TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

                                                     

HẸN GẶP NHAU Ở ATLANTA

 

                                                                         MX Phan Công Tôn 

     Hôm Chủ Nhật 12 tháng 11/2006, đi làm về (trong tuần tôi được nghỉ thứ ba và thứ bảy), tôi nghe bà xă đang nói chuyện với ai đó qua điện thoại ở dưới bếp. Khi tôi bước tới gần, bà xă tôi đưa tay làm hiệu, chỉ chỉ vào cái điện thoại và nói nho nhỏ “Anh Tịnh. Anh Tịnh” rồi trao cái điện thoại cho tôi.
Qua điện đàm, tôi được biết Tịnh gọi lên hỏi địa chỉ của chúng tôi để chuẩn bị gởi thiệp mời dự Đại hội TQLC ở Atlanta, Georgia vào tháng 7 năm 2007!

Nhân dịp này, Tịnh cũng nhờ tôi viết cho một bài “ngắn dài ǵ cũng được” (nguyên văn) để đăng lên web của TQLC để “nhắc tuồng” gia đ́nh Mũ Xanh cố gắng về tham dự Đại Hội năm tới!  

Thật ra, vào khoảng cuối tháng 10, trong khi chuẩn bị đưa đề nghị ngày nghỉ phép của năm 2007 (theo qui định tại nơi tôi làm việc), nh́n vào lịch th́ thấy July 4th rơi vào ngày thứ tư, không biết bên đó Tịnh định tổ chức vào weekend trước hay sau ngày đó. Tôi muốn gọi hỏi Tịnh cho chắc ăn, nhưng tôi không có số điện thoại của Tịnh. Tôi gọi Sài G̣n để hỏi thăm tin tức, Sài G̣n cũng không biết số phone nhưng có email cho tôi biết cái email address của Tịnh. Cuối cùng, nhờ Đà Lạt cho số cell phone của MX Giang Văn Nhân, qua GVN, tôi liên lạc được với Tịnh, và tôi biết được ngày dự trù tổ chức Đại Hội ở Atlanta năm tới. Và tôi đă kịp đề nghị phép đúng vào ngày tôi cần đi dự Đại Hội. 

Năm 2003 tôi được dự Đại Hội TQLC ở Washington, D.C., năm đó MX Nguyễn Văn Phán là Trưởng Ban Tổ Chức. V́ đây là lần đẩu tiên được tham dự Đại Hội nên tôi thấy thật vui và thật hạnh phúc; dịp này đă để lại trong tôi một dấu ấn thật mạnh mẽ, rất sâu sắc và đầy xúc động.

Trước khi đi, bà xă tôi rất trăn trở, đă hỏi thăm “đề lô cao cấp” Lương Xuân Lộc (lúc đó vợ chồng Lộc c̣n ở Utah và được biết vợ chồng Lộc vẫn đi dự Đại hội đều đều) “Đi dự đại hội có vui không vậy anh?”, câu trả lời “Vui quá đi chứ!” của Lộc đă gây nhiều khích lệ lúc bấy giờ!

Tôi ao ước, phải chi có thời gian và nhất là có phương tiện, được tham dự mỗi lần có Đại Hội th́ c̣n ǵ sung sướng cho bằng! Tôi dùng chữ “ao ước”, nó cũng na ná như chữ “ước mơ”; mà như chúng ta thấy cái thực tế trong đời sống của chúng ta hiện tại, cái “ước mơ’ ít khi trở thành “hiện thực”! Trong đời sống chúng ta có những sự kiện, chưa nói tới những đột biến xảy ra, đôi khi làm thay đổi toàn bộ chương tŕnh ḿnh dự trù hoặc sắp xếp trước! 

Nói như vậy để dẫn chứng cho hai lần chúng tôi mất dịp dự Đại Hội: năm 2004, kỷ niệm 50 năm thành lập Binh chủng, tổ chức tại Houston (năm này chúng tôi, lần đầu tiên về thăm gia đ́nh ở Việt Nam, kể từ khi vượt biên vào tháng 1/1987 tại Rạch Giá) và năm nay, 2006, tổ chức tại Seattle, Washington (chúng tôi bận tổ chức đám cưới cho các cháu, chúng tôi có hai cháu gái lên xe hoa trong cùng một năm, cách nhau có ba tháng, năm cái tiệc, bốn chuyến bay).

