[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

Chuyện Phiếm - Chuyện Những Người Thích “Nổi”.

MX Huỳnh Văn Phú

Từ ngày tậu được cái computer, tuy nó rất “thổ tả” nhưng chuyện viết lách của tôi có phần dễ dàng hơn trước nhiều. Tuy nhiên, bên cạnh đó tôi cũng gặp rất nhiều phiền toái. Phiền toái và bực ḿnh, đôi lúc tức đến nỗi nước mắt trào ra. Đang lúi húi gơ không biết chạm vào cái nút nào, mọi chữ biến sạch trơn. Lần khác, tự nhiên khi khổng khi không máy chết cứng không nhúc nhích một ly ông cụ nào. Mà tôi th́ trước đây có biết tí ǵ về computờ computiếc đâu, cũng chả phải qua một khóa học nào. Mọi chuyện đều “học lóm” bạn bè, mà bạn bè th́ cũng thuộc loại “chưa sạch nước cản”. (Tôi thường nói đùa rằng việc tôi có cái computer y hệt như một người từ “tay không” mà trở thành “taylor” vậy. Ư tôi muốn so sánh với một số đông bạn tù của tôi bên Cali khi sang Mỹ theo diện H.O đă sinh sống bằng nghề may tuy vất vả nhưng cũng có đồng ra đồng vào. Một người bạn của tôi bị thương tật, đang hưởng SSI, đă ví von cái nghiệp “taylor” của anh qua một câu nói có vần có điệu như sau :”Việt Cộng bắn, Mỹ nuôi, ngồi rung đùi, lượm bạc cắc”. Hỏi v́ sao lại “rung đùi” th́ anh bảo rằng lúc ngồi đạp máy, cái đùi nó rung rung ấy mà !). Mỗi lần cái computờ trục trặc, tôi đành phải khóc “tiếng La Mă” nhờ một ông bạn chuyên viên đến hóa phép giải trừ cho. Lần này, tôi vừa mới viết cái tựa đề “Những Người Thích Nổi” th́ máy chết cứng. Tôi đành để nguyên như thế mà chờ. Măi đến ngày hôm sau, bạn tôi mới đến ra tay làm phúc cho. Sau khi hóa giải xong, bạn tôi đọc cái tựa đề thấy có chữ “Nổi” bèn ṭ ṃ hỏi tôi :
- Bài này anh viết về những người muốn “nổi danh”, phải không?
Tôi cười trả lời anh :
- “Báo cáo anh nắm”, chữ “Nổi” mà tôi đề cập ở đây không phải là những người “Nổi tiếng” hay “Nổi danh” mà là những người muốn “Nổi”, muốn “Trồi” lên bằng những hành động, cử chỉ, lời nói rất ư là vui. Nổi chứ không phải Nổ. Nổi là nổi lên, phản nghĩa với ch́m xuống.
Anh bạn tôi nói :
- À ra thế. Tưởng ǵ chớ những người muốn “Nổi” theo kiểu anh nói đó th́ thiếu cha ǵ.
- Dĩ nhiên mỗi người nh́n cái sự “Nổi” đó theo một cách khác nhau nhưng nói chung, nếu không có những người này th́ đời mất vui đi nhiều lắm. Chán chết đi được. Ngay như chính bà nhà Bắc Kỳ của tôi cũng muốn chơi “Nổi” với tôi nữa đấy.
Anh bạn tôi trố mắt nh́n tôi :
- Có chuyện như thế à ?
Tôi trả lời anh bạn bằng cách kể cho anh nghe chuyện tôi cưới được một bà vợ “part time” một cách danh chính ngôn thuận như thế nào. Chuyện như thế này.
Đúng vào ngày Giáng Sinh năm ngoái, bà nhà Bắc Kỳ của tôi nói với tôi một câu nghe rất lạ tai :
- Ông à, như ông biết, hôm nay là ngày kỷ niệm Chúa ra đời. Chúa ra đời là để cứu rỗi nhân loại. Tôi muốn nhân ngày có ư nghĩa trọng đại này bày tỏ một cử chỉ đẹp với ông, thông cảm cho trường hợp của ông…
Tôi ngắt lời bả :
- Bà nói cái ǵ mà như có vẻ “giảng đạo” vậy ?
