳn nhiều người trong chúng ta ai lại chẳng có lúc bùi ngùi. Và trong cơn bùi ngùi ấy, nếu t́nh cờ bắt gặp một h́nh ảnh, một mẩu chuyện có tác dụng như nhấn đúng cái nút kiểm soát bộ nhớ trong óc th́, ôi thôi, biết là bao kỷ niệm – vui, buồn, sung sướng lẫn đau thương- tha hồ lũ lượt ùa về như ḍng nước tràn bờ . . .
*
Tôi nhớ cách đây đă lâu, có lần đọc trên trang Web của 1 nhóm cựu chiến binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam có đoạn viết về cảm nghĩ của 1 cựu quân nhân Mỹ trở lại thăm Khe Sanh, nơi anh từng cùng đơn vị trú đóng và dự trận. Đại ư anh bạn Mỹ này kể lại cảm giác đầu tiên khi đặt chân lại vùng đất hiểm nguy năm xưa bỗng dưng trong một tích tắc, h́nh ảnh những ngọn đồi xanh muớt cỏ ướt mưa truớc mắt biến thành những ngọn đồi lỗ chỗ hố đạn bom. Anh đă đứng lặng mất một lúc với cảm giác hoàn toàn không biết ḿnh đang ở vào thời điểm nào, năm 1999 hay 30 năm trước đó? Anh bạn Mỹ kể thêm, trong suốt chuyến đi, rất nhiều lần bỗng dưng anh nhớ rơ mồn một nhiều nguời bạn đồng đội cũ đă chết mà anh quên bẵng đi bao năm, nhớ từng chi tiết những chuyện vui buồn họ đă chia xẻ, ngay cả đến một vài câu đùa vu vơ. Và anh đă xúc động đến đầm đià nuớc mắt.

Đọc đến đấy tôi cũng xúc động đến lặng nguời. Tôi đă từng uớc ao biết mấy đến một ngày cũng sẽ đuợc như anh bạn Mỹ kia về thăm lại những vùng đóng quân năm xưa để đuợc ngồi bệt xuống tảng đá ven đuờng mặc cho hồi ức lũ luợt kéo về trong nỗi xúc động đến nhoà nuớc mắt như anh ta.

Và dù chưa về – mà không biết đến bao giờ mới về- nhưng nhiều lần tôi đă nhắm mắt để mặc h́nh ảnh những vị trí đóng quân năm xưa lần lượt loé lên trong trí tưởng, y như những bức ảnh đen trắng chầm chậm flashback trong óc.

Và tôi tin là những anh em khác nhất định cũng đă từng y hệt như tôi, không cần một chút cố gắng, hễ cứ chợt nghĩ đến những ngày xưa ở đơn vị là đủ mọi h́nh ảnh lại kéo nhau trở về thật dễ dàng.