Tiệc cưới Tố Quyên và Jason Gries tại Austin TX 6/18/06 Tiệc tiếp tân của Thúy Phượng và Williams Davis tại Boca Raton, Florida 10/14/06

Bị “huốc” 2 lần rồi nên năm nay chúng tôi cố gắng sắp xếp chương tŕnh để may ra, có thể về dự Đại Hội ở Atlanta vào năm tới! 

Như phần trên, chúng tôi có đề cập đến hai yếu tố: “thời gian” và “phương tiện”; đây coi như hai yếu tố chính khi thiết lập chương tŕnh. Đối với những vị đă nghỉ hưu, yếu tố “thời gian” coi như dễ thực hiện, những vị c̣n phải “đi cày” th́ phải tùy thuộc vào phép tắc nơi làm việc. Kế đến là yếu tố “phương tiện”, cái này cũng rất là “châm”, nhất là đối với các vị đă về hưu! Mỗi tháng chỉ có số tiền hưu giới hạn, phải gói ghém lắm mới đủ chi phí trong gia đ́nh!

Bây giờ đi dự Đại Hội? Đi “solo” th́ “mấy bả” không được vui, c̣n phải mang “thượng cấp” theo th́ chi phí máy bay phải “double”! Bên xứ này, vào những ngày “nễ nớn” như Thanksgiving, Christmas, New Year, July 4th …các hăng máy bay, và ngay cả các hăng cho mướn xe đều dơ búa tạ “chặt đẹp” khách hàng! 

Mới nói tới 2 yếu tố thời gian và vật chất, đă thấy “nhiêu khê” rồi, chưa nói tới yếu tố sức khỏe, các yếu tố đột biến hoặc các yếu tố linh tinh khác …

Riêng về sức khỏe, chúng ta đều ở vào lứa tuổi từ 5, 6, 7 bó trở lên, không c̣n hùng hục xông pha nơi chiến trận như ngày nào. Hầu hết trong chúng ta, mỗi người đều có một chứng bệnh nào đó, ít nhất cũng là “bệnh già”

-nắng không ưa, mưa không chịu; ấm đầu sổ mũi; đau lưng tức ngực; ôi thôi đủ mọi thứ nó chụp vào cái thân già-. Chưa hết, mấy năm gần đây, chúng tôi c̣n ghi nhận thêm một chứng bệnh mới và lạ: đó là “bệnh sang”! (Nếu quư vị nào muốn biết thêm chi tiết về  bệnh này, xin liên lạc và hỏi “SàiG̣n”, ở Iowa, th́ sẽ có câu trả lời hoặc giải thích thỏa đáng!).

Đây là chưa nói tới các vị đă từng bị tù đày trong các trại lao động khổ sai của Cộng sản, các chứng bệnh đă được tích lũy, bây giờ qua đây, rơi vào tuổi già, chúng mới tà tà phác tác …. 

Ngoài các yếu tố vật chất và các yếu tố vệ tinh nói trên, chúng tôi muốn tản mạn một chút về yếu tố tâm lư và tinh thần! Chúng ta là cựu quân nhân, đă từng sống chung trong một đơn vị; chúng ta đă thấm nhuần kỷ luật quân đội trong các cơ cấu tổ chức, và đặc biệt qua hệ thống quân giai. Chúng ta đă từng làm việc với các cấp chỉ huy trực tiếp (ở các đơn vị hay ở các cấp bộ tham mưu). Các chỉ huy trưởng, đơn vị trưởng thường được thuộc cấp gọi bằng “ông sếp” hay “ông thầy” (khi nói với một đệ tam nhân).

Nhiều đơn vị trưởng chỉ được “đàn em” xem như “ông sếp” chứ không bao giờ được xem như “ông thầy”. Chữ “ông sếp” được hiểu như ông lớn lon hơn tôi, ông giữ chức vụ cao hơn tôi, tôi phải nghe lệnh ông qua hệ thống quân giai. Chỉ có thế! Khi một “ông sếp”, qua tài lănh đạo chỉ huy, được thuộc cấp kính phục và mến thương thật sự, đàn em gọi đó là “ông thầy”! 

