TỔNG HỘI THỦY QUÂN LỤC CHIẾN VIỆT NAM

 

Ăn Tết ở bệnh viện Lê Hữu Sanh

 

       Là lính, đáng lẽ tôi cùng đồng đội ăn Tết ở chiến trường và nếu tính lại vào thời gian đó đơn vị chúng tôi vẫn c̣n chiến đấu ở Quảng Trị, có nghĩa là tôi ăn Tết tại chiến trường Quảng trị. Nhưng năm ấy, trước Tết tôi bị thương nên được chuyển luôn về Bịnh Viện Lê Hữu Sanh của sư đoàn trong Căn cứ Sóng Thần, ở Rừng cấm, Thủ Đức để được điều trị vết thương.

      Đời lính, ít ai nghĩ ḿnh lại ăn Tết ở bịnh viện, nhưng ở vào trường hợp tôi th́ sự việc ăn Tết trong bịnh viện là không thể tránh được. Chiếc hồng thập tự của bịnh viện đón chúng tôi từ Phi trường Tân Sơn Nhất trong cái nóng buổi trưa của trời Miền Nam ấm áp, đường từ phi trường về bịnh viện chừng 15 km, và đoàn xe đưa chúng tôi về bịnh viện sư đoàn vào giờ trưa, tại pḥng tiếp nhận, thấy đầu tôi băng một cục và người cuốn băng chung quanh và đều khắp, Bác sĩ Hạnh chuyển tôi về Ngoại thương 1.

     Bịnh viện Lê Hữu Sanh nằm trong trung tâm Căn cứ Sóng Thần, chung quanh bao bọc bởi sân băi của Trung tâm huấn luyện TQLC, một bên là băi dùng cho tập cơ bản thao diễn (Lệ Đá), một bên là băi chiến thuật có tên ‘làng VC.’ với những bụi tầm vông xanh mướt. Từ đường chính vào cổng cũng cỡ 100mét hơn, có bến xe Lam ba bánh chuyên chở khách thăm viếng và lính ra Thử Đức. Qua cổng, một sân rộng với băi cỏ xanh mượt, một bồn nước phun xây tṛn cao chừng nửa mét, trên bức tường thấp bao quanh đó, đặt bốn tượng trẻ nhỏ khỏa thân với thế đứng ưỡn bộ phận sinh dục nhỏ xíu, dùng tay hướng dẫn chĩa khẩu p 38 mini vào hồ đứng đái rất ngộ nghĩnh và vui mắt.

     Một dẫy nhà ngang, loại nhà khung sắt tiền chế thường thấy trong các doanh trại quân đội, được dùng làm văn pḥng, sau dẫy nhà đó là khu vực các trại bệnh, bên phải là pḥng khám đa khoa, bên trái là pḥng dược, bịnh viện do Quân đội Mỹ xây dựng, bốn dẫy nhà h́nh chữ thập, chia thành hai bên trái phải, giữa là một khu đất rộng, có những mương thoát nước xây xi măng và khoảng trống c̣n lại trồng cỏ, giữa khu băi cỏ xanh tươi đó là hai ngôi nhà nghỉ h́nh lục giác mà các đường nối dẫn vào cũng chéo chữ X luôn để cho thương bệnh binh đi dạo và ngồi nghỉ. Mỗi dẫy nhà bịnh là một h́nh chữ thập đều nhau, có hai đầu nối gần nhau như hai dấu nhân. Bịnh viện rất khang trang và sạch sẽ mang tầm vóc quốc tế. Nối hai dẫy nhà trên lại là một hội trường cũng bằng loại nhà tiền chế, nhưng khi thương binh nhiều, nó cũng được biến thành Ngoại thương 5, Ngoại thương 6, nơi điều trị cho những thương binh nhẹ và những thương binh chờ được trả lại đơn vị chiến đấu cũ.

    Phía bên phải tính từ cổng chính đi vào, gần góc có một ngôi nhà kiểu di động của Mỹ được tháo bánh xe và kê cao làm câu lạc bộ, phía trái sau hai trại bịnh là hàng rào ngăn cách với hậu cứ Tiểu đoàn Quân Y TQLC. Cũng có một cổng sau để ra lối các băi tập chiến thuật và làng VC. Tôi nhớ như vậy không biết có c̣n đúng không, v́ những ngày nằm viện, được những chiến hữu dắt và chỉ đường trốn ra ngoài chơi những ngày cuối tuần nếu không có phép, nên cũng nghiên cứu chút đỉnh, đó là khoảng đầu Năm 1973. (Quư Sửu)

    Ở Ngoại thương 1 lúc tôi chuyển về, h́nh như lúc đó cũng có một niên trưởng của TĐ 3 cũng c̣n đang nằm điều trị. Có lẽ trong đời tôi, đây là lần đầu tiên phải nằm bịnh viện, thấy mọi thứ ngăn nắp và sạch sẽ, sàn nhà sạch v́ được lau rất kỹ bởi một số chiến hữu gần b́nh phục hoàn toàn được giữ lại phục vụ thương bịnh binh, giường nệm, máy lạnh (Ngoại thương 1 mới có) chạy vo vo mát rượi dưới cái nóng vùng nhiệt đới, pḥng tắm toilet rất hiện đại và vệ sinh, chúng tôi được chăm sóc rất kỹ, từ ăn uống đến khám chữa vết thương, cùng sự thăm hỏi thường xuyên của ban giám đốc bịnh viện.

