NGƯỜI BÁN SÁCH TRÊN BĂI BIỂN NHA-TRANG
Tôi trở về thăm quê hương sau hơn mười lăm năm, kể từ
ngày vượt biển ra đi. Tôi quyết định điều này qua bao
nhiêu đêm ưu tư trằn trọc. Tôi chẳng c̣n ai thân quen
bên ấy để về thăm. Mẹ tôi mất hồi tôi mới lên năm. Cha
tôi chết cuối năm 1977 trong trại tù cải tạo Đá Bàn, khi
tôi đang ở một trại tù khác tận núi rừng Việt Bắc và măi
năm năm sau tôi mới nhận được tin buồn. Đứa em gái mà
tôi thương quí nhất, mang h́nh ảnh của người mẹ mà tôi
chỉ c̣n mơ hồ trong kư ức, cũng đă kết liễu cuộc đời ở
cái tuổi tưởng chừng lúc nào cũng có cả một bầu trời
xanh bao la trước mặt. C̣n bạn bè tôi, thằng chết, đứa
ra đi, gởi thân khắp bốn phương trời. Biết là lần trở về
này, rồi cũng chẳng khác ǵ cái ngày cách đây mười sáu
năm, từ một trại tù miền Bắc trở về, tôi bơ vơ lạc lơng
trên chính nơi chôn nhau cắt rốn của ḿnh. Tôi cũng
không có ư định về đây để t́m lại những kỷ niệm ngày
xưa. Những “hang động tuổi thơ”chắc cũng đă biến mất
trước bao nhiêu giông tố năm nào bất ngờ ụp xuống. Bây
giờ chỉ c̣n sót lại chút ít trong ḷng những người tha
phương lưu lạc. Bản thân tôi có quá nhiều đớn đau và mất
mát ngay trên chính cái thành phố một thời xinh đẹp này.
Tôi sợ phải nh́n lại cái quá khứ hăi hùng và tang thương
đó. Tôi về chỉ để làm một điều, mà nếu không làm được,
ḷng tôi sẽ ray rứt khôn nguôi. Có lẽ đến khi chết tôi
vẫn không làm sao nhắm mắt.
Tôi về để t́m lại phần mộ của cha và em tôi, cải táng
đem về an táng bên cạnh phần mộ của mẹ tôi trong nghĩa
trang gia tộc ở quê tôi ngoài Vạn Giă. Điều ước mơ của
cha tôi, mỗi lần ông kể cho tôi nghe về mẹ tôi và chuyện
t́nh khá lăng mạn nhưng cũng nhiều cay đắng của ông bà.
Cha tôi được chôn cất sơ sài trên núi Đá Bàn, bên ngoài
một trại tù cải tạo lúc xưa. C̣n em gái tôi, được gia
đ́nh một cô bạn thân chôn cất tại một nghĩa trang ngoài
Đồng Đế. Khó khăn và may mắn lắm tôi mới t́m được tin
tức về mộ phần của cha và em tôi sau hơn hai mươi năm.
Nhờ một người bạn cùng tù với cha tôi, chính tay ông đă
đào huyệt cho cha tôi; và gia đ́nh cô bạn thân của em
gái tôi, vượt biên từ năm 1978, hiện định cư tận bên Ḥa
Lan, cung cấp chi tiết và vẻ cả bản đồ hướng dẫn cho
tôi.
Ngồi trên máy bay, tôi lo lắng đủ điều. Mộ em tôi nằm
trong một nghĩa trang, dù chưa được xây, nhưng có tấm
bia đúc bằng xi-măng nên có lẽ dễ t́m; nhưng phần mộï
của cha tôi, nằm trong núi và cái trại cải tạo ngày xưa
bây giờ đă biến thành một khu kinh tế mới. Gần ba mươi
năm rồi, có biết bao sự đổi thay.
Cuối cùng th́ tâm nguyện của tôi cũng hoàn thành được
một nửa. Trái ngược với những lo lắng ban đầu, tôi dễ
dàng t́m ra phần mộ của cha tôi. Mặc dù bối cảnh chung
quanh thay đổi, nhưng bà con ở vùng kinh tế mới này đa
số là dân thành phố bị cưởng bách “tự nguyện” lên đây,
một số ngày xưa là lính và công chức. Biết đây là mộ của
những người tù cải tạo, nên họ thương mà rào lại và giữ
ǵn. Những dịp cuối năm họ đều thắp hương, tảo mộ và kẻ
lại tên trên những tấm bia bằng gỗ, dù đă rong rêu qua
bao nhiêu mùa mưa nắng. Riêng phần mộ của em tôi, ṃ mẫm
suốt cả hai tuần tôi vẫn t́m không ra. Cả khu nghĩa
trang bây giờ thay đổi. Người chết nhiều quá. Nhiều ngôi
mộ mới xây, nhưng cũng có một số đă được cải táng, dời
đi nơi khác. Nhà cửa cất san sát bên nghĩa địa. Người
sống bây giờ ở chung với người chết. Tôi bắt chướt người
xưa khấn vái, xin hồn thiêng em tôi về chỉ cho tôi ngôi
mộ của em nằm. Nhưng lời vái của tôi vẫn không thiêng.