Cá nhân tôi, từng nhiều năm sống trong một đơn vị, dưới quyền một “ông sếp” không có ǵ đáng tự hào hoặc khoe với các bạn ở các đơn vị khác. Các bạn cùng chức vụ, trong lúc trà dư tửu hậu thường đem “ông sếp” này ra để  “chọc quê” và “diễu” với nhau. Đặc biệt, mỗi lần đơn vị chạm địch, có lẽ ông “lạnh gị” nên khẩu lệnh đầu tiên, lúc nào vẫn là: “bố trí”; các đơn vị phía trước, tùy nghi truy kích địch, th́ qua máy truyền tin, vẫn nghe lại điệp khúc: “Kỳ này tôi sẽ cho anh ra Ṭa án Quân sự!”. Nói của đáng tội, ổng chỉ hăm vậy thôi, chứ chưa bao giờ cho ai ra Ṭa án Quân sự cả!

Trong lúc hành quân, nhất là khi đang chạm súng với địch, ổng ra những khẩu lệnh nghe tức anh ách, c̣n hơn thế nữa, tức cành hông! Nhưng đối với Quân Đội, câu “thi hành trước, khiếu nại sau” rồi cũng “huề tiền”, v́ khi sự việc đă qua rồi th́ c̣n ǵ đâu để mà “khiếu nại”!

Trong chiến tranh, trong lúc đối đầu với cái sống và cái chết của từng chiến sĩ nơi mặt trận, có những điều, có những khẩu lệnh làm chúng tôi (cấp dưới) phải tức anh ách, tức cành hông như vậy. Nhưng qua năm tháng, ngay cả khi không c̣n chung đơn vị, bạn bè cũ gặp nhau, qua câu chuyện dẫn đưa, nếu có nhắc đến chuyện “ông sếp” cũ, th́ cũng cười x̣a với nhau, cùng nâng ly để thấy như kỷ niệm vui vui hiện về trong… đáy cốc!

Ngay cả sau này, sau năm 1975, qua các trại tù Cộng sản, bạn bè có dịp gặp nhau, khi nhắc lại các mẫu chuyện đó, chúng trở thành những kỷ niệm buồn vui của một thời chinh chiến. Và lạ thay, chúng như những chứng tích của “một thuở vàng son” trong kỷ niệm đời người, không c̣n nghe anh ách nữa, ngược lại, nghe sao dễ thương biết chừng nào! 

Qua bao năm tháng tù đày, chịu biết bao khổ nhục qua các trại tù lao động khổ sai từ Nam ra Bắc, các tên cán ngố răng đen mă tấu (đúng cả nghĩa bóng lẫn nghĩa đen!) đă trở thành các “ông sếp” của đám tù cải tạo. Chúng đă áp dụng tất cả các biện pháp vô nhân đạo, không chút t́nh người để đối xử với chúng tôi. Chúng tôi đă sống sót trong đau khổ, nhục nhằn của những địa ngục trần gian này! Đối với cá nhân tôi và những bạn bè tôi đă gặp lại và tâm sự trong các trại tù cải tạo, chúng tôi rút tỉa được những bài học rất quư báu trong chiều hướng suy nghĩ và cư xử với tha nhân. Đặc biệt đối với các đàn em, các bạn bè, các “ông sếp”, các “ông thầy” cũ trong các đơn vị ngày xưa! 

Đối với đàn em hay bạn bè, nếu có ǵ hiểu lầm, “lấn cấn” nhau th́ bây giờ đă trở thành trang trắng; không c̣n thắc mắc hoặc vướng bận ǵ cả.

C̣n đối với các “ông thầy”, th́ khỏi phải bàn, v́ như đă nói ở trên, khi dùng tiếng “ông thầy” đă bao hàm trọn vẹn tinh thần, tư cách của vị chỉ huy cộng với sự nể trọng, kính phục và mến thương thật sự của đàn em hay thuộc cấp.

