[_templates/thtqlcvn-header.htm]

 

Lời Cảm Ơn Muộn Màng

MX Mai Văn Tấn
 

 


Cuộc bảo vệ Tự Do cho miền Nam chống lại sự xâm lược của CSBV cũng như lực lượng Đệ Tam CS quốc tế đứng đầu là Liên Xô và Trung Cộng vô cùng quyết liệt.
Chúng ta đă chứng tỏ sự chiến đấu anh dũng, hào hùng của quân dân miền Nam với sự hy sinh vô bờ bến.
Đến ngày hôm nay hậu qủa vẫn c̣n, biết bao TPB sống lam lũ ở quê nhà, âm thầm nhục nhă dưới một chế độ tàn bạo và hận thù. Qua cuộc di tản ồ ạt, gần ba triệu người sống rải rác khắp năm châu. Cuộc chiến có thể nói là chưa chấm dứt vẫn c̣n âm ỉ dưới một h́nh thức khác.                                                                            


Song song cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân ta bên cạnh c̣n có quân đội đồng minh giúp đỡ và yểm trợ như Thái Lan, Úc, Tân Tây Lan, Phi Luật Tân, Đại Hàn v.v… và nhất là quân đội Hoa Kỳ. Ngoài các Sư đoàn TQLC, Bộ Binh, Không Kỵ, các đơn vị ta c̣n có hệ thống cố vấn theo sát t́nh h́nh và giúp đỡ ta về hỏa lực yểm trợ khi cần như không quân chiến thuật, không quân chiến lược và hải pháo cũng như tiếp tế và tản thương. Các cố vần Hoa Kỳ ở bên cạnh ta từ cấp Tiểu Đoàn đối với các đơn vị Tổng trừ bị như Nhẩy Dù, TQLC, có lúc đến cấp Đại Đội. Cho nên họ cũng hy sinh và chịu đựng gian khổ giống như các đơn vị của QLVNCH. Theo danh sách của đoàn cố vấn TQLC Hoa Kỳ có 476 sĩ quan và 36 HSQ và Binh sĩ luân phiên phục vụ trong binh chủng TQLCVN với nhiệm vụ cố vấn và huấn luyện các đơn vị trong thời gian cuộc chiến ở VN. Sĩ Quan cố vấnTQLC Hoa Kỳ cuối cùng rời VN năm 1972 là Trung Tá Gerald. H Turley. Về Hoa Kỳ ông được thăng cấp Đại tá và đảm nhiệm chức vụ Phụ tá Bộ trưởng quốc pḥng Hoa Kỳ.
Danh sách này được cập nhật đến ngày 4/26/2003. Ai cũng có thể liên lạc số điện thoại ( 703) 971-5933 để t́m hiểu thêm chi tiết.

Quân Lực VNCH xuất phát từ nhân dân của một nước nghèo, chậm phát triển quen chịu đưng gian khổ và khí hậu nóng bức quanh năm của vùng nhiệt đới. Những khu vực đồng lầy, sông rạch chằng chịt ở Quân khu 4 như Chương Thiện, Cần Thơ. Mỹ Tho, Bến Tre… Khu vực cao nguyên hiểm trở ở Quân khu 2 như Pleiku, Kontum, Quảng Đức, Phú Bổn, Ban Mê Thuột.

Khu vực khô cằn sỏi đá ở Quân khu 1 như Quảng Trị, Thừa Thiên, Quảng Nam Quảng Ngăi. Khu vực giáp giới với hành lang xâm nhập của quân CSBC ổ Quân khu 3 như B́nh Long, Phước Long, An Lộc Tây Ninh.
Quân lực Hoa Kỳ xuất phát từ nhân dân có mức sống cao nhất thế giới, cũng như số một về văn minh tiến bộ khoa học kỹ thuật, không quen chịu đưng gian khổ như chúng ta. Họ phải chịu đưng vượt quá mức độ cố gắng của chúng ta rất nhiều. Sự ăn uống của họ cũng khác xa chúng ta v́ quen hưởng thụ ở một nước giầu có.
Nhớ lại lúc hành quân ở vùng Ô Môn, Thới Lai thuộc tỉnh Cần thơ. Khi lội qua khu đầm lầy hay mương rạch đầy lục b́nh và rong rêu làm họ ngứa ngái quá sức chịu đưng. Qua được bờ bên kia, họ cởi phăng quần áo giầy vớ để cho đỡ ngứa. Nh́n vào cảnh tượng đó làm ta rất xúc động cũng như thương mến họ. V́ đâu họ phải xa gia đ́nh và quê hương đến những nơi xa xôi như thế. Với quan niệm hoàn toàn không nói đến chính trị của chính trường Mỹ lúc bấy giờ, chỉ muốn vinh danh sự gian khổ và hy sinh của họ giúp ta bảo vệ Tự Do miền Nam VN về quân sự. Suốt cuộc chiến họ hy sinh hàng chục vạn người, không kể đến số TPB phải sống vào trợ cấp xă hội đến ngày hôm nay. Chúng ta những người c̣n sống sót sau cuộc chiến không bao giờ quên công lao đó và luôn luôn nhớ ơn họ. Họ hy sinh chịu đựng gian khổ và chiến đấu trên đất nước không phải quốc gia của họ, giúp đỡ nhân dân không phải đồng bào ruột thịt của họ. Dưới cái nh́n thuần túy về mặt quân sự, ta thấy được sự hy sinh của họ cho nhân dân miền Nam VN qúa vĩ đại.

