[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

Có Những Người Trai -- Hồi kư ra trường về những bạn bè cùng khóa

Một ông già đứng tựa cửa ra vào, đăm đăm nh́n tôi đang vội vă bước vào hội trường của Nhật Báo Viễn Đông tại thành phố Santa Ana để kịp tham-dự buổi họp mặt cựu tù Ái Tử B́nh Điền. Tôi nhận ra ông ngay dù đă gần ba mươi năm kể từ ngày ra trại cải tạo. Với vóc dáng cao và gương mặt dài, bạn tù ngày trước đặt cho cái tên khó nghe: Tư ngựa. Có rất nhiều anh mang những cái tên nghe rất ngộ nghĩnh do có những chứng tật trên người: Bân bần, Châu lác, Tư ghẻ, Long re, Sơn ướt, Cẩm lai, Long phè, Châu Kê, Xuân thợ rèn, Y đại ca, Thục râu, Long trĩ. Những cái tên rất dễ gợi nhớ cho dù thời gian có phôi pha đi nữa. Nghe anh em kể rằng, vợ anh Long Re, nguyên là một phi công trực thăng chiến đấu, đă nhiều lần mỗi khi gặp anh em đều vui vẻ nói: “Tôi quư cái tên gọi này lắm, mỗi lần có ai nhắc đến, tôi thấm hiểu được những săn-sóc của bạn bè trong tù trong lúc ốm đau như sốt rừng, tiêu chảy, ngộ độc không có người thân bên cạnh, chỉ có các anh với những việc làm cao quư giúp nhau một cách kiên nhẫn. Nay dù anh Long đă qua đời nhưng tôi luôn biết ơn vô cùng!

Ông già Tư biết rơ sự liên hệ giữa tôi và một số bạn bè nên hỏi liền một câu, tỉnh bơ không màng chi trước sự mừng rỡ của tôi khi gặp lại:

- Này, Phan Duyệt có c̣n sống không? Lần cuối khi gặp mặt, cậu bị vệ binh trại hành hạ tàn bạo quá, tôi nghĩ e không sống nổi. Bao nhiêu năm rồi, không sao quên được phong cách hiên ngang, anh hùng của cậu ta trước bạo-lực.

Ông nói với cái giọng khàn đục của tuổi già. Thoáng nh́n lên đôi mắt đă quá nhăn nheo thấy rưng rưng ướt. Niềm cảm xúc vượt thời gian này, dù cho đă quá chai sạn với cuộc sống, là những ǵ trân quư nhất Duyệt đă để lại trong anh em khi rời xa quân trường. Qua bao năm tháng, chốn thao trường nầy là nơi hun đúc cho ḿnh những ư chí kiên-cường với một hành trang đầy những hoài băo phải đóng góp ǵ cho đất nước. Có ai từ đó ra đi không khỏi vấn vương những nghĩa t́nh huynh đệ vốn khắng khít như một sợi dây vô h́nh đầy thương yêu và san sẻ đùm bọc lẫn nhau trong mọi hoàn cảnh.

- Duyệt c̣n sống, đang ở một ḿnh tại New York. Anh có một đứa con trai đang phục vụ trong quân đội Hoa-Kỳ.

Ở nơi xa đó, bạn có thấu chăng dư vị hạnh-phúc này. Giọt nước mắt ngưỡng mộ và thương mến của một người ở tuổi hoàng hôn quư hiếm lắm. C̣n biết bao người khác nữa và ngay anh em gốc trại tù biên giới Cổng Trời, bạn đồng khóa Nguyễn Tiến Đạt, mười một năm tù và nhiều người khác cũng mát ḷng khi nghe một anh tù lâu năm là Thiếu Úy Phạm Văn Quế, PB SĐ 3 bị chuyển từ Ái Tử đến cùng trại với anh tại Gia Lai v́ tội chống lại chế độ trong thời gian cải tạo:

- Quân trường của các anh có anh Phan Duyệt bất khuất anh hùng lắm, tôi nể phục vô cùng! Anh ta thẳng thắn vạch trần sự tàn bạo của Cộng Sản trước mặt toàn trại. Đó là một người không sợ chết!

