TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

                                            

                   

                                                Tâm t́nh của một thế hệ

                                                                                                                 

                                

                                                                                ( Trích trong Hồi kư Cuộc Đời Đổi Thay )

                           “ Kiếp sống là một chuỗi dài sầu tủi. Vui là bao, chỉ luống những ưu phiền

                                                                                                  Nguyễn Minh Châu

Vài lời mở đầu:

Những người được sanh ra trong thập niên 30 và 40 dưới thời Pháp thuộc đều bị ảnh hưởng của ba cuộc chiến.

Trong những năm gần kết thúc đệ nhị Thế chiến, quân Nhựt Bản đă mang quân qua chiếm đóng toàn cơi Đông Dương Việt, Miên và Lào. Quân đội Đồng Minh dùng Không lực dội bom vào các căn cứ quân sự của Nhựt đă gây nhiều thiệt hại cho dân chúng và đồng bào Việt Nam phải sống trong sự nguy hiểm, lo âu. Những trận không chến hăi hùng giữa đôi bên làm cho ân chúng rất khiếp sợ. Quân Nhựt làm kinh tế nước nhà bị băng hoại gây ra nạn đói khủng khiếp năm 1945 làm hàng triệu đồng bào ruột thịt miền Bằc đă chết thảm thương v́ đói.

Rồi sau khi quân Nhựt đầu hàng năm 1945, bọn Cộng sản Hồ Chí Minh và bè lũ lợi dụng thời cơ cướp cướp chánh quyền. Quân đội Anh giúp quân Pháp trở lại Việt Nam và trận giặc Việt Minh lại bắt đầu kéo dài đến khi Hiệp định Génève được kư kết ngày 20 tháng 7 năm 1954 chia cắt quê hương Việt Nam ra hai miền theo vĩ tuyến 17, lấy cầu Hiền Lương làm ranh giới Nam Bắc, miền Nam tự do, miền Bắc Cộng sản độc tài. Trên một triệu đồng bào miền Bắc Vĩ tuyến phải rời bỏ nơi chôn nhao cắt rún, bỏ ruộng vườn , tài sản và người thân để chạy trốn loài quỷ đỏ.

Kế đến là chiến tranh chống giặc Cộng sản miền Nam Bắc, càng ngày càng khóc liệt. Kết cuộc đưa đến thảm trạng ngày 30 tháng 4 năm 1975, v́ một Đồng minh mà thế giới cho là một thành tŕ chống Cộng vững mạnh đă bỏ rơi một Quân đội miền Nam can cường phải chống đở sự đè ép của cả một khối Cộng sản Quốc tế. Hàng trăm ngàn chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị thương vong và tử thương trong cuộc chiến huynh đệ tương tàn nầy.

Hậu quả sau khi miền Nam sụp đổ là hàng triệu quân, cán, chính của chánh quyền miền Nam bị tập trung vào các trại tù lao động khổ sai mà bọn Cộng sản gọi là đi cải tạo. Hàng triệu người không sống nổi dưới chế độ do bọn đầu xỏ Cộng sản ngu dốt cai trị phải trốn quê hương đi t́m vùng đất mới. Đồng bào ta đă đánh liều mạng sống để đổi lấy hai chữ Tự do, nhưng họ cũng đă mất mác quá nhiều. Hằng vạn người không bao giờ thấy được hai chữ Tự do v́ họ đă phải bỏ ḿnh dưới biển sâu hoặc giữa rừng thiêng nước độc.

Tôi nghĩ rằng những vết thương ḷng nầy rất khó được phai nhoà và dân tộc Việt Nam , nhứt là những cựu chiến sĩ của QLVNCH vẫn c̣n đang thở than và rên siết như một thương binh bị bỏ quên mà vết thương hiện c̣n đang rỉ máu.

Cuộc Đời Đổi Thay

 Xă hội thời Pháp thuộc.

Sự nghèo đói và xă hội bất công hồi thời Pháp thuộc là động cơ thúc đẩy học sinh nghèo dễ nghe lời

 tuyên truyền của bọn Việt Minh. Sau khi quân Nhựt đầu hàng năm 1945 tôi được 12 tuổi. Hồ Chí Minh và đồng bọn nắm thời cơ cướp chánh quyền. Quân đội Anh giúp quân Pháp trở lại Việt Nam. Lực lượng Cộng sản rút hết vào bưng biền bắt đầu cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhà tôi ở ngoại ô tỉnh Trà Vinh vùng mất an ninh, đêm đêm bọn du kích Việt Minh thường di chuyển sột sạt bên hè nhà. Đồn của lính Maroc đóng cách làng tôi ở khoảng gần một cây số. Lâu lâu chúng thấy điều ǵ nghi ngờ th́ dùng trung liên bắn xối xả vào làng cho nên nhà nào cũng có hầm ẩn núp, cuộc sống hết sức là nguy hiểm. Người dân đa số rất nghèo v́ sau đệ nhị thế chiến nền kinh tế khó khăn, những nhu cầu như gạo, đường, sữa, bột ḿ, vải, dầu hỏa vv... thỉnh thoảng được chánh phủ cấp phiếu để bán rẻ cho dân nghèo, nhưng các con buôn tiêu ḷn bán cho dân giàu với giá cao hơn. Dân nghèo th́ nghèo thêm v́ sống với vật giá đắc đỏ. 

Lúc mẹ tôi c̣n sống có mua vài mẫu ruộng xa tận trong bưng, lúc nầy t́nh h́nh mất an ninh chẳng ai dám vào thu lúa. Năm 1946, lợi dụng hoàn cảnh túng thiếu của cha tôi, một tên cán bộ Việt Minh trước là tá điền tên Đẩu đến móc nối cha tôi tiếp tế lương thực và thuốc men cho chúng, hắn hứa sẽ thâu tiền lúa ruộng cho cha tôi. Nếu từ chối th́ sợ chúng buộc tôi cha tôi là Việt gian v́ tên Đẩu biết lúc trước cha tôi có làm việc cho Tây, bằng không th́ phải dọn nhà ra tỉnh lỵ mà ở. Nhưng ra tỉnh nhà đâu ở và làm ǵ để sinh sống. Cha tôi đành phải nhận công tác nầy v́ ít nhứt cũng có thêm được chút ít tiền để sống qua ngày. Lúc nầy tôi được 13 tuổi, bọn Việt Minh tuyên truyền chính nghĩa của chúng là giành độc lập cho nước nhà, cứu đói dân nghèo và sẽ không c̣n bất công xă hội. Có một số bạn học lớp tôi đă theo bọn chúng vào bưng biền. Những lời tuyên truyền nầy lần hồi thấm nhuần vào tư tưởng tôi và tôi không ngại hiểm nguy lănh trách nhiệm cha tôi giao phó.

* Nền Giáo Dục Thời Pháp Thuộc.

  

Nền giáo dục thời ấy quá khắc khe, một số ít thầy giáo rất gắt gỏng, học sinh nghèo ít được thầy cô giúp đỡ bằng học sinh con nhà giàu có, hoặc cha mẹ có địa vị trong chánh quyền thời Pháp. Lúc thời đó học mỗi ngày 2 buổi, giờ nghỉ trưa từ 11:30 đến 2 giờ chiều, sống với bà kế mẫu, gia đ́nh nghèo nên 3 anh em chúng tôi phải vừa làm bài ở trường vừa làm việc nhà như cưa cây, chẻ củi, đào ao nuôi gà vịt, cho gia súc ăn để sống qua ngày. Không lúc nào chúng tôi có th́ giờ nghỉ ngơi hoặc tắm rửa trước khi trở lại trường học buổi chiều. Tôi học lớp Nhứt ở trường Tiểu học Trà Vinh, một hôm thầy giáo gọi tôi lên trên bục trả bài. Ông ngửi mùi hôi hám do mồ hôi nhễ nhại thắm với bụi đường v́ đi học xa giữa nắng hè. Ông đưa tay véo trái tai tôi kéo thật mạnh làm tôi xiểng niểng và đau điếng rơm rớm nước mắt, nhưng ông cũng chưa tha c̣n sỉ nhục tôi: “mấy ngày rồi mầy không tắm rửa, mầy hôi quá mặt mầy vằn vện trông giống như mặt ‘Uất Tŕ’ ” . (Ư nói Uất Tŕ Cung, một nhân vật trong Thuyết Đường.) Cả lớp cười ồ lên làm tôi nhục nhă, ḷng câm hờn sôi sục nhưng chẳng dám trách than! Tôi liền nghĩ ra ư tưởng của tuổi trẻ là chắc tôi phải bỏ học để theo lực lượng Việt Minh chống lại chế độ ngược đăi dân nghèo như thế nầy. Nhưng tôi cố gắng chịu đựng để lấy bằng tiểu học xong để thi vào trung học cho có một ít học vấn v́ tôi mới được 14 tuổi, nhưng sánh với tuổi học th́ tôi đă quá tuổi của cấp lớp.  May mắn tôi đă đậu kỳ thi tuyển vào Petrus Kư và lên Saigon học. Sau cha tôi thấy việc làm nầy nguy hiểm quá và bịnh lao nặng phải cần lên Saigon chữa trị. Từ đấy gia đ́nh tôi không c̣n liên lạc với bọn Việt Minh nữa và cuộc đời tuổi ấu thơ bắt đầu thay đổi từ đây.