Tôi thuê người cải táng phần mộ của cha tôi. Đi từng nhà
trong khu kinh tế mới cám ơn ḷng tốt của mọi người. Đưa
hài cốt của cha tôi về an táng bên cạnh mẹ tôi, trong
nghĩa trang gia tộc, thuê thợ xây lại tất cả những ngôi
mộ đă bao nhiêu năm không có ai chăm sóc.
C̣n một ngày nữa là hết hạn visa. Tôi muốn đi một ṿng,
t́m lại chút ǵ của Nha-Trang xưa. Mùa hè Nha-Trang bây
giờ dường như nóng bức hơn ngày xưa. Tôi thuê một chiếc
xích lô chạy dọc theo con đường Duy-Tân cũ. Vừa để cho
mát, vừa muốn t́m lại những lùm cây dương ngày trước,
thuở chúng tôi và bạn bè hẹn ḥ sau những lúc tan
trường. Một số lùm dương vẫn c̣n đó, nhưng trơ trọi,
điêu tàn. Tôi bảo anh phu xe cho tôi xuống trường
Vơ-Tánh. Anh phu xe c̣n trẻ, thắng xe lại, ngạc nhiên.
Tôi hiểu, nên tôi bảo tôi sẽ chỉ đường, anh cứ theo tôi.
Ngôi trường cũ, nơi tôi có biết bao kỷ niệm của ba năm
theo học, bây giờ không những cái tên trường, mà tất cả
đều trở thành xa lạ. Những hàng cây phía trước không
c̣n. Ngôi trường đứng chơ vơ, chẳng c̣n sót lại chút ǵ
thơ mộng, gây trong tôi một cảm xúc bẽ bàng hơn là
thương tiếc. Bất giác tôi nhớ đến em tôi. Đứa em gái
xinh đẹp dễ thương, đă cho tôi cái ấm áp của cả một gia
đ́nh, trong những ngày chúng tôi lớn lên không có mẹ. Em
học bên trường Nữ Trung Học, nhưng thường đến đây chờ
tôi để hai anh em cùng ra biển. Em tôi thích tắm biển,
nhưng ngại đến đó một ḿnh nên thường rũ tôi đi theo hộ
tống. Tôi tha hồ làm t́nh làm tội mấy anh chàng muốn đến
làm quen, tán tỉnh em tôi. Tôi đi bộ dọc theo băi biển,
t́m đến khu có nhiều cây dừa trước trường Bá-Ninh lúc
trước, nơi ngày xưa em tôi thường ngồi ở đó.
Tôi đưa mắt nh́n một ṿng từ xa. Nơi bậc xi măng tiếp
giáp băi cát, một người tàn tật đang khó nhọc dùng cánh
tay duy nhất c̣n lại giữ thăng bằng trườn xuống. Trông
anh ta giống như một con cóc. Len lỏi trong đám người đi
tắm, anh hướng về phía tôi ngồi. Lưng anh mang túi vải
chứa đầy sách, và kéo lê trên cát một cái túi vải nữa,
cũng toàn là sách. Anh lê lết từng quăng, từng quăng
ngắn. Bất ngờ anh ta ngước lên. Thấy tôi gật đầu chào,
anh ta nh́n tôi cười rạng rỡ, để lộ hàm răng trắng.