Nào là xác chiếc xe tăng T54 hoen rỉ ngay đưới ngọn đồi nhỏ trong núi Trường Phuớc nơi tôi từng nằm lại ngủ suốt đêm chờ sáng với mỗi quả lựu đạn trong tay, sau cuộc nhậu say khuớt với Long (TCĐT), Diệm (VT) và Phù Tang (PB) ở ngoài Mỹ Chánh nửa đêm lần ṃ về lại nơi đóng quân, cái miếu nhỏ ven quốc lộ khi vừa qua khỏi Bến Đá trên đoạn Đại lộ Kinh hoàng mỗi lần đi ngang cứ có cảm tuởng có bóng nguời đang phất phơ trong gió, con đuờng đất đi vào khu nhà thờ La Vang nơi có lần tôi phải đứng nghiêm nghe anh Nguyễn Cao Nghiêm mắng tới tấp v́ tội sĩ quan mà không biết dạy lính để cho mấy thằng em phất phơ đi lạc sang vùng trách nhiệm của TĐ1, đi ngang chiếc xe Jeep có cần câu không biết dơ tay chào nguời cấp bậc theo quân kỷ –dù người lúc ấy mặc trần x́ mỗi chiếc áo thun màu treillis không đeo lon , chiếc hào nuớc bao quanh Cổ thành xưa nơi Gương , nguời hiệu thính viên của tôi đă câu không biết bao nhiêu con cá béo lẳn - chắc nhờ ăn xác chết, hay khung chiếc tháp nuớc gần bờ Thạch Hăn nơi tôi đă từng trèo lên đứng ngó mông về bờ bên kia, cố dơi mắt tuởng tuợng ra đâu là Đông Hà, đâu là Ái Tử những địa danh chỉ nghe thôi nhưng đă vô cùng quen thuộc khiến Trung sĩ Được phải cằn nhằn bộ cái gáo của ông bằng thép không sợ tụi nó bên kia bờ bắn sẻ chắc... Rồi ǵ nữa, nền xi măng chùa Tỉnh hội tan nát nhưng thật lạ lùng, lần nào đổi tuyến về ngang đó cũng vẫn thấy những chân nhang c̣n đỏ tuơi như mới vừa tàn, bờ sông Vĩnh Định nuớc dâng mùa lụt 73 lính phải bó ba lô giây ba chạc thành chùm cột vào gốc tre để khỏi bị cuốn mất, bụi tre dọc đê Long Quang những buổi trưa gió Lào thổi rát mặt , băi cát trắng đến rợn nguời những đêm trăng Mỹ Thủy, bọn Trung đội trưởng chúng tôi, Nguyên, Liêm và tôi tồng ngồng tắm truồng bơi lội thoả thích như lũ trẻ hồn nhiên ...

C̣n ǵ nữa? Xóm đạo – h́nh như thuộc quận Gio Linh di tản- nằm bên kia quốc lộ hướng núi, đối diện vị trí đóng quân của pháo đội B, gần BCH/LĐ 369- nơi những ngày Trung đội tôi nằm ôm pháo đội, ban đêm đi kích, ban ngày gác tuyến. Để ngăn chuyện lính ở khôngđâm chán sinh ra làm bậy, chẳng ai bảo phải làm công tác Dân sự vụ ,tôi tự bày tṛ kéo nhau qua xóm đạo làm quen với Cha xứ, tự nguyện xin giúp Ông sửa sang ngôi nhà thờ tiền chế lợp tôn Mỹ, thỉnh thoảng quây quần mấy em nhỏ chơi vài tṛ chơi Hướng Đạo căn bản ... Thế nên đến ngày hết nhiệm vụ, quay về TĐ, cha xứ nhất định rủ tôi cùng Trung dội phó và mấy Tiểu đội trưởng sang làm một bữa cầy tơ , có cả gần nguyên chai ruợu lễ . . .

Đấy là nơi chốn của những ngày vui đời lính.

Hết vui th́ đến buồn. Và đau đớn.

Ai mà không đau khi chạnh nhớ đến những anh em bạn bè khuất mặt, kẻ ḿnh biết chắc đă vĩnh viễn ra đi, khi tóc c̣n xanh mởn như mỹ nhân tự cổ như danh tướng, bất hứa nhân gian kiến bạch đầu, người th́ bây giờ không biết nới nao, đầu ghềnh cuối băi, c̣n sống hay cũng đă qua đời.

Như người bạn cựu binh Mỹ kia, mười lần như một, nhớ ǵ th́ nhớ, nghĩ ǵ th́ nghĩ, thể nào cuối cùng tôi cũng ngậm ngùi đến điếng ḷng v́ h́nh ảnh những người thân thiết nhất trong đời lính mà ḿnh đă bỏ lại bên kia, nhất là những người chia tay trong cơn biến động tháng Tư .
*
Người tôi nhớ nhiều nhất là Đại đội trưởng cũ của tôi, Đại Uư HỒ XUÂN LAN.