Tôi nghĩ rằng có rất nhiều người sanh ra hồi thập niên 30 sống trong kiếp nghèo thường bị thể ảnh hưởng tinh thần có gọi là áp lực bởi ba nơi. Ở nhà th́ bị áp lực của gia đ́nh với sự giáo dục quá khắc khe của thời bấy giờ. Kinh nghiệm bản thân tôi, gia đ́nh nghèo v́ mẹ mất sớm lại sống  với mẹ kế, cha lại bị binh lao nặng nên rất gắt gỏng hay đánh đập chúng tôi, chúng tôi sợ cha lắm và dường như thiếu sự triều mến của cha trong khi mất t́nh mẹ. Vào trường th́ gặp ông thầy cũng gắt gỏng cọc cằn đánh học tṛ tàn bạo, vào lớp thầy gọi lên trả bài là mặt mài tái mét. Ngoài xă hội th́ bị khinh khi v́ nghèo, bà con xa lánh.

 

* Đa số thanh niên của thế hệ chúng ta đều trưởng thành từ quân đội

 

Tôi đă ra trung học năm 1953 trong lúc chiến trường đang gay go ở Điện Biên Phủ, những học sinh nghèo không có khả năng để lên đại học. Lúc ấy tôi chưa nghĩ đến vấn đề ṭng quân, thời đó tôi chẳng biết ǵ là chủ nghĩa Cộng sản và Quốc gia v́ ở trường chỉ có chương tŕnh học mà thôi. Lúc ấy vấn đề tuyên truyền chống chủ nghĩa Cộng sản không được phổ biến rộng răi nơi học đường cũng như ngoài quần chúng, sau nầy tôi nhận xét đây là vấn đề thiếu sót rất trầm trọng. 

Trong khi đầu óc đang quanh quẩn vấn đề t́m nghề học để có cuộc sống tự túc v́ đang sống với người chị. Tháng Tư năm 1954, tôi nhận được lệnh tŕnh diện nhập ngũ tại Đệ nhứt Quân khu để học khóa 5 tại trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức. Trong ḷng vừa lo nhưng vừa mừng là ḿnh sẽ không phải lo lắng cho vấn đề mưu sinh nữa. Rồi đây tôi sẽ như các bạn học cùng lớp đă t́nh nguyện vào quân ngũ trước tôi đă ra trường khóa 9 hoặc khóa 10 Vơ Bị Đà Lạt. Tôi sẽ là một sĩ quan mang cấp bậc Thiếu úy với một gạch vàng chói trên đôi vai, lúc ấy người dân hay gọi là Quan Một. Tôi sẽ có được một cuộc sống thoải mái với tiền lương của sĩ quan Quân đội Quốc gia Việt Nam, tôi sẽ không c̣n là một học sinh nghèo nữa. Nhưng rồi đây cuộc sống của ḿnh sẽ ra sao? Chắc chắn là sẽ gian nan nguy hiểm nơi chiến trường không biết sống chết ngày nào. Sự nghĩ ngợi nầy làm tôi nhớ đến một anh cùng xóm lớn tuổi hơn tôi. Vào năm 1951, anh ấy đă mang hai gạch vàng trên vai, bị tử trận tại miên Tây. Sự việc nầy làm cho tôi cảm thấy lo sợ, thôi phó mặc cho số mạng. Nhưng trước mắt tôi sắp có được một cái nghề để sinh sống.

* Những kỷ niệm của đời sinh viên sĩ quan. Quân phục của quân đội Pháp. 

     

Tôi không bao giờ quên bộ đồ treillis của quân đội Pháp vải thật dầy cộm để tập trận, thường hay có những con rận nằm trong đáy quần cắn da ngứa ngáy rất khó chịu làm nổi ghẻ lác; thỉnh thoảng có sự gây gổ giữa 2 người, kẻ nằm giường từng trên và người nằm từng dưới khó tánh nổi quạu, v́ anh ở trên bị rận cắn găi sột sạt làm cái giường cứ lắt lư hoài anh ở dưới không ngủ được. Tôi cũng không quên đôi giầy bottes de saut da sần sùi rất cứng đế có gai, mới mang là bị pḥng chân, đau nhói hai gót chân trên mỗi bước đi. 

Lần đầu tiên trong đời mặc bộ quân phục tuy rộng phùng ph́nh và rất nặng nề, nhưng tôi cũng như các bạn lính mới ṭ te khác nh́n vào tấm gương thấy ḿnh có dáng oai hùng khoái chí lắm. Lúc ấy tôi nghĩ rằng chắc mấy bạn kia cũng cùng một cảm giác bồi hồi và xúc động như tôi v́ sự thay đổi cuộc đời từ một học sinh giờ đây trở thành một người lính sống trong khuôn khổ kỷ luật, v́ ở trường Thủ Đức có nửa ngày mà tôi đă thấy cái kỷ luật cứng như thép của nhà binh rồi. Mỗi lần sĩ quan cán bộ đi ngang qua hoặc dừng lại, một khóa sinh đại diện đứng nghiêm chỉnh hô Fixe. Sau này cơ bản thao diễn gọi là phắc, tất cả brigade đều nhanh nhẹn đứng nghiêm phăng phắc, tôi thấy ông Thiếu úy nầy thật là oai vệ. 

Buổi chiều chúng tôi được một Thiếu úy dẫn đến một lớp học tŕnh diện ông Đại úy người Pháp, ông nầy cho phép chúng tôi ngồi xuống xong ông tự giới thiệu ông là Đại úy tên ..."tôi không c̣n nhớ" đặc trách về Chiến Tranh Tâm Lư, lúc ấy gọi là Guerre Psychologique. Viên Đại úy mở lời đón chào chúng tôi và nói: “Tôi rất hănh diện và hy vọng rằng các anh sẽ là những sĩ quan ưu tú của Quân Đôi Quốc Gia Việt Nam”.

Ông vào đề ngay giải thích về chủ nghĩa Cộng sản và chế độ Quốc gia tự do là thế nào. Tôi không bao giờ quên câu ông nói rằng: “Lối chào của Cộng sản và của người Quốc gia bộc lộ tâm ư khác nhau của mỗi cách: bọn Cộng Sản chào với bàn tay nắm lại biểu lộ sự giấu giếm bí ẩn, người Quốc Gia chúng ta chào với bàn tay mở rộng chứng tỏ con người của chúng ta thẳng thắn không hiểm độc. Các anh nhớ lại lịch sử đă cho thấy sau khi CS lật đổ chế độ Nga Hoàng, chúng cho rằng đường lối của Cộng Sản là công bằng xă hội. Nhưng ngược lại người dân phải sống lầm than khổ sở mất cả tự do dân chủ. Mấy anh là những người sẽ chỉ huy binh lính đánh bọn Việt Minh để bảo vệ nước Việt Nam của mấy anh sống trong tự do no ấm.” Từ đây tôi bắt đầu suy nghĩ: À th́ ra chúng ta cần phải có một quân đội hùng mạnh để bảo vệ cuộc sống ấm no hạnh phúc cho người dân, như vậy ḿnh có được một cái nghề rất là vinh hạnh: một Chiến Sĩ bảo vệ đất nước Việt Nam khỏi ách độc tài Cộng Sản.

* Món ăn cá tra làm chuẩn.

 

Cá tra là loại cá rất rẻ tiền mà ở Mỹ cấm không cho nhập cảng từ Việt Nam v́ không hạp vệ sinh. Nhà thầu cho ăn cá tra kho và canh chua cá tra gần như hằng ngày. Loại cá này hôi lắm, những sinh viên có tiền th́ lên câu lạc bộ, c̣n đám nghèo chúng tôi cũng phải ráng ăn để lấy sức tập. 