Sẵn có phôn di động, tôi gọi liên lạc và trao lại cho ông già, để mặc cho hai người tâm t́nh, tôi chen vào hội trường của nhật báo Viễn Đông và t́m chỗ ngồi. Ḥa ḿnh trong không khí vui nhộn của đông đảo bạn bè từ lâu mới gặp nhau, tôi có cảm tưởng như thời gian đang ngừng lại: những tay bắt mặt mừng, những kỷ niệm xa xưa t́m về, ai cũng tranh nhau kể những vui buồn của những ngày tháng te tua từ lúc vào trại và cảm tạ trời đất đă phù hộ để có được ngày nay.

Sau Tháng Năm năm 1975 Ngô Chi và Phan Duyệt vào trại Cồn Tiên trước tôi. Trại nằm gần căn cứ A1, A2. Đứng trên đỉnh đồi, ta có thể thấy rơ cầu Hiền Lương Quảng Trị nơi ngăn cách hai miền Nam Bắc và ḍng sông Bến Hải uốn khúc lững lờ làm gợi nhớ trong ḷng người bao cảnh trái ngang phân ly kẻ t́m tự do. Hai thằng bạn đồng khóa đón tôi thật vui mừng đầy ngỡ ngàng xúc động:

- Rứa là mi cũng vào đây! Định mệnh cuộc đời đă dun dũi gom tụi ḿnh lại. Thêm một chặng đường đời có nhau, thật là ứa nước mắt mà cám ơn trời cao. Ngày trước gắn bó ở Đà Lạt suốt mấy năm trời, đi đâu cũng có nhau, ra trường cùng chung đơn vị với những kinh hoàng của một trận chiến ác liệt nhất mà vẫn c̣n sống sót với nhau.

Không giấu được xúc động, tôi siết chặt tay hai người bạn. Từng tế bào da thịt như tê cứng bởi một thứ hạnh phúc vô h́nh: Ở hoàn cảnh nầy mà vẫn c̣n có nhau! Tù đày mà an-ủi thật!

Mới chỉ vài tháng trước đây, tại ngă ba Thái Lan, Long Thành. Vào tối ngày 28 Tháng Tư năm 1975, quân Cộng Sản quyết chọc thủng pḥng tuyến Đông Bắc hướng về Sài G̣n th́ gặp sức kháng cự mănh liệt của quân ta. Các sĩ quan khóa 28, 29 Vơ Bị và khóa 4 CTCT/HD vừa măn khóa tham chiến rất đông trong đơn vị Thủy Quân Lục Chiến tại chiến trường này. Khi chiếc xe tải thương từ tuyến đầu lủi vào bộ chỉ huy tiêu đoàn 1/TQLC giữa tiếng pháo đạn tơi bời, Ngô Chi đương là trung đội trưởng vũ khí nặng nh́n thấy tôi trên chiếc băng ca bê bết máu, mếu máo nói:

- Huế ơi, tao nh́n thấy mày rồi. Mày về tới đây là tao mừng quá! Mới mấy ngày từ lúc mày ra đại đội, tao trông tin mầy lắm. Qua máy truyền tin, tao biết đơn vị mày đang đụng nặng và biết được mày là sĩ quan cuối cùng ở đại đội.

Vết thương ở ngực, cạnh trái tim làm tôi khó thở, y tá chiến trường đă băng bó, nhưng máu vẫn c̣n ra nhiều quá, lại thêm khi tải thương, pháo và đạn AT7 chống tăng nổ dồn dập trên đường đi khiến hai người lính d́u vai hăi quá, hất té ngă nhào nhiều lần. Đau đớn, tôi chỉ biết nh́n lờ mờ, nhưng cảm nhận được những ǵ Ngô Chi kể lể:

- Mầy vậy là sống, nếu như mai nầy được chuyển về bệnh viện Lê Hữu Sanh, hăy cố t́m liên lạc em tao là Ngô Từ, đơn vị Quân Tiếp Vụ SĐ7 và cho nó biết đă gặp tao ở giờ này như thế này và mạ tao sẽ biết tin con. Sắp tới đây chưa biết sống chết như thế nào.