Anh là Đại đội trưởng ĐĐ1 TĐ8 chúng tôi cho đến cuối năm 74. So với tất cả các ĐĐT lúc ấy –và cả với đa số sĩ quan trong TĐ, trừ ông Lộc (mập) Trưởng ban 3 và ông Tiền ĐĐT/Chỉ huy- anh là nguời thâm niên nhất. Anh khoá 23 Thủ Đức nhưng đường công danh có phần hơi chậm so với vài đàn em trong TĐ và h́nh như c̣n lên ĐU sau cả người bạn cùng khoá, cán bộ Trung tâm Huấn Luyện Rừng Cấm , ĐU Nguyễn Trấn Quốc ...

Bọn chúng tôi những thằng Trung đội trưởng quen miệng gọi anh là “anh Ruồi” (dĩ nhiên là gọi lén sau lưng). Lư do là v́ trên khuôn mặt anh, bên g̣ má trái có nguyên một nốt ruồi đen to bằng hột đậu. Có lẽ cái nốt ruồi ấy làm cho khuôn mặt vuông của anh bớt phần dữ dằn, giúp cặp mắt quắc nhiều tia máu dịu bớt và khiến anh nhiều lúc nh́n thoáng qua, có nét buồn âm ỉ. Ngồi tán nhảm về anh, Liêm hay nói ” Tao lo anh Sao Mai nhà ḿnh ế vợ v́ cái nốt ruồi sát thê kia”...

Ế hay không không biết, nhưng tôi nhớ chưa bao giờ thấy anh nói về chuyện t́nh cảm của ḿnh, dù anh thích hỏi mấy thằng em về chuyện bồ bịch của chúng nó. Ngay cả thư từ cũng thế, chưa bao giờ thấy anh nhận thư nào khác ngoài những bức thư của gia đ́nh. (Trong khi đó th́ chúng tôi đuợc dịp trêu anh Hoạ Mi bằng thích -nói trộm vong linh anh- về những bức thư bằng mực tím đóng dấu bưu điện Đà Lạt đề tên người gửi “Cô gái ướt mi” mà tôi đă từng có lần đón chặn trên đuờng từ TĐ về ĐĐ sửa thành “Cô gái ướt đít” trước khi đến tay anh làm anh Hoạ Mi điên tiết thề nếu t́m ra sẽ thoi sặc máu thằng “mất dạy” nào đă chơi tṛ nham nhở ấy). Nhớ lần TĐ về dưỡng quân, sau khi hết phép thăm gia đ́nh, cả TĐ nằm ứng chiến ở hậu cứ , tái trang bị và chờ ngày ra hành quân trở lại, anh ít khi đi vắng mà nằm lỳ tại doanh trại, che cho đàn em thay phiên nhau dù về Sàig̣n thăm đào. Hỏi sao anh không đi đâu anh chỉ cười ... ruồi.

Tôi nhớ sống với anh Lan, bọn TrĐT chúng tôi học được nhiều điều.

Điều thứ nhất nhớ về anh Lan là hiếm khi –h́nh như tôi chưa bao giờ- thấy anh chửi đàn em theo kiểu nhục mạ. Tiếng chửi thề đuơng nhiên là anh không thiếu, nhưng tôi nhớ, nghiệm kỹ th́ chỉ nghe anh hay đệm 2 tiếng ĐM vào câu mắng chứ chưa bao giờ thấy đứa nào bị anh đ̣i “ĐM mày”, kể cả Hạ sĩ quan hay binh sĩ. Kèm theo đó là cách anh phạt lính.

HSQ và binh sĩ trong ĐĐ sợ anh một phép, một phần có lẽ v́ anh có cái nh́n quắc mắt đáng nể, cộng thêm hai hàm răng ít khi hở lúc cười nói, nhưng thêm một phần là tuy cũng có đánh nhưng anh đánh lính theo kiểu dạy dỗ, không đánh theo kiểu hung bạo, bạ đâu thoi đó, bạ đâu đá đó cho hả cơn giận như người khác. Tôi nhớ anh có cái roi bện bằng mấy sợi cáp điện bọc cao su, nhưng chưa thấy đem dùng bao giờ, tuy thỉnh thoảng cũng thấy anh vung vẩy.