  

* Nét đẹp thiên nhiên của núi rừng Đà Lạt.
Trước khi măn khóa học, 2 đai đội bộ binh và 1 đại đội vũ khí nặng được thực tập chiến thuật ở vùng

 rừng núi gần thị trấn Dran Đà Lạt, khóa nầy không được ra Đồ Sơn Bắc Việt như các khóa đàn anh. Đây cũng là dịp chúng tôi được biết cảnh đẹp thiên nhiên của núi rừng Đà Lạt khí hậu mát mẻ, mấy anh chàng sinh viên sĩ quan trẻ rất phấn khởi v́ nghe nói ở Đà Lạt các cô gái rất xinh má đỏ môi hồng. Nhưng những sinh viên nghèo đâu có tiền ra phố Đà Lạt để du ngoạn cảnh thơ mộng và được nh́n những thiếu nữ duyên dáng mỹ miều, nhưng cũng được thưởng ngoạn cảnh thiên nhiên của núi rừng rất đẹp và thơ mộng.

Một buổi trưa nọ, tổ chúng tôi ba đứa trách nhiệm phiên gác ven lộ đất đỏ cách các lều trại thực tập một cây số, đây là vùng rừng núi hẻo lánh. Bỗng xa xa có một phụ nữ mang gùi sau lưng từ từ đi tới, chúng

tôi nghĩ chắc là đồng bào Thượng. Đến khi người ấy đến gần chúng tôi nhận ra là một cô gái Thượng khoảng 16, mặc xà-rong bằng vải thô, phần ngực trông rất đầy đặn không có một miếng vải che. Tôi và anh bạn sinh viên tên Cảnh nh́n chầm chập ngớ ngẩn v́ từ nhỏ tới giờ chưa từng thấy cái nầy, chỉ thấy trên h́nh vẽ của các họa sĩ vẽ chân dung mà thôi có thấy thật bao giờ đâu, lúc đó nó và tôi chưa đầy 21 tuổi c̣n độc thân. Nhưng cô ấy vẫn thản nhiên mỉm cười và nói mấy câu ǵ chúng tôi không hiểu, có lẽ là cô chào hỏi chúng tôi. Anh Kim Châm, người Việt gốc Miên đă có vợ ba con là Trung sĩ được đơn vị cho học khóa sĩ quan, trước có đóng quân ở Lâm Đồng nên rất rành lối ăn mặc của người Thượng. Anh cười nói rằng: “ Bộ tụi mầy lạ lắm hả?  với họ tốt th́ khoe, xấu th́ che", tao đố tụi mầy thấy được một bà già thượng nào không bận áo nơi xứ nầy?”.

*Ra trường về đơn vị.

 

Chúng tôi măn khóa học đầu năm 1955 sau Hiệp định Génève được kư vào giữa năm 1954, đất nước bị chia đôi từ vĩ tuyến 17, miền Bắc là Cộng sản, miền nam Tự do. Các tân sĩ quan được bổ nhiệm ra các đơn vị chiến đấu hoặc văn pḥng hay về Trung Tâm Huấn Luyện. Tôi được sự vụ lệnh về Trung Tâm Huấn Luyện Quán Tre nơi huấn luyện tân binh, nhưng không làm huấn luyện viên, được làm đại đội phó ĐĐ-1 của Tiểu đoàn Sắt đặc trách an ninh toàn khu vực. Tiểu Đoàn nầy gồm có các hạ sĩ quan và binh sĩ của các đơn vị Commandos của Pháp di tản vô Nam. Sau đó vài tháng đơn vị của tôi được lệnh hành quân tảo trừ lực lượng B́nh Xuyên tại cầu chữ Y Chợ Lớn, cầu Tân Thuận, Khánh Hội và ở núi Thị Vải giữa Long Thành và Bà Rịa. Mới ra sĩ quan c̣n quá trẻ, mấy ông Thượng sĩ già chê các sĩ quan mới ra trường là Thiếu úy sữa. Lần đầu tiên trong đời lính đụng trận tại cầu chữ Y rất hồi hộp và sợ hăi v́ thấy lính bị thương máu me lênh láng, người kêu trời kẻ rên siết. Lúc nầy tôi mới bắt đầu thấy cái chết rất dễ dàng làm tinh thần tôi giao động mạnh. Tôi bi thương rất nhẹ do mảnh súng cối 60 ly ở mang tai phải.

* Du học tại Fort Benning Hoa Kỳ.

Tháng 4 năm 1956 có khoảng 100 sĩ quan được Quân đội cho đi du học khóa thứ nh́ tại Fort Benning Hoa Kỳ. Lúc nầy ít có ai biết tiếng Anh, có cựu Trung úy Mă Sanh Nhơn và vài sĩ quan phụ trách thông dịch.

Toán chúng tôi khoảng vài chục người đi bằng hàng không dân sự Pan Of America Airlines đến

 Phillipines rồi bay tiếp nghỉ 2 đêm tại Hawaii. Lần đầu tiên trong đời được đi du lịch, máy bay hạ cánh xuống phi trường nằm cạnh bờ biển của thành phố Honululu, Hawaii. Cảnh thật là đẹp, khí hậu mát mẻ, biển rất xanh với hàng dừa tươi mát trên bờ cát trắng ngà. Vừa xuống khỏi phi cơ một sĩ quan Mỹ đă đứng sẵn ở cầu thang đón chào chúng tôi với cung cách rất lịch sự với sĩ quan đồng minh Việt Nam, mỗi câu nói là Yes Sir.

Ông đưa chúng tôi về khách sạn Waikiki sang trọng làm ḿnh hơi khớp, v́ trong đời chưa bao giờ bước chân vào chỗ sang trọng như thế nầỵ Chúng tôi tha hồ du ngoạn cảnh thần tiên thơ mộng, xem các thiếu nữ Hạ Uy Di với nụ cười duyên dáng mặc củn lá dừa múa hát dịu dàng theo nhạc điệu dương cầm Hạ Uy Dị Lúc ấy Hawaii c̣n rất vắng vẻ thanh b́nh không ồn ào náo nhiệt như bây giờ.
      

Đến San Francisco toán chúng tôi di chuyển bằng xe lửa đến tiểu bang Georgia là nơi của căn cứ Fort Benning. Những ngày trên tàu hỏa vấn đề ăn uống thật là phiền phức v́ trong toán chẳng có ai biết tiếng Anh để gọi thức ăn. Mỗi lần đến toa nhà hàng 4 thằng bạn ngồi chung bàn cứ nh́n quanh quẩn thấy bàn nào có mấy món ăn có vẻ hấp dẫn th́ chỉ ông bồi bàn “same same here”, ông bồi mỉm cười và mang ra y chang các món ăn giống bàn đó, nếu may gặp món ăn được c̣n không hạp khẩu cũng ráng nuốt cho qua cơn đói.

Tôi xin kể ra vài sự việc khôi hài khó quên trong thời gian huấn luyện ở Fort Benning. Dân Việt Nam ḿnh quen ăn cơm độn, thường mỗi buổi cơm phải xơi ít nhứt bốn hay năm chén mới no bụng, buổi ăn tại câu lạc bộ đa số các sĩ quan trẻ Việt Nam lấy một sắp sandwiches ít nhứt 10 miếng mới đủ dằn bụng. Cho nên mấy anh sĩ quan đồng minh lúc đầu hay nh́n chúng ḿnh với sự lạ lùng v́ họ chỉ cần một hai miếng là đủ, c̣n dân Việt Nam nhỏ con sao lại ăn nhiều thế? Bên xứ ḿnh lúc xưa dùng toàn loại cầu ngồi xỏm, ở đây là căn trại nhà binh nên nơi tiểu tiện công cộng không được ngăn che riêng rẽ và kín đáo, vài người c̣n mới không quen loại cầu nầy nên đi không được, cứ ngồi đại chồm hổm trên bồn cầu đeo lủng lẳng khẩu Colt 12 làm nhiều người nh́n thấy phải bật cười.

* Mặc cảm khi được về binh chủng thiện chiến/Thủy Quân Lục Chiến.

       

Từ Đại đội Bộ binh tác chiến, sau về quân trường rồi đến Tiểu Đoàn 3/ TQLC tôi hơi khớp v́ mặc cảm sợ anh em đơn vị thiện chiến chê ḿnh là lính quân trường không biết đánh giặc, nhưng may mắn gặp ông xếp Tiểu đoàn là cố Đại tá Nguyễn Thế Lương dáng người ốm nhưng rất nhanh nhẹn và rất kỷ lưỡng trong các cuộc hành quân, là bạn cùng khóa V Thủ Đức, nên cũng đỡ bỡ ngỡ. Tôi thành thật cám ơn Ông và cựu Trung tá Nguyễn Hữu Nhơn Tiểu Đoàn Phó cho tôi học lại cách điều quân của một đơn vị thiện chiến. Hai ông nầy lúc ấy c̣n là Đại úy và đă có nhiều kinh nghiệm ở các cuộc hành quân b́nh định và hành quân tiêu diệt địch khắp miền Nam từ Cà Mau đến Bến Hải. Từ sĩ quan và hạ sĩ quan cán bộ đến binh sĩ Tiểu Đoàn 3 đều có rất nhiều kinh nghiệm chiến trường chiến đấu rất gan dạ. Vị Đại Đội trưởng luôn luôn sát cánh bên tôi trong các trận mạc lúc tôi làm Tiểu Đoàn Phó Tiểu Đoàn 3 là cựu Trung tá Lê Bá B́nh, lúc đó là Trung úy Đại Đội Trưởng Đại Đội 2. Sau khi tôi rời Binh chủng ông ấy lên chức vụ Tiểu Đoàn Phó rồi đến Tiểu Đoàn Trưởng và được biết trong các trận đánh ở cầu Đông Hà đơn vị của ông đă tiêu diệt rất nhiều chiến xa T54 của địch.