Năm 1964 Thiếu Tá Donald E Koeper trong lúc thi hành nhiệm vụ đă hy sinh anh dũng và được chính phủ Hoa Kỳ truy tặng Huy chương Navy Cross.

Năm 1966 Đại Ùy Cố vấn TĐ5/TQLC Thomas Kennedy đă hy sinh tại Mộ Đức Quảng Ngăi cùng với Thiếu Tá Dương Hạnh Phước TĐT. Cũng năm đó TĐ2/TQLC bị phục kích ở cây số 17 trên đường từ Huế ra Quảng Trị. Trung Tá Lê Hằng Minh TĐT tử trận, Đại Úy Thomas E Campbell Cố vấn trưởng Tiểu Đoàn bị thương. Thiếu Tướng Lê Nguyên Khang đă ân thưởng ADBT cho Đại Úy Campbell và Trung Úy Gary Carlson cố vấn phó TĐ. Về Mỹ Đại Úy Campbell lần lượt thăng cấp Đại Tá làm Trung Đoàn Trưởng, hiện nay giải ngũ và là giảng viên môn Lănh Đạo Chỉ Huy tại trường Đại Học ở Dallas, Texas. Ở Việt nam sau khi măn hạn phuc vụ, không màng nguy hiểm cũng như gian khổ , Đại Úy Campbell t́nh nguyện ở lại phục vụ thêm 2 nhiệm kỳ. Điều này đă nói lên sự chính nghiă của cuộc chiến và sự chiến đấu anh dũng của nhân dân ta.

Năm 1969, Thiếu Tá John Sheehan cố vấn TĐ2 đă sốt sắng và nhanh nhẹn tản thương Trung Tá Ngô Văn Định TĐT/TĐ2 bị thương nặng ở U Minh ra tầu bệnh viện ngoài khơi hải phận VN. Về Mỹ ông lần lượt thăng cấp đến Đại Tướng. Đại Tướng Sheehan gợi lên nhiều kỷ niệm, trong thư gửi cho Đại Tá Định có đoạn viết… Tôi vẫn c̣n giữ mảnh đạn B40 đă gây thương tích cho anh, Tôi sẽ gửi tặng cho anh nếu anh muốn.

Năm 1971 Đại Úy Ray Smith cố vấn cánh B /TĐ6 tại căn cứ Ba Hô tỉnh Quảng Trị. Bị VC tấn công và pháo kích dữ dội phải di tản ra khỏi căn cứ, ông đă góp công nhiều để mang theo được tất cả thương binh ra khỏi căn cứ trong t́nh h́nh rất là nguy hiểm. Sau trận này ông đươc Tổng Thống Hoa Kỳ ân thưởng Navy Cross. Về Mỹ lần lượt ông được thăng cấp Thiếu Tướng. Cùng năm, Đại Úy Michael Dickey cố vấn cho Thiếu Tá Nguyễn Văn Kim TĐT/TĐ7 hy sinh tại Quảng trị trong trận tái chiếm Cổ Thành.