Ngô Chi đặt băng ca tôi vào một góc hầm và trở về nhiệm vụ. Tôi hướng mắt phía trên, ṿm trời lóe sáng từng chặp, đạn lân tinh nổ gịn và rực sáng như những ṿng hoa lộng lẫy song song với những tiếng nổ kinh hoàng của đủ loại đạn pháo, cối, đại bác của hai phe đang kịch chiến. Tôi cố sức để nhắm mắt, cố ru ngủ quên bớt đau nhưng không được v́ vết thương hành dữ quá.

Đằng sau ánh lửa pháo bập bùng, một bóng dáng cao lớn lui tới điều động, đó là Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Dương Văn Hưng, tôi nghe giọng nói rất rắn rỏi:

- Tung tất cả hỏa lực, M72, lựu đạn, đánh tới cùng! Giữ tuyến bằng bất cứ giá nào! Tôi đang ở sát anh em.

Ông ta dũng cảm, cang cường, thách đố hiểm nguy, cùng chiến đấu như bao nhiêu người lính cọp biển khác. Cũng với một cây súng trường và áo giáp nón sắt, ông ta nhanh nhẹn chỉnh đốn hướng tác xạ súng cối 81, miệng luôn nhắc nhở anh em bám sát mục tiêu trước mặt. Người hiệu thính viên rất vất vả bám chân ông khi vừa điều động các đại đội qua máy truyền tin vừa đi quanh tuyến yểm trợ tinh thần chiến sĩ. Lính nể ông như một thần tượng chiến trường. Mọi cử chỉ, điều động của ông đều gắn liền sinh mạng của từng chiến sĩ. Từng toán lính cởi bỏ nón sắt để đựng lựu đạn và lao vào pḥng tuyến.

Thấp thoáng trong hơi mờ thuốc súng, tôi thấy một người con gái đẹp khác thường. Với sắc áo rằn ri, mới thoạt nh́n trông rất vũ dũng, nhưng nét thùy mị thanh tao trên gương mặt có mái tóc dài buông xơa vẫn hiện rơ dáng dấp anh thư đầy quyến rũ. Ngô Chi cho biết đây là người yêu của Thiếu UÔy Vơ Phúc, đại đội trưởng chỉ huy và cô đang là sinh viên Văn khoa Sài G̣n. Thấy cảnh chiến trường cao độ, muốn san sẻ hiểm nguy và dâng hiến hạnh phúc t́nh yêu cho người thương ở những lúc sống chết cận kề, cô xâm ḿnh ra đơn vị, mặc chung một màu áo trận, nằm giao thông hào và cũng cầm một cây súng M16 hướng về phía địch như bao chiến sĩ khác. Vơ Phúc là con trai cả vị tiểu đoàn trưởng TĐ 7/TQLC, Thiếu Tá Vơ Kỉnh với biệt danh là Ḱnh Ngư. Rời trường Thủ Đức, anh theo gót chân cha gia nhập gia đ́nh cọp biển. Là lính chiến, nhưng phong cách lịch lăm đa t́nh nên anh có cuộc t́nh tuyệt vời đến lạ lùng. Anh em binh sĩ ở pḥng tuyến, mỗi lần thấy cô đi ngang qua, nét hấp dẫn và sự tươi cười đă cho anh em niềm vui lâng lâng thú vị khó tả. Khi cô đi xa họ quay trở lại vùng chiến tuyến trước mặt, ḷng tươi vui cho dù mệnh hệ nào đến đi nữa. Đêm đến, bên ngoài căn hầm “hạnh phúc” của họ, lính tráng tay cầm súng, miệng hát vang những câu ca t́nh yêu như lời chúc tụng yêu thương giữa những tiếng nổ đang rền vang giữa đêm đen. Đôi uyên ương không chết trong trận đánh cuối cùng nầy, nhưng sau đó khi vào tù, anh bị mất một con mắt v́ bị thương ở giờ phút cuối trước khi miền Nam sụp đổ, không được chữa trị và người yêu anh đă đi xa từ khi anh vào trại cải tạo của quân thù. Họ để lại cho nhau kỷ niệm một t́nh yêu tuyệt vời như cuộc đời có một thời để yêu và một thời để chết.