Tôi vẫn c̣n nhớ và thương tiếc hai vị sĩ quan rất gần gũi tôi đă hy sinh lúc c̣n quá trẻ là cựu Trung úy Long, Trung đội trưởng Đại Đội 4 đă tử trận ở Ba Dừa Bến Tre năm 1964, ông bị trúng một viên đạn AK 47 ngay má trái xuyên qua ót và ngă quỵ trên người tôi, khi tôi bế ông. Trung úy Long c̣n trân trối nh́n tôi một cách tức tưởi; và cựu Đại úy Vũ Mạnh Hùng, Đại đội trưởng đă anh dũng hy sinh ở cầu B́nh Lợi trong trận tấn công một Tiểu Đoàn Việt Cộng kỳ Mậu Thân đợt hai. Ông bị một viên đạn oan nghiệt kết liễu đời ông một cách đột ngột không một lời trăng trối.

Tôi cũng thương nhớ một số các hạ sĩ quan và binh sĩ của Tiểu Đoàn 3 chiến đấu rất gan dạ đă anh dũng hy sinh nơi trận mạc khắp bốn vùng chiến thuật. Tôi rất bùi ngùi thương tiếc Hạ sĩ nhứt Liễng sau lên Trung sĩ đă tử trận ở miền Trung. Ông là người đă theo chăm nuôi săn sóc lúc tôi nằm mê man trên giường bịnh ở quân y viện Đồn Mang Cá Huế, không có một người than bên cạnh v́ lúc ấy vợ tôi sắp gần ngày sanh cháu gái út không thể bay ra thăm tôi được.

 

* Có phải đức tin thắng số?

Sợi dây thẻ bài và cái túi vải lúc nào cũng được đeo vào người tôi, trong túi có tượng Đức Mẹ Maria của chị tôi thỉnh nơi nhà thờ Fatima, tượng Phật do vợ tôi thỉnh ở chùa và một nanh heo rừng rất quí của Thượng sĩ Dương Khuol tặng tôi. Thượng sĩ Khuol sau lên Trung úy, chiến đấu rất gan dạ, ông đă đụng nhiều trận sanh tử mà chưa bao giờ bị thương. Điều nầy làm cho tôi có sự tự tin nên tôi xem túi vải nầy như vật bất ly thân.

Tôi thường nghe nói khi một người gần chết sẽ cảm thấy lạnh từ đôi chân lên tới trên rồi sẽ đi. Tôi nói thầm : Em và các con ơi ! chắc anh chết mất .

       

V́ bị thương quá nặng máu ra lênh láng đôi chân tôi bắt đầu lạnh, trong khi Bác Sĩ Chẩn đang băng bó tôi chợt nhớ sợi dây thẻ bài để đầu nằm, liền nhờ ông lấy mang vào người tôi và cùng lúc ấy tôi cầu nguyện mẹ tôi cứu độ tôi qua cơn nguy biến.

Sau khi dây thẻ bài được mang vào người và với vài câu khấn vái tự nhiên tôi thấy toàn thân ấm trở lại. Có phải những điều nầy giúp tôi có đức tin vượt qua cơn khó khăn chăng?

Tôi xin cám ơn Bác Sĩ Chẩn đă cứu sống tôi, tôi nghe nói anh đă qua Mỹ rồi mà tôi t́m măi đến nay vẫn chưa được tin tức ǵ về anh. Nếu anh có đọc được bài viết nầy xin cho biết tin tức về anh và gia đ́nh. Tôi rất mong tin anh. 

* Những bước chân Thủy Quân Lục Chiến trên khắp các nẻo đường quê hương.

Quê hương Việt Nam nghèo nhưng cảnh rất đẹp. Là đơn vị tổng trừ bị nên TQLC hành quân khắp bốn vùng chiến thuật, ở đâu có chủ lực quân địch xuất hiện là TQLC sẽ tới đó để tiêu diệt. Mặc dù đời lính chiến rất nhọc nhằn vất vả đầy hiểm nguy nhưng chúng tôi được dịp đi qua nhiều vùng và được nh́n thấy nhiều cảnh rất đẹp của quê hương, phải viết cả một quyển sách mới có thể tả hết được, đây tôi chỉ nói qua những địa danh đặc biệt đă in dấu chân của TQLC/VN.

Miền Nam có nhiều ruộng đồng và vườn cây ăn trái xanh bát ngát, có nhiều sông ng̣i, đặc biệt ḍng

 Cửu Long giang nước chảy mênh mông. Di chuyển trên tàu đổ bộ hành quân trở về từ vùng hẻo lánh của tỉnh lỵ Mỹ Tho và Bến Tre, ngấm nh́n từ những mái nhà tranh nằm san sát dưới những hàng dừa cao dọc theo những con sông nhỏ tỏa những cụm khói xám bay nhẹ nhàng trong ánh nắng chiều vàng rất đẹp; hay những buổi sáng có ghe thuyền tấp nập buôn bán nhộn nhịp trong cảnh thanh b́nh giả tạo, v́ người dân ở đây có thấy đâu những trận đánh đẫm máu giữa đơn vị ta và địch quần thảo nhau trong vùng bưng biền hẻo lánh.

Miền Trung như Bồng Sơn có con sông Lại chảy dài bên cạnh thị trấn nho nhỏ rất dễ thương có chiếc cầu xinh xinh. Tam Quan có ngôi làng xinh xắn của dân chài lưới nằm ẩn dưới những      rừng dừa cao chạy dài theo băi cát trắng. Quảng Ngăi có sông Trà Khúc khá rộng lớn nước rất trong, 

với những xa nước trông rất thơ mộng, có núi Thiên Ấn v́ đỉnh núi bằng phẳng ở xa nh́n giống như ấn trời. Quảng Nam có Ḥn Non Nước, trong hang động có thạch nhũ, ngoài có loại đá nhiều màu sắc các nhà điêu khắc làm các thứ h́nh tượng bán cho du khách. Các vùng vừa kể trên có rất nhiều đồi núi nhưng ít sông ng̣i và có tục danh là “non bất cao thủy bất thâm....” Mùa hè chúng ta có thể lội bộ ngang qua những con sông rộng lớn. Nơi những địa danh nầy các Tiểu Đoàn TQLC đă làm cho Sư Đoàn 3 Sao vàng Bắc Việt phải kinh sợ và biết đến danh Thủy Quân Lục Chiến VN.

Đặc biệt những vùng nầy có rất nhiều đồi sim trái ngọt dịu và hoa sim màu tím rất đẹp, nên khi đóng quân nơi đây binh sĩ có máu văn nghệ hay hát bài Những Đồi Hoa Sim làm anh em chiến sĩ cũng tạm quên đi nỗi nhọc nhằn, vất vả của chiến trường. Mỗi lần hành quân qua những đồi sim tôi thường hay ngắt những cánh hoa dim tím ép vào bản đồ hành quân để về tặng vợ tôi. Có khi tôi nh́n những cánh hoa sim ép khô mà nghĩ không biết những đóa hoa sim nầy có về đến tay vợ ḿnh không? Hay là cũng trở về “trong ḥm gỗ trên phủ lá quốc kỳ?” Chắc các bạn cũng có lúc có những ư nghĩ nầy.

Tôi cũng c̣n nhớ và tội nghiệp cho một Đại uư TQLC Mỹ OJT ( On the job of training) đă tử thương v́ mảnh đạn súng 82 ly của CS trúng ngay đầu, nón sắt của ông bị bể tung và ông chết ngay bên cạnh tôi.
   


Mấy lần đơn vị được nghỉ quân ở Huế các bạn được dịp thưởng thức cảnh đẹp của ḍng sông Hương nước chảy lờ đờ qua bến đ̣ Vỹ Dạ, qua Thành Nội, qua cầu Trường Tiền có từng đoàn nữ sinh áo dài trắng với nón lá bài thơ dập d́u sau giờ tan học. Sông Hương c̣n nằm giữa 2 thắng cảnh đẹp bên kia là núi Ngự B́nh, bên nây bờ sông có chùa Thiên Mụ xinh xắn và cổ kính.