Khuôn mặt tuấn tú, râu quai hàm, vầng trán cao với mấy
sợi tóc vắt ngang rất nghệ sĩ. Anh dùng bàn tay duy nhất
lôi một cuốn sách trong túi vải đang nằm trên mặt cát và
từ từ mở ra. Tôi liếc qua. Cuốn sách có cái tựa viết
bằng tiếng Anh, nói về chuyện chuyến tàu Titanic. Tôi
nhớ đến cuốn phim cùng tên, mới quảng cáo rầm rộ trên
truyền h́nh Nauy mà tôi chưa kịp đi xem. Bỗng tôi tṛn
mắt ngạc nhiên khi nghe anh mở lời chào và giới thiệu
cuốn sách bằng tiếng Anh mà anh phát âm rất lưu loát,
không thua kém ǵ những người Việt đă sinh sống lâu năm
ở nước ngoài. Anh lầm tưởng tôi là người Nhật hay Đại
Hàn ǵ đó. Tôi thán phục anh vô cùng và bảo với anh tôi
là người Việt, định cư ở Nauy, nên tŕnh độ tiếng Anh
của tôi chỉ vừa đủ nói dăm ba câu xă giao, chứ làm ǵ có
thể thưởng thức được văn chương. Tôi cám ơn anh và móc
ví ra định biếu anh một chút tiền, nhưng anh vội đưa tay
ngăn lại
- Cám ơn anh, nhưng xin anh để dành tiền cho những người
c̣n nghèo khổ hơn tôi.
Anh nhỏ nhẹ bằng một giọng thân thiện và lễ độ.
Câu nói và thái độ của anh làm tôi rất đỗi ngạc nhiên.
V́ từ khi tŕnh giấy thông hành vào nước, trước những
người mang lon, đội măo đại diện cho cả môt quốc gia mà
cũng không có được phong thái thanh tao như anh; và
chẳng lẽ ở trong cái thành phố ”mũi nhọn du lịch” này
lại c̣n nhiều người khốn khổ hơn anh ?
Tôi đành mua một cuốn sách để anh vui ḷng nhận tiền,
nhưng rồi thấy anh cứ loay hoay moi hết túi nọ đến túi
kia, để t́m đủ tiền thối lại cho tôi.
Tôi muốn hỏi thăm anh vài câu, nhưng anh đă nhoẻn miệng
cười và gật đầu chào tôi rồi vội vàng lết sang mấy người
khách nước ngoài đang nằm phơi nắng trên hàng ghế phía
trước.
Từ hôm ấy, h́nh ảnh người tàn tật bán sách trên băi biển
Nha-Trang cứ lẩn quẩn trong đầu và theo tôi về tới Nauy;
để rồi nếu có ai đó lỡ lời nói điều ǵ không mấy tốt về
những người nghèo khổ ở Việt nam, tôi có cảm tưởng như
đang xúc phạm đến anh, người bán sách khả kính mà tôi
bất ngờ được gặp.
Năm sau, tôi lấy một tháng hè về lại Việt nam. Lần này
tôi mua vé và nhờ cha cô bạn của em tôi, từ Ḥa Lan,
cùng về với tôi. Ông là người đă giúp chôn cất em tôi
ngày trước. Tôi không ngờ là ḿnh phải về lại Việt nam
lần thứ hai. Một điều mà trước đây tôi không hề nghĩ
tới.. Nhưng tôi phải làm tṛn bổn phận của người anh với
cô em gái, mà nếu trước kia tôi lo lắng cho nó chu đáo
hơn, biết đâu bây giờ nó c̣n sống để cho tôi khỏi cảnh
côi cút một ḿnh.
Sau một chuyến bay dài, tôi mệt đừ người. Tôi trở về từ
vùng Bắc Âu lạnh lẽo, bây giờ lại gặp cái nắng oi nồng
của vùng nhiệt đới. Sau khi thuê khách sạn xong, tôi
chạy ngay ra biển tắm. Nằm dài trên băi cát, tôi bỗng
nhớ tới người bán sách năm xưa. Tôi thả bộ theo bờ biển
về hướng mấy cái lều có bóng dáng nhiều người ngoại quốc
đang từ khách sạn kéo ra, bỗng mắt tôi sáng lên khi nh́n
thấy người tàn tật đang lê lết theo sau. Cũng hai cái
túi vải đựng sách. Đúng là anh tàn tật bán sách năm
trước chứ c̣n ai. Tôi mừng thầm như sắp sửa được gặp lại
con người mà bấy lâu nay tôi thường nghĩ tới với ḷng
mến mộ. Tôi suy nghĩ làm cách nào để anh ta vui ḷng
nhận sự giúp đỡ của ḿnh. Nhưng người tàn tật lúc nào
cũng bám sát vào những người nước ngoài. Tôi để ư thấy
người ta cũng không mua sách và chỉ cho anh tiền. Tôi
ngạc nhiên khi thấy anh ta cười, hớn hở nhận tiền rất
điệu nghệ, không nghe anh nói cái câu thật tử tế mà một
năm trước anh đă lễ phép nói vơiù tôi “Cám ơn anh, nhưng
xin anh để dành cho những người c̣n nghèo khổ hơn tôi”.