- Tôi không làm cái việc giảng đạo mà chỉ muốn “show” cho ông thấy tôi là một người đàn bà không như ông tưởng…
- Nghĩa là sao ?
Bả nói rất nghiêm túc :
- Ông nghe tôi nói cho kỹ rồi tùy nghi quyết định nhé. Ông thấy đó, nhà bây giờ chỉ c̣n có tôi và ông. Thằng lớn th́ đi làm xa, con em nó th́ c̣n ở nội trú trong trường. Ông đi làm từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều. C̣n tôi th́ đi làm từ 3 giờ đến 11 giờ đêm. Từ 4 giờ chiều đến 11 giờ đêm, ông ở nhà có một ḿnh. Tôi biết ông ít bạn bè, mùa Đông tháng giá tuyết phủ đầy trời, đi đâu cũng ngại nên chắc là cô đơn lạnh lẽo lắm. V́ vậy, kể từ hôm nay, tôi đồng ư cho ông cưới một bà vợ “part time”…
Bả nói đến đó, tôi không tin vào lỗ tai của ḿnh, hỏi lại :
- Bà nói cái ǵ…vợ “part time”?
Bả cười :
- Sao ông “nôn” quá vậy ? Nghe chưa hết mà đă “nhảy dựng” lên rồi. Tôi nói lại là tôi thông cảm cho trường hợp của ông nên bằng ḷng cho ông kiếm thêm một bà vợ “part time”. Ông nhớ cho rằng “part time” là có điều kiện giờ giấc đàng hoàng. Bà ấy chỉ đến với ông từ 4 giờ chiều đến 11 giờ đêm thôi. Đúng 11 giờ đêm là phải rời khỏi nhà. Ông đồng ư th́ xin cứ tự nhiên. Tuy nhiên, nếu có muốn th́ ông cũng nên lựa bà nào biết điều một tí, đừng có “ghen ngược” như cái bà…ǵ đó hồi c̣n ở Việt nam th́ khó coi và kỳ cục lắm. Ngoài ra, trong một năm có 365 ngày th́ chỉ có duy nhất một ngày bà ấy tuyệt đối không được đến với ông.
Tôi hỏi :
- Tại sao lại “lay off” bả chỉ có một ngày? Và ngày đó là ngày nào ?
- Đó là ngày “Mother Day”. OK ?
Hẳn nhiên là tôi OK cả hai tay lẫn hai chân. Tôi ca tụng bả :
- Bà đúng là một bà vợ Bắc Kỳ tuyệt diệu!
Bả cười t́nh với tôi :
- Tôi thấy thiên hạ thích chơi “Nổi” nhiều quá, tôi cũng phải “Nổi” một chút cho đời thêm vui chứ.
Vậy là tôi có thêm một bà vợ part time kể từ đó đến giờ. Nói nào ngay, cả hai bà chưa hề biết mặt nhau. Đây là chuyện có thật chứ tôi không “nói phét” hay “nổ kho đạn” đâu. Chư vị không tin, xin đến thăm tôi hàng ngày vào buổi chiều sẽ thấy có bà vợ “part time” của tôi lúc nào cũng ở bên cạnh tôi. C̣n nếu không gặp bả th́ chư vị đă đến đúng vào ngày “Mother Day” rồi đấy.