Điều thứ nh́ là cách anh chỉ huy, điều hành mấy thằng sĩ quan đàn em. Đối với anh, tất cả những thằng TrĐT chúng tôi –nói riêng- và cả ĐĐ nói chung- anh coi như em út trong cùng 1 gia đ́nh. Nhiều lúc giận dữ th́ anh cũng quát tháo, mắng mỏ nhưng đó là cách mắng mỏ của người anh lớn. Anh không để tâm giận thằng nào lâu, và điều đặc biệt làm chúng tôi quư mến là anh đối xử rất b́nh đẳng, không thương ghét, thiên vị riêng đứa nào, từ TrĐT chính thức đến những thằng mới về c̣n đi OJT, hay ngay cả thỉnh thoảng vài chàng thuộc loại “hảo hớn” từ đơn vị khác bị “đ́” từ đơn vị khác về ĐĐ làm ‘lính Không quân” cũng không hề bị anh “hành” bao giờ –nếu đừng dở tṛ. Cả bọn cùng chẳng để ư t́m hiểu tại sao anh lại có cách cư xử với đàn em như thế mà chỉ nghĩ đơn giản rằng “đấy là cách ăn ở của 1 đàn anh chính hiệu“. Và chỉ dến một lần năm 1973 khi TĐ 8 nằm ở Cổ Thành, ĐĐ 1 đóng tuyến ở bờ sông Thạch Hăn ngay chùa Tỉnh hội cũ dường như chúng tôi mới biết tại sao. Hôm đó anh gọi hết mấy thằng chúng tôi về ăn cơm nhân có người em trai kế (Hồ Xuân Liu??) Chuẩn Uư Thiết Giáp ở Đà Nẵng ra thăm. Liu cùng lứa tuổi với chúng tôi, cũng bị động viên năm 72. Hoá ra nh́n chúng tôi anh thấy cả lũ như thằng em kế, mới ngày nào anh về phép c̣n là cậu học tṛ, thế mà nay cũng đang lặn lội đời lính xa nhà cả ngàn cây số như anh. Từ bữa đó, chẳng đứa nào bảo đứa nào, cả bọn chúng tôi xem ra hiểu anh hơn, và thú thật, cũng có lúc ... làm tới.

Nhớ lần TĐ nằm dưỡng quân tại Làng TQLC, cả 3 thằng kéo nhau đi Huế một lượt. Lúc về lại đơn vị, không khí như ... đám ma. Trung đội nào xếp hàng ba lô súng đạn theo Trung đội ấy, 3 Trung đội phó mặt như cái mền. Thượng sĩ Hoài, Thường vụ ĐĐ đứng chờ bên ngoài lều của anh, dơ tay ra hiệu cho biết anh đang chờ chúng tôi và anh đang ... điên. Đó là lần đầu tiên 3 thằng cùng bị anh xát xà bông tơi bời một lượt và cho ăn đủ mọi của ngon vật lạ trên đời. Hôm sau mới biết là anh giận v́ có chai Suntory và con vịt hậu-trạm gửi vào, gọi 3 thằng lên nhậu với anh th́ chẳng thằng nào có mặt. Anh chửi , có đi th́ cũng phải để thằng ở nhà với tao, kéo nhau đi cả lũ tao ở nhà nhậu với ... trâu à?

Từ cách đối xử, chỉ huy này, anh tự nhiên tập cho chúng tôi tính chia xẻ trách nhiệm chung theo tinh thần tự giác (dù đứa nào cũng nhớ câu đùa từ thời huấn nhục trong quân trường, tự giác là tự sát). Nhiều lần khi đổi tuyến, dù khi đi vào vùng hành quân hay lúc rút ra vùng nghỉ, về họp, sau khi anh chia tuyến, trừ phi được chỉ định đích danh, c̣n th́ tự động 3 thằng chúng tôi biết đến phiên đứa nào đi đầu, đứa nào đi cuối, đứa nào lần này lănh nhiệm vụ nặng hơn ... Anh chỉ nói về nhiệm vụ chung của ĐĐ , rồi lần lượt mỗi thằng tự động lên tiếng nhận phần của ḿnh. Nếu cần th́ anh điều chỉnh, c̣n không anh gật đầu. Khó ai tin được là ở ĐĐ chúng tôi anh em làm việc với nhau như thế.