Một cái ǵ đó thật đẹp vừa bị sụp đổ trong ḷng. Tôi cảm
thấy người nóng hừng hực. Không biết là sức nóng giữa
ban trưa hay v́ máu nóng bốc lên đầu. Tôi cắm đầu chạy
lao vào những đợt sóng cuồng nộ đang từ ngoài khơi đổ
vào bờ.
Nước biển trong xanh, sóng biển như những cánh tay ôm
tôi vào ḷng vuốt ve, dỗ dành. Mặt nước mênh mông, trăi
rộng đến những dăy núi mờ xanh tận cuối chân trời. Tôi
nghe văng vẳng trong không gian như có ai đang dạo đàn
bản Nha Trang Ngày Về. Thiên nhiên phần nào giúp tâm hồn
con người rộng mở và dễ cảm thông hơn.
Sau một hồi quần với sóng biển, tôi cũng tạm quên người
tàn tật bán sách đă làm tôi hụt hẫng. Nhưng khi vừa bước
lên bờ cát th́ tôi lại trông thấy anh ta đang o bế mấy
người nước ngoài và đưa tay xin cả thức ăn thừa. Tôi
nghi ngờ, có thể là người tàn tật này không phải là
người tàn tật năm xưa. Tôi đến gần hỏi thăm. Nhưng chưa
hỏi hết câu hắn đă “Đ.m. cái khứa đói ră họng ra mà c̣n
làm cao ấy hả. Chết mẹ nó rồi..”
Chỉ nghe cái giọng lỗ măng của hắn, tôi đủ biết chắc hắn
ta không phải là anh – người tàn tật bán sách mà năm
trước tôi đă gặp -. Tôi theo người bán sách này với ư
định hỏi thăm thêm về anh cho ra lẽ, nhưng thấy hắn ta
chẳng mấy tha thiết. Hắn di chuyển chậm, nhưng mắt hắn
lại quan sát thật nhanh về những đám người đang xuống
băi ở quăng xa. Và khi đi ngang qua chỗ ngồi của người
đàn bà bán cua luột, hắn hất hàm bảo: ” Đó, vợ khứa đó !
”
Tôi liền chụp ngay cơ hội, hy vọng t́m ra manh mối.
Nhưng khi tôi lân la lại gần, thấy chị bán cua luột này
có vẻ nghiêm trang khác với những người bán hàng rong
b́nh thường, tôi không biết phải bắt đầu làm sao. Tôi
mua hết con cua này tới con cua khác mà chẳng ăn con
nào. Và cứ mỗi lần chị định quảy gánh đi chỗ khác, tôi
gọi giật lại mua thêm một con nữa để giữ chân chị. Vừa
lúc chị nhận ra người khách mua cua này cũng có ǵ khác
thường, tôi buột miệng : “Chị là vợ của người tàn tật
bán sách trên băi biển này mấy năm trước ?”. Chị ngớ
người ra, im lặng nh́n tôi. Có lẽ thấy tôi là một người
xa lạ sao lại ṭ ṃ vào một chuyện riêng tư. Tôi kể cho
chị nghe cái cảm t́nh đặc biệt mà tôi đă dành cho anh
ấy. Tôi muốn t́m cách giúp anh một phần nào nỗi thống
khổ tật nguyền. Tôi tha thiết muốn biết về anh. Dường
như những lời chân thật của tôi làm cho chị xúc động.
Chị nh́n tôi, đôi mắt thật buồn :
- Em không phải là vợ của anh ấy. Tụi em cùng cảnh khổ
nên đùm bọc lấy nhau mà sống. Một số người đùa, gán ghép
tụi em rồi quen gọi thế thôi, anh ạ. Anh ấy đă chết cách
nay hơn tám tháng. Em đă lo chôn cất anh ấy.
Ḷng tôi thắt lại, một phần v́ cảm thương anh trong cảnh
khốn cùng, một phần ân hận là giá năm trước ḿnh t́m
cách giúp đỡ anh, biết đâu đă cứu được anh. Tôi có ư
muốn nhờ chị đưa tôi ra mộ để thắp cho anh nén hương.
Chị ngại ngùng nhưng cuối cùng gật đầu hẹn bốn giờ chiều
chờ tôi trước khách sạn tôi ở.
