TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

 

NÊN HAY KHÔNG NÊN ĐỌC

KINH BÊN GIƯỜNG BỆNH?

                                                                                                                                                                    Phuhotrac.

      Rất đông các đơn vị bạn đến tham dự buổi tiệc tất niên của binh chủng BĐQ, trong đó có Pháo Binh họ Đoàn, anh đến chúc mừng đơn vị bạn rồi phải về ngay v́ chị Đoàn bị bệnh nặng đang nằm trong bệnh viện! Tôi nghĩ thầm trong bụng ông Đoàn này thật chí t́nh với anh em bạn bè.

      Rồi tin chị Đoàn bị bệnh nặng loan đi rất nhanh khiến số người đến bệnh viện thăm chị quá đông, một nhân viên bệnh viện hỏi tôi bệnh nhân làm chức ǵ mà sao nhiều thăm quá vậy? Tôi chỉ biết vắn tắt “Bà là chị Cả, chị Cả của mọi người, của anh em chúng tôi”.

      Cả anh lẫn chị luôn luôn tham gia việc chung, lúc nào cũng hết ḷng v́ mọi người nên mọi người đến tiếp hơi thở cho chị là hợp lẽ công bằng, không phải như ai “ôm b́nh hơi” và chỉ trồi lên để phân phát thiệp cưới khiến người nhận “tin vui” chằng khác nào bị một ticket của police!

      Hôm nay tôi trở lại thăm chị vào cái ngày cuối cùng như lời bác sĩ đă cho gia đ́nh biết. Tôi báo số pḥng đến thăm, nhân viên kiểm soát đeo vào cổ tay tôi miếng giấy rồi nói: “nhiều người quá!”

      Tôi theo chân một nhóm người không quen gồm một ông năm bà lên lầu 3 và họ dừng lại trước cửa pḥng 52 rồi đi vào, lúc đó bên giường bệnh đă có anh chị Lê. Th́ ra quư vị này cũng đến thăm chị Cả. Nhớ bữa trước, nhân viên bệnh viện chỉ cho 2 người vào thăm một lúc rồi luân phiên tới 2 người khác nên tôi đứng lại ngoài hành lang chờ nhưng chị Lê đưa tay ngoắc chúng tôi vào.

      Tưởng rằng chị Cả đang mệt lắm nên chúng tôi vội lách vào, vừa trông thấy chúng tôi, chị Cả đưa tay vẫy vẫy mỉm cười, chị nói với chị Lê tên tôi và c̣n nhắc đến một kỷ niệm chị đă nấu cơm cho chúng tôi ăn. Quá ngạc nhiên v́ sự sống đang trở lại với chị, khác hẳn với những ǵ bác sĩ điều trị báo cho biết trước đó 7 ngày. Tôi nghĩ chị có thể ngồi hẳn dậy để nói chuyện với thân nhân, bạn bè. Tôi toan tiến tới gần hơn để chào chị th́ nghe một vị trong nhóm khách lạ bảo đọc kinh cho chị rồi bà xướng lên:

       “Nhân danh Cha và Con và Thánh Thần .. .Kính mừng Maria v.v..”.

      Chị từ từ nhắm mắt lại, h́nh như có giọt nước mắt ứa ra!Tôi bủn rủn chân tay, mặc dù cùng tôn giáo nhưng tôi không thể ở lại cùng “thông công” cầu nguyện với họ mà tôi vội đi ngay ra ngoài hành lang đứng, mắt mờ đi, đưa cánh tay áo lên quyẹt hai ba lần như sợ có ai trông thấy. Ngay lúc đó tôi gặp trưởng nữ của chị Cả và cháu cho biết sức khỏe của chị hồi phục và bác sĩ “lại” tiếp tục điều trị.

      Thấy “nghĩa cử” của những vị khách đọc kinh cầu nguyện bên giường chị làm tôi khóc, cảnh cầu kinh này tựa như tôi đă từng gặp và tham dự mỗi khi viếng người quá cố tại Peek Family! Những vị đứng quanh giường bệnh đọc kinh cầu nguyện này gợi lại h́nh ảnh những thân nhân đứng bao quanh đọc kinh cầu nguyện khi mẹ tôi đang hấp hối để cho me tôi sớm được ra đi được nhẹ nhàng. Lời cầu kinh của các vị này khiến tôi nhớ lại lời ông cậu tôi tôi kêu lên nhiều lần nghe thảm thiết:

      _“Giê-Su Maria, tôi phó linh hồn Maria trong tay Chúa tôi”