Phan Duyệt và Ngô Chi ở cùng một lán trại thuộc đội 8 Cồn Tiên. Mỗi ngày hai bữa ăn thiếu thốn nhưng phải đi rừng suốt ngày và tối về học tập nên sức khỏe sa sút rơ-rệt. Anh em tù dùng mọi kế mưu sinh để chống chọi lại với cơn đói. Ngoài những cây, củ, lá rừng, những sinh vật như rắn, cóc, nhái, chuột, sùng đều được tận dụng mới tạo được thêm chất nhờn cho các cơ bắp. Những lúc bước lên đồi để khai hoang, hai tay phải phụ đẩy đầu gối mới đi được. Một chiếc áo thun màu mè có thể đổi được một con gà mái của người dân tộc. Lắm khi trao đổi xong, làm thịt không kịp, xin gởi lại rồi có khi năm bảy tháng sau trở lại, người Thượng đem cả năm bảy con gà ra đưa và nói:

- Của người anh em đó! Con gà đẻ trứng, ấp con và bây giờ thành một bầy.

Chơn chất thật thà, ṣng phẳng của người dân tộc cũng là nơi tiêu thụ một số áo quần mà sau này sinh ra nhiều giai thoại đẹp về một tâm hồn cao thượng.

Vào một hôm nọ, trong lán có anh tù mất một chiếc áo len. Giữa lúc trời lạnh vùng núi buốt giá thế nầy, chiếc áo ấm giá trị lắm. Anh bạn báo cáo cán bộ quản giáo, thế là mỗi ngày đi khai rừng phá rẫy về, sau giờ cơm, phải ngồi lại, đấu tranh nhau t́m cho ra thủ phạm. Cứ đêm này chưa ra th́ đêm khác tiếp. Rất lâu rồi mà chưa có kết quả, anh em trong lán ngao ngán sự đời, lục đục với nhau. Quá sức mệt mỏi của một ngày đi rừng, anh em rất thèm giấc ngủ. Một buổi tối nọ, trong đội tuyên bố nhờ đấu tranh mà t́m ra thù phạm: Phan Duyệt nhận tội và anh em được thoải mái nghỉ ngơi, không c̣n phải ngồi lại nữa. Anh bị mời lên ban chỉ huy trại và chịu mọi h́nh thức kỷ luật, tra khảo, những nhục h́nh đau đớn.

Sau đợt kỷ luật nầy, trở về lán đội, Duyệt v́ sức yếu, được làm việc nhẹ. Mùa Đông năm 76, cơn lạnh vùng núi ghê rợn: cá chết dưới nước, chim rừng ủ rũ không buồn bay, người tù như một khúc gỗ di động, vấn quanh thân tất cả cái ǵ có để chống lạnh như giấy, b́ ni lông, vải cũ. Trong lán, các anh em có tiếp tế thăm nuôi mất đồ ăn càng nhiều thêm. Các buổi ngồi họp đấu tranh t́m tiêu cực tiếp tục xảy ra. Phan Duyệt vờ đánh rơi một mảnh giấy có ghi từng mục ngày nào ăn cắp cái ǵ, của ai và cả một danh sách dài. Một ông tù lăo nhặt được, ngây ngô tŕnh lên cán bộ quản giáo và đưa anh đi kỷ luật. Một mặt anh thi hành những lệnh phạt trong conex, một mặt các tệ trạng giảm dần, thủ phạm biết xấu hổ v́ lương-tâm làm việc.

