TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

                     

                     

Những cái Tết, Xuân không vui

 

                                    ( Trích  Trong Hồi Kư Cuộc Đời Đổi Thay )

Kiếp sống là một chuỗi dài sầu tủi.

Vui là bao, chỉ luống những ưu phiền .

                                                                                       Chiến hữu Nguyễn Minh Châu

Đời người qua mau, nhưng cũng trải qua nhiều khổ luỵ .

Thưa quư vị và quư chiến hữu thân mến, thấm thoát đă trải qua sáu thập niên mà người dân Việt không bao giờ được hưởng những cái Tết Xuân thật sự được thanh b́nh và no ấm.

Riêng tôi nhận thấy một đời người sao ngắn ngủi mà phải trải qua quá nhiều thăng trầm và khổ luỵ, nhứt là những người trai được sinh ra trong thời chinh chiến của chúng ḿnh. Những người được sanh ra trong thập niên 30 với chúng tôi dưới thời Pháp thuộc đều bị ảnh hưởng của ba cuộc chiến.

Trong những năm gần kết thúc đệ nhị Thế chiến, quân Nhựt Bổn đă mang quân qua chiếm đóng toàn cơi nước Việt Nam ta. Quân đội Đồng Minh dùng Không lực dội bom vào các căn cứ quân sự của Nhựt. Những trận không chiến hăi hùng giữa hai  phe đă gây nhiều thiệt hại cho dân chúng nên đồng bào ta đă sống trong sự lo âu và sợ hăi. Quân Nhựt làm nền kinh tế nước nhà bị băng hoại, người dân Việt sống vất vả. Quân Nhựt gây ra nạn đói khủng khiếp làm hàng triệu đồng bào ruột thịt miền Bằc đă chết thảm thương v́ đói.

Rồi sau khi quân Nhựt đầu hàng năm 1945, bọn Cộng sản Hồ Chí Minh và bè lũ lợi dụng thời cơ cướp cướp chánh quyền. Quân đội Anh giúp quân Pháp trở lại Việt Nam và trận giặc Việt Minh lại bắt đầu và kéo dài một thập niên. Đến khi Hiệp định Génève được kư kết ngày 20 tháng 7 năm 1954 chia cắt quê hương Việt Nam ra hai miền từ vĩ tuyến 17, lấy cầu Hiền Lương làm ranh giới Nam Bắc, miền Nam tự do, miền Bắc Cộng sản độc tài. Trên một triệu đồng bào miền Bắc Vĩ tuyến phải rời bỏ nơi chôn nhao cắt rún, bỏ ruộng vườn , tài sản và người thân để chạy vô Nam t́m cuộc sống tự do.

Kế đến là chiến tranh huynh đệ tương tàn lại tiếp tục giũa hai miền Nam Bắc, máu đổ triền miên và chiến cuộc càng ngày càng khóc liệt. Rồi kết cuộc đưa đến thảm trạng ngày ngày 30 tháng 4 năm 1975, v́ một nước Đồng minh mà thế giới cho là một thành tŕ chống Cộng vững mạnh đă bỏ rơi một Quân đội miền Nam can cường phải chống đở sự đè ép của cả một khối Cộng sản Quốc tế. Hàng trăm ngàn chiến sĩ của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà bị thương vong và tử thương trong cuộc chiến nầy.

Hậu quả tiếp theo miền Nam bị sụp đổ là hàng trăm ngàn quân, cán, chính của chánh quyền  miền Nam bị tập trung vào các trại tù lao động khổ sai mà bọn Cộng sản gọi là đi cải tạo. Hàng triệu người không sống nổi dưới chế độ do bọn đầu xỏ Cộng sản ngu dốt cai trị phải bỏ quê hương đi t́m vùng đất mới. Đồng bào ta đă đánh liều mạng sống để đổi lấy hai chữ Tự do, nhưng họ đă mất mác quá nhiều. Hằng vạn người không bao giờ đến được vùng đất Tự do v́ họ đă phải bỏ ḿnh dưới biển sâu trên đường vượt biên bằng những chiếc thuyền nhỏ bé, hoặc bỏ xác giữa rừng thiêng nước độc giữa biên giới Việt Miên .