Đó là chuyện liên quan đến tôi, c̣n đây là chuyện thích Nổi của một ông bạn “yellow friend” của tôi. Tôi có một ông bạn ở chung tù từ Nam ra Bắc cũng có nhiều màn chơi “Nổi” rất đẹp mắt. Anh ta vốn có học qua cái nghề y tá chích choác ǵ đó thời c̣n ở trong quân ngũ nên khi vào tù “cải tạo” một thời gian, anh được tiến cử lên làm Y Vụ khám bệnh và cho thuốc anh em tù. Chuyện anh làm Y Vụ và đối xử với bạn chung tù ra sao th́ không cần phải bàn ở đây, điều đáng nói là lúc ra khỏi tù, sống dưới chế độ Cộng Sản, anh chơi rất “Nổi”. Anh làm một công việc mà tôi nghĩ anh phải can đảm lắm, mặc áo giáp, đội nón sắt cùng ḿnh mới làm nổi. Đó là anh mở một pḥng mạch lậu (không có bảng hiệu) trị bệnh cho bà con cô bác trong vùng. Anh khám bệnh, trị bệnh, cho thuốc, chích thuốc rất ngon lành. Có lẽ nhờ anh có “cool hand” (tức là mát tay) nên khách hàng của anh cũng khá đông. Ai ai cũng gọi anh là bác sĩ. Một anh cán ngố Việt Cộng nói rằng anh là một bác sĩ của chế độ cũ, trước 75 phục vụ ở đâu tận Pleiku, Kontum. Tôi th́ biết tơng quá khứ của anh nhưng không có ư kiến ư ong ǵ. Bạn ḿnh “bảnh” th́ ḿnh “bảnh” theo mà, có sao đâu. Nhưng cái chuyện anh chơi Nổi ở đây rất là “trí tuệ”. Chư vị cũng biết, ở quê nhà vào những năm 1984, 1985, dân chúng c̣n đói khổ thấy mồ, tiện nghi xă hội c̣n rất bết bát. Xe đ̣ phải chạy bằng than, xe buưt và taxi không có. Điện th́ cúp liên miên, một tuần có ít nhất 3 ngày không có điện. C̣n điện thoại ở tư gia th́ chỉ có các cán ngố may ra mới có chứ c̣n dân cải tạo trở về như bọn tôi dễ ǵ mà rớ tới. Vậy mà ở nhà anh bạn tôi có một cái điện thoại mới là tài chứ. Hỏi anh nhờ đâu có được cái phương-tiện-thông-tin-liên-lạc-hiện-đại một cách trưởng giả ấy, anh cho biết là tư gia của một tên cán ngố từng là bệnh nhân của anh có điện thoại. Tên ấy bị thuyên chuyển về lại Bắc nên anh bạn tôi bèn xin đóng tiền thế vào chỗ tên cán ngố để được xử dụng đường dây điện thoại ấy. Nghe đâu hàng tháng anh phải đóng 50 ngàn tiền Hồ. Vấn đề tôi thắc mắc ở đây là có cái điện thoại ở nhà anh, anh gọi cho ai, nói chuyện với ai và ai gọi cho anh ? Bạn bè cùng cải tạo trở về th́ liệu có thằng nào có điện thọai để mà liên lạc ? Cũng cần ghi nhận thêm rằng bạn chung tù cải tạo với anh sau khi được trả tự do trở về, rất ít người muốn liên lạc với anh v́ họ vẫn c̣n nhớ đến những điều anh đă làm lúc c̣n trong trại tù. Không lẽ anh dùng nó để nói chuyện với Việt Cộng hàng ngày ư ? Điều này th́ không có ǵ chắc chắn nhưng khu nhà anh ở thuộc xóm lao động, chung quanh đó sức mấy mà nhà nào có điện thoại. Sau này tôi t́nh cờ khám phá ra anh chịu bỏ mỗi tháng 50 ngàn để có đường dây điện thoại trong hoàn cảnh lúc bấy giờ là chỉ để chơi “Nổi” với bà con hàng xóm láng giềng thôi. Nghĩa là, hàng ngày anh ra khỏi nhà đi đâu đó chẳng hạn, trước khi về, anh ghé vào chỗ điện thoại công cộng gọi về báo cho người nhà biết là anh sắp về hoặc nhắc nhở chuyện ǵ đó vv…Hàng xóm nghe chuông điện thoại nhà anh reo cũng phải lé một lúc hai con mắt chứ ! Bác sĩ chớ đâu phải dân thường ! Tôi phục anh lắm. Chắc giờ này anh cũng đă có mặt ở Mỹ theo diện H.O rồi. (Anh bốc 8 cuốn lịch chứ đâu phải ít). Không biết sang xứ tự do này anh có c̣n làm “bác sĩ” nữa không ?