Cồn Tiên phục hồi đất đai canh tác nhờ công tù. Qua bao năm chiến tranh, bom đạn đă biến thành một rừng hoang xô xảm với hàng ngàn hố bom h́nh tṛn đều đặn. Lẫn trong các lùm cây mọc trùng điệp quanh núi đồi là các cây nhiệt đới bằng nhựa có gắn chip điện tử bên trong. Cây giống hệt cây rừng, thu được chấn động do bước chân người hoặc súc vật đi ngang qua, được phóng từ máy bay dọc theo đường ṃn McNamara để tạo dữ kiện ghi tọa độ bỏ bom. Dân cư di tản hết, sâu hơn về phía núi là nơi sinh sống của những người dân tộc, họ chung thủy với rừng, chung thân với núi và chung t́nh với cây cỏ. Họ luôn ở lại trường sơn, sống du canh một cách tŕ chí trên những vùng đất núi loang lổ dấu bom đạn. Họ quen thuộc sống trên những vùng sơn lam chướng khí nầy để rồi măi măi yêu mến, kết chặt chốn Hoành Sơn hoang dă nầy như một nguyên lư của t́nh yêu dân tộc. Xóa bỏ trại Cồn Tiên, anh em cơng ba lô “hành quân” hướng về Ái Tử, dọc theo quốc lộ 9 nối liền Khe Sanh nổi tiếng pháo đạn với thị trấn vùng giới tuyến Đông Hà, bỏ lại đằng sau Tà Cơn, Lao Bảo, Ba Ḷng, chốn rừng thiêng nước độc. Thỉnh thoảng tù nhân gặp vài người thượng tránh đường, họ đứng yên lặng bên b́a rừng, miệng ngậm tẩu, ngực ẵm con, vai vác củi, đưa ánh mắt vô t́nh nh́n đoàn người đi.

Mẹ thương con qua cầu Ái Tử

Ái Tử, địa danh nghe nhẹ nhàng, t́nh cảm, nhưng là một nơi tung hoành của gió Lào hực lửa khi Mùa Hè, khi chướng lạnh khi Mùa Đông. Vùng đất cằn cỗi nơi mà sinh vật cũng hiếm-hoi, củ khoai củ sắn cũng tóp teo, mọc không nỗi v́ rể tranh dày đặc. Những phế liệu gỡ ra từ phi trường dă chiến bên quốc lộ 1 đă được gom nhặt lại để xây dựng nên một trại tù kiên cố.

Ái Tử có những người dân thương anh em, những người lính Cộng Ḥa. Người dân quá quen thuộc với màu áo hoa biển Thủy Quân Lục Chiến. Qua bao năm binh lửa, những người trai đă hiến dâng tuổi trẻ để chiến đấu bảo vệ quê hương bằng những trang sử anh hùng ngay trên Quảng Trị thân yêu nầy. Cổ Thành Đinh Công Tráng, La Vang, Ngă ba Long Hưng, Chợ Săi, Cầu Thạch Hăn, Chợ Săi là nơi người dân chứng kiến biết bao máu xương chiến sĩ đă hy sinh cho đất nước.

Những khi chiều về, cơn mệt mỏi ră rời qua một ngày rừng dài lê thê v́ đói, anh em tù thường gặp những đội canh tác trung du xă Triệu Tài, Triệu Hải, Triệu Ái. Họ đọc thấy những ư nghĩ và thấu rơ hoàn cảnh tù đày, từ đó thường có những đồng thanh tương ứng. Họ dám nhịn tiêu chuẩn để chuồi cho anh em tù vài lon gạo, bánh đường, gói thuốc lào mà so với giá trị bây giờ, cao lương mỹ vị nào sánh kịp. Thành Ṛm, PB/TQLC cứ mỗi lần đi rừng về, lén ghé qua vờ mượn nồi nấu ăn, thực chất có chi mà nấu, nhưng bà con biết ư nên trong nồi luôn có sẵn một vành cơm quanh hông và họ đă âm thầm tiếp sức rất lâu như thế. Nam nữ thanh niên thường vây quanh nghe tôi thổi kèn những bản nhạc quen thuộc, chiếc kèn harmonica đă giúp tôi những bữa sắn khoai tuyệt vời. Thêm vào đó, Châu Kê với tài kể chuyện hấp dẫn đă cuốn hút nam nữ thanh niên ngồi lại một cách mê mệt, quên cả dao, rựa, cuốc, xẻng vất vung văi khắp nơi cùng với chỉ tiêu khai hoang phải hoàn thành theo dự định.