Chúng ta cũng không thể quên những người c̣n đang sống trong sự tuyệt vọng, có thể là vỉnh viễn tại làng Tỵ nạn Việt Nam tại Phi Luật Tân. Họ không may mắn như chúng ta được hưởng thụ nền văn minh của các nước tân tiến tại Mỹ, Âu và Úc Châu.

Bọn cộng sản xâm lược đă gây ra chiến tranh gian ác, chiến tranh dă man. Chiến tranh đă làm cho quê hương Việt Nam điêu tàn, biết bao gia đ́nh phải điêu linh. Chiến tranh tàn phá cả thân xác của con người, thương thay cho :

Quê hương tôi bị chia đôi ngả ,

Chiến tranh điêu tàn phá nát thân tôi ! MC

Tôi nghĩ rằng những vết thương tinh thần nầy rất khó được phai nhoà trong ḷng dân tộc Việt Nam, nhứt là những cựu chiến sĩ của QLVNCH, những người lính bại trận vẫn c̣n đang thở than và rên siết như những thương binh bị bỏ quên ngoài chiến trường mà vết thương c̣n đang rỉ máu .

Tết Trong Thời Chinh Chiến.  

 

Tôi c̣n nhớ những cái Tết xa nhà,  nếu các đơn vị tổng trừ bị như TQLC và Nhảy Dù vv…được nghỉ quân trong các thành phố th́ các chiến sĩ cũng tạm vui hưởng những ngày Xuân mới với các gia đ́nh dân chúng nơi đóng quân, các chiến sĩ cảm thấy đở cô đơn phần nào lúc xa nhà. Nếu đơn vị c̣n trong vùng hành quân thật là những cái Tết Xuân buồn năo nề với một ít bánh mứt của các phái đoàn uỷ lạo trao tặng hoặc vài gói quà của vợ con thương yêu gởi ra vùng hành quân cho chồng, cha. 

 

Những trái pháo bông của chiến sĩ vui Xuân ngoài tiền tuyến được thay thế bằng những  ánh hoả châu chập chờn chiếu sáng quanh nơi đóng quân v́ sợ bọn CS bất ngờ tấn công hoặc pháo kích anh em chúng tôi, mặc dù đă có thoả thuận ngưng chiến trong ba ngày đầu năm. Anh em chiến sĩ chúng tôi đón mừng Xuân mới bằng những tiếng nổ vang rềnh của đạn đại bác thay cho những tiếng pháo đại  mà đồng bào ở hậu phương đón mừng đêm giao thừa.

 

C̣n những chiến sĩ ở địa phương như anh em Đia Phương Quân, Nghĩa Quân cũng như Viên chức và Cán bộ Xây Dựng Nông Thôn tại các xă ấp th́ ngày đêm phải trấn thủ lưu đồn, lo bảo vệ xă ấp. Họ chẳng vui sướng ǵ hơn các chiến sĩ ngoài tiền tuyến là bao. Họ cũng có những giấc ngủ không yên, những giấc ngủ chập chờn bởi lo âu khi nghe tiếng pháo nổ xa xa từ thành phố vọng về nơi đồn bót mà cứ ngỡ là tiếng súng của VC v́ luôn lo sợ bọn CS tấn công đồn bót hay xă ấp.

 

Tết Mậu thân năm 1968 .

