TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

                

Atlanta 2007

 

 

     Cuốn Theo Chiều Gió, một tác phẩm được dịch sang hai mươi sáu ngôn ngữ khác nhau, số lượng sách xuất bản chỉ thua quyển thánh kinh được phát hành hầu như trên toàn thế giới.
Người viết là một phụ nữ đă nghiên cứu học hỏi, thu thập sử liệu về cuộc nội chiến đă xảy ra trước khi có bà, từ những người sống và chứng kiến cuộc nội chiến giải phóng nô lệ Nam Bắc Mỹ, nữ văn sĩ chỉ có độc nhất một tác phẩm, bà Margaret Mitchell.

Tôi được ghé thăm nhà bảo tàng The Gone With The Wind tọa lạc tại:
990 Peachtree Street
Atlanta, Georgia 30309
404-249-701
5

Nhà bảo tàng ghi lại tiểu sử và h́nh ảnh của nữ văn sĩ gốc Ái Nhĩ Lan này, cùng với bộ sưu tập về cuốn phim "Gone With The Wind" đă được tŕnh chiếu vào cuối thập niên 30. Một tác phẩm, một bộ phim không thể quên, không thể không xem và nhất là măi đọng lại trong ḷng của bao người Việt Nam lứa tuổi trên duới năm mươi. Ai không biết tài tử Clark Gable trong vai đại úy Rhett Butler người đàn ông mạnh mẽ rộng lượng, cô Vivien Leigh trong vai Scarlett O'Hara người đàn bà bản lănh tự tin đến nỗi quên đi t́nh yêu thật, để chạy theo ảo tưởng biến anh chàng Ashley Wilkes nhu nhược thành người đàn ông nàng muốn bảo bọc do Leslie Howard đóng, khiến cuộc t́nh ṿng tṛn này ảnh hưởng đến Melanie người đàn bà hiền lành chịu đựng, vợ của Ashley do Olivia de Havilland thủ diễn trong bối cảnh xă hội ngập tràn máu lửa 4 năm nội chiến.
Tác phẩm của bà đă làm thành phố nhỏ Jonesboro, có trang trại Tara nay là đại lộ Tara (Tara Blvd.) trở nên nổi tiếng, trở thành con đường huyền thoại quyến rũ du khách ghé thăm?
Điều tôi suy nghĩ là, tại sao tôi có thể nhớ lịch sử của Mỹ Pháp dễ dàng hơn nhớ lịch sử của Việt Nam? Có phải họ có các quyển sách hay, có phải họ có các bộ phim lôi cuốn, có phải họ có tấm ḷng ǵn giữ từ chút một di tích lịch sử, cho dù bên thắng hay bên thua, lịch sử là lịch sử phải giữ ǵn và trân trọng.
Tôi đứng giữa nghĩa trang của các chiến sĩ vô danh Nam Bắc, gần nơi thị tứ, những mộ bia nằm im ĺm dưới rặng cây sồi, cổng vào nghĩa trang mở rộng, vài bó hoa héo kề bên bốn bia mộ được khắc rơ cấp bậc - trung đoàn- đại đội, ngày mất đều là ngày 31 tháng tám năm 1864, c̣n các bia mộ xếp hàng theo sau, chỉ là tấm bia trống.
Sống chết trong một cuộc chiến là điều vô nghĩa, khi đă có một lư tưởng để theo. Thái độ sau cuộc chiến là điều tôi nghĩ đến, h́nh ảnh người lính bẻ găy gươm, buông bỏ súng được khắc bằng tia sáng laser lên vách núi trọc, Stone Mountain trong Georgia Park làm ḷng tôi thật sự chùng xuống.
 