Tôi thuê chiếc taxi, và xin phép cùng ngồi với chị ở
băng ghế sau để dễ dàng tṛ chuyện. Trên đường ra nghĩa
trang, chị say sưa tâm t́nh cùng tôi, như từ lâu lắm chị
không có dịp nói ra những điều bao năm dấu kín trong
ḷng. Chị tên Trang. Cha chị trước kia là một trung sĩ
địa phương quân, bị thương năm 1968, trong trận tết Mậu
Thân, nên được giải ngũ. Mẹ chị mất từ khi chị c̣n bé
lắm. Cha chị không chịu tục huyền mà ở vậy nuôi đứa con
độc nhất của ḿnh. Nhờ số tiền trợ cấp ban đầu, ông mua
được một căn nhà tôn trong khu dành cho thương phế binh,
nằm phía sau ga xe lửa. Ông xin được cái chân bán vé cho
hăng xe đ̣ Phi Long ở bến xe Xóm Mới. Lương ba cọc ba
đồng cộng với tiền hưu bỗng hàng tháng, ông dành dụm cố
lo lắng cho cô con gái học hành. Năm 1974, xong lớp 12,
chị thi đậu vào trường sư phạm. Sau ngày Nha-Trang “giải
phóng”, chị bị loại ra bởi lư lịch “ngụy quân” của cha.
Lúc này, gia đ́nh trở nên bi đát. Cha chị, tất nhiên,
không c̣n được lănh tiền hưu bỗng ngày trước, chị không
t́m ra bất cứ việc ǵ làm. Cuối cùng cha chị đành phải
bán một nửa căn nhà vốn đă chật chội để mua một chiếc
xích lô làm phương tiện sinh nhai. C̣n chị th́ đi bán
hàng rong từ dạo ấy.
- Đến bây giờ ông cụ vẫn c̣n đạp xích lô ? Tôi ṭ ṃ
hỏi.
- Ông mất lâu rồi anh ạ. Tội nghiệp, ông thương anh Bá
lắm, xem anh ấy như con.
Tôi ngạc nhiên :
- Anh Bá nào ?
- Người tàn tật bán sách đó.
Đến bây giờ tôi mới biết tên của anh.
Chị cho biết anh Bá ngày xưa là trung úy phi công. Máy
bay của anh bị bắn rơi vào những ngày Sài g̣n nguy khốn,
khi yểm trơ cho mặt trận Long Khánh của Sư Đoàn Tướng
Đảo.
Anh được anh em bộ binh tiếp cứu, nhưng anh bị thương
rất nặng, phải đưa về tổng y viện Cộng Ḥa. Sau cuộc
giải phẫu khá dài, anh tỉnh lại. Nhưng khi biết được
ḿnh bị mất hai chân và một cánh tay, anh ngất xỉu và
hôn mê suốt cả một tuần. Ngay sau khi Sài g̣n vừa “giải
phóng”, anh bị đuổi ra khỏi Tổng Y Viện Cộng Ḥa khi vết
thương chưa lành. Gần hai tháng sau cha em gặp anh ấy
trên bến xe Xóm Mới. Biết được phần nào hoàn cảnh thương
tâm, cha em lấy xích lô chở anh về nhà chăm sóc vết
thương và anh sống với cha con em từ dạo ấy.
- Anh ấy không có thân nhân. Tôi hỏi
- Anh có một cô em gái ở đây, nhưng mà chết lâu rồi. Ban
đầu không nghe anh nói điều này. Măi sau này thấy trên
đầu giường của anh có thờ tấm ảnh của một cô con gái và
có nhiều đêm rất khuya anh ngồi bất động trước tấm ảnh,
cha em hỏi mấy lần, anh mới bảo đó là cô em gái duy nhất
của anh.
- Anh không c̣n bạn bè ?
- Nghe nói anh đang học một khóa phi hành ở đâu bên Mỹ,
rồi nhờ có tŕnh độ anh ngữ khá, anh được lưu lại Mỹ làm
sĩ quan liên lạc không quân. Nghe tin miền Nam nguy
khốn, anh t́nh nguyện xin về chiến đấu. Vừa về nước, anh
ra chiến trường ngay và bị nạn khi đang bay phi vụ thứ
hai. Có lẽ v́ vậy mà không nghe anh nhắc tới bạn bè.
Xe dừng lại, tôi bước xuống trả tiền và bảo anh tài xế
chờ tôi hoặc có thể quay lại sau 30 phút. Tôi bước vào
nghĩa trang khi ḷng c̣n vương vấn một câu chuyện buồn.