     

Tết Xuân năm nầy thật là một cái Tết hăi hùng gây nhiều khổ đau cho toàn dân miền Nam v́ bọn cộng sản xâm lược miền Bắc đă hèn hạ vi phạm thoả hiệp ngưng bắn trong ba ngày đầu Xuân để đồng bào và chiến sĩ an hưởng cái Tết cổ truyền. Lợi dụng lúc đồng bào và các chiến sĩ chuẩn bị vui xuân bọn việt cộng đồng loạt mở cuộc tổng tấn công bất ngờ vào Thủ đô Sài G̣n và khắp các thành phố trong toàn lănh thổ miền Nam, Việt Nam. Rất nhiều dân chúng nằm kẹt trong vùng lửa đạn của hai bên bị thiệt hại nhân mạng và tài sản rất nhiều. Được biết ngay ngày mùng một Tết, nhạc sĩ Anh Bằng trên đường từ Blao về Sài G̣n đến cầu Băng Ky ông bị kẹt giữa vùng giao tranh khói lửa. Trong lúc tạm trú ẩn nơi nhà đồng bào ông thấy một thiếu phụ tay đang bế đứa trẻ thơ vừa chạy vừa khóc nức nở và gào thét : hăy cứu con tôi, hăy cứu con tôi. Nhưng sau đó đúa bé bị thương mất nhiều máu phải kiệt sức và chết trên tay bà mẹ. Thật xúc động trước hoàn cảnh nầy ông đă sáng tác bản nhạc “ Chuyện Một Đêm “ rất hay và cảm động nói lên cái dă man tàn ác của bọn cộng sản đê hèn.

 

Các đơn vị của Quân lực Việt Nam Cộng Hoà đă phản công mănh liệt do tinh thần chiến đấu dũng cảm của các chiến sĩ nên kế họach của bọn cộng sản bị thăm bại rất nặng nề, hầu hết các lực lượng tham chiến của chúng đều bị tiêu điệt. Đồng bào và các anh em chiến sĩ coi như không ăn được Tết của mùa xuân năm nay.

 

Tết Trong Tù.

Trong thời gian cải tạo chúng tôi rất mong đến những ngày lễ lớn hoặc những ngày Tết., trong đó có ngày sinh nhựt của HCM, vv…Không phải anh em tù cải tạo chúng tôi mừng vui ǵ với ngày sinh nhựt của ông bà ông vải của bọn cộng sản. Chúng tôi trông tới ngày lễ để được ăn những bửa cơm tương đối đở đói ḷng và có chút ít  thịt. Ngày nầy bọn bộ đội cai tù ra lịnh anh em tù nhà bếp vật trâu ốm gầy èo uột hay trâu bịnh để làm thịt. Vào những ngày Tết chúng tôi được mỗi người một chén cơm trắng không lưng lắm. Đây là những buổi ăn đối với tù cải tạo là rất sang và thịnh soạn, anh em chúng tôi hớn hở lắm ! Suốt thời gian ở miền Bắc chúng tôi ăn cơm độn khoai hoặc bắp với canh rau nấu muối triền miên mà chén cơm lại không bao giờ được đong đầy.

Ăn thịt trâu cũng có ba giai đoạn. Ngày đầu chúng tôi mỗi người được một miếng thịt trâu luột chấm với muối hột, miếng thịt cở bằng hai ngón tay tréo lại. Ngày thứ hai bọn chúng cho anh em nhà bếp lấy xương trâu nấu canh rau nêm muối mà anh em chúng tôi gọi là Soupe de légumes nghe cho nó sang sang và đở thèm cơm Tây. Ngày thứ ba nhà bếp lấy da trâu ngào với muối và nước màu.  Món da trâu ngào nó ra nước rích rích, nhờn nhờn và kẹo lại như a dao mà người ta dùng để phết nước vôi sơn nhà.  Da trâu c̣n rất dai, nhưng chúng tôi ăn cũng ngon lành lắm, chỉ tội cho những ông bạn tù không có đủ răng cứ mấp mấp rồi nuốt đại nó vào cho no bụng.