      Và xa xa, tiếng chuông nhà thờ buông lơi từng nhịp “boong-boong” tạo thành một âm thanh thê lương! Rồi lời “phó linh hồn” và tiếng chuông ngưng đột ngột, tiếng khóc đau như xé ruột của các con nổi lên, tôi biết Mẹ tôi đă ra đi vĩnh viễn

      Thật đáng trân trọng, đáng quư những lời kinh cầu nguyện bên quan tài. Những lời cầu xin ấy có giúp cho linh hồn người mới qua đời lên Thiên Đàng hay không th́ chưa biết nhưng chăc chắn là niềm an ủi lớn lao cho tang gia, cho thân nhân con cháu người quá cố..

      Nhưng những “con chiên” đứng vây quanh giường chị Cả hôm nay đọc kinh cầu nguyện cho chị làm tôi khóc! Cầu cho chị mau b́nh phục hay cầu cho chị sớm ra đi b́nh an? Chị c̣n rất tỉnh táo, sáng suốt, c̣n nói chuyện được, sự sống đang hồi sinh th́ việc đọc kinh cầu nguyện ngay bên giường bệnh của chị như thế có cần thiết không? Có đúng lúc đúng chỗ không? NÊN hay KHÔNG NÊN?

      Tôi điện thoại hỏi Rev Peter Hùng Đức th́ linh mục nói:

      _ “Việc “sức dầu” là cần thiết và hăy chuyện tṛ với bệnh nhân và chỉ nói những ǵ bệnh nhân muốn nghe, chuyện sợ chết hay không tùy vào hoàn cảnh mỗi người”

      Tôi không biết chị Cả có sợ chết hay không khi tuồi chị chưa qua con số thất-thập, nhưng nhạc phụ tôi khi đi “mổ tim” ở tuổi 83, cụ đă tỏ ra sợ sẽ bị “đi luôn”. Kinh nghiệm bản thân vào lúc thập tử nhất sinh, tôi sợ những giọt nước mắt của mẹ của anh chị em mà thích những nụ cười, những cái bắt tay của đồng đội gọi tôi mau trở về đơn vị để đi hành quân. Dù biết những tiếng cười, những lời nói đó chỉ là để an ủi, nhưng tôi thấy vui và đă sống. Yếu tố tinh thần chiếm nhiều % hiệu quả trong việc điều trị.

      Khi tiếng cầu kinh của phái đoàn chấm dứt, họ đang làm dấu Thánh Giá “Nhân danh Cha và Con..” th́ tôi chen vào, tới sát bên giường bệnh và đúng lúc cả chị Cả và tôi cùng đưa tay ra một lượt để bắt, bàn tay của chị hồng và ấm, tôi nói cho cả pḥng cùng nghe:

      _ “Chị là chị Cả, chị dậy đi để c̣n bán vé gây quỹ cho thương binh, c̣n mấy xấp vé chưa tiêu thụ được kia ḱa”.

      Biết tôi nói đùa nên Chị cười thật tươi và nói:

      _ “Chị em ḿnh c̣n thiếu nợ anh em thương binh nhiều lắm”.

      Đây lại là trường hợp thứ 2 của người đang từng bước tiến tới mục tiêu cuối cùng mà vẫn nhớ tới những người thương binh QLVNCH tại quê nhà. Trường hợp thứ nhất, cách nay hơn 3 năm khi TQLC Nguyễn Kim Tiền mang ba-lô cancer phổi xung phong lên đồi mà vẫn c̣n quay lại hỏi tôi:

      _ “Thế c̣n chương tŕnh ca nhạc gây quỹ cho TPB tới đâu rồi?”.

      Câu hỏi của Tiền làm tôi phải viết câu chuyện “Trên Đôi Nạng Gỗ” và đến nay hội HO đă 2 lần tổ chức đại nhạc hội với số thu tạm đủ cho mỗi thương binh một gói quà trong số hơn 10 ngàn hồ sơ. Chính trong lần đại nhạc hội lần thứ 2 này, tôi đă gặp chị Cả tay cầm xấp vé lội bộ khắp phố phường để mời chào, để “năn ni” đồng hương ủng hộ. Bữa đó tôi trách chị Cả:

      _ “Chị lại cạnh tranh, lôi kéo khách hàng của em rồi”

      Cả hai chị em chúng tôi cùng cười với nhau rồi mỗi người đi một hướng để mong bán hết những xấp vé trên tay. Hôm nay tôi nhắc lại kỷ niệm đó khiến chị cười. Vui miệng tôi “xạo” luôn:

      _ “ Những anh em thương binh ở quá xa, không thể vể thăm chị được, họ nhờ em chuyễn lời thăm chị và chúc chị mau khỏe”.