Tiếng chuông nhà thờ từ đâu vọng lại càng làm cho ḷng
tôi chùn xuống. Đi quanh co một lúc, chị Trang bảo tôi
dừng lại và chỉ cho tôi ngôi mộ của anh Bá, nằm bên cạnh
ngôi mộ của cô em gái. Cả hai ngôi mộ được xây bằng đá
đơn giản, trên tấm bia có cả tấm ảnh
. Tôi ngạc nhiên khi thấy trên mộ bia anh Bá có h́nh một
thập tự giá, v́ đây là nghĩa trang Phật giáo. Tôi đến
trước mộ anh, thắp ba nén hương thâàm khấn vái cho anh
được sống an b́nh trong một thế giới chẳng c̣n thù hận,
và nói lên ḷng cảm mến của một người đồng đội cũ. Tôi
nh́n kỹ tấm ảnh của anh trên mộ bia, tấm ảnh chụp lúc
anh c̣n là sinh viên sĩ quan không quân, phong độ, hào
hùng. Trông khuôn mặt quen quen. Có lẽ do bộ quân phục
làm tôi nhớ tới khuôn mặt của những bạn bè ngày trước.
Tôi bước sang mộ cô em gái, thắp ba nén hương cho một
người không hề quen biết. Tôi ṭ ṃ bước lên xem tấm ảnh
trên mộ bia. Bỗng đầu óc tôi choáng ván, mắt tôi mờ đi
như chẳng c̣n trông thấy những ǵ trước mặt. Trời ơi, có
điều ǵ lầm lẫn hay không ? Người trong tấm ảnh chính là
An B́nh, cô em gái yêu dấu của tôi.
Tôi cố gắng lấy lại b́nh tĩnh, mở đôi mắt thật to để
nh́n kỷ lại tấm ảnh. Không thể lầm lẫn được. Chính tấm
ảnh của em tôi mà tôi vẫn treo trên bàn thờ cùng với ảnh
của cha và mẹ của tôi. Tôi vẫn thường đứng hằng giờ
trước những tấm ảnh này mỗi khi thấy ḿnh quá đỗi cô đơn
trên xứ lạ quê người. Làm sao tôi có thể nhầm lẫn được.
Bỗng dưng tôi khóc sụt sùi.
Trang nh́n tôi ngạc nhiên :
- Anh có quen biết em gái anh Bá ?
Tôi im lặng không trả lời, bảo chị cùng đi với tôi.
Chiếc taxi vẫn c̣n đợi tôi tự năy giờ. Tôi móc bóp t́m
địa chỉ của cha cô bạn thân của em tôi, đă từ Ḥa Lan về
đây trước tôi hai ngày, và chúng tôi hẹn gặp nhau ngày
mai. Bác trọ ở nhà một người em trong khu cầu Xóm Bóng.
Tôi đưa địa chỉ cho anh tài xế. Chỉ hơn năm phút sau là
anh ta đă t́m được. May mắn là bác có ở nhà. Tôi xin lỗi
bác là đă đến t́m bác sớm hơn ngày hẹn. Báo cho bác là
tôi đă bất ngờ t́m được mộ của em tôi. Xin bác cùng đi
với tôi ra nghĩa trang để xác nhận lại vị trí ngôi mộ
của em tôi mà ngày trước bác đă có ḷng chôn cất hộ.
Trở lại nghĩa trang, tôi đề nghị bác dẫn đường, như muốn
để xác minh chắc chắn là bác biết rơ ngôi mộ ấy. Bác ṃ
mẫm gần 30 phút mới t́m được ngôi mộ của em tôi. Bác
ngạc nhiên là ngày ấy bác chỉ kịp dựng một tấm bia, chứ
không có xây mộ đá như bây giờ, và trên bia cũng chỉ có
tên chứ không có h́nh ảnh của em tôi.
Tự năy giờ Trang vẫn c̣n ngạc nhiên, không biết rơ việc
ǵ. Tại sao cô gái này là em gái duy nhất của anh Bá mà
cùng là em gái của tôi ? Tôi xin lỗi v́ xúc động quá,
tôi sẽ kể cho Trang nghe trên đụng về nhà.
Tôi đưa cha cô bạn của em tôi về lại nhà trọ, cám ơn bác
và hẹn gặp lại bác vài hôm sau. Trên đường về, tôi kể
lại cho Trang nghe về hoàn cảnh của gia đ́nh tôi. Tôi đi
lính xa nhà, mỗi năm chỉ về phép một đôi lần.