Năm 1977, toàn quốc rơi vào một cơn đói như một thảm nạn lịch sử. Riêng tại miền Trung, nông dân lao nhọc cày sâu cuốc bẫm mà vẫn không đủ sống. Các chỉ tiêu đề ra cố móc sức người dân đến tận cùng: Làm ngày không đủ tranh thủ làm đêm, muốn có ăn thêm làm luôn giờ nghỉ, muốn có bền bỉ, làm cả thông tằm. Tuy thiếu ăn, thiếu mặc, thiếu ngủ nhưng luôn chỉ một mục tiêu được tập trung cao nhất là sản xuất. Trên mọi giấy tờ khi nào cũng khởi bằng những mỹ từ: Độc lập-Tự do-Hạnh phúc. Phan Duyệt bất măn tột độ, quá căm phẫn một chế độ chỉ biết nói một đường làm một nẻo. Một bữa trưa trước giờ kẻng báo đi làm, anh đứng ra sân cờ trại, hai tay ôm chiếc cột đ̣i nhổ, hạ lá cờ, miệng chửi rủa:

- Hồ chí Minh mày ơi! Tại v́ mày và bè lũ mà đất nước ra nông nỗi thế nầy. Dân làm ruộng mà không có gạo mà ăn, bọn mi đem lúa gạo đi đâu để dân ta đói? Tụi bây nói tự do mà sao đi đâu cũng phải xin phép? Tại sao ở đâu cũng toàn là nhà tù? Tụi bây nói hạnh phúc, tại sao phải dồn dân đi kinh tế mới? Tại sao vợ phải xa chồng, cha xa con v́ bị cải tạo không ngày về? Tại sao?

Anh la hét kêu trời, van đất, xin hiểu cho những xót xa cho người dân Việt sau cái ngày gọi là giải phóng.

Vệ binh ra tay ngay, hai tên vạm vỡ là Mịch và Nịnh lộng lên như những con thú vồ mồi. Tôi quay lưng lại, run lên theo từng tiếng hự, uỵt, trời ơi, ôi chao... Chúng nó đánh, đá, đạp, chọi như đang dợt một trái banh. Cả trại nín thở nh́n ra, h́nh dung chắc Phan Duyệt không qua nỗi.

Đánh đập dă man xong, vệ binh cho người khiêng vào khối. Duyệt như một cái xác không hồn, tấm thân nhỏ bé đầy kín những vết bầm tím quanh người. Bạn bè e ngại dạt ra, sợ liên lụy chính trị, chỉ liếc nh́n và chỉ trỏ lao xao. Ngô Chi và tôi dang ṿng tay ra đỡ, Duyệt ngă ḿnh trong cánh tay tôi. Anh nhắm mắt t́m giây phút b́nh yên, tận hưởng dư vị hạnh phúc nồng ấm của những đứa con cùng trường Mẹ. Cả ba chúng tôi như cùng được t́m về nguồn yêu thương có đủ trọn vẹn những ân cần, lo lắng, ưu tư cho nhau bất chấp sự ngược ngạo thù hằn của quân thù. Trong nỗi thương đau từ đáy sau nầy, niềm kiêu hănh được làm người con trường Mẹ như một niềm tin bừng sáng, một sức mạnh vô h́nh giúp sức đứng lên.