Riêng về các “ông sếp”! Như tôi có viện dẫn một vài ví dụ điển h́nh ở trên (và ngay cả một số “ông sếp” ở các đơn vị khác, qua bạn bè kể lại): có thể có những “ông sếp” hách x́ xằng, lạm dụng quyền hành, lợi dụng thuộc cấp, thiếu đức độ trong lănh đạo, chỉ huy hoặc sai phạm chỗ này, chỗ khác ; ví dụ: “đ́” đàn em v́ những lư do “ruồi bu” chẳng dính líu ǵ tới đơn vị cả ..v..v.. Ngày xưa, có thể có những “ông sếp” đă làm cho thuộc cấp buồn phiền, bực tức trong một lănh vực giới hạn nào đó trong một thời gian nhất định nào đó, nhưng chắc chắn rằng, không có “ông sếp” nào đă gây ra những hậu quả tàn tệ, mang tính cách hận thù trong ḷng thuộc cấp!

Bây giờ, nghĩ lại cho cùng, câu “nhân vô thập toàn” vẫn chí lư và ứng dụng!

Thôi hăy quên đi, hăy bỏ qua, hăy tha thứ, hăy xí xóa hết những bực ḿnh, những “tức anh ách”, “tức cành hông” (hoặc những tĩnh từ c̣n nặng kư hơn thế) để cho ḷng thanh thản!  

Sau hơn 31 năm mất miền Nam, chúng ta đă thực sự mất hết tất cả: thể chế Chính trị, hệ thống tổ chức Công quyền bao gồm cả hệ thống tổ chức Quân lực mà Sư đoàn TQLC của chúng ta là một bộ phận cơ hữu. Trong bối cảnh đó, chúng ta đă thực sự tan tác: kẻ ra đi từ 1975, kẻ ở lại chịu chung cảnh tù đày. Rồi sau đó, tiếp nối ṿng quay của lịch sử và số phận, biết bao nhiêu đồng đội đă gục ngă trong lao tù, số c̣n lại sống sót và được tha ra khỏi trại. Họ đă t́m cách tự cứu bằng những chuyến vượt biên thập tử nhất sinh qua đủ các phương tiện và h́nh thức khác nhau; và cuối cùng là những đồng đội của chúng ta, đă được chính quyền Cộng sản Việt Nam –qua áp lực của cộng đồng thế giới- cho chính thức rời khỏi quê hương.

Cho đến bây giờ, phần lớn cựu quân nhân trong binh chủng TQLC của chúng ta đang cư ngụ rải rác ở nhiều Tiểu bang khác nhau tại Hoa Kỳ, không kể một số định cư tại các quốc gia khác trên thế giới. Điều làm cho cá nhân tôi

-và tôi nghĩ, hầu hết các chiến hữu Cọp Biển các cấp của chúng ta cũng vậy- rất lấy làm hănh diện và tự hào, v́ chúng ta đă cùng nhau tái tổ chức mái nhà TQLC qua mọi h́nh thức, để từ đó chúng ta có thể liên lạc, trao đổi, chia xẻ với nhau qua những chuyện buồn vui trong đời sống hằng ngày nơi xứ lạ! Chúng ta vẫn duy tŕ tổ chức Tổng Hội TQLC, các Chi Hội TQLC tại địa phương, các tổ chức yểm trợ cựu Thương phế binh TQLC tại quê nhà … Về phương diện truyền thông, chúng ta vẫn duy tŕ các web sites của TQLC, vẫn phát hành các Đặc San Sóng Thần hằng năm, Tuyển tập những cây bút Cọp Biển ..v..v..

Nói tóm lại, dưới mái nhà TQLC hôm nay, chúng ta đang đến với nhau đúng với nghĩa Huynh đệ chi binh thực sự, chúng ta không c̣n phân biệt cấp bậc hay chức vụ ǵ nữa cả (v́ có c̣n đâu!). Chúng ta đang đến với nhau qua cái “t́nh xưa” với sự ràng buộc và nối liền qua cái danh xưng Thủy Quân Lục Chiến thân thương, danh xưng này vẫn c̣n đó và vẫn c̣n sống măi!