Quảng Trị có sông Thạch Hăn hai bên bờ có hàng cây xanh mát. Năm 1972, cũng đă từng chứng kiến những trận đánh kinh hoàng giữa ta và địch. Trên đường ra Đông Hà Gio Linh chúng ta được dịp viếng nhà thờ La Vang điêu tàn nơi Đức Mẹ đă hiện ra. Một lần chúng tôi lái xe Jeep đến gần cầu Hiền Lương để quan sát, tôi có cảm nghĩ chiếc cầu nầy có cái tên rất là hiền hậu, nhưng nh́n qua

bên kia vĩ tuyến có cái cảm giác hăi hùng của cuộc sống dưới chế độ độc tài khát máu của bọn CS. Thật là trái ngược với mỹ ư của người đặt tên cho chiếc cầu nầy.

* Luyến tiếc khi phải rời Tiểu Đoàn 3 Thủy Quân Lục Chiến.

Tháng 9 năm 1966, TĐ3 thuộc chiến đoàn B/TQLC hành quân vùng Ashau, căn cứ của Sư Đoàn 10 Bắc Việt mới xâm nhập là vùng núi non hiểm trở, dưới sự chỉ huy của cựu Đại Tá Hoàng Tích Thông là cấp chỉ huy nhiều kinh nghiệm và trầm tĩnh nơi chiến trường. Tôi là Tiểu Đoàn Phó cho cựu Đại tá Nguyễn Năng Bảo, vị Tiểu Đoàn Trưởng đă có nhiều chiến công, rất hiền cười nhiều hơn nói. Sau hai tuần quần thảo với địch, Chiến đoàn chấm dứt hành quân và rút về đóng quân gần quận Cam Lộ, tôi bị thương v́ đạn pháo làm liệt bán thân phải. Đây là lần thứ hai tôi bị thương ở binh chủng TQLC. 

Bắt đầu từ đây, tôi không c̣n được hân hạnh tiếp tục chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ của đơn vị mà tôi yêu mến, đă cùng nhau chia sẻ những nỗi vui buồn, đă từng vào sanh ra tử ở khắp bốn vùng chiến thuật.

* Những chiến sĩ âm thầm ngày đêm bảo vệ xă ấp: Địa Phương Quân và Nghĩa Quân.

     

Sau một năm dưỡng bịnh tôi được bổ nhiệm làm Quận Trưởng Dĩ An. Về đây tôi vẫn tiếp tục chiến đấu nhưng với cuộc chiến nhỏ bé bên cạnh các chiến sĩ ĐPQ và NQ. Họ là những chiến sĩ âm thầm, ngày đêm có nhiệm vụ bảo vệ xă ấp. Họ không được trang bị đầy đủ vũ khí, quân trang, quân dụng tối tân như những chiến sĩ đàn anh thiện chiến, và cũng ít được báo chí hay truyền thanh truyền h́nh nhắc tới, nhưng họ cũng là những chiến sĩ rất can cường trong những trận chạm trán với lực lượng Việt Cộng địa phương và trong những cuộc hành quân triệt hạ hạ từng cơ sở của chúng. 

Cuộc sống của họ rất nghèo, vất vả với đồng lương ít oi, con cái của họ ăn không no mặc không ấm nhưng họ vẫn vui vẻ hăng say làm tṛn nhiệm vụ bảo vệ cuộc sống ấm no cho dân làng. Nhà của họ là những gầm cầu hay những connex trong đồn bót nơi mà họ phải canh gác ngày đêm. Mạng sống vợ con họ cũng rất nguy hiểm v́ địch luôn ŕnh rập tấn công họ bất cứ lúc nào. Tại đây tôi cũng bị thương một lần rất nặng, hiên nay viên đạn c̣n trong phổi. Đây là lần thứ tư tôi bị thương trong đời binh nghiệp.

Đến năm 1970, tất cả hạ từng cơ sở và lực lượng địa phương Việt Cộng đều bị tiêu diệt, dân chúng sống vui vẻ thanh b́nh và làm ăn phát đạt. Các sĩ quan, hạ sĩ quan , binh sĩ Địa Phương Quân và các Nghĩa Quân viên được tưởng thưởng rất nhiều Anh dũng bội tinh. Các sĩ quan và hạ sĩ quan Bộ Chỉ Huy Chi Khu đều phục vụ tích cực, Đại úy Hậu Trưởng ban 2 rất giỏi về t́nh báo đă từ trần trong trại cải tạo miền Bắc. Đại úy Vơ và Đại úy Liểng Trưởng Ban 3 trước và sau, cũng đă giúp tôi rất nhiều trong vấn đề thảo kế hoạch hành quân, hiện nay 2 ông đă qua Mỹ theo diện HO sau khi bị đày ở miền Bắc.

Đầu năm 1974, tôi được chuyển về quận Đức Ḥa cũng chiến đấu bên cạnh các chiến sĩ Địa Phương Quân và Nghĩa Quân, làm việc với vị chỉ huy cũ ở Thủy Quân Lục Chiến là cựu Đại tá Tôn Thất Soạn đă về làm Tỉnh trưởng Hậu Nghĩa. Tiểu Đoàn Địa Phương Quân lập nhiều công trạng ở Quận Đức Ḥa là  Tiểu Đoàn 337/ĐPQ được chỉ huy bởi cựu Thiếu tá Phúc, sau nầy là Thiếu Tá Tôn Thất Trân về từ Binh chủng TQLC. Chiến đấu rất dũng cảm và lập rất nhiều chiến công, gây nhiều tổn thất nặng nề cho các Tiểu Đoàn Việt Cộng xâm nhập từ phía bên kia sông Vàm Cỏ Đông.    


Giữa năm 1974, 1 Trung Đội Việt Cộng và 1 Trung đội đặc công của chúng định đánh úp 1 Đại Đội của Tiểu Đoàn 337/ ĐPQ có nhiệm vụ giữ cầu An Hạ giữa quận Đức Ḥa và Bến Lức, Long An, nhưng bị thảm bại rất là năng nề, nhiều xác địch và vũ khí đă bị bọn chúng bỏ lại rải rác quanh đồn. Tôi được biết Thiếu Tá Trân và Thiếu Tá Phúc Tiểu Đoàn Trưởng tiền nhiệm sau đă về Tiểu Đoàn khác, đă tử trận vào những ngày cuối cùng. Thiếu Tá Trân đă anh hùng kháng cự bọn bộ đội Cộng Sản BV nên bị chúng giết và thủ tiêu mất xác. Tôi kính cẩn nghiêng ḿnh chào 2 vị sĩ quan nầy, đă anh dũng bỏ ḿnh vào giờ phút cuối cùng trước ngày Miền Nam bị thất thủ. Tôi cũng rất thương tiếc các chiến sĩ Địa Phương Quân, Nghĩa Quân và viên chức từng cộng tác với tôi đă bỏ ḿnh v́ nghĩa vụ.

* Một sự trả thù dă man - bị đày từ Long Giao đến Suối Máu rồi ra Yên Bái.

Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 tất cả là một sự đổi đời bi thảm, thành phần ṇng cốt của chánh quyền miền Nam đều bị tập trung gọi là đi cải tạo.

     Căm Thù

Anh th́ cỏi Bắc phường lao lư
Em chốn quê nhà quá khổ đau
Con thơ than thở thương ba lắm
Biết đến bao giờ mới gặp nhau
Căm lũ Cộng gian ngoa xảo trá
Gạt mọi người nhưng chẳng có ta
Mưu gian trá bây đừng có gạt
Thả mọi người đúng tháng đi qua
Hôm nay đă mấy trăng tṛn lẻ
Thả đâu ra mà đă lưu đày
Cộng sản ơi! bây quân lừa đảo
Để anh hùng vào rọ thế kia
Nhưng tưởng bây cũng người quân tử
Chứ đâu ngờ một lũ súc sanh
Trách anh sao chẳng nghe phân giải
Để hôm nay Cộng sản phỉnh lừa
Làm sao cứu anh ra chốn ấy
Để khỏi đau ḷng xót dạ đây.

                   Tuyết Nga

Trước tiên bọn Cộng Sản đưa chúng tôi về Long Giao rồi Suối Máu để thanh lọc trước khi đày ra miền Bắc. Những dăy nhà chúng tôi ở đa số là cấp Trung Tá cách khu các Đại Tá khoảng 300 thước. Sự việc đầu tiên làm tôi vô cùng xúc động là thấy cựu Đại Tá Soạn, vị chỉ huy mà tôi hằng quí mến mới đây ông là một Đại Tá tỉnh trưởng Hậu Nghĩa uy nghi và đă từng là chiến đoàn trưởng Thủy Quân Lục Chiến của tôi nay thật là anh hùng lỡ vận. Nh́n thấy ông mặc bộ kaki ngắn rách lao động vác củi tôi không khỏi bùi ngùi thương cảm. Cùng chung cấp bực với ông c̣n có các cựu Đại tá Tư Lệnh Phó Sư Đoàn TQLC, niên trưởng Nguyễn Thế Lương và Nguyễn Năng Bảo là 2 vị cựu Tiểu Đoàn Trưởng của tôi trước kia, và cả niên trưởng Thông.