Tôi c̣n nhớ trong một dịp đến ăn giỗ ở nhà người quen. Khách khứa đều là bạn bè cả, có người tôi quen biết từ trước, có người mới gặp lần đầu. Cánh đàn ông mà ráp lại trong những bữa nhậu như vậy th́ phải nói là vui hết biết. Có anh th́ Nổ, anh th́ Nổi, anh th́ bốc phét chỉ với mục đích chọc cười nhưng nh́n chung, anh nào cũng muốn cho thiên hạ biết ta đây là…ghê gớm. Họ nhắc lại những chuyện cũ từ thời ông Bành Tổ, chuyện chiến trường đánh đấm nhau với Việt Cộng, chuyện trong tù…Một anh nói :
- Tôi cũng đă qua hết 8 năm “khói lửa” chứ đâu phải ít.
- Ủa , anh cũng ở trong quân đội à ? Thế trước đây anh ở đơn vị nào ?
Anh kia cười ruồi :
- Đơn vị tôi tuy rất “khói lửa” nhưng không nguy hiểm và cận kề cái chết như mấy anh.
- Pháo binh à ?
- Tôi có là lính tráng ǵ đâu. Tôi nấu bếp ở nhà hàng Bát Đạt Chợ Lớn. Suốt ngày ở trong bếp th́ phải tiếp xúc với “khói lửa” chứ.
Cả bọn cười ồ thoải mái. Một ông khách khác, có vẻ lớn tuổi nhất trong đám thực khách, khoảng hơn 6 bó, nét mặt nghiêm trang chứ không bỡn cợt như anh kia, chen vào câu chuyện:
- Phần lớn các anh đi sang đây đều theo diện H.O, không hiểu trường hợp các anh có giống tôi không?
Một người nói :
- Th́ có ở tù Cộng Sản 3 năm trở lên, lo mọi thủ tục giấy tờ, chịu tốn một số tiền cho chúng ăn là được đi thôi.
Ông khách “trên 6 bó” nói về trường hợp sang Mỹ của ông mà tôi nghe có một tí hơi hám tiếng nổ của đạn đại bác 155 ly :
- Riêng tôi th́ chẳng thí cho chúng một xu, cũng chẳng đi “đăng kư” ǵ cả. Tự nhiên công an đến nhà hỏi tôi có muốn đi Mỹ không th́ họ làm giấy tờ cho đi. Thế thôi.
- Trước kia bác ở trong quân đội ?
- Không, tôi làm cho sở Mỹ. Đa phần những người Mỹ ở Sàig̣n lúc ấy đều biết tôi cả. Nhưng có lẽ điều làm tôi thấy hănh diện và sung sướng nhất là giây phút đầu tiên hít thở không khí xứ Mỹ các anh ạ.
Anh chàng “8 năm khói lửa” vừa cười vừa nói :
- Tôi chẳng thấy sung sướng chút nào. Đời sống quá căng thẳng và phải cày bừa khổ như con trâu mới đủ trả tiền bills hàng tháng.
Ông già “trên 6 bó” phản đối nhẹ nhàng :
- Tôi không đề cập đến chuyện cách chúng ta đi kiếm cơm ở đây khổ cực như thế nào mà tôi chỉ nói đến việc người Mỹ họ biết rơ quá khứ của ta nên đối xử rất đẹp. Vậy thôi.
- Tôi thấy đi diện H.O hàng loạt th́ ai cũng như ai chứ có ǵ đặc biệt đâu.
Ông già “trên 6 bó” trợn mắt :
- Ư, mấy anh nói thế nào chứ khi tôi sang đây, trước lúc phi cơ đáp xuống phi trường, tự nhiên có một cô tiếp viên hàng không đem một chai rượu whisky đến chỗ tôi nói chính phủ Mỹ tặng và mừng cho tôi được sang đất nước tự do.