Nhưng những cái Tết đói lạnh ở miền Bắc không làm chúng tôi khổ đau bằng sự nhớ nhung những cái Tết không bận hành quân được sum họp cùng với vợ con. Lúc ấy ḷng căm hờn sôi sụt khi tôi nhớ vài câu thơ của nhà văn Thế Lữ như : “ Gậm mối căm hờn trong cũi sắt… v́ : Nay sa cơ, bị nhục nhằn, tù hăm… và : Ta sống măi trong t́nh thương nỗi nhớ “

 

Nhưng ở nhà vợ con chúng ḿnh cũng khổ sở lắm v́ luôn bị bọn cộng sản đày đoạ và gây khó dể đủ diều  .Xin tặng quí vị vài câu thơ nói lên sự căm thù của các bà vợ và con của chúng ta đang nhớ thương chồng cha bị tù đày :

 

Anh th́ cơi Bắc phường lao lư

Em chốn quê nhà quá khổ đau

Con thơ than thở thương ba lắm

Biết đến bao giờ mới gặp nhau …

                                                  Và :

 Hôm nay đă mấy trăng tṛn lẻ

Thả đâu ra chỉ thấy lưu đày

Cộng sản ơi ! bây quân kừa đảo

Để anh hùng vào rọ thế kia

Nhưng tưởng bây cũng người quân tử

Chứ đâu ngờ một lũ súc sanh .

 

( Trích trong bài thơ Căm Thù của TN )

 

Tết Buồn Trên Gác Trọ.

Sau 3 năm ở ngoài Bắc, bọn CS thả những người tù già yếu bệnh tật trong đó có tôi mà bọn chúng nghĩ có về th́ cũng chết thôi. Về nhà mừng vui được sum họp gia đ́nh nhưng không khí rất là ngộp thở v́ những tên công an khu vực tới nhà xét bất cứ lúc nào. Sau 2 tháng bọn việt cộng địa phương đến bắt tôi lại, chúng nó cho tôi vài phút chuẩn bị đồ đạt, nh́n mặt chúng lộ vẻ đằng đằng sát khí nên tôi nghĩ chúng sẽ giết tôi để trả thù, tôi quyết định dùng thuốc tự sát thà chết tại nhà với vợ con hơn là bị bọn chúng vùi xác nơi nào đó mà vợ con không hề biết được. Trước sự giằng co dữ dội của vợ con tôi cùng sự chứng kiến của người xung quanh, vợ con tôi quyết định liều đem tôi ra xe chở đi bệnh viện. Trước sự phẫn nộ của vợ con tôi mà chúng đành đóng kịch trước dân chúng và theo đuổi vợ con tôi sau đó. Sau 4 ngày đêm hôn mê tôi tỉnh lại, trốn khỏi nhà thương Nguyễn Văn Học và sống ẩn náu trong sự phập pḥng lo âu hơn một năm trời mới vượt biên được. Tôi được biết một số sĩ quan về cùng lúc với tôi cũng bị bọn CS bắt lại, không biết số phận ra sao?

Sau khi trốn khỏi bệnh viện Nguyễn Văn Học tôi phải sống ẩn náo nơi nhà của bà con hoặc bạn bè rất thân và phải bí mật di chuyển để thay đổi nơi trú ẩn mổi tháng. Nhưng trong hoàn cảnh tôi trốn việt cộng ai cũng rất ngại ngùng sợ bị mang hoạ cho gia đ́nh họ nếu tôi bị phát giác và bị chúng nó bắt lại. Sau hơn sáu tháng sống rày đây mai đó rồi tôi cũng liều mạng cứ trụ lại một chỗ tương đối kín đáo và người chủ nhà là một sĩ quan cấp bực chuẩn uư bà con dám chứa chấp tôi ở luôn.

Trong thời gian sống âm thầm bí mật trên gác trọ chỉ có vợ tôi biết chỗ để tới lui thăm viếng và tiếp tế. Thật không khác nào kiếp sống tù, tôi không tiếp xúc bất cứ ai ngoài vợ tôi, nhưng dù sao tôi cũng được no ấm hơn anh em c̣n kẹt lại trong trại tù ngoài Yên Bái. Nhưng lúc ấy tinh thần tôi bị khủng hoảng trầm trọng. Cứ vài ba tháng tôi lén lút về thăm các con đang sống nhờ nơi nhà ông bà ngoại mấy cháu. Có một đêm tên công an khu vực đến xét hộ khẫu tôi phải thoát ra cửa sau để trốn tránh. Than ôi ! thật là nhục nhă cho người lính bại trận. 