Những sĩ quan giữ chức vụ quan trọng bị đày ra Bắc, cấp Đại tá và Tướng lănh đi bằng máy bay nhưng đều bị c̣ng tay. Chúng tôi bị bọn bộ đội CS đưa xuống tàu hải quân nhốt chen chúc đến ngộp thở dưới hầm chở ra bến tàu phía Bắc vĩ tuyến 17 rồi từ đó lại bị nhét chật ních vào các toa chở hàng hóa bằng sắt trên xe lửa đến Yên Bái. Một số anh em bị chết ngạt trên đường di chuyển v́ không chịu nổi sức nóng như đun của các toa sắt giữa nắng hè miền Bắc, Trung tá Nhiều trưởng pḥng 4 Sư Đoàn TQLC đă uống thuốc tự sát trên tàu thủy trên đường đến Hải Pḥng. 

Trên đường ra Yên Bái ngồi chen chúc mấy ngày đêm trong toa sắt, các anh em thay phiên nhau đến ngồi gần song cửa nhỏ để lấy không khí thở, mặc dù khốn khổ cũng ṭ ṃ nh́n xem cảnh sống của dân miền Bắc như thế nào và cảnh vật của quê hương ḿnh ra sao từ phía bên kia vĩ tuyến 17. Các anh quê ở miền Bắc có chỉ cho chúng tôi biết vài địa danh với cảnh đẹp nh́n thấy được lúc ban ngày. Qua đèo Ngang cảnh ngoạn mục làm tôi nhớ câu thơ “Bước đến Đèo Ngang bóng xế tà, cỏ cây chen đá lá chen hoa....”; đến Vinh chiếc tàu hỏa vượt qua chiếc cầu sắt xinh xinh giữa 2 ngọn núi xanh. Khi vào thành phố Hà Nội, đoàn tàu hỏa vượt qua cầu Long Biên bắt ngang con sông Hồng nước đỏ, rộng mênh mông trông rất hùng vĩ. Đoàn tàu hỏa dừng lại ở ga Hàng Cỏ, chúng tôi được dịp nh́n cảnh thành phố Hà Nội trông rất cổ kính nhưng cũ kỹ và dơ bẩn. Lúc ấy tôi nghĩ rằng miền Bắc cảnh cũng rất đẹp mà mấy mươi năm nay bị bọn Cộng sản cai trị thật là uổng công tạo hóa đă cho quê hương ta nhiều cảnh đẹp thiên nhiên. 

H́nh ảnh của những thiếu nữ tha thướt với những chiếc áo dài hoặc áo đầm không có ǵ là lạ với tầm mắt của mọi người trước 30/4/75. Nhưng trong lúc xe ngừng tại ga Hàng Cỏ, chúng tôi ngồi chen chúc trong toa sắt, ḿnh trần nổi đầy ghẻ v́ gần 8 ngày không tắm rửa, mồ hôi nhễ nhại thắm ướt cả quần đùi. Trong cảnh tù đày bỗng thấy một phụ nữ người da trắng mặc chiếc áo đầm sang trọng bước ngang đường sắt xe lửa, ai cũng nhào tới nh́n, ḷng tôi cảm thấy tủi nhục v́ ḿnh như đang bị đày ải dưới địa ngục c̣n nàng da trắng kia như là một tiên nữ giáng trần, ḷng càng buồn tủi và càng căm thù bọn CS mang rợ thêm nữa.

 Chúng tôi đến trại tù Yên Bái tháng 6 năm 1976, đây là vùng rừng sâu nước độc trước kia bọn Cộng Sản đă từng giam giữ tù binh Pháp. Trại tù của chúng tôi là những dăy nhà tranh vách bằng tre đan do tù tự xây cất để ở, nằm trên 2 ngọn đồi thoai thoải, chung quanh núi non trùng trùng điệp điệp, cảnh rất buồn làm tâm trạng của tù càng buồn thêm, v́ xa vợ con, v́ bị lưu đày quá khổ sở, lao động khổ sai nhọc nhằn mà bụng th́ đói triền miên. Tôi không bao giờ quên cảnh trăng rằm tháng Bảy và trời mưa đầu tiên ở Yên Bái, buồn thật buồn! Mưa tháng Bảy thường gọi là mưa Ngâu làm tôi nhớ đến chuyện huyền thoại Ngưu Lang và Chức Nữ, rồi nghĩ đến ngày về thật là thời gian dài vô tận..... Cảnh rất đẹp vào những đêm trăng sáng nhưng sao quá buồn. Dưới chân đồi của trại tù có con suối nhỏ nước chảy róc rách quanh năm, nước phản chiếu ánh trăng lốm đốm như những con cá bạc tự do lội tung tăng theo ḍng suối trông thật là đẹp.

 Ngắm Trăng Nhớ Về Yên Bái
Hôm nay tháng Bảy ngày rằm
Chim ô bắt nhịp, Chức Ngưu trùng phùng
Trên trời lấp lánh trăng sao
Như muôn ngọn nến chúc câu tao phùng
Riêng ta sao vẫn một ḿnh
Nh́n trăng ta ngắm, nh́n sao ta buồn
Buồn cho vận nước đảo điên
Để cho lũ Cộng đọa đày thế gian
Buồn cho anh ở lao tù
Tấm thân bi đọa, cơm th́ thiếu ăn
Trăng ơi trăng hởi là trăng
Xin dừng nơi đó, để ta ngắm nàng
Ngắm nàng ta cũng giải khuây...
Nh́n nàng ta cũng vơi ḷng nhớ nhung
Trăng soi rọi sáng khắp nơi
Rọi dùm chốn ấy chồng ta đở buồn .

Tuyết Nga

Chứng kiến cảnh đau ḷng tại con suối nhỏ. Nhưng cũng nơi suối nầy tôi đă chứng kiến một cảnh rất đau ḷng là một buổi sáng trời mùa đông lạnh buốt với mưa phùn ướt át, hai Trung Tá trước phục vụ tai trường Bộ binh Thủ Đức (xin tạm giấu tên), gánh một thúng phân để tưới rau trên đồi bên kia ḍng suối. Khi qua đến giữa cầu khỉ bị trơn trợt té xuống suối phân văng tung tóe, hai ông vội vă chạy ngược ḍng suối để tẩy sạch phân lấm đầy người ḿnh rung v́ lạnh, tôi nh́n thấy thật là tội nghiệp đến rưng nước mắt.

 Tôi chỉ biết than thầm cảnh lao tù CS của chúng ta sao mà khổ thế! Và cũng tại nơi suối nầy vào một buổi trưa tôi được ông Thiếu tá Q.., người có trách nhiệm nuôi heo cho bộ đội, cho tôi nửa chén cháo heo. Tôi và ông ngồi ăn lén bọn bộ đội bên bờ suối vắng vẻ, cháo gạo lức trộn với cám mùi thơm ngon nóng hổi, đang cơn đói triền miên ăn vào cảm thấy thật ngon. Một ngày nọ con heo mẹ sanh ra 8 con heo con nhưng v́ trời mùa Đông tiết lạnh nên bầy heo con chết hết. Ông Q... báo cáo cho tên trưởng trại, sáng hôm sau tên nầy ra lệnh cho nấu hết bầy heo con chết cho heo mẹ ăn, ông chỉ mổ bụng lấy ruột ném đi rồi bỏ hết vào chảo nấu cho nhừ thịt. Chảo cháo thịt bay mùi thơm phức làm bao tử ḿnh càng thấy đói thêm, nhưng mấy heo con đă śnh rồi tôi không dám xin ăn. Ông ấy đă ăn lén lúc nào tôi không biết, nhưng ông có khoe với tôi là ông đă xơi một chén cháo thịt heo đă quá. Ngày hôm sau ông bị đau bụng, nôn mửa và tiêu chảy trầm trọng tưởng ông phải chết v́ bị trúng độc mà không dám nói ra là ông đă ăn cháo heo. 