An B́nh, đứa em gái duy nhất của tôi ở Nha-Trang với cha
tôi. Ông là một thầy giáo, ngày xưa dạy ở trường
Pháp-Việt lúc tôi mới lên ba. Sau ngày về hưu ông được
bà con mời làm chủ tịch hội đồng xă. Ông bị bắt vào trại
cải tạo Đá Bàn sau ngày Nha-Trang ”giải phóng”, rồi v́
tuổi già sức yếu, không chịu nổi sự tra tấn, ông đă chết
gần một năm sau đó. Em gái tôi nối nghiệp cha, sau khi
tốt nghiệp ở trường sư phạm Qui Nhơn, v́ hoàn cảnh gia
đ́nh, được về dạy ở Nha trang. Có lần tôi về phép, em kể
cho tôi nghe về mối t́nh của em với một chàng sinh viên
sĩ quan không quân. Em có đưa cả tấm ảnh cho tôi xem và
hẹn sẽ giới thiệu với tôi khi chàng ta ở Mỹ trở về. Em
lo lắng v́ anh là người Bắc di cư, công giáo, không hiểu
có khó khăn ǵ cho cuộc hôn nhân. Tôi bảo nó yên tâm, ba
tôi theo tây học, nên ông quan niệm về tôn giáo rộng răi
lắm.
Sau khi cha tôi vào trại cải tạo, căn nhà của chúng tôi
bị chính quyền mới tịch thu để làm hợp tác xă mua bán.
Em tôi không được tiếp tục dạy học nữa nên ra Xóm Bóng ở
chung với cô bạn học nối khố tự ngày xưa, chắt chiu số
tiền c̣n dành dụm được để thăm nuôi cha tôi. Ngay sau
ngày Sài-g̣n mất, em có vào t́m thăm tôi và người yêu
của cô. Hơn hai tuần đi thăm hỏi khắp nơi, em tôi về nằm
khóc cả mấy ngày liền, nói với tôi là người yêu của nó
đă chết mất xác ở chiến trường Long-Khánh. Tôi an ủi em
tôi, bảo nó về Nha-Trang cố gắng thay tôi lo lắng cho
cha, chờ ngày cha và tôi trở về sum họp. Tôi vào tù hơn
sáu tháng, hai lần được phép gởi thư về nhà, vẫn không
thấy em gái hồi âm. Cho măi trước khi được chuyển ra
Bắc, tôi mới nhận được thư của cô bạn thân của nó, báo
tin là nó không kiếm được việc ǵ làm, túng quẫn, buồn
chán, nên đă uống nguyên một ống thuốc ngủ. Gia đ́nh cô
chở vào bệnh viện, nhưng không cứu được, v́ không t́m ra
thuốc giải.
Chị Trang suy nghĩ miên man và như chợt nhớ ra được điều
ǵ. Chị bảo khi c̣n sống, anh Bá không đi làm vào ngày
chủ nhật. Anh đi lễ nhà thờ rồi ra mộ suốt cả ngày.
Chính anh đă dành dùm tiền bạc thuê người xây lại ngôi
mộ và mua phần đất dành cho ḿnh. Khi chôn cất anh xong,
chị t́m thấy một tập nhật kư dấu kỹ dưới đầu giường. Chị
vẫn c̣n để trên bàn thờ, chờ ngày giáp năm th́ đốt luôn.
Chị bảo tôi cùng về nhà với chị, để chị trao lại cuốn
nhật kư, kỷ vật duy nhất của một người cùng sống chung
trong cảnh khốn cùng với cha con chị trong gần ba mươi
năm, và bây giờ mới biết đó là người yêu của cô em gái
thương quí của tôi.
Chị bảo taxi dừng lại trước một ngơ tắt phía sau ga xe
lửa. Tôi trả tiền, theo chị băng qua hai con đường sắt,
đi quanh co theo mấy con hẻm th́ đến nhà. Tôi xin phép
thắp hương trước bàn thờ của ba chị và Bá, trên một cái
kệ nhỏ bằng gổ treo trên vách. Tôi khẩn khoản xin chị
nhận một số tiền để chăm sóc ngôi mộ của ông cụ, em gái
tôi và Bá, một ít làm vốn buôn bán để đỡ vất vả hơn xưa.
Tôi xin nhận Trang là cô em kết nghĩa và từ nay Trang là
ngưỡi thân quen duy nhất của tôi c̣n lại ở Nha-Trang.
Chia tay, tôi đi bộ về khách sạn, cầm theo cuốn nhật kư
trên tay, mà cứ tưởng như ḿnh vừa nhận một món quà quí
giá của người thân gởi về từ một cơi nào đó thật xa xăm.
Ngày 2/5
Vết thương c̣n đau đớn và máu c̣n thấm đỏ qua mấy lớp
băng, vậy mà ḿnh bị người ta đuổi ra khỏi Tổng Y Viện
Cộng Ḥa, trong hoàn cảnh tứ cố vô thân. May mắn nhờ một
ân nhân nghèo nhưng lại giàu ḷng bác ái, đùm bọc, nuôi
nấng và chăm sóc vết thương.