Điều chúng tôi học được ở anh là chuyện để ư đến đời sống binh sĩ. Anh nhắc chúng tôi phải ngó chừng tiền kư sổ câu-lạc-bộ của lính để tránh cảnh lính chưa tới ngày lĩnh lương đă nhẵn túi –dù anh căn dặn, đó là chuyện tế nhị, coi chừng không khéo là ... lănh cán búa. Anh không bằng ḷng với chuyện bài bạc, dù vẫn thường giả lơ để mặc nếu là chuyện c̣ con, ăn thua có chừng mực và chỉ cho phép chơi nếu không trong vùng hành quân ...
*
Giữa năm 74 , sau khi tôi rời ĐĐ về phụ tá cho ĐU Lộc (Béo) ban 3, rồi Nguyên và Liêm đều bị thương một lượt trong trận Phong Điền, anh nhăn nhó, ĐM mấy thằng mày lần lượt bỏ tao đi hết, chơi vậy chơi với ai?

Và khi t́nh h́nh bắt đầu biến động vào những tháng cuối năm 74, TĐ 8 thay đổi TĐT, cộng với việc ĐĐ 3 được rút đi để cùng các đơn vị khác thành lập Lữ đoàn mới 468, tôi đi khỏi ban 3, về ĐĐ 2 với ĐU Lê Tấn Lợi (Lợi Cười), t́nh h́nh Tiểu doàn lúc ấy thật chộn rộn, kẻ ở người đi, h́nh như anh cũng rời TĐ sang đơn vị mới. Chúng tôi bặt tin nhau cho đến ngày 2 anh em gặp lại ở quân cảng Cam Ranh cuối tháng Ba 1975. Anh cặp cổ tôi, đứng im lặng không thốt một lời, chỉ thỉnh thoảng lắc đầu buồn bă. Tôi cho anh biết toàn bộ TĐ 8 xuống được tàu Hải quân ở Nam Ô, chỉ kẹt mỗi Trung đội của CU Toàn (Củ ḿ) .Măi một lúc lâu anh mới nói thật nhỏ, giọng như ứ nghẹn trong lồng ngực “ tao cũng chẳng biết thằng Liu bây giờ ở đâu”.

Lúc đó ở Sàig̣n, Nguyên và Liêm đă được xuất viện chờ tái khám. Nguyên th́ bịt một mắt như tướng Moshe Dayan, Liêm th́ cánh tay vẫn c̣n bó bột nhưng cả 2 lên ở hẳn trong Hậu cứ để nghe ngóng tin tức về TĐ , và về chúng tôi. Đầu tháng Tư, khi toàn bộ SĐ về đến trại Khưu Ngọc Tuớc Vũng Tàu, Nguyên và Liêm hộc tốc ra t́m tôi và anh Lan, 4 anh em ngồi cạnh nhau cả một ngày trong phẫn hận, đau đớn và tan nát. Anh lầm ĺ, ít nói, đôi mắt đă hằn nhiều tia máu đỏ lại đỏ ngầu hơn v́ bao đêm mất ngủ khiến nét mặt anh càng thêm u uẩn, trông thật đáng sợ. Anh lúc ấy về làm Trưởng ban 3 TĐ 4 (tái lập), chỉ đoàn người lố nhố ngoài cổng ngóng tin chồng con, giọng anh lạc hẳn đi “ ai sẽ chịu trách nhiệm trả lời với những người này đây?” Nhà anh ở ngay Bà Rịa nhưng suốt những ngày ở đây tôi gặp anh hầu như thường xuyên.