Tôi đến Atlanta v́ đại hội Thủy Quân Lục Chiến được tổ chức tại Georgia.  Những người lính đă một thời ngang dọc, nay tóc trắng mắt mờ, từ cựu thiếu tướng tư lệnh đến anh lính trẻ nhất binh chủng, người ra khỏi quân trường hai ngày trước khi chiến cuộc thảm thiết chấm dứt, đều ghi vào ḷng tôi, nỗi ngậm ngùi không biết sao để bày tỏ.  


Tôi biết rơ binh chủng Thủy Quân Lục Chiến Việt Nam Cộng Ḥa qua anh, người tôi bầu bạn mỗi ngày. Từng câu chuyện trong những ngày c̣n dọc ngang đường hành quân nắng mưa xuôi ngược, lên dốc xuống đèo, đồi hoa sim tím ḥa vào chân trời chiều buông biền biệt, thăm thẳm mịt mờ tương lai người trai thời loạn, đến những nỗi căm phẫm nhục nhằn ngày thành kẻ thua cuộc phải nuốt nước mắt vào trong. Niềm vui của anh long lanh trong mắt khi được gặp lại các cấp chỉ huy x
ưa, t́nh huynh đệ chi binh thấm thiết khi anh được nói chuyện với đàn anh thuở trước.  Anh bỗng trở lại tuổi hai mươi sôi nổi.

Trong những kỳ đại hội trước được tổ chức tại San Jose, California tôi luôn góp một tay cùng ban tổ chức, không khiêng được bàn ghế, tôi sẽ phụ tiếp tân, và hát bài “Mười Hai Tháng Anh Đi” do nhạc sĩ Phạm Duy  phổ nhạc, từ bài thơ “Hành Tŕnh Người Lính Thủy Quân Lục Chiến” của anh Phạm Văn B́nh.  C̣n ai có thể viết nên bài thơ tuyệt vời hơn người lính Phạm Văn B́nh, khi chính anh là người miệt mài đi trong cuộc hành tŕnh ấy, và chắc cũng không ai có thể hát bài hát ấy  hay hơn những người t́nh của các anh lính Thủy Quân Lục Chiến, đại diện là chị “Mai.” 

Ngày tiền đại hội Thủy Quân Lục Chiến, những tên tuổi được vinh danh v́ chẳng nghĩ ǵ đến mạng sống chính ḿnh để bảo vệ cho bạn bè, bảo vệ cho một điều thật đơn giản "tự do," trong các trại học tập, và cũng là dịp để bạn bè đă từng lấy máu đào nhuộm màu áo trận, gặp lại nhau, kể lại những chiến tích và t́m sự thật, những sự thật dưới ánh nh́n của tôi là điều không cần thiết nhưng với thế hệ tiếp nối, với tương lai trước mặt, nhân chứng sống theo thời gian sẽ bị đào thải mất dần đi.
Rất tiếc lần này, sau khi được gặp gỡ bạn bè của anh vội vă, trong ngày “tiền đại hội” anh bị trúng thực, đành nằm nhà, sau khi vượt hơn ngàn dặm đường chim bay về Georgia trẩy hội.  Anh không thể nào đến dự ngày đại hội chính thức cùng các anh em, bè bạn.  Tôi biết anh rất buồn, nên hát cho riêng anh nghe bài hát anh yêu, có câu mở đầu: “Tháng Giêng xuôi quân ra Huế”  Tháng Giêng ấy trận đánh đầu tiên của anh, sau khi anh tốt nghiệp tại quân trường Vơ Bị Đà Lạt.

Xin lỗi các niên trưởng, các anh các chị trong ban tổ chức đại hội Thủy Quân Lục Chiến kỳ thứ 16,
được tổ chức tại Thủ phủ Atlanta, Thành phố Duluth, Tiểu Bang Georgia,  chúng tôi đă lỡ một lời hứa “hẹn gặp ngày mai.”