                       

Trong thời gian đó vợ tôi luôn t́m đường cho tôi vượt biên trước, đến lần thứ tư mới đi được. Cứ mỗi lần  đi không lọt tôi thật thất vọng vô cùng và phải đành hát lại bài ca Trở Về Mái Nhà Xưa, nghĩa là trở lại cái gác trọ cũ tiếp tục cuộc đời buồn thê thảm. Muốn t́m mảnh đất tự do để dung thân không phải là dễ dàng. Hai chữ Tự Do thật là quí giá vô cùng ! Rồi cuối cùng lần thứ tư đi trên chiếc thuyền con chỉ dài có chín thước tôi đến được vùng đất Thái Lan an toàn. Tôi nghĩ chắc mọi thuyền nhân khác cũng như tôi rất vui mừng như được tái sinh v́ đă thoát được gông cùm cộng sản. Phận tôi đă yên, nhưng vợ con c̣n bị kẹt lại nên ḷng vẫn ưu phiền v́ nỗi nhớ vợ thương con và nỗi nhớ quê hương không biết bao giờ được trở lại. Thật là buồn tủi v́ :

 

   Mang Thân mất nước lưu vong

Lạc loài xứ lạ kiếm t́m tự do

Nước ta xứ bé nhỏ nghèo

Nhưng không đâu sánh cho bằng Việt Nam

                                          Và :

Gẫm thân xa xứ lạc loài

Buồn nhiều vui ít ôi đời ly hương .

                   (Thơ Bơ Vơ. TN)

 

Tôi đă ăn hai cái Tết âm thầm và cô đơn trên gác trọ của nhà người bà con tại cư xá Lữ gia. Thật là không yên tâm chút nào v́ cứ phập pḥng lo sợ bọn việt cộng phát giác ra nơi ẩn trốn và bắt tôi lại là cuộc đời tàn và tức tối biết bao. Trên gác trọ tôi không được hưởng Tết sum họp với các con tôi, chỉ có vợ tôi là lén lúc đến thăm nuôi tôi mà thôi.

 

 

Tết Nơi Xứ Người.

 

Bên xứ Mỹ nầy, ngày Tết vào tiết mùa đông trời ảm đạm và lạnh giá, cây trơ cành làm cho cảnh vật trông thật buồn tẻ. Mùa xuân xanh tươi, đẹp và ấm áp chỉ có ở bên quê nhà Việt Nam của chúng ta.   

 

 

Xuân đến Xuân đi đâu có khác

Xuân về cũng gió cũng mưa thôi.

Đêm Đông tàn lạnh, ḷng băng giá

Đất khách quê người, Tết chẳng vui . TN

 

 

 Mỗi dịp xuân về bên quê nhà chúng ta thường nghe nhạc phẩm bất hủ “ Ly Rượu Mừng “ của nhạc sĩ Phạm Đ́nh Chương, làm cho người người nao nức đón mừng Xuân mới :

 

Ngày xuân nâng chén ta chúc nơi nơi

Mừng anh nông phu vui lúa thơm hơi

Rót thêm tràn đầy chén quan san,

Chúc người bing sĩ lên đường…

                   Chiến đấu công thành

Sáng cuộc đời lành

Mừng người v́ nước quên ḿnh…

 

Vào những ngày Tết bên nây, đồng bào tỵ nạn chỉ hưởng những mùa Xuân gượng gạo chẳng mấy vui. Ở xứ người chỉ thấy chút vẻ Tết trong gia đ́nh, ra đường xá không có cảnh  “ ngựa xe như nước, áo quần như nêm “, không có cảnh mọi người từ già đến trẻ đều mặc y phục mới và chỉnh tề đi nhà nầy đến nhà nọ chúc Tết lẩn nhau và được nghe những tiếng pháo nổ và lân múa ngoài đường phố, rồi chúng ta nhớ lại những ngày đầu năm thật là vui và nhộn nhịp nơi quê hương.  Nếu Tết trúng vào nhừng ngày cuối tuần con cháu c̣n có thể họp mặt gia đ́nh mừng Xuân, mừng tuổi ông bà cha mẹ sau khi đi lễ chùa đầu năm. Nếu hai vợ chồng đă về hưu th́ cũng như các ông bà lăo, ngồi nhà thưởng thức ba món bánh mức cho có vẻ Tết nhưng  ḷng cảm thấy thật buồn hiu quạnh. Tôi xin ghi vài câu thơ đơn giản của vợ tôi thở than hoàn cảnh Xuân xa nhà.