Nh́n tấm thân người bạn, tôi quá nóng ruột, trong đầu miên man nghĩ làm sao cứu sống cho bằng được. T́nh cờ lên rừng đốn củi, gặp niên trưởng Lê Phước Ánh, tôi kể lể chuyện bạn ḿnh. Suy nghĩ giây lát, anh Ánh bày mưu là cứ về trại tŕnh bày cho cán bộ rằng, tôi ở cùng khóa sĩ quan trên Đà Lạt, chứng kiến anh bạn ḿnh thường có những cơn đau, khi lên cơn, không được tỉnh táo. Về lại trại, tôi liền làm theo như vậy.

Từ sau đó, tiếp tục phiêu bạt theo vận nước điêu linh, Ngô Chi và tôi phải xa Phan Duyệt để lên đường ra Bắc. Duyệt ở lại, biệt giam suốt hai năm, cơ cực nhất là bọn Cộng Sản cho nhốt vào một chiếc conex nhỏ mà chỉ được ở vị trí ngồi mà thôi chứ không nằm được. Lâu ngày, Duyệt kiên tŕ dùng chiếc muỗng ăn cơm đào đất để có thể nằm chuồi được. Từ chiếc lỗ nầy, anh mưu trí thoát ra ngoài được và lẩn trốn về nhà. Khổ thay, gia đ́nh quá nghèo, sắn khoai không đủ huống chi tiền bạc đang rối ren t́m đường thoát th́ vệ binh t́m đến bắt. Anh bị dẫn độ về trại Ái Tử, tại đây, màn tra khảo đánh đập c̣n tàn nhẫn hơn nhiều lần trước và bị giam dài hạn trong một nhà giam kiên cố, vừa cùm vừa xiềng liên tục. Nhờ thiền định và ôn kinh Phật, anh vượt qua gian nan nguy khốn của chốn hỏa ngục trần gian nầy.

Ngày 22 Tháng Tư năm 1975, khi chọn đơn vị trong ngày măn khóa, Ngô Chi t́nh nguyện vào sư đoàn Nhảy Dù, quyết chí làm trang sử riêng cho đời ḿnh, anh thừa biết những thử thách nghiêm trọng đang chờ đón v́ chiến tranh đang ở mức độ tàn khốc nhất. Tôi cố níu kéo, t́m mọi cách đi tiếp chung một con đường. Anh xúc động nghe tôi nhắc lại biến cố Mậu Thân ở Huế nơi các dũng sĩ cọp biển từ căn cứ Sóng Thần ra giải tỏa và chiếm lại cố đô thân yêu. Qua hai mươi mốt ngày đêm chiến đấu, giành lại từng tấc đất, nhiều anh lính chiến sĩ đă nằm xuống cho đất mẹ quê ḿnh. Anh vui vẻ hoán chuyển cho Nguyễn Văn Mai để cùng về đơn vị Thủy Quân Lục Chiến với nhau. Khi tŕnh diện bộ tư lệnh, cả hai đứa đều dong tay đầu tiên t́nh nguyện ra tiểu đoàn 1 Quái Điểu cùng với Đặng Việt Luân, Nguyễn Văn Lư, Nguyễn Ngọc Vịnh, Dương Thu Sơn để rồi có những giây phút sống chết cận kề bên nhau, dễ đâu t́m được trong đời. Hơn hai năm trời sống với nhau trên đồi 4648, năm năm cùng một trại tù và trên mười năm cùng định cư vùng Bay Area-Cali, cả một đoạn đường dài của đời người. Mỗi khi gặp nhau, Chi đôi khi vui quá, làm bể mánh:

- Hồi ở lính trong người mi luôn có một ông cha đạo và một ông thầy chùa, bao nhiêu năm ở Mỹ, có c̣n được con người mày của ngày xưa.