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ. Rừng đêm âm u nơi trại tù Yên Bái mà ánh trăng rằm sáng hiện lên giống như cái đèn lồng treo lơ lửng trên đỉnh núi thật là ngoạn mục, nhưng ḷng th́ buồn tê tái! nên có câu thơ “Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”. Cảnh quá đẹp và nên thơ nên tôi có nói với một anh bạn tù rằng cảnh trăng ở đây đẹp quá, anh ấy nổi cáu và trả lời: mầy thấy đẹp th́ mầy ở đây luôn đi. Nghe anh ấy bảo mầy ở đây luôn đi làm tôi ớn xương sống v́ sợ lời nói xui xẻo nầy khiến ḿnh ở lại luôn là đời tàn. Nhưng tôi không giận anh ấy v́ tôi hiểu anh cũng như tôi đang nhớ nhà, nhớ vợ, nhớ con cũng đang đau khổ ở miền Nam không biết chừng nào chồng cha sẽ trở về sum họp với gia đ́nh. 

Lúc ấy tôi nghĩ rằng ánh trăng nầy đang soi sáng các trại tù miền Bắc, trại tù miền Nam và cũng soi sáng cả vùng trời tự do Âu Mỹ, nơi ấy những người di tản chắc cũng buồn v́ xa xứ nhưng họ hạnh phúc hơn chúng tôi là hưởng được cái không khí tự do và nhân quyền của con người, trong khi chúng tôi đang trong cảnh lao tù, thật là: Nhứt nhựt tại tù bằng thiên thu tại ngoại, nhưng tôi lại nghĩ: Một ngày tù với cộng sản bằng trăm cái thiên thu.
   

*Cảnh trời mùa đông Yên Bái thật buồn năo nề.  

Mấy căn trại của chúng tôi nằm trên hai ngọn đồi thoai thoải. Trên ngọn đồi lớn là mấy dảy nhà của những người lao động nặng nặng, bên cạnh là ngọn đồi con trên đó là dảy nhà tranh nơi ở của những tù lao động nhẹ. Chung quanh là núi non trùng trùng điệp điệp với cây rừng một màu xanh biếc. 

Thật ra cái lạnh nơi xứ ḿnh đâu bằng tiết lạnh bên xứ nầy, nhưng v́ điều kiện của tù cải tạo ăn không đủ no, mặc không đủ ấm và phải làm lao động khổ sai, nơi ở lại là những dảy nhà mái tranh, vách bằng những tấm phênh đang bằng tre không kín đáo, nên mùa Đông trong các trại tù ở vùng núi rừng ngoài Yên Bái BắcViệt thật là hăi hùng đối với anh em tù chúng ḿnh. 

Tôi c̣n nhớ lúc mùa Đông lạnh lẽo mà anh em tù chỉ được bọn bộ đội cộng sản phát thêm một cái mền đỏ của Trung cộng nó mỏng te. Đêm đêm gió lạnh cắt da thổi xuyên qua vách lá, nên anh em tù trùm mền từ đầu đến chân và nằm một hàng đỏ ḷm trên hai sạp tre đối diện nhau, với ánh lửa củi rừng chiếu mập mờ, trông giống như một hàng thây ma trông cũng dễ sợ lắm !. Khổ nỗi là chúng tôi phải nằm im không dám cựa quậy, v́ mỗi lần cựa quậy là hơi lạnh lọt vào lạnh thấu xương.  

Mỗi tuần tôi chỉ dám tắm suối có một lần trưa ngày chủ nhựt được nghỉ lao động. Nhiều người ít khi tắm v́ sợ cái lạnh của nước suối không khác chi nước đá lạnh. Nằm gần bên tôi có người bạn là Trung tá BĐQ, ông ấy sợ lạnh lắm. Ông ấy đă qua đời sau khi được về với gia đ́nh, v́ không muốn gợi nỗi buồn của người quá cố nên tôi không tiện nêu tên ra ông ấy ra.  Suốt mấy tháng mùa Đông ông không bao giờ tắm, ông luôn luôn mặc sáu lớp quần áo mà không bao giờ dám cởi lớp thứ ba từ trong người ra để giặc. Quư vị hăy tưởng tượng mỗi ngày lao động nặng th́ bao nhiêu mồ hôi thấm rút vào quần áo nó hôi cở đến nào? Nhưng ăn ngủ và sống chung nhau lâu ḿnh cũng quen mùi đi. Chính ḿnh cũng chẳng sạch sẽ ǵ lắm, ít hôi hơn thôi. Người ta hay nói ở dơ như tù là vậy đó. 

Mưa phùn nơi miền núi rừng ngoài Yên Bái cũng rất dễ sợ, chẳng đẹp và thơ mộng như các nhà văn hay thi sĩ thường hay tả cảnh đẹp nên thơ của mưa phùn Đalat hay Pleiku mù sương đâu. Hạt mưa ngoài ấy rất nhỏ phải nh́n qua rạng núi xanh mới thấy mưa rơi và lao động ngoài trời vài giờ là nước thấm ướt cả quần áo. Trời mưa ban ngày, mưa ban đêm và mưa triền miên cả tháng trời, gọi là mưa thúi đất v́ đất phải nổi śnh và lầy lội. Chân tôi đi khập khểnh nên thường hay bị té, mà mỗi lần té là phải thay đồ và giặc giủ khổ lắm.  

Có rất nhiều anh em đồng đội bị chết v́ nhiều nguyên do như chịu không nổi cái lạnh, cái đói hoặc bịnh hoan mà không có thuốc chửa trị. Có những bà vợ vượt hàng ngàn dặm rất vất vả để ra Bắc mong t́m thăm chồng. Khi tới nơi mới hay chồng đă chết v́ bọn cộng sản không cho thông báo tin về cho gia đ́nh. Các người tù bất hạnh đó đă bị chôn vùi trên những ngọn đồi hoang vu và tẽ lạnh. Tôi xin ghi một vài ḍng thơ thuật một câu chuyện rất thương tâm của một bà vợ ra thăm chồng ngoài đất Bắc. Khi ra tới nơi bà mới được tin là chồng bà đă chết, bà chỉ c̣n thấy nấm mộ của chồng nằm trên triền núi hiu quạnh do anh em tù chỉ báo. 

  Cắt Tóc Đắp Mộ Chồng

Xót thương ai đắp mộ chồng ,

Tóc xanh em cắt đắp mồ người yêu .

Âm dương hai ngả anh ơi !

Chôn anh đất Bắc, em về miền Nam .

Ngày xưa lội khắp bốn vùng ,

Nhọc nhằn gian khổ, cũng về thăm con .

Hy sinh giữ nước giữ bờ ,

Bây giờ lao lư, xương tan chốn nầy !

Nghĩ suy thật quá đau ḷng !

Anh ơi giờ đă bỏ em thật rồi !

Từ đây trở giấc canh khuya ,

Thèm hơi anh ướm, thiếu chăn t́nh nồng .

Một ḿnh một bóng lẻ loi !

Ḷng sầu tê tái, tuôn ḍng lệ rơi !

Bốn phương mưa gió năo nề !

Cốt hài phương Bắc, bóng hồn theo em .

Hiển linh pḥ trợ mọi điều ,

Cho em vẹn giữ lời thề năm xưa .

Rồi đây dầm dăi nắng mưa ,

Thay anh nuôi trẻ, không buồn cút côi .

Lê la khắp chốn đó đây ,

Khác chi chim nhạn lẻ bầy kêu sương .

Tuyết Nga.

                ( Phỏng theo chuyện thật -Thân tặng các bà có chồng đă bỏ thân nơi đất Bắc )

 Tôi không bao giờ quên một cảnh tượng buồn năo nề khi chứng kiến h́nh ảnh của anh em tù cải tạo đẩy xác chết của cố Trung tá Tôn, cựu Phó trưởng pḥng Nh́ Quân đoàn III ở Biên Hoà. Thân xác ông được lịm vào một quan tài đóng bằng bốn tấm ván gỗ thô sơ. Anh em tù đă đẩy quan tài của ông Tôn trên một chiếc xe cải tiến ( loại xe ḅ ), đi trên con đường dốc lúc chiều sẫm tối và chôn ông trên triền núi khi trời đang lất phất mưa. Cố Trung tá Tôn đă bỏ ḿnh sau khi ông bị nhốt vào hầm tối vài ngày v́ ông đă trốn trại mấy hôm th́ bị nhân dân du kích của cộng sản bắt lại. Tôi nghĩ là ông bị bọn bộ đội ác ôn siết cổ chết rồi lên tiếng là ông Tôn thắt cổ tự sát, v́ cái hầm tối mà chúng nhốt tù nhỏ như một cái huyệt đào sâu trên triền núi làm sao mà dễ dàng dùng dây treo cổ được.   