 

  

 

 Xuân Bun

 

Chẳng cần đếm mấy mùa Xuân

                                              Xuân về đất khách, gợi niềm Xuân xưa

                                            Gío Xuân nhè-nhẹ đong-đưa

                                             Cũng Đào cũng Cúc, nở khoe sắc màu

                                         Đâu đâu cũng mứt, cũng dưa

                                             Cũng phong b́ đỏ, cũng nhiều màu hoa

                                          Hoa Mai, tuy cũng màu vàng

                                                  Gọi Mai chiếu thủy, cánh vàng li-ti

           Quê huơng tấp-nập chợ xuân

           Ta đây lạc-lơng ở vùng trời xa

                Ḷng thêm man-mác, buồn buồn

                 Bởi v́ Xuân chẳng ở miền quê ta.

 

                                Tuyết-Nga

 

 

Tết Trên Chiếc Xe Lăn.

 

Tính đến cái Tết năm nay là tôi đă ăn năm cái Tết trên chiếc xe lăn , buồn lắm !. Nhớ  thời c̣n trai trẻ khỏe mạnh th́ hưởng những cái Tết Xuân trong chiến tranh khói lửa như bao nhiêu chiến sĩ khác. Vượt biên qua Mỹ ăn những cái Tết xa nhà tẻ lạnh và măi lo nặng nợ áo cơm cho gia đ́nh có khi ngày Tết vẫn phải đi làm. Có một lần, hai ông bà Việt Nam qua Mỹ theo diện ODP vào văn pḥng của tôi làm thủ tục định cư, có than rằng  Ở xứ Mỹ nầy Tết buồn quá ông Châu ! Ngày mùng một Tết cũng như ngày thường, ra đường chẳng thấy cái vẻ Tết chút nào mà con cháu cũng đi làm hết, ngày Tết chỉ có hai cái thân già ở nhà vắng tanh và lạnh lẽo !. 

 

Đến tuổi xế chiều tôi lại phải ăn những cái Tết Xuân trên chiếc xe định mệnh buồn thật buồn! Sau khi bị nạn tôi đă cố gắng luyện tập không ngừng và hy vọng hai năm sau tôi sẽ đi đứng được, nhưng v́ bị ảnh hưởng của vết thương cũ nơi tuỷ sống nên tiến bộ rất chậm và gần như tuyệt vọng, tôi vẫn tiếp tục phấn đấu, nhưng :

 

 Đào, Mai nở rộ mấy mùa

Trời chưa hỷ-xả, vẫn ngồi xe lăn

                                                     ........

Cầu mong phép lạ nhiệm-mầu

Cho đi bước một, bước hai, thỏa ḷng.

            ( Thơ của TN )

 Tôi cầu xin một phép lạ, nhưng phép lạ chưa đến. Thôi th́ phải chấp nhận cái số phận đă an bài. Tôi xin tỏ ḷng thông cảm với biết bao nhiêu cựu chiến sĩ đă hy sinh cho đất nước và họ phải ngồi trên chiếc xe lăn nầy gần như hết cả đời người. Họ thật là bất hạnh.

Tôi xin có vài lời tâm sự cùng quí vị và các chiến hữu và cầu chúc tất cả quí vị và các chiến hữu cùng gia đ́nh năm mới được an khang thịnh vượng. Mong một ngày gần đây đồng bào ta sẽ về xứ hưởng những cái Tết Xuân thanh b́nh, thật sự tự do, ấm no và dân chủ.

 

 

 

                           

                                                              E-mail the Webmaster with questions or comments about the Web site