Tôi nghe ông nói thế tuy rất ngứa mồm muốn xía vô lắm nhưng đành câm miệng. Thôi th́ “kính lăo đắc thọ” vậy. Dù sao chúng ta cũng nên và phải quư trọng người lớn tuổi. Phải quư trọng họ v́ họ đă qua từ lâu cái tuổi của chúng ta mà chúng ta th́ c̣n lâu lắm mới tới tuổi của họ. Phải không chư vị ? Tôi ngồi cười ruồi, gắp miếng ḅ lúc lắc bỏ vào mồm, tợp một hớp bia rồi rít một hơi thuốc để thấy rằng, quả thật sang xứ Mỹ này sướng quá. Sướng là được tự do nói, nói trời, trăng, mây, nước ǵ cũng được cả, chẳng có ai phạt vạ hay đóng thuế, cũng chẳng sợ Việt Cộng ŕnh nghe lén. Tôi bỗng nghiệm ra rằng, không biết cách “Nổ”, không thông thạo các phương pháp làm cho “Nổi” th́ mau chết sớm lắm. Nếu ta làm cho ta “Nổi” lên được th́ ta sẽ cảm thấy ta là một con người quan trọng, một dạng “spotlight”, một cây đinh chứ không phải chuyện đùa. Và do đó, không ai có thể coi thường ta được.
Một ông bạn cùng đơn vị tôi ngày trước, cùng khóa lại cùng ở tù chung với nhau nhiều năm, hiện sống tại quận Cam, California kể cho tôi nghe chuyện bên ấy có một người “văn hay chữ tốt”, lúc nào trong túi cũng thủ sẵn dăm ba bài thơ đọc tặng bạn bè vào bất cứ lúc nào nếu có dịp. Ví dụ như bạn đăi tiệc nhân dịp mua nhà mới ư ? Bạn làm lễ thành hôn hay vu quy cho con cái bạn chăng ? Bạn tổ chức lễ kỷ niệm 25 năm ngày bạn bị “xiềng xích” với bà xă bạn ? Hay bạn bắt chước người xưa tỗ chức một buổi lễ đơn giản trong ṿng thân mật ngày bạn sống trên cơi đời đầy dẫy oái ăm, oan nghiệt này được 70 tuổi ? Bất cứ trường hợp nào, bạn tôi nói, nếu con người tài hoa ấy được mời tới dự, bảo đảm trăm phần trăm, bạn sẽ được người ấy đọc tặng một bài thơ lục bát hay ngũ ngôn ǵ đó ngay. Và anh bạn tôi bèn gán cho người thi sĩ ấy một cái tên nghe hơi lạ tai là “nhà thơ hiếu hỉ”.
Tuy nhiên chuyện “Thích Nổi” đó chưa hấp dẫn và vui bằng chuyện một “thi nhân” cư ngụ ở Texas như tôi được nghe kể dưới đây. Một anh chàng đi đâu cũng tự nhận ḿnh là nhà thơ, một vài người bạn của anh cũng gọi anh là nhà thơ. Gọi là nhà thơ chứ chẳng ai thấy thơ anh đăng trên tờ báo nào. Dự tiệc tùng, văn nghệ văn gừng ǵ người ta đều giới thiệu anh là nhà thơ. Người ta thường thấy anh lên ngâm vài bài thơ nào đó và nói là do anh sáng tác. Trong một buổi tiệc nọ, anh được mời lên ngâm thơ. Anh nói anh xin ngâm tặng bà con một bài thơ do chính anh sáng tác lúc anh c̣n ở trong tù. Bài thơ anh ngâm và diễn đạt phải nói là rất hay, ai nghe cũng thấy ḷng lâng lâng và xúc động. Thực khách vỗ tay tán thưởng và ca ngợi anh hết ḿnh. Tiệc tan, mọi người ra về, tâm trí vẫn c̣n ám ảnh bởi ngôn ngữ tuyệt vời của bài thơ vừa được nghe. Một nhóm 6 người (trong đó có người kể cho tôi nghe chuyện này) kéo nhau về nhà một người bạn tiếp tục nhậu tiếp. Họ là những người có tham gia thị trường chữ nghĩa ít nhiều ở địa phương nên lại bàn luận về nội dung bài thơ ấy. Một người nói :
- Bài thơ hay quá chứ, phải không các anh? Anh chàng trông “lờ quờ” mà làm thơ hay quá.