Ông già Tư Ngựa khóc thương Phan Duyệt c̣n sống, không phải ông thọ ơn từng nhận điếu thuốc bánh đường, chút muối tiêu mà chỉ do một động lực là đă sống, hiểu và biết thực chất của một con người đă được đào tạo và trưởng thành như thế nào trước anh em và với quân thù. Thời gian dài đă để lộ ra bản chất phi thường và ư chí sắt son cũng như tư chất đạo đức với cuộc đời. Cũng từ Charlotte N. Carolina, người bạn cựu tù Ái Tử B́nh Điền Lê Sĩ, nay là nhân viên Pháp ngữ phi trường quốc tế, khi gọi phone hỏi thăm bạn tù cũ Ngô Chi, đă khóc ̣a như một trẻ thơ:

- Anh Huế à, sao qua Mỹ lâu rồi mà thằng Chi c̣n khổ thế, gọi khi nào cũng nghe đang bận cắt cỏ, bỏ báo, làm vườn, viết báo. Những bài viết của anh trên các báo cộng đồng rất chân t́nh, đượm đầy t́nh quê đă thu hút biết bao tâm hồn người tha hương để gói ghém những ân t́nh về quê-hương mỗi khi tai ương, mệnh trời t́m đến, và sau mười lăm năm định cư nơi xứ người, tay trắng lại hoàn tay trắng! Tôi có được xem h́nh nó trên Internet do anh chuyển, trông gương mặt sao hốc hác tiều tụy quá. Chi nhỏ hơn tôi ba tuổi, nhưng trong trại cải tạo nó là anh tôi, là đứa tiếp sức hà hơi cho tôi đó. Cực khổ với ngày tháng mênh mông, tôi từng thất chí và toan làm bậy rồi, nhờ nó ngăn cản và hỗ trợ tinh thần tôi mới bền vững ư chí. Tôi c̣n nhớ những lời Ngô Chi nói:

- Hăy cố gắng lên, anh bạn à! Theo thời gian, mọi sự rồi sẽ quen, rồi sẽ qua hết. Cái ǵ mới bắt đầu cũng khó như vậy, dần dần trở thành thường. Ḿnh c̣n trẻ, đường đời c̣n dài, c̣n biết bao nhiêu người thân đang chờ. Phải sống, theo tôi, mọi sự sẽ đơn giản, nhẹ nhàng. Mỗi lần nhắc đến, Lê Sĩ thường tâm sự: Gần sáu năm tù đày qua đi, nhờ nghị lực của Ngô Chi và bạn bè được ví như thiên thần Gabriel che chở để vượt sống, tôi thật biết ơn vô cùng.

Nhân đọc được bài hồi kư Tháng Tư ra trường Hoa Biển do một cựu thiếu sinh quân ở Cali đọc được và chuyển lại, từ Chicago, ILL. cựu Đại Úy Bùi Bồn, tiểu đoàn phó TĐ1/TQLC đă t́m về Stockton-California để thăm lại những sĩ quan của một góc chiến trường xưa. Vơ Phúc, Ngô Chi, Hữu Huế, những chàng sĩ quan trẻ trung của đơn vị ngày nào đều có mặt. Khi được nh́n lại vị chỉ huy đơn vị tài ba lẫm liệt của ḿnh ngày trước, mọi người đều không khỏi xúc động khi nh́n thấy mái tóc bạc phơ và dáng dấp chậm chạp của anh với những lời nhắn nhủ:

- Ở thời điểm tổ quốc nguy biến mà các em vẫn hiên ngang ra chiến trường trong cảnh dầu sôi lửa bỏng, cho dù chỉ vỏn vẹn một tuần lễ, nhưng tinh thần của các em rực sáng như những ánh sao. Đây là những vết son trong quân sử và là niềm tự hào của quân trường nơi các em xuất thân. Hăy nuôi dưỡng tinh thần và ư chí này... và lúc nào cũng phải biết nhớ tới những người thương phế binh Việt Nam Cộng Ḥa, họ đă chiến đấu và hy sinh cho đất nước nhưng đang hứng chịu những bất hạnh và thiệt tḥi.

Hoa Biển
Sacramento, Tháng Năm 2009

 

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]