      Nét mặt chị hồng thêm lên nhưng có vẻ nghiêm, tôi cảm nhận được sức mạnh của chị Cả cầm tay tôi chặt hơn. Không khí trong pḥng thay đồi, thấy vui, chị Lê đang xoa vai chị Cả để giảm những đau đớn trong người bệnh nhân cũng tiếp lời:

      _ “Khỏe nhanh lên để c̣n đi bán vé hội chợ Tết nữa chứ”.

      Cám ơn chị Lê đă tiếp lời làm nụ cười trên môi chị Cả tươi thêm. Đúng lúc đó, chúng tôi phải tạm biệt, chào chị để y tá làm nhiệm vụ.

      Chúng tôi gặp anh Cả đang thơ thần suy tư ở parking, anh khoe ngay là sức khỏe của chị khá hơn nhiều, bác sĩ tiếp tục điều trị lại. Thấy anh vui với hy vọng, và biết anh cũng là một con chiên “ngoan đạo” và không biết hành động của tôi vừa qua đúng hay sai nên tôi kể lại cho anh nghe những chuyện vừa qua bên giường bệnh, và hỏi anh nghĩ ǵ? Anh tâm sự:

      _ “Hôm qua cũng có một phái đoàn đến thăm chị và rồi cũng đọc kinh cầu nguyện như thế khiến anh bị “sốc”, mặc dù anh theo đạo Công Giáo.

      Hai chữ “bị sốc” đủ để tôi hiểu ư nguyện của anh như thế nào rôi, nhưng tôi muốn anh nói rơ ràng hơn để cho những người xung quanh cùng nghe nên tôi nói:

      _ “Có nghĩa là anh cầu mong những trường hợp tương tự không xẩy ra nũa? Nếu vậy th́ sao anh không nói nhỏ với quư vị ấy, xin khoan khoan ..”

      _ “Vấn đề hết sức tế nhị, vô cùng khó nói, chúng tôi vô cùng cảm động và biết ơn cảm t́nh của quư vị dành cho “nhà tôi”, nhưng nhà tôi c̣n rất tỉnh táo sáng suốt, bác sĩ c̣n tiếp tục điều trị th́ ..”

      Tuy anh bỏ lửng câu trả lời nhưng như thê là đă rơ ư cầu xin quư vị khoan đọc kinh cầu nguyện bên giường bệnh khi bệnh nhân c̣n tỉnh táo và c̣n hy vọng b́nh phục “c̣n nước c̣n tát”.

      Đọc kinh cầu nguyện là vô cùng cẩn thiết cho một tín hữu và nhất là trong những trường hợp vô cùng bi đát, hết thuốc chữa, chỉ con biết cậy trông vào ḷng thương của Thượng Đế (nói chung) và Thượng Đế có chấp nhận lời cầu xin hay không là c̣n tùy vào “hạnh kiểm” của mỗi người. Lênh đênh trên biển cả, thấy tàu hải tặc xuất hiện th́ cầu cả Chuá lẫn Phật.

      Đọc kinh cầu nguyện bên giường bệnh, nhất là bệnh nhân trong t́nh trạng hôn mê thường mang ư nguyện xin Thiên Chúa ban ơn chết lành hơn là cầu xin cho bệnh nhân mau b́nh phục. Vậy th́ khi bệnh nhân c̣n tỉnh táo, c̣n được tiếp tục chữa trị th́ nên hay không đọc kinh?

      Trong bệnh viện cần sự yên lặng, nhất là trong cùng một pḥng c̣n có một bệnh nhân khác th́ lại càng phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Chúng tôi xin đề nghị cùng các tín hữu, một khi muốn đọc kinh bên giường bệnh, dù bệnh nhân c̣n tỉnh hay hôn mê th́ điều cần thiết là phải hỏi ư kiến của thân nhân người bệnh trước đă, cần tế nhị tối thiểu. Âm thầm đọc kinh cầu nguyện trong ḷng, bệnh nhân và thân nhân xung quanh không nghe không biết nhưng Chúa biết, v́ Chúa ở khắp mọi nơi.

 Bài này viết xong th́ 2 ngày sau chị Cả được Chúa gọi về

 

 



Mọi tin tức, bài vở  muốn đăng trên website TQLC/VN xin email:
  bixitrum@yahoo.com