- Không ai có thể chối căi được là bài thơ ấy rất tuyệt. Tôi đọc lại cho các anh nghe nhé.
Nói xong, anh ta đọc lại “y chang đờ la y boong” bài thơ vừa nghe không sai một chữ. Mấy anh bạn cùng ngồi nhậu với nhau tỏ ra khâm phục cái trí nhớ của anh này, chỉ nghe qua có một lần mà thuộc ngay. Anh chàng đọc thuộc bài thơ ấy nghe bạn bè khen ḿnh bèn phá ra cười khà khà :
- ĐM, tao là cái thằng ăn tục nói phét chứ có phải là một ông “thánh sống” đâu mà nghe qua một lần rồi nhớ ngay. Chẳng qua tao đọc lại vanh vách bài thơ ấy v́ bài thơ đó là của một tác giả quen thuộc đăng trên một tờ báo hồi tao c̣n ở quê nhà. Tao thấy hay nên thuộc ḷng đấy thôi chứ có phải của người nhà thơ ấy “mần” ra đâu.
- Vậy th́ theo các anh, người đọc một bài thơ của người khác mà nói là của ḿnh sáng tác th́ ta gọi là thích Nổi hay thích Nổ ?
Một ư kiến đóng góp :
- Ta có thể gộp chung hai chữ Nổ và Nổi cho trường hợp này cũng được. Đâu có chết thằng Tây đen nào. Vui thôi mà.
Người kể chuyện trên cho tôi nghe xong, hỏi ư kiến tôi :
- Ông thường hay viết ba cái chuyện lẩm cẩm này và có cả một cuốn “Nói Phét” tŕnh làng, vậy theo ông có cách nào để xác định những đặc tính của họ một cách khoa học không ?
Tôi bảo ông bạn tôi :
- Ông chờ đọc bài “Chuyện Những Người Thích Nổi” của tôi sẽ có câu trả lời nhé.
Và câu trả lời của tôi như thế này. Ta có thể t́m ra một công thức để xác định tính chất của một sự vật hay một người nào đó bằng cánh áp dụng theo cách viết các công thức hóa học. Ví dụ như khi ta viết kư hiệu H20, ai cũng hiểu đó là nước. H là hydro có hóa trị 1, c̣n O là oxy có hóa trị 2. Từ đó ta có thể tạm đặt những đặc tính (coi như là hóa trị vậy) của con người bằng những kư hiệu có hóa trị như công thức hóa học. Ví dụ như:
Tính Kiên Nhẫn, kư hiệu là : K
Tính Hài Hước, kư hiệu là : H
Tính hay Nổ, kư hiệu là : N
Tính hay nói Phét, kư hiệu là : P
Tính hay Nói Dối, kư hiệu là : D
Như thế, một người ít kiên nhẫn, hài hước trung b́nh, nói phét vung trời, nổ như tạc đạn và nói dối như Việt Cộng th́ ta có thể viết công thức để xác định những đặc tính con người ấy một cách tổng quát tùy theo mức độ ít hay nhiều . Ví dụ nếu ít th́ ta trị giá (hóa trị) là 1, trung b́nh ta trị giá là 2, nhiều hơn nữa th́ ta trị giá là 5, 6 vv…Như thế, ta sẽ có :
Kiên nhẫn : Ít, ta trị giá là 1. Kư hiệu sẽ là : K1.
Hài hước : Trung b́nh, ta trị giá 2. Kư hiệu là : H2
Nói phét : Vung trời, ta trị giá 4. Kư hiệu là : P4
Nổ : Như tạc đạn, ta trị giá 5. Kư hiệu là : N5
Nói dối : Như Việt Cộng, ta trị giá 6. Kư hiệu là : D6
Theo các trị giá vừa quy định, ta có thể mô tả con nguời trên với những đặc tính của anh ta bằng công thức như sau : K1H2P4N5D6.


MX Huỳnh Văn Phú

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]