Năm 1972 trận đánh ở Ái Tử. Đông Hà và căn cứ Pedro cố vấn LĐ258 là Thiếu Tá John Easley. Đại Úy Larry Livingston cố vấn trưởng TĐ1 cùng 2 ĐĐ do Đại Úy Nghi TĐP chỉ huy làm lực lương phản công. Trên đường trở về bi VC phục kích, Đại Úy Đoàn Đức Nghi tử trận, Đại Úy Livingston đă giúp cánh B/TĐ1 tiêu diệt đơn vị CSBV gây cho chúng tổn thất nặng nề. Sau trận này Đại Úy Larry Livingston được Tổng thống Hoa Kỳ ân thuởng huy chương Navy Cross. Về Mỹ lần lượt ông được thăng cấp Thiếu Tướng .
Đại Úy John W. Ripley cố vấn cho Thiếu Tá Lê Bá B́nh TĐT/TĐ3, ông đă cùng 1 số quân nhân TĐ3 cố gắng vượt bực phá sập cầu Đông Hà, chặn đường tiến quân của chiến xa và Bộ Binh Bắc việt có ư định tiến về hướng Quảng trị. Ông được Tổng Thống Hoa Kỳ ân thưởng huy chương Navy Cross.

Trong cuộc chiến lịch sử, tái chiếm Cổ thành Quảng trị, từ Cố vấn của TĐ /BĐQ Thiếu Tá Gordon Keiser được bổ nhiệm làm cố vấn trưởng cho LĐ258, Trong cuộc hành quân này LĐ258 có hàng chục cố vấn đặc trách về không trợ, hải yểm v.v…

Ngày 8 tháng 9 năm 72 vào lúc 11 giờ đêm, Cố Vấn báo cho TTHQ của Lữ Đoàn có một phi tuần F4 có mang theo 8 qủa Smart Bomb đang bay trên không phận, nhưng không có mục tiêu. Lữ Đoàn muốn đánh vào nơi nào ở Cổ Thành th́ cho biết. Đại Tá Định quyết định đánh vào góc Tây Nam Cổ Thành. Bom đánh chính xác tạo nên một đường để các chiến sĩ TQLC xâm nhập vào Cổ Thành góp công cho việc dứt điểm Cổ thành và ngọn cờ vàng 3 sọc đỏ đă được TĐ3 và TĐ6 dựng lên tường thành ngày 15 tháng 9 năm 1972.

Sau chiến thắng lịch sử đó, toán Cố Vấn Sư Đoàn và Lữ Đoàn phối hợp thực hiện 2 bánh sinh nhật binh chủng tháng 10 năm 1972. Chiếc bánh sinh nhật to đến nỗi chở vừa 1 chiếc trực thăng sau khi đă bỏ tất cả ghế ra ngoài. Điều này nói lên nỗi vui mừng của họ trong cái vui mừng chung của toàn dân VN. Về Mỹ Thiếu Tá Keiser lần lượt thăng cấp Đại Tá giữ chức vụ Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn Đặc Nhiệm Thủy Bộ của Hạm Đội Hoa Kỳ. Hiện nay đă về hưu và làm việc tại Học Viện Hải Quân Hoa Kỳ tại Hoa Thịnh Đốn.

Ngoài ra những cố vấn bên cạnh TQLC trong mùa hè đỏ lửa có Thiếu Tá Boomer E Walter cố vấn cho Thiếu Tá Trần Xuân Quang TĐT/TĐ4 năm 71-72 thăng cấp Đại Tướng, Đại Tá Anthony Lukeman Cố vấn sau cùng của Sư Đoàn năm 1972 lên cấp Trung Tướng. Thiếu Tá James Beans cố vấn cho Trung Tá Nguyễn Kim Đễ TĐT/TĐ9 năm 72 lên Thiếu Tướng.

Tôi không bao giờ nhớ hết những cố vấn Mỹ giúp đỡ cho QLVNCH nói chung và TQLC nói riêng. Cũng như những Cố vấn đă hy sinh trong cuộc chiến đấu cho TỰ DO của miền nam VN. Trên đây là những trường hợp điển h́nh trong muôn ngàn trường hợp các cố vấn Mỹ đă hy sinh cũng như đă tận t́nh giúp đỡ QLVNCH trong suốt cuộc chiến chống cộng sản Bắc Việt để bảo vệ tự do cho miền Nam VN. Trong thâm tâm chúng ta cũng như toàn thể quân dân miền Nam không bao giờ quên ơn họ
Mặc dù cuộc chiến không thành công, nhưng trong tim toàn quân dân miền Nam VN bao giờ cũng ấp ủ những chiến tích oai hùng cũng như sự hy sinh cao cả của họ. Ngày nay đa số những quân nhân đó đă trở thành cựu quân nhân chiến tranh Việt Nam.