Chúng ta (với tất cả các cấp bậc và chức vụ khác nhau của ngày xưa) bây giờ, khi gặp nhau, cho dù xưng hô với nhau như thế nào:bẳng em, bằng chú, bằng tên gọi (đối với đàn em); bằng mày tao (đối với bạn bè thân của những ngày xưa cũ); bằng các “hỗn danh” đă đặt cho nhau thuở c̣n chung đơn vị; bằng “Đại bàng”, “Ông thầy”, “Ông anh”, hay bằng “danh hiệu truyền tin” đối với các cấp Chỉ huy cũ … Chúng ta đă tỏ cho nhau cái t́nh và sự tương kính đối với các đối tượng!  

Câu nói: “Tuổi trẻ th́ thường nói và muốn hướng về tương lai, c̣n tuổi già th́ thường nói và hay quay về với quá khứ”, câu này nghiệm đúng ở vào tuổi của chúng ta bây giờ! Sống vào thời chinh chiến, đơn vị ví như cái gốc hoặc cái gia đ́nh của chúng ta; có thể nói thời gian chúng ta sống và chia xẻ với đơn vị c̣n nhiều hơn thời gian chúng ta sống và chia xẻ với gia đ́nh riêng của ḿnh!

Trong chúng ta, người th́ chưa tới 1 năm tuổi binh chủng,người th́ có vài ba năm; người th́ có 5, 10 năm, người th́ có 15, 20 năm (hoặc hơn) tuổi binh chủng; mặc dù, tính cho đến ngày đứt phim, tuổi binh chủng TQLC mới gần đầy 21!

Dù thâm niên ít hay nhiều, khi qua đây chúng ta đều quây quần sinh hoạt chung dưới mái nhà TQLC qua mọi h́nh thức. Thậm chí có nhiều người đă rời khỏi Binh chủng vài năm trước ngày đứt phim, họ vẫn coi TQLC như là đơn vị gốc, đơn vị cuối cùng của ḿnh và vẫn tham gia sinh hoạt chung với anh em, đúng với tinh thần “Once Marine, always Marine”.

Khi chúng ta nói và nhắc về quá khứ, đặc biệt là nói và nhắc về cái gốc Quân Đội của ḿnh, chắc chắn chúng ta phải nói về Binh chủng T  QLC, nơi mà chúng ta đă phục vụ trọn đời binh nghiệp của ḿnh với biết bao kỷ niệm buồn vui!

 Qua Tổng Hội, chúng ta đă đồng ư tổ chức các Đại Hội TQLC hằng năm hoặc từng 2 năm một tại các địa phương, tùy theo sự điều chỉnh và quyết định của Đại Hội cuối cùng. Như các năm vừa rồi, chúng ta đă tổ chức các Đại Hội ở D.C. (2003), Houston (2004), Seattle (2006) và sẽ tổ chức ở Atlanta/Georgia vào năm 2007.     

Như tựa của bài viết này: “HẸN GẶP NHAU Ở ATLANTA!”, chúng tôi muốn giới thiệu sơ qua về các bạn Cọp biển ở vùng này: Trong vài năm trở lại đây, các chiến hữu TQLC ở Atlanta đă tụ tập nhau lại và sinh hoạt chung với nhau qua tổ chức “Liên Hội Cựu Chiến Sĩ” tại địa phương, một tổ chức bao gồm các cựu quân nhân Thủy Quân Lục Chiến, Nhảy Dù, Biệt Động Quân và Trường Bộ Binh Thủ Đức. “Liên Hội Cựu Chiến Sĩ” được chính thức thành lập từ năm 2004.

Sau lần tham dự Đại hội TQLC năm 2003 ở D.C. trở về, MX Đoàn Văn Tịnh đă kêu gọi, khích lệ các anh em MX tại địa phương, vượt qua mọi khó khăn, cố gắng thành lập cho bằng được Hội cựu MX. MX Đoàn Văn Tịnh cùng với một số MX nồng cốt đă vận động và kêu gọi hơn 30 anh em MX tại địa phương cùng chung sức chung ḷng, thành lập Hội. Với tinh thần và quyết tâm cao của mọi người, Hội TQLC Atlanta/Georgia đă chính thức được thành lập vào ngày 26 tháng 6 năm 2004 với MX Đoàn Văn Tịnh (Hội Trưởng) và các MX khác trong Ban Chấp hành gồm có:Trần Chí Thiện, Hoàng Trọng Thiêm, Trương Phước Dĩnh, Bùi Văn Ba và Bùi Văn Được.