Nhiều lần, trong vực sâu tuyệt vọng, ḿnh không muốn
sống thêm một ngày nào nữa, nhưng ḷng ḿnh lúc nào cũng
hướng về chúa Kitô, và xin phó thác tất cả ở nơi Ngài.
…….
Ngày 20.6
Cuối cùng, th́ ḿnh quyết định trở về Nha-trang, bởi lẽ
ḿnh không c̣n có một chỗ nào khác để trở về. Ḿnh về
đây để t́m lại những kỷ niệm đẹp đẽ nhất của đời ḿnh,
của những ngày ḿnh c̣n có An-B́nh. Từ ngày gặp An-B́nh,
ḿnh nghĩ là ḿnh đă thuộc về Nha-Trang, miền thùy dương
rạt rào thơ mộng này. Đau đớn thay, hôm nay ḿnh chẳng
phải là ḿnh ngày trước, mà chỉ là một kẻ tật nguyền thê
thảm. Ḿnh sẽ không bao giờ gặp lại An-B́nh, mà chỉ mong
về đây để được sống với h́nh ảnh của nàng
Ngày 08/7
Ngày hôm nay có lẽ là ngày đau đớn nhất trong đời ḿnh.
Đau đớn hơn cả cái ngày ḿnh tỉnh dậy trong quân y viện
và biết ḿnh trở thành một người tàn phế. Ḿnh lê lết
khắp nơi hỏi thăm tin tức An-B́nh, được biết là em đă
quyên sinh. An-B́nh ơi, xin em hăy tha thứ cho anh.
Trong vận cùng của một đất nước mà anh chỉ là một thằng
lính hèn mọn nhỏ nhoi, làm sao có thể giữ được bầu trời
Nha-Trang này cho em, và cho những kỷ niệm của chúng
ḿnh..
Một hồi chuông nhà thờ làm tôi giật ḿnh. Ngẫng đầu lên
mới biết ḿnh đang đừng trước nhà thờ đá. Tôi thẩn thờ
bước lên những bậc “tam cấp”, đến trước tượng Đức Mẹ.
Tôi là người ngoại đạo, không biết phải cầu nguyện như
thế nào. Tôi chấp hai tay trước ngực, kính cẩn xin Thiên
Chúa Từ Bi và Đức Mẹ Maria cứu vớt linh hồn của hai
người hoạn nạn và xin cho họ được cùng phục sinh với
Chúa để t́nh yêu của họ măi măi vĩnh hằng trong một thế
giới b́nh an, không c̣n có hận thù.
Tôi không c̣n ư định dời ngôi mộ em tôi về bên cạnh cha
mẹ tôi. Tôi về quê, quỳ trước mộ cha mẹ tôi để xin phép
được xây lại hai ngôi mộ của em tôi và Bá chung trong
một ṿng thành. Không ai có quyền chia rẽ họ thêm một
lần nữa, dù bây giờ chỉ c̣n là một thế giới vô h́nh.
Cũng như lần trước, ngày cuối cùng, tôi thuê xích lô đi
một ṿng dọc theo con đường Duy Tân cũ. Con đường đẹp
nhất của Nha-Trang. Những cơ sở công quyền, những dinh
thự của cán bộ bây giờ đựơc dựng lên nguy nga đồ sộ.
Nh́n lá cờ màu đỏ trên mấy nóc nhà, bỗng dưng tôi lạnh
toát cả người. Chẳng lẽ những thay đổi “to lớn”ấy mà
phải xây trên máu xương, trên những đớn đau, chia ĺa
thảm khốc của bao nhiêu thế hệ đă từng một thời góp sức
tạo nên cái thành phố hiền ḥa thơ mộng này. Bỗng chốc,
tôi không c̣n nh́n thấy thành phố Nha-Trang đâu nữa.
Trước mắt tôi bây giờ chỉ c̣n là một băi tha ma, dài ra,
vô tận. Tôi nghe trong gió văng vẳng tiếng đàn dạo bài
Nha-Trang, mà ngày xưa đài phát thanh Nha-Trang dùng làm
nhạc hiệu mở đầu. Tôi nhớ tới cái chết thảm khốc của
nhạc sĩ Minh-Kỳ, tác giả bản nhạc quen thuộc một thời
này, ông cũng đă bị giết vào tháng 8/75, khi cùng bị
nhốt chung với tôi trong trại tù cải tạo An Dưỡng, Biên
Ḥa.
Phạm Tín An Ninh
(Vương Quôc Na-Uy) |