Ngày lễ Độc Lập 4 tháng 7 đến, những lễ hội những cuộc họp mặt, những dịp đi chơi xa trong ngày lễ. Dân chúng Mỹ tràn ra đường bất kể giá xăng lên cao, tôi chào mừng ngày lễ Độc Lập tại Georgia, tại công viên Stone Mountain của tiểu bang, một công viên có ḥn đá trọc khổng lồ, nơi ấy cũng là đài kỷ niệm của ba vị thống lănh nổi tiếng trong Civil War là Jefferson Davis - Stonewall Jackson và Robert E. Lee. Đặc biệt là ba vị thống lănh này đă thua trận. H́nh ảnh của các ông được khắc thật rơ nét trên nền đá, cũng là nơi họ tŕnh chiếu h́nh ảnh tuyệt đẹp bằng tia sáng laser, kỹ thuật ánh sáng không thể tưởng tượng nếu không thấy. Một nơi nên đến thăm, với lời chào mừng thân t́nh "The Citizens of Georgia welcome you to their park" ngay cổng vào.
Ngày lễ nên họ vinh danh các chiến sĩ đang vất vả ngoài trận tuyến, họ kể về quá khứ đau thương của các anh hùng thất trận, (h́nh ảnh tôi đă kể ở đoạn trên,) vị tướng bẻ găy gươm xuống ngựa trong nỗi ngậm ngùi lưu luyến, thể hiện bằng giọng ngân rưng rức của Ray Charles, qua nhạc phẩm Georgia On My Mind. Chung quanh tôi, biển người vỗ tay sau khi bài hát chấm dứt, tiếng súng đ́ đùng, nhưng không là tiếng đạn bom trong chiến tranh mà là tiếng đ́ đùng của pháo bông kỷ niệm ngày Độc Lập của Hiệp Chủng Quốc Hoa Kỳ lần thứ 231.

"Cựu" có nghĩa là đă qua, đă là trong quá khứ, các hội "cựu...." là các hội đă qua đă trong quá khứ, nếu c̣n tồn tại c̣n sức sống người ta đă không thành lập hội, đă không phải lập tượng đài, đă không tưởng nhớ. Và trong sự suy nghĩ rất "đàn bà" của tôi, h́nh như các tượng được khắc trên đá trong công viên Stone Mountain Park in Georgia là các tượng "thua trận", người chiến thắng đă thành tổng thống, đă tiếp tục lăn ḥn đá lịch sử, h́nh ảnh của họ v́ c̣n sống nên không cần tạc tượng trên đá, nên không cần lập hội "cựu..." để tưởng nhớ, đôi khi sự ngậm ngùi tiếc nuối khiến kẻ thua trận t́m đến với nhau, nhắc nhở về một thời trong quá khứ có đau đớn, có hy sinh bên thanh kiếm đă bị, hay đă được bẻ găy.

Tôi ghi địa chỉ Stone Mountain Park xuống đây để nếu có dịp bạn nên một lần ghé đến, xem những tia sáng tạo thành phim rọi trên vách đá trọc thẳng đứng, âm thanh vang vang giữa rừng, ánh sáng đủ màu bao trùm cả một khoảng không gian rộng lớn.

Stone Mountain Park
U.S. Highway 78 East, Exit 8
Stone Mountain, GA 30087 

Cám ơn đại hội của binh chủng Thủy Quân Lục Chiến lần thứ mười sáu tại Georgia,  cám ơn anh hội truởng Tịnh, cùng tất cả các anh chị tôi đă gặp, đă chào hỏi ân cần trong ngày tiền đại hội.  Đọng lại trong tôi câu nói của niên trưởng Cang - Iowa: “Gặp lại cô chú anh mừng lắm, không có đại hội không biết khi nào mới gặp nhau.”

Nhờ đi dự đại hội tôi được gặp "người lính Tổng Trừ Bị" Giang văn Nhân, biết nhà văn Kiều Công Cự. Tất cả các danh xưng không quan trọng, điều quan trọng là: các anh đă mặc chung màu áo trận của người yêu tôi.