Hội Trưởng và các Đại diện của Hội TQLC/Atlanta đă chính thức tham dự Đại Hội TQLC ở Seattle vào tháng 7/2006 vừa qua.

Được biết, Hội TQLC Atlanta cũng đă thành lập riêng cho ḿnh Toán Thủ Quốc Quân Kỳ, Toán này sẽ ra mắt đại gia đ́nh Mũ Xanh vào dịp Đại Hội TQLC ở Atlanta vào năm tới!

Được biết MX Đoàn Văn Tịnh qua Mỹ theo diện HO 25 từ tháng 6/1994. Đă từng sống ở California và Maryland, hiện nay MX ĐVT cùng bà xă và cháu trai 8 tuổi đang sống tại Atlanta/GA.

Mặc dù sinh sau đẻ muộn, nhưng với bầu nhiệt huyết cao chất ngất, Hội TQLC Atlanta đă t́nh nguyện đứng ra gánh vác tổ chức Đại Hội (một điểm son đáng ghi nhận và đáng được ca tụng!). Mọi người đều nổ lực, hy sinh mọi công sức với quyết tâm tổ chức thành công Đại Hội TQLC ở Atlanta vào tháng 7 năm 2007!

 Hôm cuối tháng 11 vừa qua, Phu nhân cố Trung Tướng Lê Nguyên Khang có gọi lên vợ chồng chúng tôi để cám ơn chúng tôi đă gửi emai chia buồn với Bà khi thân mẫu của Bà qua đời (Bà cho biết, ở những nơi không có Hội TQLC -như Utah chẳng hạn- Bà phải gọi từng cá nhân để cám ơn những lời phân ưu); nhân dịp này tôi có hỏi Bà về việc đi dự Đại Hội TQLC ở Atlanta, Bà cho biết sẽ đi, nếu sức khỏe cho phép! Ngoài ra, khi nói chuyện với các ông thầy như SàiG̣n, Tango hoặc các bạn bè các nơi khác, mọi người đều cho biết, đă chuẩn bị sẽ về tham dự Đại Hội Atlanta vào năm tới! (Anh em MX ở Atlanta nghe được tin này, chắc chắn sẽ “ vui mừng, khích lệ” lắm lắm!)

Đây là những tin tức, những dữ kiện gây thêm phấn chấn và náo nức cho cá nhân chúng tôi và chúng tôi cũng đă có kế hoạch … “bỏ ống” để dành tiền mua vé máy bay … 

Như tôi đă “tản mạn” ở các phần trên, đặc biệt là về phần tinh thần và tâm lư! Thôi th́ hăy bỏ qua tất cả, nếu có ǵ không được vui với nhau trong quá khứ, ngay cả những cái đă làm ḿnh “tức anh ách”, “tức cành hông” ..v..v..

Bây giờ, chín bỏ làm …mười một cho rồi! Như có ai đó đă viết: “…chúng ta, ở vào tuổi này, đang từ từ sắp hàng một để đi về Quân khu…Chín!...”

(nghĩ lại thật thấm thía, v́ chúng ta không c̣n nhiều thời gian, nhiều cơ hội để có với nhau nữa đâu!)

 Khi nào có thể, chúng ta hăy tạo điều kiện gặp thăm nhau, đặc biệt là qua các kỳ Đại Hội. Đi dự Đại Hội TQLC ví như “trở về mái nhà xưa”, nơi cất giấu kỷ niệm một thời chinh chiến của chúng ta!

Với mỗi con người, mỗi sự việc, mỗi không gian, mỗi thời gian …

Tất cả như cuồn cuộn, như ắp đầy với biết bao kỷ niệm buồn vui. Một đời!

 Thôi nhé! Hẹn gặp nhau ở Atlanta!

 

 

E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site