Tội nghiệp cho những ông tù cao niên, họ ngủ rất ít v́ lạnh quá không ngủ được. Giữa đêm khuya các ông thường hay ngồi bên cạnh đóng củi lửa đỏ cháy bập bùng giữa hai hàng sạp tre để sưởi ấm cho tù. Nhưng có thấm vào đâu v́ anh em tù ngủ trong những dảy nhà tranh không kín đáo đối với cái lạnh  và gió buốt của miền rừng núi hoang vu thường thổi ḷn qua khe lá. Tôi c̣n nhớ măi và chắc sẽ không bao giờ quên được h́nh dáng của cựu Trung tá Đ… và vài ông nữa, tuổi bằng cha chú của chúng tôi lúc đó. Ḿnh các ông quấn chăn, đầu trùm mũ và mặt mày che kín mích chỉ c̣n để lộ đôi mắt sâu lỏm để nh́n thấy, lổ mũi để thở và đôi môi tím ngắt lâu lâu hít vài hơi thuốc lào cho đở lạnh. Mỗi lần tôi thức dậy v́ cần ra ngoài cho vấn đề cá nhân, tôi trông thấy h́nh dáng của mấy ông thật là buồn năo nề.  Nếu tôi là hoạ sĩ tôi sẽ vẽ một bức tranh bất hủ của cái cảnh nầy.  Tôi xin ghi vài câu thơ đơn giản tả cảnh tượng buồn thê thảm ấy để gợi nhớ cảnh sống thật cùng cực của anh em tù ngoài Yên Bái :

 

    Ngồi bên ánh lửa bập bùng ,

Ḷng ta đau đớn nhớ thương quê nhà !

Ngoài kia suối chảy triền miên ,

Đêm nay mưa nhẹ, gió hiu hắt buồn !

Gío đưa những giọt mưa phùn ,

Như ḍng nước mắt khóc tù xót xa !

Trăng đầy trăng khuyết em ơi !

C̣n bao lâu nữa thấy con, vợ hiền ?!!! TN

* Dă tâm của bọn CS.   

Sau 3 năm ở ngoài Bắc, bọn CS thả những người tù già yếu bệnh tật trong đó có tôi mà bọn chúng nghĩ có về th́ cũng chết thôi. Về nhà mừng vui được sum hợp gia ́h nhưng không khí rất là ngộp thở v́ những tên công an khu vực tới nhà xét bất cứ lúc nào. Sau 2 tháng bọn Việt Cộng địa phương đến bắt tôi lại, chúng nó cho tôi vài phút chuẩn bị đồ đạt, nh́n mặt chúng lộ vẻ đằng đằng sát khí nên tôi nghĩ chúng sẽ giết tôi để trả thù, tôi quyết định dùng thuốc tự sát thà chết tại nhà với vợ con hơn là bị bọn chúng vùi xác nơi nào đó mà vợ con không hề biết được. Trước sự giằng co dữ dội của vợ con tôi cùng sự chứng kiến của người xung quanh, vợ con tôi quyết định liều đem tôi ra xe chở đi bệnh viện. Trước sự phẫn nộ của vợ con tôi mà chúng đành đóng kịch trước dân chúng và theo đuổi vợ con tôi sau đó. Sau 4 ngày đêm tôi tỉnh lại, trốn khỏi nhà thương Nguyễn Văn Học và sống ẩn náu trong sự khủng hoảng hơn một năm trời mới vượt biên được. Tôi được biết một số sĩ quan về cùng lúc với tôi cũng bị bọn CS bắt lại, không biết số phận ra sao?

* Thuyền nhân tỵ nạn.

 

Lần thứ nh́ vào cuối năm 1979, tôi qua Mỹ với tư cách là thuyền nhân tỵ nạn từ Thái Lan đi bằng máy bay Charter, họ cho ăn đồ fast food chớ đâu được ăn uống sang trọng như hồi thuở đi du học bằng máy bay du lịch. Khi chiếc charter đáp xuống phi trường Oakland tất cả tỵ nạn phải được khám sức khỏe trước khi cho về nhà của bảo trợ. Một cô y tá Mỹ nh́n hồ sơ của tôi và thấy tôi chống gậy cô ấy lắc đầu làm tôi nghĩ chắc cô nầy thấy tôi bị tàn phế nên thương hại, cô hỏi tôi: “ông có đi làm được không?” Tôi biết ngay là chắc mụ đầm nầy nghĩ ḿnh qua đây rồi sẽ ăn bám mới hỏi câu nầy. Tôi nổi cáu trả lời: “Ở Việt Nam tôi c̣n đánh giặc được, qua đây làm cái ǵ mà chẳng được!” 
Cô ấy trả lời: “I do believe you”. Gia đ́nh Mỹ bảo trợ tôi ở tại thành phố Monterey. Rất may mắn sau 2 tuần cơ quan tiếp giúp tôi định cư chịu mướn tôi làm Resettlement counselor.

Thật ra 2 năm sau cùng ở trung học, lúc đó c̣n chương tŕnh Pháp mỗi tuần chỉ có 1 giờ Anh ngữ th́ vốn liếng Anh văn có là bao nhiêu, mặc dù lúc làm việc trong quân đội với cố vấn Mỹ ḿnh nói ít họ cũng rang hiểu thôi. Qua tới đây mới thấy Anh ngữ của ḿnh quá kém, phát âm bậy bạ chẳng đúng giọng, nói chuyện họ cứ what? và what? Nhận thực được hiện t́nh, tôi hết sức cố gắng trao dồi thêm như đọc sách báo, nghe truyền h́nh và nhờ làm việc tiếp xúc với người Mỹ nên vốn Anh ngữ ngày càng khá hơn. 

* Lúc tuổi trẻ chống giặc Cộng Sản đến tuổi già phải chống lại bệnh tật.

Lúc c̣n đi làm mỗi ngày đưa vợ tôi đến bệnh viện làm việc rồi mới tới sở làm của tôi. Ngày ngày tôi đều nh́n thấy những người ngồi xe lăn chạy quanh bệnh viện thật là tội nghiệp. Có khi tôi nghĩ rằng nếu ḿnh lâm vào cảnh sống như thế nầy th́ khổ lắm. Tôi tuy chống gậy vẫn c̣n hơn họ nhiều.

Tưởng rằng sau khi về hưu tôi sẽ hưởng được an nhàn với tuổi chiều xế bóng, sống đời thảnh thơi, nào

 ngờ lại bị stroke tuy không nặng lắm, nhưng làm ảnh hưởng vết thương cũ nơi xương sống nên đă hơn hai năm nay vẫn phải ngồi xe lăn. Lắm lúc cũng buồn và chán nản, nhưng ngoài sự thương yêu lo lắng của vợ con c̣n có các Niên trưởng, các Chiến hữu và bạn bè thường xuyên thăm hỏi và an ủi. Có lần bà cựu Tư Lệnh cũng không ngại đường xa lên thăm và an ủi làm chúng tôi tưởng nhớ và thương tiếc Cánh chim đầu đàn mà chúng tôi luôn kính mến đă sớm bay đi về miền miên viễn. Tôi xin thành thật cám ơn quư vị đă cho tôi những an ủi tinh thần rất quư báu giúp cho tôi chóng lành bệnh. T́nh huynh đệ chi binh trong Binh chủng thật là quư hóa. 

Kết cuộc tôi nhận thấy lúc c̣n trai trẻ chúng ta lo chống giặc Cộng Sản, không bao giờ vui hưởng được cuộc sống an b́nh, hơn nữa chúng ta là lính chiến trường th́ mấy khi hưởng được cái hạnh phúc sum hợp êm ấm bên vợ con. Bây giờ đến tuổi già phải chống lại bệnh tật xảy đến cho chúng ḿnh.

Viết bài nầy ḷng tôi cảm thấy xao xuyến và thương tiếc những chiến sĩ cùng đơn vị đă hy sinh cho tổ quốc thân yêu và cũng luyến nhớ nhiều kỷ niệm khó quên trong đời lính cùng chung trong một đơn vị chiến đấu, hoặc làm việc chung trong một cơ quan. 
Xin thân mến chúc các niên trưởng và chiến hữu sức khỏe tốt để hưởng tuổi về hưu thật an nhàn hạnh phúc.  Dưới đây là những ḍng thơ than thở của vợ tôi muốn nói lên một ước mơ được trở về thăm quê hương trong cảnh thanh b́nh và thật sự được tự do, dân chủ.  Thân mến. 

 

 

   Trả Ta Sông Núi

Sông sâu nước chảy muôn đời

Tuổi người Trời đă đinh rồi thời gian

Từ khi non nước điêu tàn

Mang thân lưu xứ ḷng man mác buồn

Thu, Đông cây lá thay màu

Ḷng sầu non nước muôn đời không phai

Gẫm đi gẫm lạị tháng ngày

Trông mong chim én mang về mùa Xuân

Buồn thay tuổi đă xế chiều

Chẳng ai đ̣i lại Núi Sông cho ḿnh

Bây giờ vẫn đợi vẫn trông

Trả ta Sông Núi ước mơ cuối đời.

               Tuyết-Nga

 

 

 

                     Mọi tin tức, bài vở muốn post trên wesite xin email  bixitrum@yahoo.com