Rồi mọi việc diễn biến dồn dập, không nhớ TĐ 4 của anh đi đâu, riêng TĐ 8 được điều động về án ngữ phía Bắc trường Thiết Giáp Long Thành, mỗi ngày mỗi hành quân di động , mở rộng ṿng đai an ninh về hướng An Viễng. Rồi lần lượt SĐ 18 bỏ Xuân Lộc, Nhảy Dù mở đường máu về Bà Rịa, TĐ 1 chặn đánh chiến xa ngay ngă Ba Vũng Tàu... Đêm 29/4, TĐ 8 được lệnh bỏ tuyến, cắt hàng rào căn cứ Long B́nh t́m đường về Biên Hoà v́ đường Sàig̣n Vũng Tàu đă bị cắt . Rạng sáng 30/4 rút qua ngả Tân Hiệp, đi ngang Bộ Tư Lệnh QĐ 3 để theo đường trong về Hậu cứ ở Sóng Thần. lúc dẫn quân đi ngang cầu Sắt tôi gặp anh đứng tựa thành cầu đưa tay vẫy lại. Anh Lan nhếch mép cười, nụ cười đầy chua chát nhưng vẫn ngang tàng bảo tôi “ cẩn thận nghe Hùng, không biết rồi anh em ḿnh sẽ gặp lại ở đâu, nhưng c̣n sống là c̣n phải gặp nhau” Tôi ứa nước mắt siết chặt tay anh hỏi TĐ 4 đi đâu, anh lắc đầu rồi hất hàm về hướng Thủ Đức. Tôi nói vội Sao Mai cũng ráng giữ ḿnh, rồi đi ngay, không dám hỏi thăm ǵ về gia đ́nh anh v́ muốn tránh cho anh nỗi đau ḷng.
*
Và suốt từ đó đến nay đă 29 năm, tôi chưa hề ghe được bất cứ một tin tức ǵ về anh. Năm 1976 từ Trảng Lớn chuyển về trại tù An Dưỡng gặp ĐU Lê Đ́nh Đơn -nguyên ĐĐT/ĐĐ 4, và ĐU Lê Tấn Lợi, ĐĐT/ĐĐ 2, cả 2 anh đều nói không gặp anh Lan. Một năm sau 1977 chuyển về trại Suối Máu nơi giam giữ rất nhiều ĐU từ nhiều trại dồn về, tôi loay hoay ḍ t́m khắp 5 phân khu cũng không có anh, và chẳng ai nghe nói có ĐU TQLC nào tên Hồ Xuân Lan người Bà Rịa ... Nguyên và Liêm cũng thế, ở trại nào chúng nó cũng đi t́m anh và lần nào cũng đều thất vọng như tôi.

Năm 1984 vượt biển đến Galang, Indonesia, tôi ḍ t́m trong danh sách tất cả người tỵ nạn đi từ Việt Nam lưu trữ bằng mcirofilm của Cao Uỷ Tỵ Nạn với chút hy vọng c̣m là thấy được tên anh nhưng rồi vẫn chỉ là vô vọng. Rồi suốt bao năm nay, bao nhiêu đợt HO lần lượt đến Mỹ nhưng anh vẫn bặt tin. Nguyên và Liêm đang ở Boston, 3 đưa chúng tôi thường nói chuyện với nhau và hầu như lần nào cũng hỏi nhau về tin tức của anh Lan Ruồi. Mấy thằng đàn em nhóc con của anh ngày xưa bây giờ có thằng đă lên chức ông nội rồi, thế nhưng tụ lại, chúng nó vẫn cứ như 3 thằng Trung Đội Trưởng của anh ngày trước. Chỉ thiếu có anh nữa là đủ bộ mấy anh em xưa.

Anh Lan ơi, bây giờ anh ở đâu?

Xin Thượng Đế, Trời Phật và mọi đấng Thiêng liêng phù hộ cho anh, dù anh c̣n trên trần gian hay đă ở bên kia thế giới. Nếu không c̣n, xin anh sống khôn thác thiêng, bằng cách riêng nào đó, cho chúng tôi được biết tin. Tôi th́ tôi tin là dù có thế nào đi nữa, anh vẫn sống, anh không chết. Bởi như tướng Mac Athur đă nói th́ “Old soldiers never die, they just fade away”.

 

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]