   Chiều xuống, một số thương binh c̣n đi lại được, đẩy xe lăn cho bạn ḿnh đi lang thang khỏi trại bệnh ra cổng, ra sân, ra nhà nghỉ ngồi tán dóc, một số bạn mất cả hai chân, nay vết thương đă lành, chờ ra hội đồng y khoa giám định thương tật, ngồi trên xe lăn biểu diễn chạy xe lăn hai bánh sau, hứng chí th́ rủ nhau đua xe lăn chơi, ai cũng c̣n trẻ măng, dù thương tật nhưng cũng vẫn vui đùa như những người b́nh thường. Nhiều cuộc đua mà các tay đua ngă chổng kềnh, mặt nhăn nhó đợi bạn đến nâng dậy rồi cười thoải mái.  những lúc nghỉ này, là lúc chúng tôi trao đổi thông tin mới nhận được và kể cho nhau nghe những trận đánh mà chúng tôi đă từng tham dự những ngày c̣n phục vụ trong đơn vị chiến đấu, hỏi thăm nhau về những người bạn học cùng khóa ở quân trường, ai c̣n, ai mất, ai bị thương nặng nhẹ, ai mới đi phân loại ở Hội đồng Giám định y khoa vv. Sau đó, khi nghe tin ai quen bị thương mới về th́ kéo nhau đến thăm bạn ḿnh.

    Hơn sáu tháng ở chiến trường, dung nhan tôi có đổi khác, nằm hầm canh địch, ăn rồi ngủ, béo trắng ra, tóc râu dài ra trông tôi chắc cũng mắc cười lắm. Nhớ lại buổi tối đầu tiên trong bịnh viện, nằm trên giường, nhờ bạn cạnh bên mua dùm ổ bánh ḿ thịt, thứ này đă sáu tháng chưa ăn nên thèm. Tôi nằm gặm bánh ḿ và nhai, mấy người nằm bên ph́ cười, tôi quay qua hỏi th́ ai cũng nói khi tôi nhai, hai bên ria mép nó vễnh lên vểnh xuống trông tức cười không chịu được.

    Sau một đêm trong chăn ấm, nệm êm, một đêm xa rời hẳn vùng giao tranh, một vài người bạn trong đơn vị nghe tin tôi về đă ghé thăm, c̣n đang nằm trên giường, người Hạ sĩ quan y tá trưởng cho người đến kêu tôi dậy sửa soạn đi hớt tóc, cạo mặt để đón các phái đoàn tới thăm. À th́ ra Tết đến! Xuân đă về trên quê hương chiến tranh, tôi đi hớt tóc, những sợi tóc dài rơi rụng và khuân mặt tôi trông mập hơn, tôi được giúp tắm rửa và gội đầu tóc, người này chỉ người kia cách bọc vết thương, để tắm mà bông băng không bị nước thấm vào, những cái túi nylon và những sợi nịt thun được giữ lại để dùng cho những lần tắm kế.

    Cứ theo thú tự từ trên xuống, các phái đoàn lần lượt ghé thăm và cho quà thương bệnh binh, từ phái đoàn tổng thống phu nhân, thủ tướng phu nhân, đại tướng TTM trưởng phu nhân, quà của các đơn vị trưởng gửi tặng, các bao thư cũng nặng nhẹ tùy theo chức vụ của từng phái đoàn. Ngoài ra, chúng tôi c̣n được các trường học tại thủ đô ghé thăm với các nữ sinh tươi trẻ tha thướt trong những tà áo dài, nhí nhảnh đến thăm hỏi chuyện tṛ, những đoàn đến cắt tóc, gội đầu, nằm điều trị mà thấy các phái đoàn đến cũng đỡ buồn và ấm ḷng người thương binh chi lạ.

    Giáp với ngày Tết, và khi bịnh viện đă hết lịch các phái đoàn xin đến thăm ủy lạo, bịnh viện cấp phép cho tất cả những thương bệnh binh nào không phải bó buộc ở lại điều trị, có thể về gia đ́nh để ăn Tết. Tuy gọi là ăn Tết ở bịnh viện, nhưng lúc đó bịnh viện vắng teo, chỉ c̣n những thương binh nặng, chung quanh giường bịnh của họ treo đầy các chai lọ dịch truyền, những máng đỡ chân, những qủa tạ kéo, đương nhiên không thể gỡ ra cho họ về được, th́ họ được gia đ́nh đến thăm, c̣n những thương binh như chúng tôi được cấp phép và thuốc uống trong suốt những ngày nghỉ về ăn Tết ở nhà, nhưng quân số thuộc bịnh viện, nên cũng phải kể là có một lần ăn Tết ở Bịnh viện Lê Hữu Sanh chứ?

    Viết xong, tôi ṃ vào Google Earth ṃ về vùng Rừng Cấm năm xưa xem lại địa h́nh trên bản đồ, tôi zoom xuống chỗ Bịnh Viện Lê Hữu Sanh và nh́n thấy có thêm một dẫy nhà cũng h́nh chữ thập nằm phía ngoài cổng, không biết dẫy nhà này xây trước 75 hay mới xây đây? Mái cũng màu đỏ và phía cuối có thêm một dẫy h́nh chữ T cụt ba cánh bằng nhau, xin copy đưa lên để các Đại bàng, Niên trưởng cùng nh́n lại nơi thân quen ngày xưa đă mất.

Cuối Năm Con Heo. 1/08.

Vùng xa xôi xứ Úc.

 MX Trần Văn Minh.( Quái Điểu.)


 

 



Mọi tin tức, bài vở  muốn đăng trên website TQLC/VN xin email:
  bixitrum@yahoo.com