Điều cảm mến và xúc động trước sự thật tâm của họ đến tham dự các buổi sinh hoạt của QLVNCH cũng như các quân binh chủng. Họ phát biểu trung thực và đầy thiện cảm với tất cả quân dân của VNCH.
Có những nơi không phải thành phố lớn như thành phố South bend, tiểu bang Indiana, hàng năm vào khoảng tháng 6, Toà Đô chính của thành phố tổ chức một tuần lễ bán các loại thức ăn của các dân tộc khác nhau và một buổi diễn hành. Năm 2000 cộng đồng người Mỹ gốc Việt sở tại đă hân hạnh tham dự. Những cựu chiến binh Hoa Kỳ chiến tranh VN ngạc nhiên nh́n lạị lá cờ Vàng ba sọc Đỏ. Họ đứng nghiêm chỉnh chào kính và nói: "Chúng tôi một thời gian đă chiến đấu dưới lá cờ này". Thật là một niềm xúc động chan chứa t́nh cảm họ đă dành cho cuộc chiến đầy t́nh nghiă của ta.

Tháng 5 năm 2007 nhân dịp tham dự lễ khánh thành tượng đài Việt Mỹ ở thành phố Saint Cloud tiểu bang Minnesota. Sau phần phát biểu của ban tổ chức, của khách danh dự được mời, Thống đốc tiểu bang Minnesota, đến phần phát biểu của cựu quân nhân chiến tranh VN. Lời nói xúc tích với niềm kính trọng của họ đối với cuộc chiến chánh nghiă của ta.

Nhưng đáng tiếc cuộc chiến đă thất bại, ḷng tiếc nuối vô biên đầy ắp trong tiềm thức họ đến ngày hôm nay. Mỗi khi nhắc lại, đầu óc họ bùng lên những nét hào hùng anh dũng của thời quá khứ xa xôi mà họ khó có thể quên được.

Qua hơn 30 năm sau cuộc chiến, những hồ sơ bí mật đă được giải mă, càng ngày càng làm cho dư luận của nhân dân Hoa Kỳ rơ được ư nghiă cuộc chiến của dân tộc ta. Khác xa lúc cuộc chiến c̣n đang tiếp diễn, họ bị phủ mờ bởi phong trào phản chiến, phong trào chống chiến tranh Việt Nam. Thêm vào đó các kư giả, nhà báo cố t́nh làm sai lệch ư nghiă chính đáng để đánh lừa dư luận của nhân dân Hoa Kỳ. Bao nhiêu nguyên nhân đó cũng đủ ảnh hưởng sự kết thúc tức tưởi cuộc chiến, một người bị bại không biết sao ḿnh thua, người chiến thắng không hiểu sao ḿnh lại thắng. Ngày hôm nay sự nhận định của nhân dân Hoa Kỳ cũng như các chính trị gia đă thấy được sự thật dù muộn màng nhưng cũng đủ làm cho dân tộc VN an ủi phần nào. Chính phủ và nhân dân Hoa Kỳ đă nhận thấy sự hy sinh cao cả của họ tại chiến trường VN, thực hiện bức tường đá đen khắc tên tất cả nhưng ai hy sinh trong cuộc chiến để vinh danh và để mọi người nhớ đến họ.

Viết lại những cảm nghĩ để vinh danh những quân nhân Hoa Kỳ tham chiến tại VN. Thắp lại nén hương để thương tiếc và tri ân những người đă nằm xuống cho cuộc chiến đầy chính nghiă đó. Một lúc nào đó làm cho nhân dân Hoa Kỳ, chánh trị gia đă hối tiếc v́ sự lầm lẫn ư nghiă của chiến tranh VN cũng như quân nhân các cấp của Quân Đội Hoa Kỳ đă tham chiến.

Viết lại để thế hệ trẻ t́m hiểu về cuộc chiến tai VN thêm dữ kiện về mặt quân sự, quân đội Hoa Kỳ thành tâm giúp đỡ quân dân miền Nam chống lại sự xâm nhập của CSBV và các thế lực của cộng sản quốc tế. Với tinh thần "Sự thật luôn luôn là sự thật" để các chiến sĩ của Quân lực VNCH và nhân dân miền Nam VN chấp nhận và tri ơn họ.

Để thân nhân những người nằm xuống v́ hai chữ tự do hănh diện v́ mọi người đă hiểu sự hy sinh cao cả của thân nhân họ. Và măi măi đời sau, thế hệ sau, mỗi lần đến thăm bức tường đá đen nh́n tên của thân nhân họ với sự trân trọng và tôn kính.
 


(Cảm ơn ĐB Đồ Sơn góp ư và cung cấp dữ kiện để phong phú hoá bài viết này).

Thanksgivings 2007.

 

[_templates/thtqlcvn-footer.htm]